Chị vừa chặn fb của anh, người mà chị rất ngưỡng mộ, và yêu quý nhất...
Trước đây có một ông lão làm nghề sửa chữa khóa ở địa phương nọ. Cả đời, ông đã sửa chữa vô số chiếc khóa, kỹ thuật cao siêu, chi phí hợp lý nên rất được mọi người kính trọng. Đặc biệt, ông là người rất chính trực.
Sau khi sửa xong mỗi một bộ khóa, ông đều đưa cho họ tên và địa chỉ của mình rồi nói: “Nếu như nhà của anh bị trộm, chỉ cần là do dùng chìa khóa mở cửa thì hãy đến tìm tôi, tôi sẽ thay anh bắt trộm mà không cần thu phí.“
Ông lão sửa khóa cũng đã tuổi cao sức yếu, nhưng vì không muốn tài nghệ bị thất truyền nên ông đã tuyển chọn hai đồ đệ. Hai đồ đệ mà ông tuyển chọn đều còn trẻ tuổi lại có khả năng nhận thức cao. Ông vô cùng ưng ý nên cũng tận tâm tận sức truyền lại những kỹ năng, kinh nghiệm mà cả đời ông tích lũy được cho họ.
Sau một thời gian ngắn, hai người đệ tử của ông đều đã học xong rất nhiều bí quyết. Tuy nhiên, trong hai người họ, ông lão sửa khóa chỉ có thể tuyển chọn một đồ đệ để truyền lại bí quyết trọng yếu nhất. Thế là, ông quyết định khảo nghiệm họ một lần.
Hôm đó, ông lão sửa khóa chuẩn bị hai cái két an toàn và đặt ở hai phòng khác nhau. Sau đó ông nói với hai người: “Các con hãy đi vào phòng của mình và mở chiếc két sắt an toàn mà ta đã khóa sẵn trong đó. Ai mở được két ra trong thời gian ngắn nhất thì người đó là người chiến thắng”.
Kỳ thực, khảo nghiệm này đối với hai người học trò đã thành thạo công việc thì không có gì là khó, chỉ là so sánh về thời gian mở giữa hai người.
Kết quả là, người đồ đệ lớn của ông lão sửa khóa chưa đến 10 phút đồng hồ đã mở xong chiếc két. Còn người kia phải mất đến 30 phút mới mở được ra. Ai cũng nghĩ rằng, đồ đệ lớn là người chiến thắng, bởi vì thời gian mở của anh ta cách quá xa so với người đồ đệ thứ hai. Nhưng mọi người chờ mãi vẫn không thấy ông lão sửa khóa tuyên bố, ông vẫn ngồi im lặng mà không có động tĩnh gì cả.
Đang lúc mọi người còn nghi hoặc thì ông lão sửa khóa hỏi người đồ đệ thứ nhất: “Con là người mở ra trước, con nhìn thấy trong két sắt có cái gì ở trong?”
Đôi mắt của vị đồ đệ sáng lên và trả lời với vẻ mặt rạng rỡ: “Thưa thầy! Con nhìn thấy bên trong két có rất nhiều tiền. Số tiền ấy có khi phải đủ dùng cho nửa đời người ấy ạ! Con thực sự chưa từng nhìn thấy nhiều tiền như thế bao giờ.”
Ông lão sửa khóa lại quay sang hỏi đồ đệ thứ hai: “Thế còn con? Con nhìn thấy trong két sắt có gì?”
Đồ đệ thứ hai bối rối trả lời: “Thưa thầy! Con lại không để ý đến điều này, bởi vì thầy chỉ bảo con mở khóa két nên con chỉ tập trung vào việc đó thôi. Cho nên, con không để ý xem bên trong tủ có chứa vật gì!”
Ông lão sửa khóa mừng rỡ tuyên bố đồ đệ thứ hai mới là người ông lựa chọn để truyền lại bí quyết trọng yếu nhất. Vị đồ đệ thứ nhất và cả những người chứng kiến đều không phục, khó hiểu.
Lúc này, ông lão sửa khóa mới nói: “Bất kể là làm việc gì, ngành nghề nào đều phải coi trọng chữ “Đức”. Đặc biệt là nghề của chúng ta thì yêu cầu đạo đức nghề nghiệp phải rất cao. Một người có được một tâm linh tốt đẹp thì thế giới trong mắt của họ sẽ trở nên trong sáng, thanh tịnh và họ cũng sẽ trở thành một người có đạo đức cao thượng. Điều quan trọng hàng đầu của một người chính là xây đắp tâm hồn của mình, dựng lập nhân cách cao thượng. Một người thợ khóa thì trong tâm chỉ nên có khóa, còn đối với tiền tài của cải phải coi như không thấy. Nếu không, trong lòng mà có ý nghĩ cá nhân, hơi có lòng tham, khi đến nhà người ta mở két lấy tiền sẽ dễ như trở bàn tay, cuối cùng chỉ có thể hại người hại mình mà thôi. Chúng ta là thợ khóa thì trong lòng cũng phải có một chiếc khóa không thể mở, chính là chiếc khóa “không lợi mình, chỉ lợi người, giúp người khác mở khóa của họ mà thôi!”
Chia sẻ lại từ FB Hoa nguyen
Khắc Khẩu
Dạo trước tôi có dịp ghé thăm nhà vợ chồng người bạn. Mới bước đến cửa, tôi đã nghe tiếng ồn ào trong nhà vọng ra. Tiếng chị vợ hét lên đanh đá, tiếng anh bạn quát lại, gầm gừ nghe cũng dễ sợ. Tôi ngần ngại muốn quay về. Nhưng đã lỡ đến, nên đành bấm chuông. Trong nhà bỗng im bặt, không còn tiếng nào. Rồi anh bạn mở cửa, thấy tôi toe toét cười, chị bạn cũng đon đả chào đón, mặt mày hớn hở, không còn dấu tích gì của cuộc cãi vã sôi động mới vài giây trước!
Hai vợ chồng như không có chuyện gì xảy ra, tiếp đón bạn, hiền hòa, vui vẻ, cười nói huyên thuyên, âu yếm nhau trước mặt khách, như cặp vợ chồng mới cưới! Tôi cũng làm như không hề nghe tiếng hai người choảng nhau tận tình trước khi bước vào nhà. Nhưng trong lòng không khỏi ngạc nhiên. Không lẽ mình chưa già đã bị ảo giác, nghe bậy chăng? Hay vợ chồng anh bạn đều có tài đóng kịch giỏi, che dấu mọi chuyện trước mặt khách?
Mấy hôm sau đi ăn trưa, gặp lại anh bạn đi một mình, tôi hỏi ngay về chuyện nghe tiếng hai người cãi nhau mấy hôm trước khi lại chơi nhà. Anh bạn cười:
- Chuyện bình thường, toa ơi! Vợ chồng moa khắc khẩu, mở miệng là cãi nhau, nói qua nói lại, không ai nhường ai. Người ngoài nghe thấy to tiếng, thực ra là vợ chồng moa nói chuyện với nhau như vậy! Mấy mươi năm rồi, riết thành quen! Không cãi nhau lại thấy nhà sao im lặng quá. Vợ moa mà nói năng nhỏ nhẹ là moa phải đưa đi bác sĩ khám bệnh ngay. Phải có gì bệnh hoạn, bất thường, mới nói êm ái như vậy!
Tôi hỏi lại:
- Toa không đùa đấy chứ? Cãi nhau suốt ngày mà ở với nhau mãi đến bây giờ à!
Anh bạn trả lời:
-- Duyên số hết toa à! Mà giòng họ nhà moa đều như thế hết mới lạ chứ! Từ bao nhiêu đời rồi, ông cố, ông tổ lấy vợ đều khắc khẩu với nhau, xuống đến đời moa, rồi con cái cũng rứa hết! Moa nghe kể lại, có ông thầy địa lý ghé ngang làng nhà ông cố moa, xem mộ của tổ tiên, phán rằng: " Mộ này có rễ của cây đa cổ thụ mắy trăm năm rồi, mọc rễ lớn chạy qua cửa địa khẩu, nên con cái lấy chồng lấy vợ đều mắc phải chuyện khắc khẩu với nhau hết! Không tránh khỏi được! " Ông thày địa lý này học nghề từ ông Tả Ao nên phán câu nào là đúng ngay phóc, không sai vào đâu được!
Để moa kể cho toa nghe chuyện ông bác moa, mới là thần sầu quỷ khốc!
Bác moa là con trai trưởng tộc của giòng họ nhà moa. Ông đẹp trai, nghệ sĩ, đàn giỏi, hát hay, được lên Hà Nội học. Ông có mối tình lớn lắm. Nhưng ông nội moa rất nghiêm khắc, bắt ông về để lấy vợ là con gái một ông bá hộ làng gần đó. Bác moa không dám cãi, thời xưa mà, đành gạt lệ dứt mối tình lớn, về quê lấy vợ, dù không biết người đó là ai!
Rước dâu về nhà, ăn tiệc linh đình rồi hai vợ chồng tân hôn động phòng. Gần sáng, mọi người thấy cô dâu chạy ra bù lu bù loa. Hóa ra bác moa bất tỉnh trên giường, nằm ngay đơ không nhúc nhích. Cạo gió, thoa dầu loạn cào cào, hồi lâu ông mới tỉnh. Chỉ thấy ông thều thào: "Sao nó dữ quá vậy! Thầy mẹ giết con rồi!" Không biết chuyện gì xảy ra đêm đó, nhưng bây giờ ai cũng thấy rõ là bác gái moa không phải bình thường, dữ tợn loại chằng ăn trăn cuốn, không phải đùa!
Ông nội moa cho người dò hỏi, tìm hiểu về cô con dâu mới. Làng của bác gái moa là làng cách quê nhà moa vài chục cây số. Con gái làng này đều cao lớn, đúng cỡ gái làng phải cao hơn thước bảy. To con, khỏe mạnh, thêm tật lắm lời, dữ tợn, không bao giờ chịu thua ai nửa câu nửa bước. Nghe chuyện kể khi mới lớn, có lần bác gái moa bị ông bố bắt đi từ đầu làng đến cuối làng cùng với cô em gái, để chửi một người vay tiền quịt nợ ông bá hộ. Ông này buộc giây vào cổ hai cô con gái, cầm roi bắt hai cô đọc bài vè ông sáng tác để chửi tên quịt nợ. Ông cầm chai ruọu tu từng ngụm rồi ngất ngưởng quất roi phạt cô nào đọc sai. Hai cô gào lên, chửi đích danh tên quịt nợ từ đầu làng đến cuối làng, ai cũng ra xem, con nít bu quanh, vui như ngày hội! Tay quịt nợ bị vố này, xấu hổ quá, không còn mặt mũi nào, phải bỏ làng, bỏ xứ đi ngay, không bao giờ dám trở lại!
Kể vậy để biết là bác gái moa dữ tợn đến chừng nào! Nhưng ông bác moa cũng không phải người sợ vợ. Ông khó tính ra gì. Lại thêm nỗi uất ức mất mối tình lớn trong đời, nên ông đổ diệt vào bà vợ. Thế là oánh nhau, cãi nhau, thượng cẳng chân hạ cẳng tay liên tu bất tận. Chỉ lạ là cứ khi nào có trận lớn lắm, đổ máu đầu, bầm tím hết tay chân, y kỳ là 9 tháng 10 ngày sau lại có thêm đứa con ra đời! Cứ thế, hai ông bà bác vẫn ở với nhau, có đến 12 người con, kỷ niệm cho những trận quần thảo bán sống bán chết!
Ông bố moa kể lại, có lần hai vợ chồng ông bác cãi nhau dữ quá, bà bác đòi về quê nhà, không ở với chồng nữa. Bác trai bắt bố moa đi theo để hộ tống đưa bà này về quê bố mẹ. Nửa đường hai bên tiếp tục chửi nhau inh ỏi. Bác gái moa dọa nhảy xuống sông tự tử. Ông bố moa định giữ tay bà để can không cho xuống bờ sông nhưng bác moa ngăn lại không cho, để mặc bác gái vừa la hét, khóc lóc quyết chí xuống sông trầm mình. Ông bác moa trên bờ lầm bầm khấn vái: Xuống nữa đi! Xuống nữa đi! Bà ấy lội xuống sông thật, ngập vai rồi ngập đến đầu, lâu lâu quay lại xem chồng mình nói gì hay chạy xuống cản hay không. Chỉ thấy bác moa lạnh như tiền, đứng thản nhiên ngắm nhìn bà vợ trầm mình xuống sông thật, không thấy tăm hơi đâu. Ông bác moa thở phào, ra vẻ nhẹ nhõm. Nhưng rồi ông giật bắn mình. Vì bác gái moa đang bơi như rái cá, bơi đúng một vòng rồi lên bờ! Hóa ra bà này bơi giỏi, làm sao trầm mình dưới sông cho nổi! Sau đó hai người yên lặng, không thấy cãi nhau gì nữa, người trước kẻ sau, cất bước về làng!
Kể cho toa nghe chuyện ông bác để toa thấy chuyện vợ chồng moa có thấm thía gì đâu! Có khắc khẩu với nhau, chẳng qua là chuyện mồ mả, chuyện duyên số trời định cả, không tránh khỏi được. Nhưng toa biết không. Moa quen rồi, nên không cãi nhau lại thấy như thiêu thiếu một cái gì! Nhà im lặng thấy sao buồn tẻ quá! Nên moa và bà xã đều vặn volume to tiếng với nhau cho vui cửa vui nhà mà thôi! Lại đối đáp nhau chan chát nên đầu óc làm việc không bao giờ bị Alzheimer được. Toa biết không? Moa vốn tính tình cao ngạo. Bà xã biết hết những nhược điểm của moa nên moa nói câu nào bà chặn họng câu đó. Giở giọng kiêu ngạo là bà quạt ngay, không để moa có dịp tự cao tự đắc. Nên moa phải cảm ơn bà xã dạy dỗ moa được như ngày nay. Thành người khiêm tốn, hiểu biết cuộc đời. Là nhờ bà xã moa cả đó toa ơi!
Lại còn chuyện này nữa! Đời vốn tẻ nhạt. Nên cãi nhau, khắc khẩu nhau là thêm gia vị cho cuộc sống. Mà spicy chính là sexy đó toa! Yêu nhau lắm là cắn nhau đau! Nhưng cãi nhau lắm lại yêu nhau nhiều. Hiểu chưa nào! Trông toa có vẻ tăm tối quá! Tối nay về cãi nhau với vợ một trận long trời lở đất đi thì hiểu ra ngay nghe không toa!
Nguyễn Đình Phùng
Lai rai ba món bình dân ở Sài Gòn
Ăn để mà sống, nhưng sống mà ăn không ngon thì khó sống dai, vì con người đâu phải là cái máy để ăn, vã lại cái máy nếu chạy với xăng xấu thì khó chạy bền... Ăn phải ngon, và cải ngon ấy nên mua với giá vừa phải. Ăn còn là vấn đề “văn hóa dân tộc", nói như vậy không quá đáng. Mỗi dân tộc thích những món riêng, ăn mãi dễ chán, nhưng lâu ngày không ăn đến nó thì nhớ nhà, nhớ ông bà ông vải, nhất là vào dịp Tết hoặc khi tuổi đã cao. Lắm của nhiều tiền nhưng vẫn nhớ đến món bình dân, ăn với bạn bè, trong không khí riêng, vừa túi tiền, không gây độc hại.
Sài Gòn là đầu mối giao lưu. Người Hoa nổi danh thế giới về món ăn, kỹ thuật pha chế lắm khi cầu kỳ, nhưng cũng có nhiều điều hay. Là người sống với mức thu nhập bậc trung hoặc thấp, tôi chi dám nêu ra một vài cảm tưởng. Vào vài quán ở Chợ Lớn, chưa chi ta đã vui khi nhìn vào thực đơn, viết chữ to treo trên vách: “Con gà hấp muối.” “Con cá chưng tương."Chữ con quả là dư. Ở góc Hải Thượng Lãn Ông (quên địa chỉ chính xác), có món bánh bao nướng, món xôi gói như cái bánh ú to tướng, với tiếng réo gọi nhà bếp, ổn ào. Món ăn người Hoa nói chung dùng quá nhiều mỡ heo, đặc biệt là ít khi dùng rau sống. Rau được nấu chín để sát trung, phải chẳng là dấu ấn của buổi dùng toàn “phận tươi ? Ta tiếp thu kỹ thuật nấu nướng của người Hoa. đặc biệt là dùng cải lẩu, lẩu là lô, cái lò, còn gọi là cái “cù lao”.
Những tiệm mì nổi danh có lẽ ở vùng Cầu Bông, thi dụ như Hải Ký, với vài chi nhánh. Mì ngon cán nhồi bằng tay, nhờ vậy mà ăn nghe “xừng xực” như ăn bánh đúc gân.
Cháo vịt Thanh Đa mãi đồng khách; quản tử vách lá đơn sơ, không mấy chốc xây lên nhà lầu. Rẻ mà ngon, vịt luộc chặt ra mỗi miếng thấp.... đảng một miếng, nào mỡ, nào nạc, mềm mại, thêm rau thơm, bắp chuối hột, nhưng để ăn cho “bắt” cần thứ nước chấm đặc biệt. Dạo trước dùng giống vịt mập và lùn, gọi vịt bầu hoặc vịt Sa Đéc, nhưng sau này còn “vịt siêu thịt", giống ngoại, lai tạo ở Gò Vấp. Không như gà, vịt nuôi công nghiệp dường như ngon, nào kém vịt nuôi kiểu cổ truyền. Chủ quán và con gái phục vụ đeo vàng đầy cườm tay. Thủ ra sau hấp, ta thấy một toán chuyên nhổ lông vịt không ngừng tay, khối lượng lông vịt bản ra hàng ngày cũng là nguồn lợi. Phải chăng món ngon thưởng ở ngoại ô? Khách đến quán đã thấm mệt và đội bụng. Cử gọi ngay một đĩa huyết và lòng vịt để "khởi động cơ thể .
Cơm tấm nhiều nơi ngon, người sành điệu ở mỗi địa phương cho rằng. xóm mình ngon nhất. Phải chăng cơm tấm xuất phát từ Bà Chiểu, sau năm 1945, ở đầu con đường nhỏ đối diện bệnh viện rồi phổ biến đến Thuận Kiều? Nơi nào khách đến động, bảo đảm ngon và rẻ. Nấu với loại gạo ngon. hột tấm rời rạc, không chèm nhẹp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là nước mắm.
Bánh xẻo, gốc là bánh khoái ở xứ Huế,cải tiến lại, rau phải có cải xanh (vị cay như mù tạt).
Hồi xưa, bánh xèo là món “phảm phu”, nay thêm nhân thịt heo, tôm. thịt vịt, lắm khi có đậu xanh. Bánh phải giản ở rìa, bị quyết có lẽ khi xay bột pha thêm cơm nguội và đậu xanh luộc cho thơm ngon vừa dai vừa giòn. Vẫn cần nước mắm thích hợp, giá cao nhưng một cái bánh là trọn bữa ăn. Bánh xèo A- Phủ nổi danh. Ở trước Trưởng Mỹ Thuật Gia Định bày bán bánh xèo binh dân, một ngàn đồng một cái. dành cho trẻ em và người lớn đói bụng, chào hàng với những cái chảo và lỗ lửa cháy rực, khi màn đêm vừa buông xuống.
Canh chua, cá kho tộ phát triển mạnh từ 1965 trở về sau vào thời điềm tỉnh cở trùng hợp với lúc Mỹ đổ bộ vào miền Nam. Công đầu thuộc về quán Cây Dừa, đường Lê Lai. Bà chủ này lớn lên ở rừng U Minh. Phải nhìn nhận rằng, con cá lóc tuy ngon nhưng vị lạt, không bằng con cá tra của Biển Hồ hoặc con cả ba sa tức là cả hú. Canh chua đúng khẩu vị phải đủ 4 vị mặn, ngọt, chua, cay. Người đầu bếp phải đích thân mềm thử. Nghe đâu nước canh chua thường có pha thêm nước lèo nấu xương heo. nhưng chút ít thôi. Cả kho lý tưởng là cá rô, lựa cả tươi, béo, bằng không thi cá lóc hoặc cá trẻ, kho với nước mắm ngon. Thời xưa, kho trong “mẻ kho". tức là cải tổ bề đặt trên lửa than, cao ra từ cái cả -răng, nghe đâu cần để thêm chút nước cơm vo, còn hành lá thi hơ lửa cho nóng rồi xắt ra. rắc lên. Canh chua cả kho là sự hài hòa giữa tiêu (miền núi), nước mắm (tử biển), cả bông lau (sông cải), cá rô (đồng ruộng). Chắc chắn nó sẽ tổn tai den the ky 21. Cua bien rang mẹ, với vị chua, ngọt, mặn, nổi danh ở mở rạch Bến Nghé, gần cầu chữ Y. Món ca-ry ngon nhờ gia vị đặc biệt: với mẫu bánh mi vụn, tả vết tận đáy đĩa. đặc sản của những chùa Hồi giáo, và trước đây ở đường Lê Công Kiểu, sau lưng đường Hàm Nghi có quán của người Ân, ăn với cơm nị (mở dễ). Tà chế biển lại, cho thêm rất nhiều nước cốt dừa. Có thử nước chấm khả chưa, bảo rằng khi quá cay thì chấm vào nước ấy. Cá chìa vôi nổi danh vùng nước lợ Nhà Bè (cây số 15), vửa rẽ, vừa ngon; làm gỏi, nếu cháo, cùng ăn với vài người bạn. Cháo lòng chợ Đệm hãy còn ở dốc cầu Bình Điển, ngon thật nhưng dùng thịt heo lai tạo, chứ không còn là heo ta. Hủ tiếu Nam Vang, ra khỏi xa cũng là gặp, đậm đà gia vị nhưng hơi mặc, chủ và con cái chủ đeo vàng đầy tay, rõ “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Bánh bèo bì của chợ Búng (khỏi Lại Thiếu) nổi danh khá lâu. Muốn ăn ngọn phải đi xa trung tâm Sài Gòn. Mấy năm qua, món ăn Sài gòn dường như ngọt hơn mươi năm trước. Khẩu vị thay đổi chăng, ảnh hưởng của bột ngọt?
Nước mắm ngon vẫn quyết định. Nước mắm cốt, nếu pha với nước lạnh thì còn mùi tanh, pha nước nóng thì mất mùi thơm. phải pha với nước ấm nóng, vừa phải. Mì Quảng, thịt cầy có khu vực riêng. Nhưng đầy đủ món ăn và đáng giới thiệu nhất là chợ Bến Thành Sài Gòn, của Nam, đường Lê Thánh Tôn vào là gặp ngay. Nào bún bỏ Huế, bánh xèo, bánh hỏi thịt quay. bánh cuốn, nem nướng, bánh xèo, gỏi cuốn, bì... rất sạch sẽ, giá vừa phải, gần như không đủ chỗ ngồi. Ăn vừa xong, nên đi ngay, nhường chỗ cho người mới đến. Đến đây, mới thấy phụ nữ Sài Gòn thích ăn ngon và sảnh ăn như thế nào. Ăn xong, có thể tráng miệng với đủ thử chè. Mua chả lụa, chả quế ngon cũng gần đấy. Không có món nhậu cho đàn ông và không bán rượu, vì khách uống rượu ngồi lâu choán chỗ. Nếu bảo rằng ăn uống là một bộ môn của văn hóa, văn minh thì nền vào đây, ăn hải lòng.
Ăn quán là thủ vui tao nhã, với điều kiện là có dư chút ít tiền, như khi gặp bạn thân nào đó, chẳng lẽ ta không mới và “bao cấp”. Không hiểu khách thì còn đầu vẽ hào hoa. hiểu khách của người Sài Gòn.
Sơn Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét