.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

13 tháng 12 2021

Chứng tiểu đêm ở người già (VOA)

 


Trong chương trình hôm nay, bác sĩ Hiền giải đáp thắc mắc của thính giả Phạm Hạnh, hiện cư ngụ tại bang Maryland, Hoa Kỳ, về chứng đi tiểu đêm ở người già.

 

Người lớn tuổi thường bị mất ngủ, lý do thường gặp nhất là phải đi tiểu nhiều ban đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân sáng sớm mệt mỏi, không nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ té và có thể gẫy xương có thể là những chuyện nguy hiểm đi kèm theo chứng tiểu đêm.

Bệnh nhân đàn ông có thể có những triệu chứng kèm theo làm cho bác sĩ nghĩ đến những nguyên nhân ở đường tiểu phía dưới (lower urinary tract): như ban ngày đi tiểu liên miên (urinary frequency, (trên 8 lần/ngày)), dòng nước tiểu yếu, cần đi tiểu ngay (urgency), hay són tiểu (urinary incontinence).

 

Nguyên nhân chúng ta thường nghe đến là tuyến tiền liệt phì đại lành tính (benign prostate hypertrophy) (không phải ung thư) làm đường thoát ra của nước tiểu bị nhỏ lại và tiểu không thông, chia làm nhiều lần, do đó bác sĩ của vị thính giả đặt câu hỏi khuyên bệnh nhân đi mổ cắt tuyến tiền liệt. Phụ nữ có thể đi tiểu nhiều lần hơn lúc lớn tuổi, hoặc do kết quả sinh đẻ, hoặc do thói quen phụ nữ hay đi tiểu.

Vài ý niệm về cơ thể học:

 

Chúng ta có hai trái thận (kidney, Fr: rein) hai bên, phía sau và phía trên bụng. Hai thận lọc máu và bài tiết nước tiểu, đi xuống hai ống niệu quản (ureter), vào bọng đái (bladder) nằm giữa, phía dưới bụng. Bọng đái người lớn có nước tiểu chừng 300ml thì mắc tiểu, nếu bộ óc cho phép “mở cửa” thì nước tiểu thoát ra niệu đạo (tiểu tiện), nếu nín thêm bọng đái có thể chứa đến 600ml là tối đa.

Tuyến tiền liệt (prostate) là một tuyến ngoại tiết của bộ phận sinh dục nam, tuy nhiên gần đây người ta cũng đặt tên lại cho một số tuyến tương tự ở phái nữ là tuyến tiền liệt nữ (female prostate).

 

Ở phái nam, tuyến nằm dưới và nằm ngay trước ngõ nước tiểu đi ra của bàng quang (bọng đái, bladder), từ đó được đặt tên khoa học là prostate, có nghĩa là “đứng [pro] trước [stat], giữ cửa”, từ tiếng Việt tiền liệt cũng theo nghĩa đó. Trước đây, chúng ta còn gọi là “nhiếp hộ tuyến”. Tuyến tiết vào tinh dịch một số thành phần giúp nuôi dưỡng các tinh trùng.

Tuyến tiền liệt bao quanh, ôm lấy niệu đạo (urethra) là ống dẫn nước tiểu thoát ra từ bọng đái, nếu tuyến lớn quá (phì đại, hypertrophy), hoặc có ung bướu, tuyến có thể bóp nghẽn đường đi ra của nước tiểu và làm khó tiểu hoặc bí tiểu.

Tuy nhiên, chứng đi tiểu đêm không phải luôn luôn do tuyến tiền liệt, và tôi xin nêu sau đây những tin tức để chúng ta cùng học hỏi. Xin nhắc lại, tôi không có mục đích định bệnh và chữa bệnh trong chương trình y học này, và quý vị cần theo dõi mọi hướng dẫn của bác sĩ quý vị. 

 

Sau đây là những lý do khác nhau có thể gây chứng tiểu đêm:

1) Do nước tiểu nhiều lúc ban đêm (nocturnal polyuria):
●    -suy tim
●    -rối loạn chất nội tiết ADH (antidiuretic hormone, hay arginin vasopressin được hypothalamus của não bộ tiết ra) là chất đáng lẽ làm thận giữ lại nước nhiều hơn, làm nước tiểu cô đọng hơn, và thể tích nước tiểu giảm đi lúc ban đêm. Ngược lại ở một số người già có rất ít chất vasopressin này tiết ra ban đêm, nên lượng nước tiểu ban đêm quá nhiều.
●    -nước ứ phần dưới cơ thể (hạ chi), do các tĩnh mạch không hoạt động bình thường, do suy tim, do thiếu protein trong máu, do ăn mặn quá.
●    -uống thuốc lợi tiểu (diuretic) trước khi đi ngủ (ví dụ thuốc loại thiazide trị bệnh cao máu)
●    -ngưng thở (apnea) trong giấc ngủ vì bị đường hô hấp tắc nghẹt (obstructive sleep apnea), thiếu oxy trong máu gây ra áp suất trong động mạch phổi tăng, làm áp suất trong tâm nhĩ phải tăng và gây tác dụng tạo ra nước tiểu nhiều hơn.

 

Nếu bệnh nhân ngáy to, thỉnh thoảng yên lặng không nghe tiếng thở, nhất là người mập, nên coi chừng có sleep apnea hay không, bằng cách đo polysomnogram (đo tim, nhịp thở, oxy trong hơi thở, não điện đồ cùng một lúc trong khi bệnh nhân ngủ). Nếu cần, dùng CPAP cho apnea (máy tạo nên áp suất dương thường trực trong đường hô hấp trong lúc ngủ.)

2) Bệnh nhân nói chung tạo ra quá nhiều nước tiểu:
- do bệnh tiểu đường (đái tháo đường, diabetes)
- đái tháo nhạt (diabetes insipidus, do tổn thương não bộ, hoặc do thận bị hư /nephrogenic diabetes insipidus)
- uống nước quá nhiều (polydipsia)

 

3) Do thể tích (dung tích, capacity) bọng đái quá nhỏ về đêm:
- hệ thần kinh bọng đái bất thường (neurogenic bladder) không kiểm soát được
- viêm bọng đái (bàng quang)(cystitis)
- ung thư bọng đái, tiền liệt, niệu đạo (cancer of the bladder, prostate, urethra)
- thói quen đi tiểu lúc bọng đái chưa đầy  (~300-600ml)
- “overactive bladder” (OAB) (bọng đái “quá hoạt động”)
- lo âu (anxiety)
- rượu, cafe
- thuốc men:
●    caffeine, theophylline trị thông cuống phổi, thuốc lợi tiểu,
●    thuốc beta blockers (dùng trị bệnh cao huyết áp, làm cơ detrusor bọng đái co lại tăng risk són tiểu), thuốc alpha blocker ( giản nở các sợi cơ cỗ bọng đái), thuốc lợi tiểu (dùng trị bệnh cao huyết áp).
-sạn trong bọng đái

 

Nói chung, nếu cần nên đến bác sĩ gia đình để tìm xem chính xác nguyên nhân ở đâu, ngoài khả năng do tuyến tiền liệt gây ra. Nếu bác sĩ cho phép, có thể thử những biện pháp thông thường như:

●    Tránh uống nước quá nhiều, nhất là tối, 6h trước khi đi ngủ, ăn trái cây khô trước khi đi ngủ để giảm bớt nước tiểu ban đêm.
●    Tránh cà phê, trà, rượu, bia (la ve) và những thuốc lợi tiểu nếu có thể được.
●    Kê chân lên cao (lúc ngồi, nằm) ban ngày để tránh nước tụ xuống hai chân, mang vớ bó chặt để giảm bởt phù hai chân.
●    Cẩn thận thắp đèn sáng, nếu cần đi khám mắt xem thị lực có tốt không, có bị cườm mắt hay không, để tránh té, tai nạn lúc đi tiểu đêm.
Chúc bệnh nhân may mắn.

 

BS-HVH


SINH TỐ D VÀ BỆNH LÚ LẪN (ALZHEIMER)


Bệnh Alzheimer (AD, SDAT) mà từ xưa đến nay, phần đông chúng ta vẫn quen gọi là bệnh “lú lẫn” hay bệnh “lẫn,” và cho là căn bệnh của tuổi già, là một chứng bệnh mất trí nhớ kinh khủng nhất mà nhân loại đang phải đối diện. Căn bệnh này được đặt tên theo Bác Sĩ Tâm Thần và Thần Kinh học người Đức tên Alois Alzheimer khi ông đã nghiên cứu và xác định căn bệnh bất trị này sẽ dần dần thoái hóa và gây ra tử vong. Bệnh này thường xuất hiện ở những người đã qua tuổi hưu trí, và có những dấu hiệu giống nhau: quên tên người thân, quên tự làm lấy những việc hằng ngày như tiểu và đại tiện, nhầm lẫn lung tung, mất khả năng ngôn ngữ, rồi dần dần không còn biết tự kiểm soát mình nữa, đến nằm liệt và từ từ chết dần. Theo một tài liệu của cơ quan y tế (*), hiện nay trên đất Mỹ, có khoảng 5 triệu 400 ngàn người bị bệnh Alzheimer. Con số này đã gấp đôi kể từ 1980 và người ta phỏng đoán sẽ cao tới con số 16 triệu người vào năm 2050.

 

Vì căn bệnh này thuộc loại bất trị, nên chi phí mà Medicare trả cho các phương pháp trị liệu bệnh Alzheimer cao gấp ba lần chi phí trả cho các bệnh khác. Trong năm 2011, nói chung, Medicare và Medicaid đã phải chi ra $130 tỉ đô la về căn bệnh này.

 

Từ trước đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt bệnh Alzheimer ngoài các phương pháp chữa trị riêng rẽ, làm giảm một phần các triệu chứng bệnh, như chữa chứng mất ngủ, chữa bớt quên sót, chữa việc thay đổi tâm tính… cũng như khuyến cáo nên đi tập thể dục cho những người mới bắt đầu nhuốm bệnh, nhưng chưa có cách nào ngăn chặn hẳn cơn bệnh. Khoa học vẫn đang nghiên cứu kỹ hơn về nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer, vì hiện nay, giới y khoa vẫn chỉ biết là bệnh liên quan đến việc thoái hóa những mảng xám của thần kinh não (neocortex) nơi điều hành suy nghĩ và lý luận của con người. Từ sự thoái hóa này, bệnh Alzheimer sẽ đem đến một cái chết khổ sở, kéo dài, và đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho cả người bệnh và thân nhân người mắc bệnh.

 

Nhưng, như ngọn hải đăng chợt sáng khi thuyền đang gặp bão tố, dần dần, những khám phá của y khoa đang đem lại cho nhân loại những hy vọng mới. Một nghiên cứu của một Bác Sĩ Giáo Sư Y Khoa Việt Nam đã đem lại cho con người nhiều tin tưởng vào một tương lai mà bệnh Alzheimer không còn là một đe đọa của Tử Thần nữa. Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan và Lương Vinh Quốc Khanh (*), hai Giáo Sư Y Khoa tại Keck Medical School, mới đưa ra một phương pháp mới có thể trị được căn bệnh Thần Chết này: dùng sinh tố D để chữa trị. (loại sinh tố D cần toa Bác Sĩ, 50,000 đơn vị, mỗi tuần 1 viên, không phải loại bán tự do ngoài thị trường)

 

Tạp chí Y Khoa chính thức của giới y sĩ Hoa Kỳ, “American Journal of Alzheimers Disease & Other Dementias,” Volume 26(7) 510, đã đăng bài khảo cứu của hai vị Giáo Sư Bác Sĩ này, với lời giới thiệu của Bác Sĩ Carol, F. Lippa, M.D. và Tổng Biên Tập của tạp chí như sau:

 

“Gần đây,có nhiều nỗ lực tập trung vào vai trò của Sinh tố D trong những trạng huống của căn bệnh, bao gồm sự biến đổi của trạng thái và sự nhận thức. Trong bài khảo cứu Vai trò ích lợi của Sinh Tố D trong căn bệnh Alzheimer, bác sĩ Nguyễn đã chỉ cho thấy rằng những bệnh nhân của bệnh có chiều hướng thiếu Vitamin D trầm trọng…”

 

Nhận thấy đây là tin vui cho mọi người và là niềm hãnh diện cho người Việt, người viết xin ghi lại cuộc phỏng vấn bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, người đã đạt danh hiệu “Khoa Học Gia Thế Giới Hàng Năm” (International Scientist of the Year) như sau:

 

Hỏi: Xin cho biết liên hệ giữa Vitamin D và bệnh Alzheimer như thế nào?

- Đáp: Tỷ lệ thiếu sinh tố D xảy ra ở người bệnh lú lẫn rất cao. Có sự liên quan giữa thử trí nhớ bằng Mini-Mental State Examination (MMSE) và lượng sinh tố D trong máu. Người thiếu sinh tố D sẽ có chỉ số MMSE cao. Trong cuộc khảo cứu khác cho thấy trí nhớ bị ảnh hưởng bởi tuổi già. Trong mô hình bệnh Lú Lẫn ở con chuột cho thấy nếu dinh dưỡng thiếu sinh tố D làm giảm trí nhớ, còn dinh dưỡng đầy đủ sinh tố D làm giảm đi những mảnh chai cứng (plaque) hay thấy ở bệnh lú lẫn và làm tăng thêm sự hoạt động của tế bào não.

 

- H: Từ trước đến nay, chắc đã có nhiều cuộc nghiên cứu khác liên hệ đến vấn đề này? Sinh tố D có vai trò gì trong cơ thể?

- Đ: Có rất nhiều cuộc khảo cứu của sinh tố D trong bệnh lú lẫn. Sinh tố D có vai trò bảo vệ sự hư hại của những chất dẫn chuyền trong dây thần kinh như Acetylcholine, norepinephrine, và L-dopamine… Sinh tố D giữ cho lượng chất vôi (calcium) điều hòa trong tế bào não. Sinh tố D còn có nhiệm vụ trong việc sản xuất chất kích thích tái tạo (Nerve growth factor) ra tế bào não mới. Hơn thế nữa, sinh tố D còn có nhiệm vụ bảo vệ tế bào não bớt đi oxýt hóa (Reactive oxygen species) do những độc tố gây ra.

 

- H: Xin cho biết những yếu tố về Di truyền (Genetic factors) liên kết giữa Vitamin D và AD như thế nào?

- Đ: Sự liên hệ di thể (gene) giữa sinh tố D và bệnh lú lẫn rất rõ ràng, như những di thể sau đây: the major histocompatibility complex class II molecules, vitamin D receptor, renin–angiotensin system, apolipoprotein E, liver X receptor, Sp1 promoter gene, and the poly(ADP-ribose) polymerase-1gene. Điều nầy càng xác nhận được vai trò của sinh tố D trong bệnh lú lẫn của người Già.

 

- H: Bên cạnh những liên hệ giữa di thể, còn có yếu tố không phải di truyền (Non genetic role) của Vitamin D trong bệnh lú lẫn không?

- Đ: Ngoài những yếu tố liên quan đến di thể (gene), chúng ta thấy có những yếu tố khác có thể đưa đến bệnh lú lẫn như bệnh Tiểu Đường (Diabetes Mellitus) và béo phì (Obesity) đều có thể đưa đến bệnh lú lẫn vì những người bệnh nầy có nguy cơ dễ bị thiếu sinh tố D và làm cho người bệnh có nguy cơ tiềm ẩn sẽ bị bệnh lú lẫn sau này.

 

- H: Xin cho biết tỷ lệ trung bình số người Việt mắc bệnh AD có cao không?

- Đ: Tôi chưa hoàn tất việc so sánh tỷ lệ người Việt mắc bệnh này là bao nhiêu, nhưng tôi nghĩ là rất cao vì bệnh lú lẫn nầy liên quan đến sự thiếu dinh dưỡng ở người già, mà các cụ người Việt mình thường thiếu dinh dưỡng.

 

- H: Người Việt có nguy cơ mắc bệnh AD nhiều hơn dân tộc khác không? Tại sao có? Tại sao không? Hoặc vì va chạm văn hóa (Cultural shock)? Hay các vấn đề Xã Hội (Social issues) khác?

- Đ: Theo tôi, bệnh lú lẫn là một tiến trình của người già trong mọi quốc gia. Dĩ nhiên, tôi cũng nghĩ đến yếu tố cách biệt về văn hóa và xã hội có thể có phần nào ảnh hưởng đến bệnh lú lẫn.

 

- H: Hy vọng trong tương lai, khám phá mới về Vitamin D này sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

- Đ: Vai trò của sinh tố D rất là rộng rãi. Ngoài bài viết về vài trò của sinh tố D trong bệnh lú lẫn, Tôi đã viết rất nhiều bài về sinh tố D áp dụng trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau như trong bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh về tim mạch (Cardiovascular Disease), bệnh lao (Tuberculosis), bệnh cùi (Leprosy), bệnh suyễn (Asthma), bệnh béo phì (Obesity), bệnh run chân tay (Parkinsons disease), bệnh siêu viêm gan (Viral Hepatitis), và bệnh liệt kháng thể (AIDS). Những bài nầy đã dược đăng trong những nguyệt san chuyên môn của y khoa Hoa Kỳ.

 

- H: Xin cho biết vị trí của tập san y học và giá trị của các bài viết trong đó

- Đ: American Journal of Alzheimers Disease là tạp chí chuyên khoa duy nhất về bệnh lú lẫn trên thế giới và quy tụ nhiều nhà khảo cứu chuyên về bệnh lú lẫn đến từ mọi quốc gia.

- H: Xin cám ơn Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh đã cho thực hiện cuộc phỏng vấn quan trọng này.

 

(*) Bác sĩ Giáo Sư Lương Vinh Quốc Khanh, một khoa học gia quốc tế, đã từ trần, bỏ lại bao công trình nghiên cứu y khoa dở dang. Đặc biệt, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là người đầu tiên nghiên cứu thành công về cách dùng Vitamin D để trị bệnh ung thư. Khi ông trình bày luận án về vấn đề nghiên cứu này, ông đã bị đả kích bởi chính các vị giáo sư của ông, nhưng sau 20 năm, giáo sư y khoa của ông đã ngỏ lời xin lỗi ông.

 

Cố Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh 

 

 SỐNG THUẬN THEO TỰ NHIÊN

Những lời chia sẻ hữu ích từ vị tu sĩ sống ẩn cư 25 năm trong rừng
– Hãy uống nước từ dòng suối nơi ngựa uống. Con ngựa sẽ không bao giờ uống nước độc.
– Hãy đặt giường nằm nơi con chó ngủ.
– Ăn trái cây đã có sâu vào.
– Hãy chọn cây nấm mà côn trùng đặt chân.
– Trồng cây nơi chuột chũi đào.
– Xây ngôi nhà của bạn, nơi con rắn nằm sưởi ấm.
– Đào giếng nơi những con chim trốn cái nóng.
– Đi ngủ và thức dậy cùng lúc với những con chim – bạn sẽ gặt hái tất cả những ngày vàng.
– Ăn nhiều màu xanh lá cây – bạn sẽ có đôi chân mạnh mẽ và một trái tim bền bỉ, giống như những sinh vật trong rừng.
– Bơi thường xuyên và bạn sẽ cảm thấy mình ở trên trái đất này giống như những con cá trong nước…
– Hãy nhìn lên bầu trời thường xuyên nhất có thể và suy nghĩ của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và rõ ràng.
– Hãy im lặng thật nhiều, nói ít – và sự im lặng sẽ đến trong tim bạn, và tinh thần của bạn sẽ an tĩnh và tràn đầy bình yên.

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.