.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

08 tháng 12 2021

Khám phá bất ngờ về bộ râu động vật không hẳn ai cũng biết

 

Robyn A. Grant đã nghiên cứu về râu sư tử biển, cho chúng ta biết nhiều thông tin thú vị hơn về sự tiến hóa, hành vi và hệ sinh thái của giới động vật.

Con người có những đầu ngón tay đáng kinh ngạc. Chúng nhạy cảm và có thể di chuyển qua các vật thể để cảm nhận độ mềm, kết cấu, kích thước và hình dạng của vật. Những chuyển động này vừa phức tạp, vừa mang tính "nhiệm vụ cụ thể". Điều này có nghĩa là bạn dùng các đầu ngón tay áp dụng các chuyển động khác nhau tùy thuộc vào những gì bạn muốn cảm nhận về một đối tượng.

Chúng ta bóp hoặc đẩy các vật thể để đánh giá độ mềm và cảm nhận xung quanh các cạnh của vật thể để đánh giá kích thước và hình dạng. Và nếu bạn muốn cảm nhận kết cấu của một vật thể, bạn sẽ quét các đầu ngón tay của mình lên trên bề mặt đó. Điều này có nghĩa là chúng ta có mức độ kiểm soát cao đối với nhận thức giác quan của mình và chúng ta gọi đây là "cảm giác chạm chủ động".

Tuy nhiên, hầu hết các loài động vật có vú khác không có đầu ngón tay có thể cử động hoặc nhạy cảm như con người. Thay vào đó, chúng có râu, là những sợi lông nhạy cảm chạm gắn trên khuôn mặt và chúng được sử dụng để hướng dẫn vận động, kiếm thức ăn và khám phá các đồ vật.

Các nhà khoa học thần kinh đã nghiên cứu về râu động vật trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là ở chuột thí nghiệm và chuột nhắt, cố gắng tìm hiểu cách thức các tín hiệu từ râu được xử lý trong não. Nhưng giờ đây, ở nghiên cứu mới do chuyên gia Robyn A. Grant đến từ Mỹ thực hiện, chúng ta mới nhận ra rằng, râu cũng được di chuyển với những chiến lược tuyệt vời, giống như những ngón tay của chúng ta.

Chuột cống, chuột nhắt và một số động vật có vú khác có thể di chuyển râu của chúng theo chuyển động quét qua lại được gọi là "đánh râu". Đánh râu qua lại là một trong những chuyển động nhanh nhất mà động vật có vú có thể thực hiện, xảy ra tới 25 lần mỗi giây ở chuột.

Khi chuột tiếp xúc với đồ vật, chúng cũng áp dụng các chuyển động khác của râu. Chúng bao gồm việc chụm râu lại để làm cho nhiều râu tiếp xúc với bề mặt, chạm nhẹ để tạo tín hiệu rõ ràng hơn trên bề mặt và làm chậm chuyển động của râu để chúng tiếp xúc với bề mặt lâu hơn. Nhưng không ai biết liệu động vật có thể điều chỉnh chuyển động của râu đặc biệt cho các nhiệm vụ khác nhau hay không.

Những chuyển động "đặc trưng cho nhiệm vụ" như vậy sẽ là một khám phá thú vị, vì nó sẽ chỉ ra mức độ kiểm soát chính xác đối với các cảm biến và nhận thức của chúng.

Bước đầu tiên để trả lời câu hỏi quan trọng này là chọn một loài ứng cử viên có khả năng cho cuộc điều tra. Theo nhà nghiên cứu Robyn A. Grant, các loài như hải cẩu, sư tử biển có râu đặc biệt dày và dài, khiến chúng dễ đo lường hơn so với râu của các loài động vật có vú nhỏ hơn như chuột.

Chúng cũng có một số râu nhạy cảm nhất so với bất kỳ loài động vật có vú nào — chúng có thể phát hiện kết cấu và hình dạng với độ nhạy tương tự như đầu ngón tay của con người, ngay cả trong nước lạnh khi ngón tay của chúng ta tê liệt. Chúng cũng có thể di chuyển được. Trước đây, nhà nghiên cứu Robyn A. Grant đã phát hiện ra rằng, sư tử biển California thực hiện các chuyển động lớn nhất và có kiểm soát nhất với râu của chúng, khi so sánh với sư tử biển cảng California và sư tử biển Thái Bình Dương.


Đối với nghiên cứu mới, nhóm của Robyn A. Grant đã sử dụng một con sư tử biển tên là Lo để bổ sung đầy đủ cho các thí nghiệm. Lo đã được huấn luyện để hoàn thành nhiệm vụ phân biệt kết cấu mà chỉ sử dụng râu của mình. Lo đã được quay cảnh làm nhiệm vụ hàng nghìn lần, và các vị trí râu và đầu của Lo đã được theo dõi chặt chẽ trong đoạn video.

Nhìn vào dữ liệu và đoạn phim, có thể thấy rõ rằng Lo đã thực hiện các động tác cụ thể với bộ râu của mình. Lo thực hiện các chuyển động quét trên các bề mặt có kết cấu và cảm nhận xung quanh các cạnh của các hình dạng có kích thước khác nhau. Những chiến lược di chuyển cụ thể này cũng được con người sử dụng bằng đầu ngón tay của chúng ta.

Khả năng chuyển đổi chiến lược thăm dò râu ria giữa các nhiệm vụ xúc giác giúp Lo hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Lo đã tìm ra con cá chính xác trong hầu hết các lần thử nghiệm và đưa ra quyết định nhanh chóng trong vòng chưa đầy nửa giây.

Huỳnh Dũng (Theo Phys)

Hàng rong xưa và vài món ăn chơi ở Sài Gòn trước 75.








































































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.