.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

17 tháng 12 2021

Vì sao người ta dễ rơi vào vòng tay tình cũ ?


Vào đầu mùa hè năm nay, 17 năm sau khi chia tay, Jennifer Lopez và Ben Affleck đã quay trở lại với nhau - và tạo nên một trận bão trên internet về những hoài niệm về một cuộc tình của cặp đôi nổi tiếng đầy quyến rũ thời đầu thập niên 2000.

 

Họ là một cặp đôi quyền lực, và báo lá cải cùng người dùng Twitter không thể bỏ qua.

 

Nhưng có lẽ lý do khiến mọi người hào hứng theo dõi nhất, đó là điều gì khiến cho người ta muốn quay lại với tình cũ.

 

Với nhiều người, việc nối lại tình xưa là chuyện lãng mạn.

 

Đó có thể là một cảm xúc tiêu cực với đầy những thứ khiến họ phải cảnh giác, nhất là khi người cũ khăng khăng không chấp nhận được thực tế là hai người đã chia tay.

 

Nhưng việc bồi đắp lại một mối quan hệ cũng có thể là một cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn, thậm chí là cái đích đối với một số người, đặc biệt là khi trong thực tế đã có những câu chuyện có hậu như trong cổ tích.

 

Thêm nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các cặp đôi chia tay rồi quay lại với nhau cao tới 50%.



Đại dịch thậm chí thúc đẩy tiến trình này mạnh mẽ hơn đối với một số người: giữa cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và trong tâm trạng cô đơn, thiếu thốn tình dục do phong tỏa, nhiều người nhận thấy họ đã tìm lại người cũ với hy vọng sẽ thắp lại được ngọn lửa đam mê xưa.

 

Các chuyên gia nói rằng nếu cả hai người đều có hứng thú, thì việc tạo ra một 'Bennifer' của riêng mình có thể sẽ đem lại những điều tích cực, nếu như bạn sẵn lòng đầu tư nhiều cho mối quan hệ này và có cái nhìn cởi mở.

 

Điều gì khiến người ta quay lại với tình cũ



Một trong những lợi thế lớn nhất của việc nối lại tình xưa, đó là bạn hầu như biết được mình đang bước vào kiểu quan hệ gì.

 

"Có một số lợi thế thực sự khi bạn biết rõ đối phương trước khi thử bước chân vào mối quan hệ dài hạn này một lần nữa," Michael McNulty, chuyên gia tư vấn tâm lý cho các cặp đôi tại Chicago và là huấn luyện viên tại Viện Gottman, một tổ chức nghiên cứu về các mối quan hệ và cung cấp dịch vụ tư vấn, nói.

 

McNulty nói rằng trong mọi mối quan hệ tình cảm đều tồn tại những "khác biệt vĩnh viễn". Đó là những điểm có thể gây xung đột, như việc phải chia sẻ không gian sống chung với nhau, chuyện tiền bạc, tình dục, con cái, bạn bè gia đình và nhiều thứ khác.

 

Ngay cả các cặp đôi hạnh phúc cũng phát sinh những vấn đề này, do một mối quan hệ về căn bản là luôn luôn tồn tại những khác biệt giữa hai người khác nhau với những tính cách và quan điểm khác nhau.



Việc quay trở lại với người cũ có thể đem lại cái kết có hậu, nhưng chỉ khi cả hai bên đều nghiêm túc nhìn nhận lại những vấn đề vốn đã khiến họ chia tay khi trước, các chuyên gia nói

 

McNulty nói rằng theo nghiên cứu của Viện Gottman, những khác biệt vĩnh viễn này chiếm 69% các vấn đề mà hầu hết các cặp đôi phải đối diện trong quan hệ tình cảm.

 

Các vấn đề tồn tại âm ỉ, kéo dài mới thực sự là thuốc độc trong mối quan hệ chứ không phải là những sự kiện hay những cuộc đối đầu to lớn, bùng nổ dữ dội.

 

"Hầu hết các cuộc hôn nhân hay các mối quan hệ tình cảm đều kết thúc trong băng giá thay vì trong lửa hận," McNulty nói.



Một số cặp đôi "cảm thấy quá khó khăn để nói chuyện hay để xử lý các khác biệt trong những vấn đề then chốt. Thường là họ sẽ ngày càng trở nên xa cách hơn, và trở nên giống như bạn cùng nhà chứ không còn là những cặp phối ngẫu hay người tình của nhau."

 

Đó là lý do vì sao một số người muốn quay lại với người cũ hoặc cố gắng níu kéo quan hệ với người hiện tại.

 

Ta thường mong muốn rằng mối quan hệ mới sẽ tốt đẹp hơn chuyện tình cũ, nhưng McNulty khuyến cáo cần cảnh giác: "Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ và nghĩ tới việc thoát ra thì hãy cẩn thận, bởi vì bạn về căn bản là đang đánh đổi 69% "khác biệt vĩnh viễn" ở người tình này lấy 69% "khác biệt vĩnh viễn" ở một người tình khác."

 

Vậy nếu bạn quay trở lại với người cũ, ít nhất bạn cũng đã biết rõ những khác biệt đó là gì. Bước chân vào lối mòn của mối quan hệ này có thể khiến bạn cảm thấy sẽ ít rắc rối hơn so với việc gặp gỡ người mới và bắt đầu mọi chuyện từ đầu.

 

"Bạn nối lại từ điểm bạn đã bỏ đi," Judith Kuriansky, người tư vấn về quan hệ tình cảm và tình dục đồng thời là giáo sư tâm lý học và giáo dục tại Trường Sư phạm thuộc Đại học Columbia University, New York City nói.

 

Với một số người, việc này tạo cảm giác "quay lại với người mà mình đã biết ít nhiều thì tốt hơn là đến với ai đó mình chưa hề biết gì."

 

Vui mừng về những thay đổi



Một lợi ích nữa trong việc quay lại với người cũ là bạn ý thức được những gì đã thay đổi trong khoảng thời gian hai người chia tay nhau.

 

Bạn có thể ở trong thế bất lợi khi hẹn hò với một người hoàn toàn mới, bởi bạn không biết rằng theo năm tháng, tính tình người đó sẽ phát triển và thay đổi như thế nào, có theo chiều hướng tích cực hay không.

 

Với người cũ, bạn ít nhiều biết được về những gì đã xảy ra trước và sau thời điểm đó. Kuriansky nói rằng một trong những lý do quen thuộc nhất khiến mọi người muốn thổi bùng lại quan hệ tình cảm với người cũ là bởi "cảm thấy họ đã lớn lên và đã trưởng thành".

 

Violette Ayala là CEO của một tổ chức mạng lưới phụ nữ đặt trụ sở tại Miama, tổ chức FemCity. Bà đã nói công khai về việc tái hôn với người chồng cũ, từng bên nhau 20 năm, hồi năm 2019 ra sao.



"Khi chúng tôi bắt đầu hẹn hò trở lại thì thật là dễ chịu, bởi chúng tôi biết rõ về nhau, nhưng mỗi người cũng đã có những điểm thay đổi," bà nói." Cả hai chúng tôi đều đã có những cải thiện trong những chuyện mỗi người cần phải cải thiện khi chia tay nhau, và chúng tôi có nhiều điểm mới lạ trong mắt người kia."

 

"Nnhững điểm thay đổi trong mỗi người chúng tôi khiến cho việc quay lại với nhau trở nên tốt đẹp, trong lúc bỏ qua được một số những đau đớn, cay đắng vốn là lý do khiến chúng tôi tan vỡ trước đây," bà nói thêm.

 

"Anh ấy không còn coi mối quan hệ của chúng tôi tự nhiên mà có. Anh cẩn thận đi chọn những món quà tặng cho tôi, thỉnh thoảng sẽ ngẫu nhiên dừng lại thể hiện tình yêu của anh, sự trân trọng của anh dành cho tôi. Điều đó không hề tồn tại trong thời gian trước kia."

 

Ngược lại, nếu như bạn đã dành một khoảng thời gian dài tách khỏi một người thì khi quay trở lại với nhau và nhận ra mình đang rơi lại vào cùng mô hình độc hại trước đây với người đó, thì việc nhận ra vấn đề cũng là một lợi thế. Nó sẽ giúp bạn tránh được việc lặp lại những sai lầm trước kia một lần nữa.

 

"Đôi khi với sự khôn ngoan qua năm tháng và sự từng trải trong các mối quan hệ khác, bạn cảm thấy 'ơn Trời có lẽ tôi có thể vượt qua những trở ngại mà chúng tôi từng có'," McNulty nói.


Nhưng ông nhấn mạnh rằng điều then chốt là mỗi người cần phải biết các vấn đề không thể hóa giải của họ trước đây là gì, và họ thực sự phải có cái nhìn chân thành vào việc liệu mọi việc lúc này có gì khác so với trước hay không.



'Tình yêu và tình dục ngày tận thế'

 

Trước khi bạn bắt đầu trượt vào cuộc tình mới với người cũ, hãy tự hỏi mình tại sao bạn lại làm vậy, bởi có rất nhiều thứ có thể không diễn ra như mong muốn.

 

Tuy một trong những niềm vui sướng khi trở lại với người cũ là ta có được sự dễ chịu hoặc cảm giác quen thuộc, nhưng Kuriansky nói rằng niềm khát khao được hưởng cảm xúc dễ chịu đó có thể bị đặt sai chỗ, đặc biệt là khi chúng ta dường như phải sống trong một thời kỳ xảy ra những xáo trộn liên tiếp.



Hồi tháng Năm năm ngoái, khi các biện pháp phong tỏa được áp dụng ở nhiều nơi, kết quả nghiên cứu từ Viện Kinsey thuộc Đại học Indiana, nơi nghiên cứu về tình dục và các mối quan hệ tình cảm, cho thấy trong năm người thì có tới một người nhắn tin cho người cũ trong thời gian phải cách ly.

 

"Tôi gọi đó là 'tình yêu và tình dục ngày tận thế'," bà nói. "Một số người cảm giác như đang trong một cuộc sống 'không có ngày mai cho nên tốt hơn cả là tôi nên tìm đến sự ổn định vào lúc này."

 

Kuriansky đã nghiên cứu về các quan hệ tình cảm trong những giai đoạn xảy ra thảm họa, khủng bố, và nói rằng tâm lý này khiến việc mọi người nối lại tình xưa xảy ra khá phổ biến.

 

Họ "cảm giác là sẽ không có ngày mai - lúc này là chuyện Afghanistan, hay thiên tai xảy ra ở mọi nơi, mọi người cảm thấy họ đang sống trong ngày tận thế", cho nên họ muốn quay trở lại với một người từng có thời đem lại cho họ tình yêu và cảm giác an toàn.

 

Hãy xem xét lý nghiêm túc việc vì sao mọi người muốn tìm lại ngọn lửa cũ.

 

Đó là bởi bạn đang tìm cách cách dập tắt nỗi lo lắng phát sinh từ những dòng tin tức gây sợ hãi bằng cách tìm kiếm sự an ủi từ người cũ, hay bởi bạn thực sự nhớ tiếc mối quan hệ đó và sẵn sàng cố gắng cải thiện, bồi đắp lại? Nếu là do nuối tiếc tình cũ thì thực sự là bạn cần cảnh giác.



Kuriansky khuyên là bạn hãy tiếp nhận đánh giá từ bạn bè và gia đình trước khi định nối lại tình xưa.

 

Rất nhiều người sẽ phản ứng tiêu cực, đặc biệt là khi mối quan hệ đó đã kết thúc một cách tồi tệ.

 

Nhưng mục đích của việc này không phải là để những người thân yêu quanh bạn phán xét, mà là để họ kéo bạn trở lại với hiện thực, nhắc cho bạn nhớ lý do khiến mối quan hệ đó trước đây không ra gì.

 

"Hãy chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận đánh giá của mọi người. Hầu hết họ sẽ nói, 'Cái gì? Hai người quay trở lại với nhau? Đùa à? Sao mà quay lại?' Họ sẽ kể lại toàn bộ những ký ức đó, vậy bạn sẽ xử sự thế nào trong tình huống đó?" Kuriansky nói.

 

Hãy sẵn sàng đối đầu với những ký ức đó - không phải chỉ là giữa bạn với người thân yêu của mình, mà cả với người cũ của bạn, mà đó mới là phần khó khăn nhất.

 

"Có rất nhiều chuyện trong quá khứ cần được xới lại, và cần có sự đồng ý giữa hai bên rằng từ nay trở đi, cần có sự tha thứ, trao đổi, và cảm xúc cho một sự khởi đầu mới", đó sẽ là thứ đưa mối quan hệ đi xa hơn, lâu bền hơn. bà nói.

 

Nhiều người trong chúng ta khát khao tìm lại một tình yêu đã mất.

 

Nếu chúng ta đi tìm nó bằng cách thức lành mạnh và thực tế, thì tình yêu đó rất có thể sẽ sống lại, tốt đẹp cho cả hai, nếu mỗi bên đều có ý thức như nhau về chuyện này.

 

 

 

Bryan Lufkin

Toàn cảnh tòa thành có niên đại cổ nhất Việt Nam nhìn từ trên cao.

Được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước công nguyên dưới thời An Dương Vương để làm Kinh đô nước Âu Lạc, Thành Cổ Loa là tòa thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.



Được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước công nguyên dưới thời An Dương Vương để làm Kinh đô nước Âu Lạc, Thành Cổ Loa là tòa thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Thành gắn liền với nhiều truyền thuyết về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, về chiếc nỏ thần Kim Quy một phát bắn hạ cả trăm tên giặc, về mối tình bi thương đầy cảm động của công chúa Mỵ Châu-Trọng Thủy... Bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ cùng những nhân vật được huyền thoại hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Nằm ở vị trí trung tâm Thành trong, đền thờ An Dương Vương còn có tên gọi khác là đền Thượng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Khu di tích lịch sử thành Cổ Loa trải rộng trên địa phận 3 xã là Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Tọa lạc trên một gò đất hình đầu rồng, đền thờ An Dương Vương được bao bọc hai bên bởi hai cánh rừng, phía bên dưới còn có hai hố tròn gọi là mắt rồng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Đặc biệt, có một hồ nước lớn nằm ngay phía trước đền. Bên trong hồ có Giếng Trọng Thủy hay còn gọi là Giếng Ngọc, là nơi theo như trong truyền thuyết Trọng Thủy đã gieo mình tự vẫn. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Tương truyền rằng thành có tới 9 vòng thành xoáy trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Tuy nhiên, theo khai quật khảo cổ thì hiện nay chỉ còn 3 vòng: thành ngoại, thành trung, thành nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Đây là nơi lưu giữ hàng loạt di chỉ khảo cổ phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ. Hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Nằm cách không xa đền thờ An Dương Vương là đền thờ Cao Lỗ. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, ông là vị tướng tài ba, người đã chế tạo ra nỏ Liên Châu, loại nỏ bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Ông cũng là người có công lớn trong việc chỉ huy cho xây dựng thành Cổ Loa. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Giếng cổ bên cạnh đền thờ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Những dấu tích cổ xưa nay đã biến dạng theo sự phát triển như vũ bão của đô thị quanh khu vực thành cổ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Thành cổ trong phố. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Khám phá Svaneti - cửa ngõ huyền bí vùng cao nguyên Georgia cổ đại.

Một vùng đất cao nguyên lịch sử với nhiều những câu chuyện hấp dẫn. Nơi đây được biết tới là nơi sinh sống của người Svans - một tộc người có sự phân nhóm địa lý khá lớn tại quốc gia này.

Svaneti còn có tên gọi khác là Suania, là vùng đất cao nguyên có lịch sử phong phú ở phía Bắc đất nước Georgia. Cao nguyên Svaneti hẻo lánh trải dài trên một dải rộng những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng và hẻm núi vân sam. Nơi đây được biết tới là nơi sinh sống của người Svans - một tộc người có sự phân nhóm địa lý khá lớn tại quốc gia này.

Svaneti được bao bọc bởi các đỉnh núi cao với độ cao trung bình từ 3.000 đến 5.000 mét so với mặt nước biển. Đồng thời cũng là khu vực cao nhất tại Georgia hiện có con người sinh sống. Trong số các ngọn núi bao quanh khu vực, ngọn núi cao nhất chính là Shkhara với độ cao 5.201 mét.

Được nối liền với nhau bởi một loạt các ngôi làng nhỏ thời trung cổ, khu vực này được biết đến với nền văn hóa vùng cao riêng biệt, những phong tục dân gian bí ẩn và tiếng địa phương cổ. Không điều gì có thể đại diện cho cao nguyên Svaneti hơn hàng trăm "koshkebi" - tháp canh thời trung cổ, nằm rải rác xung quanh những ngọn núi.

"Koshkebi" - những tháp canh thời trung cổ nằm rải rác xung quanh những ngọn núi. Ảnh: CNN.

Thiên đường của tự nhiên

Cảnh quan của Svaneti bị chi phối bởi những ngọn núi được phân cách bởi những hẻm núi sâu. Hầu hết khu vực nằm ở độ cao 1.800 mét trên mực nước biển được bao phủ bởi rừng hỗn giao và lá kim.

Khu rừng được bao trùm bởi các loài cây như vân sam, thông Nordmann, sồi, cử và trăn.

Các loài khác ít phổ biến hơn nhưng vẫn có thể được tìm thấy ở một số khu vực như hạt dẻ, bạch dương, phong, thông Scot và hoàng dương.

Cao nguyên Svaneti được biết tới là thiên đường của tự nhiên. Ảnh: CNN.

Nhờ cảnh quan hiểm trở và sự cô lập cực độ của khu vực, đó là giấc mơ của nhiều nhà thám hiểm. Mùa hè trên núi cao của Svaneti cuốn hút nhiều người muốn chinh phục đường mòn xuyên qua những ngôi làng cổ kính với khung cảnh ngoạn mục của những nhà thờ đổ nát, đồng cỏ đầy hoa và biên giới rộng mở của dãy núi Caucasus.

Trong số những ngôi làng này có Adishi, một nơi ẩn náu nhỏ yên tĩnh cùng Ushguli, một cụm làng nằm dưới bóng của núi Shkhara hùng vĩ. Ushguli hầu như không thay đổi kể từ khi được hình thành vào thế kỷ 12, với tiếng hò reo của những chàng trai trẻ đang đua ngựa để giữ không khí náo nhiệt cho ngôi làng.

Trên ngọn đồi Ushguli đơn độc là Lamaria, một nhà thờ Cơ đốc giáo chính thống khiêm tốn được xây dựng từ thế kỷ 10, được đặt tên theo nữ thần Svan cổ đại.

Nhà thờ Cơ đốc giáo chính thống Lamaria được xây dựng từ thế kỷ 10. Ảnh: CNN.

Một nền văn hóa đa dạng

"Khocha ladagh" là lời chúc cho một ngày tốt lành của người dân địa phương.

Nằm trong vùng hoang dã giữa những ngọn núi trong nhiều thế kỷ, người Svans đã tránh được nhiều cuộc chinh phục và chiến tranh tàn phá vùng đất thấp ở Georgia.

Sự biệt lập của Svaneti trong suốt chiều dài lịch sử đã cho vùng đất này một nền văn hóa và ngôn ngữ độc nhất như cảnh quan của mình.

Svaneti, một vùng đất cao nguyên biệt lập. Ảnh: CNN.

Trong khi ngôn ngữ địa phương đang có nguy cơ tuyệt chủng, những bài thánh ca đa âm của cao nguyên lại được bảo tồn trong đá hổ phách.

Những người đàn ông mặc áo len, "chokhas" màu ngọc hồng lựu (loại áo khoác truyền thống của nam giới) với dao găm chạm nổi treo ở thắt lưng, vẫn thường tụ tập lại với nhau để ngân lên giai điệu của những câu chuyện dân gian và nghi lễ của người Svan bản địa.

Giai điệu dân gian này khởi nguồn từ văn hóa tôn giáo độc đáo của vùng như "Kvirikoba", một cuộc hành hương hàng năm của các tín đồ Cơ đốc chính thống đến Thánh Kvirike - nhà thờ lịch sử từ thế kỷ 11 nằm trên một ngọn đồi cao phía trên làng Kala. Những truyền thống như vậy đã có từ lâu đời. Trong suốt lịch sử, toàn bộ cao nguyên Svaneti là nơi cất giấu các di vật và kho báu được mang về từ các vùng đồng bằng trong suốt thời kỳ chiến tranh để bảo vệ an toàn.

Hàng trăm ngọn tháp thời trung cổ "koshkebi" hơn nghìn năm tuổi càng khiến Svaneti giống như sử thi Tolkien hơn là một vùng đất cao nguyên tồn tại giữa châu Âu hiện đại. Sự hoang dã của Svaneti không bao giờ có thể được củng cố bằng một bức tường phòng thủ đơn giản.

Vào thời của họ, những tòa tháp này được coi như một lời cảnh báo tới những kẻ xâm lược, đồng thời cũng là nơi sinh sống của toàn bộ gia đình. Nhiều tòa tháp hiện nay vẫn sừng sững trên cao nguyên Svaneti trong ngôi làng Chazhashi nhỏ bé với khoảng 200 ngọn tháp.

"Koshkebi" - những tháp canh thời trung cổ thể hiện sự mạnh mẽ của người dân bản địa. Ảnh: CNN.

Vào 10 tuần trước Lễ Phục sinh, thời điểm hoàng hôn tối tăm và yên tĩnh kỳ lạ vào tháng Hai, những người đàn ông thường mang theo đuốc tới một nghĩa trang trong làng. Họ sẽ tham gia vào một bữa tối thịnh soạn, cùng nâng ly với những người đã khuất và hát vang những bài thánh ca thiêng liêng, nhảy múa vòng tròn xung quanh lửa trại.

Bữa tiệc được thắp sáng bằng những ngọn đuốc làm từ bạch dương khô với những bình rượu tự làm và đĩa bánh mì được khảm bằng sáp ong trên bàn ăn.

Đây chính là sự kiện đánh dấu khởi đầu của "Lamproba", một nghi lễ hàng năm của người dân bản địa nhằm cầu mong cho một mùa xuân màu mỡ, đồng thời tưởng nhớ ký ức về những người đã khuất.

"Lamproba", một nghi lễ hàng năm của người dân bản địa. Ảnh: georgiaabout.

Ẩm thực cao nguyên

Có thể cho rằng xương sống của nền văn hóa cao nguyên Svaneti chính là ẩm thực - phong phú, đặc trưng và êm dịu. Trong một ngôi trường giáo xứ nhỏ bé ngoài đường quê ở Latali, những người phụ nữ mặc váy dài đến trước những tảng đá mài khi những làn hương thơm của cây caraway (thì là Ba Tư), rau mùi và tỏi bay vào không khí.

Họ đang làm Svanuri marili hay còn gọi là muối Svan theo cách cũ, được xay với tất cả bảy loại gia vị: muối, rau mùi, cỏ cà ri xanh, ớt đỏ nghiền nát, thì là, cánh hoa cúc vạn thọ và hạt thì là Ba Tư hoang dã.

Svanuri marili hay còn gọi là muối Svan. Ảnh: CNN.

Ra đời do nhu cầu tăng cường dự trữ muối, Svanuri marili nhanh chóng trở thành một mặt hàng chủ lực ở Svaneti và Georgia nói chung. Loại muối này thường đựng trong các gói nhựa nhỏ và được bày bán trên khắp cao nguyên và sử dụng rộng rãi trong tất cả các loại thực phẩm của người Svan và Georgia.

Các món ăn được người dân địa phương yêu thích chính là "tashmijabi", một món ăn được nấu từ khoai tây nóng được cuộn lại cùng pho mát cho đến khi hỗn hợp bột nhuyễn cực kỳ co giãn và dẻo quánh lại với nhau.

Phổ biến hơn nữa là "kubdari" - một loại bánh mì nướng mềm nhồi nhân thịt bò, hành tây hầm và gia vị.

"Tashmijabi" - món ăn đặc trưng được người dân địa phương yêu thích. Ảnh: Borjomi.

Bên cạnh đó, "fetviani", một loại bánh mì dẹt phủ pho mát núi mặn và bột kê xanh, hoặc "chvishtari", một loại bánh mì ngô giòn nhồi với các miếng pho mát đều là những văn hóa ẩm thực đặc trưng ở vùng đất cao nguyên Svaneti.

Mai Nguyễn (Theo CNN)









































 

















 

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.