Gừng có thể giảm tiêu chảy, buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và không nên dùng quá 4 gram mỗi ngày.
Gừng là nguồn chất chống oxy hóa tốt, có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus. Nhưng nó không cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất hoặc calo. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, hai muỗng cà phê gừng chỉ cung cấp 4 calo và không có một lượng đáng kể chất dinh dưỡng.
Gừng đã được sử dụng trong nấu ăn và làm thuốc từ thời cổ đại. Nó là biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà phổ biến cho chứng buồn nôn, đau dạ dày và các vấn đề sức khỏe khác. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) xem củ gừng an toàn với khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày không vượt quá 4 gram. Tuy nhiên, FDA không khuyến nghị dùng chất bổ sung gừng.
Hầu hết các nghiên cứu về gừng đã xem xét liều lượng từ 250 miligam (mg) đến một gram, dùng từ 1-4 lần mỗi ngày. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Quốc gia và Công nghệ Thực phẩm của Iran năm 2018 cho thấy, các enzym trong gừng có thể phá vỡ và loại bỏ khí trong đường ruột, giảm cảm giác khó chịu. Gừng giúp tăng cường chuyển động qua đường tiêu hóa, làm giảm hoặc ngăn ngừa táo bón. Gừng cũng có thể tác động có lợi trên men lipase tuyến tụy, hỗ trợ tiêu hóa ở ruột non.
Một đánh giá năm 2020 của Cao đẳng Dược - Đại học Quốc gia Seoul (Hà Quốc) và Khoa Y, Đại học Quốc gia TP HCM chỉ ra, gừng có thể giúp giảm ốm nghén và giảm buồn nôn sau khi điều trị ung thư. Một đánh giá năm 2016 của Tây Ban Nha cho thấy, hai hợp chất gingerols và shogaols có mùi thơm có thể hiệu quả trong việc ngăn ngừa buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, số lượng của các hợp chất này có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng loại gừng. Theo các nhà nghiên cứu, gừng khô, tiếp theo là gừng tươi và trà gừng bột có nồng độ gingerol cao nhất.
Trà gừng có thể làm dịu các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. (Ảnh: Freepik)
Gừng an toàn và được dung nạp tốt, ít rủi ro liên quan cho người bệnh đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Nếu tiêu chảy biến mất sau khi dùng 0,5 gram gừng thì không cần tăng liều lượng. Giống như các biện pháp tự nhiên, gừng không phải là phương pháp điều trị dứt điểm các vấn đề về đường tiêu hóa và không thể thay thế cho thuốc điều trị. Tiêu chảy nặng có thể gây mất nước và người bệnh cần thăm khám sớm.
Gừng có thể có nhiều công dụng giảm tiêu chảy như giảm ốm nghén, say tàu xe, ngộ độc thực phẩm. Một nghiên cứu tổng hợp phân tích trên 576 người lớn bị ung thư phát hiện ra, dùng liều lượng 0,5 gram và một gram gừng có hiệu quả nhất trong việc giảm buồn nôn.
Cách tốt nhất để hấp thụ gừng là ở dạng tự nhiên, phổ biến là uống trà gừng.Bạn có thể mua nước gừng, trà gừng tại các cửa hàng hoặc tự pha tại nhà. Bạn nên chọn củ gừng tươi và cạo 1,5 thìa cà phê gừng tươi, đun sôi 4 cốc nước và cho thêm gừng vào nước. Sau đó, bạn tắt bếp và để gừng ngâm trong khoảng 5-10 phút, lọc lấy nước bỏ gừng. Bạn chờ nước nguội hoặc cho vào tủ lạnh để thưởng thức dần.
Gừng có vị nồng, có thể thêm mật ong hoặc chanh để cải thiện hương vị, dễ uống hơn. Ngoài những tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, gừng còn có thể giảm viêm, giảm đau, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư... Tuy nhiên, trước khi thêm gừng vào chế độ ăn uống hoặc dùng thực phẩm bổ sung gừng, nhất là phụ nữ mang thai và cho con bú, người có tiền sử dị ứng thực phẩm nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Bởi một số chất bổ sung có thể tương tác với thuốc.
Một số công dụng của gừng
- Làm ấm tim, mạnh phổi, tráng dương, có thể giúp "hâm nóng" cho các cặp vợ chồng lớn tuổi. Món ốc hương hấp chấm nước mắm gừng là một ví dụ.
- Người bị say tàu xe trước khi lên tàu, nếu ăn một củ gừng tươi bằng ngón tay cái, sẽ ngăn được nôn mửa. Y học cổ truyền thì cho rằng, chỉ cần dùng vài lát gừng tươi buộc vào cổ tay, chỗ lằn xếp sát gốc phía lòng bàn tay cũng ngăn được chứng bệnh khó chịu này. Đó là do gừng có thể làm êm dịu dạ dày. Đặc tính này của gừng cũng được các nhà khoa học Anh khẳng định qua cuộc thí nghiệm trên 60 phụ nữ. Trước cuộc phẫu thuật, họ được cho uống bột gừng và kết quả là họ đã không bị đau dạ dày trong khi giải phẫu.
- Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên (kể cả viêm họng): Dùng gừng tươi và củ cải trắng (hai phần bằng nhau), giã nát với ít muối để ngậm hoặc vắt lấy nước nhỏ mũi ngày 3 lần. Có thể cho người bị cảm mạo, ho hen, viêm họng... ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.
- Với người bị trúng gió nặng đến mức á khẩu: phương pháp cấp cứu hữu hiệu là cạy miệng nạn nhân, đổ nước gừng tươi vào. Gừng cũng được dùng để đánh gió. Do không làm trầy xước da mà lại có tính sát trùng da và làm ấm, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.
- Bong gân, bầm, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ khỏi. Dùng gừng tươi giã nát ngâm với rượu để xoa bóp có thể làm giảm cơn đau nhức các loại.
- Việc ướp gừng trong 30 phút trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển như các ngừ, cá nục) không chỉ làm tăng mùi thơm mà còn giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của cá, thịt nữa. Đó là do trong gừng có một enzym phân giải protein.
- Khả năng miễn dịch: Gừng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạn chống lại cảm lạnh, cảm cúm cũng như những căn bệnh khác. Chỉ cần một củ gừng mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ và đau tim vì chúng giúp ức chế chất béo tích tụ thường gây tắc nghẽn động mạch. Bạn có thể uống trà gừng hoặc sử dụng gừng như một loại gia vị trong các món ăn vài lần mỗi tuần. Như vậy là bạn đã có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các căn bệnh nghiêm trọng.
- Đau đầu: Gừng có thể giúp giảm đau đầu, thậm chí là cả chứng đau nửa đầu. Với chứng đau đầu, bạn không cần phải ăn hay nhai gừng. Thay vào đó, bạn có thể khuấy bột gừng với nước thành một hỗn hợp sệt và đắp lên trán. Nó sẽ giúp giảm viêm trong mạch máu từ đó làm giảm cơn đau đầu. Nhiều người cảm thấy đau đầu khi trời lạnh, chủ yếu là do viêm xoang, và cách trên sẽ có thể giúp họ tận hưởng mùa đông mà không lo cơn đau đầu ập đến vào mỗi buổi sáng.
- Đau bụng kinh: Sử dụng gừng để làm trà có thể giúp làm giảm cơn đau bụng kinh. Bạn có thể mua trà gừng hoặc làm từ gừng tươi và ngâm trong 10 phút. Uống vài lần mỗi ngày trong suốt kỳ kinh sẽ khiến những cơn đau biến mất, đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn cũng có thể giúp họ cảm thấy đỡ hơn.
- Vết thương ngoài da: Gừng có tính kháng khuẩn mạnh nhờ đó giúp chữa lành vết cắt hoặc vết thương trên da nhanh hơn nhiều. Bạn không cần phải đắp gừng lên vết thương thì chúng mới có tác dụng. Chỉ cần uống trà gừng, hoặc thêm gừng vào các món ăn hằng ngày là vết thương đã có thể hồi phục nhanh chóng. Cũng nhờ tính kháng khuẩn mà gừng cũng có thể giúp chữa lành những vết thương bị nhiễm trùng.
- Sốt và ớn lạnh, rét run: Khi bị cảm, các cơn sốt thường kèm hiện tượng ớn lạnh và rét run, nhưng sẽ chẳng lo gì nếu bạn uống một ít trà gừng mỗi ngày. Vì gừng giúp kích thích tiết dịch nhầy nên sẽ giúp bạn giảm nghẹt mũi. Ngoài ra, uống trà dừng trước khi triệu chứng sốt và ớn lạnh xuất hiện sẽ giúp ngăn chặn chúng xảy ra. Bạn hoàn toàn có thể mua trà gừng từ những cửa hàng bán sản phẩm tự nhiên hoặc tự làm, cả hai đều có thể giúp đánh bay những cơn sốt kèm ớn lạnh, rét run
Những cách sử dụng gừng sai gây nguy hiểm cho sức khỏe
- Ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…
- Dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.
- Ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Chú ý: Không nên ăn gừng gọt vỏ. Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Những người sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc chữa bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng gừng.
Những người không nên sử dụng gừng
Người bị rối loạn máu
Gừng làm tăng lưu lượng và thúc đẩy lưu thông máu, vì vậy gừng rất tốt cho những người mắc bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh động mạch ngoại biên hoặc bệnh Raynaud (một bệnh mạch máu). Tuy nhiên, nhưng người mắc bệnh rối loạn máu đông không nên sử dụng gừng khiến bệnh tình thêm tồi tệ.
Đây là bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm khả năng đông máu, nghĩa là chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn tới tử vong nếu không cầm máu kịp thời.
Do đó, gừng có thể làm mất tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh này và khiến bệnh tình thêm trầm trọng, thậm chí là gây xuất huyết, dẫn đến tử vong.
Khi dùng một số loại thuốc
Những người sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc chữa bệnh tiểu đường nên tránh xa gừng vì loại củ này có thể làm suy yếu tác dụng của thuốc.
Sự kết hợp giữa gừng với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế beta (thường được sử dụng trong các bệnh tim mạch) hoặc thuốc insulin (điều trị bệnh tiểu đường) cũng có thể gây hại cho cơ thể.
Cụ thể, gừng có khả năng gây loãng máu, làm giảm huyết áp và đặc tính của những loại thuốc này.
Người thiếu cân
Gừng là một gia vị tự nhiên tuyệt vời cho những người muốn giảm cân vì nó có khẳ năng làm tăng độ pH trong dạ dày và kích thích các enzym tiêu hóa. Từ đó, gừng có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn và kích thích đốt cháy chất béo.
Những người bị thiếu cân nên tránh dùng gừng cũng như những sản phẩm bổ sung có chứa gừng.
Phụ nữ mang thai
- Trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ nên tuyệt đối tránh dùng gừng.
Gừng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung dẫn đến sinh non. Đặc biệt là trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ nên tuyệt đối tránh dùng gừng.
Bạn có thể sử dùng gừng để làm giảm tình trạng ốm nghén, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Nếu bạn thuộc một trong những nhóm người nêu trên, bạn có thể thay gừng bằng ớt ngọt, bột ớt đỏ.
Bà Milka Raicevic, nhà dinh dưỡng học nổi tiếng trên thế giới nói rằng tác dụng của ớt cũng tương tự như gừng. Bạn có thể sử dụng bột ớt nếu thích ăn cay hoặc dùng ớt ngọt nếu không muốn dùng gừng.
Theo Trí Thức Trẻ/vnreview
Nghẹn cổ,
sái cổ, chuột rút, tê chân… thi thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện,
nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, thực ra
chỉ cần một vài mẹo nhỏ là bạn có thể “thoát nạn” trong gang tấc, còn chờ gì mà
không xem thử nhỉ?
Dưới đây
là chia sẻ một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống. Nó hoàn toàn là
tri thức để có thể cứu người.
1. Phương thức xử lý khi bị nghẹn đồ
vật – Chỉ cần “giơ tay lên”
Tại nước Mỹ,
một cậu bé 5 tuổi đã cứu sống bà ngoại mình khỏi nghẹn bằng cách thức rất đơn
giản, đó là “giơ tay lên”.
Bà của
Michelle Stewart, 56 tuổi, vừa xem tivi vừa ăn thạch, khi quay đầu lại, một mảnh
thạch bị mắc kẹt trong cổ họng. Bà cố gắng bóp bụng để tự giúp mình, nhưng
không có kết quả.
Sau đó cậu
cháu hỏi: “Bà ơi, bà nghẹn à?”. Bà vẫn nói không ra lời: “Chắc là bà đang nghẹt
thở, bà ơi, giơ hai tay lên, giơ hai tay đi”. Bà cậu đành nghe theo, kết quả thật
sự nhổ được cục thạch ra. Cậu bé lúc ấy rất bình tĩnh, cậu còn khoe với bà rằng
đây là điều mình được học trong trường.
2. Bị sái cổ
Bạn thỉnh
thoảng có bị cứng cổ khi thức dậy buổi sáng không? Là sái cổ.
Một khi bị
sái cổ, bạn xử lý như thế nào?
Đơn giản
thôi, bạn chỉ cần nhấc chân lên!
Kéo ngón
chân cái ra, lấy tay xoay tròn từ từ theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều
kim đồng hồ.
3. Chuột rút ở chân
Khi chân
trái bị chuột rút thì giơ tay phải lên, ngược lại thì giơ tay trái trong khi
chuột rút chân phải của mình, ngay lập tức nhẹ nhàng.
4. Tê chân
Nếu tê
chân trái, dùng sức vung tay phải của bạn. Nếu chân phải bị tê thì dùng sức
vung tay trái.
5. Chiếc kim khâu gia dụng cũng có
thể trở thành dụng cụ hữu ích trong việc cứu người. Vì cha mẹ già, ta cần nhất
định nhớ kỹ 3 phép cứu mạng dùng kim khâu quần áo.
• Đầu
tiên, liệt nửa người hay bán thân bất toại (không phân biệt xuất huyết
não hay tắc máu), mắt miệng nghiêng lệch, ngay lập tức lấy kim khâu quần áo
châm vào điểm thấp nhất dái tai bệnh nhân, đến khi nhỏ ra một giọt máu, bệnh
nhân ngay lập tức được phục hồi, hơn nữa có thể không để lại bất kỳ di chứng
nào.
• Thứ
hai, bệnh tim đột tử phát sinh, lập tức cởi bít tất người bệnh, tương
tự lấy kim châm lên mười ngón chân, ra một giọt máu, lần lượt bóp hết mười ngón
chân, người bệnh có thể lập tức tỉnh táo lại.
• Thứ
ba, dù là hen suyễn thở khò khè hay viêm thanh quản cấp tính các loại…
phát hiện người bệnh thở không ra hơi, đến mức mặt đỏ tía tai, hãy nhanh chóng
dùng kim châm lên chóp mũi, rồi thì có thể bóp ra hai giọt máu đen (máu độc).
Ba phương
pháp “hồi dương cứu nghịch” trên không có bất kỳ nguy hiểm gì, hãy yên tâm là
có hiệu quả trong vòng 10 giây.
Một lòng
hiếu thảo mà chia sẻ. Hãy ghi nhớ! Đừng chỉ lưu trong điện thoại, trong tình thế
cấp bách đừng ngại lấy ra thử một lần!
Chuyện Đường Fructose Và Sức Khỏe.
Từ lâu các nhà dinh dưỡng cũng như Hiệp Hội Tiểu Đường thường khuyến cáo chúng ta nên sử dụng đường fructose để thay thế đường trắng sucrose và saccharose, nhưng một số nhà khoa học ngày nay đã thay đổi cái nhìn...
Các nhà khoa học đều nhìn nhận đường là một chất không thể thiếu được trong một chế độ dinh dưỡng quân bình.
Tuy nhiên một sự thặng dư đường có thể là đầu mối của biết bao nhiêu là bệnh tật như béo phì, tim mạch, và tiểu đường...
Có rất nhiều loại đường trên thị trường với những danh xưng tuy khác nhau nhưng có cùng chung một đặc tính là tạo vị ngọt.
Vậy đường fructose là gì?
Đây là đường của trái cây.
Fructose có chỉ số đường huyết (index glycémique hay IG) rất thấp, lối 22 nên làm tăng glucose trong máu lên chậm so với đường sucrose (đường mía) có IG lối 67.
IG là vận tốc chuyển hóa của một chất bột đường carbohydrate ra thành glucose để được hấp thụ vào máu. IG càng cao, đường huyết càng tăng nhanh.
Về mặt tạo năng lượng, 1 gram fructose cho ra 3 Calories trong khi 1 gram sucrose tạo ra 4 Calories.
Trong cơ thể, năng lượng dư thừa sẽ được chuyển ra thành mỡ.
- Fructose thiên nhiên trong trái cây chiếm một tỉ lệ không đáng kể. Nếu sử dụng một cách bình thường sẽ không hại gì đến sức khỏe.
Trong rau quả, fructose (và một vài loại đường khác) luôn luôn phối hợp với một số dưỡng chất khác để giúp cho việc hấp thụ được dễ dàng.
Lấy thí dụ, các chất xơ trong trái cây làm chậm lại sự hấp thụ của đường, cũng như sự hiện diện của các bần tố oligoéléments như chrome, magnesium sẽ giúp vào tác động chuyển hoá của đuờng.
- Fructose tự do là dạng đường được cho thêm vào (added sugar) trong thức ăn thức uống để tạo vị ngọt. Người ta sử dụng đường Fructose cao của sirop bắp ( high fructose corn sirup hay HFCS).
Tại Canada , kỹ nghệ thực phẩm cố tình tránh né danh từ HFCS, và họ thay thế bằng cụm từ Sugar/glucose-fructose trên các nhãn hiệu của sản phẩm (bạn có thể thấy trên phần ingredients của nhãn hiệu : Coca Cola, Pepsi Cola, 7 Up, Chocolate, soda, nutri bar và trong hầu hết các loại thức ăn thức uống ngọt).
HFCS được cho thêm vào sản phẩm để tạo vị ngọt nhưng không có kèm theo những dưỡng chất khác để giúp vào tác động chuyển hóa.
Ảnh hưởng của fructose trên sức khỏe
Một sự tiêu thụ bình thường fructose sẽ không có hại gì nhưng ngược lại, một sự thặng dư hay tiêu thụ quá tải đường fructose dưới dạng sirop bắp hay HFCS sẽ là nguyên nhân của nhiều thứ bệnh tật như tim mạch, béo phì và tiểu đường type 2.
Thông thường thì chất bột đường carbohydrate tiêu thụ sẽ được chuyển ra thành đường dơn glucose. Vào máu, glucose sẽ kích thích tuyến tụy tạng pancreas tiết hormone insuline giúp đem glucose vào tế bào để tạo năng lượng đồng thời cũng giúp vào việc điều chỉnh đường huyết glycémie ở mức độ thích hợp.
Riêng fructose được chuyển hóa tại gan. Một sư tiêu thụ quá nhiều fructose sẽ làm cho gan không chu toàn được nhiệm vụ tạo năng lượng và thay thế vào đó là sự tạo ra những chất mỡ xấu triglycerides và được thải vào máu. Đây là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.
Cá loại thức uống ngọt như Soda, Coca, Pepsi, 7 Up đều có chứa rất nhiều đường fructose dưới dạng HFCS.
Từ hơn 20 năm nay HFCS đã được kỹ nghệ thực phẩm sử dụng hết sức rộng rãi trong thức ăn thức uống sản xuất theo lối công nghiệp.
Vào cơ thể HFCS sẽ tạo ra các chất reactive carbonyls và làm tổn hại tế bào bêta của tụy tạng (nơi sản xuất insuline) và dẫn tới bệnh tiểu đường type 2.
Các thí nghiệm sơ khởi ở người cho thấy, fructose cũng làm tăng cân, gây béo phì do tác dụng xấu trên liều lượng của hai loại hormones liên hệ đến sư no satiety và sự đói bụng appetite.
Đó là hormone leptin và hormone ghrelin.
Một khảo cứu của Gs Luc Tappy, Lausanne Univ School of Biology & Medicine Thụy Sĩ cho thấy ảnh hưởng chuyển hóa đường fructose có hơi khác biệt tùy theo giới tính.
http://www.reuters.com/
12 tham số parameters chuyển hóa fructose (như tăng triglyceride, tăng glucose...) xuất hiện nhanh hơn ở nhóm thanh niên so với nhóm phụ nữ tham dự trong cuộc thí nghiệm.
The 8 men and 8 women did not participate in sports or exercise while following either the "control" diet or the diet that included a lemon-flavored drink containing 3.5 grams of fructose.
"The fructose load used in this study was quite large (corresponding to several liters of sodas per day)," noted Tappy. He and colleagues tested 12 fasting metabolic parameters the day after participants completed each diet, they report in Diabetes Care.
In the men, fructose supplementation caused significant increases in 11 of the 12 factors, including a 5 percent increase in fasting glucose and 71 percent increase in triglyceride levels.
By contrast, women showed a 4 percent increase in glucose and a "markedly blunted," 16 percent increase in triglycerides after the high fructose diet, the investigators said. Overall, the women showed significant increases in only 4 of the 12 factors tested.
Vậy tại sao có sự thặng dư fructose?
Vấn đề thặng dư ở đây là do fructose tự do mà ra. Đó là fructose cao của sirop bắp (HFCS) được cho thêm vào thức ăn hoặc thức uống để tạo vị ngọt.
Trước những năm 70, Hoa Kỳ sử dụng toàn đường mía và đường củ cải (sucrose- saccharose), nhưng từ những năm 80 chánh phủ Hoa Kỳ cho tăng giá đường lên và đồng thời họ cho tài trợ ngành trồng bắp trong xứ. Nhờ đó mà giá bắp được giữ thật thấp.
Kỹ nghệ thực phẩm không còn cách nào khác hơn là phải chọn nguồn đường rẻ tiền được sản xuất từ bắp. Đó là lý do xuất hiện đường fructose cao của sirop bắp (HFCS).
HFCS là một loại đường dễ hòa tan, dễ sử dụng và đồng thời nó cũng có thời hạn dùng (shelf life) dài hơn so với các loại đường khác.
Đường fructose cao của sirop bắp (HFCS) có ích lợi gì?
HFCS có thể được chế biến thành nhiều loại đường có độ ngọt khác nhau bằng cách cho thay đồi tỉ lệ glucose-fructose.
Thông thường, trái cây có chứa một tỉ lệ glucose - fructose bằng nhau 50/50, nhưng hầu như kỹ nghệ nước ép trái cây thường có khuynh hướng cho thêm fructose cao HFCS trong sản phẩm để giúp tăng độ ngọt lên.
Cách sản xuất đường high fructose corn syrup (HFCS)
High-fructose corn syrup is produced by milling corn to corn starch, then further processing the corn starch to yield corn syrup, which is almost pure glucose. Enzymes are then added to change the glucose into fructose. The process is complex and requires numerous enzymatic additions, along with other sugars, in multiple stages to break down the sugar chains and convert them to fructose and glucose. This yields HFCS 90 (90 percent fructose). The other common formulations, noted above, are produced by combining the HFCS with desired proportions of 100 percent glucose corn syrup
1-Enzyme alpha amylase được cho tác động vào tinh bột bắp (corn starch) để cho ra đường oligosaccharide (chuỗi ngắn)
2-Enzyme glucoamylase, sản xuất từ nấm Aspergillus được trộn vào để làm lên men đường và cuối cùng có được đường đơn glucose.
3-Enzyme xylose isomerase(aka glucoseisomerase) chuyển glucose ra thành một hổn hợp gồm có 42% fructose và 50-52% glucose.
Độ ngọt thay đổi tùy theo tỉ lệ glucose-fructose.
Sau đây là những loại đường HFCS thông dụng nhất:
-HFCS 55: thấy trong các loại nước ngọt. Có độ ngọt tương tợ đường cát sucrose. Chứa 45%glucose và 55% fructose
-HFCS 42 thấy trong các loại bánh ngọt. Ít ngọt hơn đường sucrose.Chứa 58%glucose và 42% fructose
-HFCS 90 ngọt hơn đường sucrose. Chứa 10% glucose và 90% fructose. Thông thường thì HFCS 90 được trộn chung với HFCS 42 để tạo ra HFCS 55 là loại đường thông dụng trong kỹ nghệ nước ngọt.
HFCS thừa thắng xong lên
HFCS có thể được gọi bằng nhiều thên khác nhau tùy theo quốc gia.
Chẳng hạn như Isoglucose, maize syrup, glucose- fructose syrup (Anh Quốc) và tại Canada là Sugar/Glucose-fructose.
Tại Âu châu HFCS bị chi phối bởi luật hạn ngạch (quota) trong sản xuất. Năm 2005 quota của fructose cao là 303 000 tấn so với 18,6 triệu tấn đường các loại được sản xuất từ 1999 đến 2001. Rõ ràng là Liên hiệp Âu châu không có sử dụng HFCS để thay thế đường trắng trong một phạm vi rộng lớn.
Tại Nhật bản, HFCS chiếm ¼ trong tổng số đường sử dụng.
Hoa kỳ, năm 2008 mỗi người dân tiêu thụ 17.1 kg HFCS/năm so với 21.2kg đường cát sucrose.
Sản phẩm nào có chứa đường fructose cao (HFCS)
HFCS được thấy trong trong các loại nước ngọt như Coca, Pepsi, Seven Up, soda, iced tea, chocolate, yogurt, bánh mì sandwich, ketchup, tomato soup, cereal, thỏi cớm ngọt (energy bars, barres tendres, chewy granola bars), trong các loại bánh kẹo, và trong mật ong (honey) được pha HFCS một cách bất hợp pháp v,v…
Bằng chứng khoa học cho chúng ta biết gì?
- Jean-Yves Dionne,Pharm. Le fructose au banc des accusés
http://www.jydionne.com/le-
· Thí nghiệm ở chuột được cho uống nước có pha HFCS cho thấy có sư gia tăng việc tổng hợp chất lipid, tăng mỡ triglycerides trong máu, gây ra tình trạng đề kháng insuline (insuline resistance) và con vật trở nên mập phì (obesity), đặc biệt là vùng bụng.
TThí nghiệm ở người : có 2 nhóm
-nhóm I : uống nước có fructose
-nhóm II : uống nước có glucose nhưng không có fructose
Sau 10 tuần thí nghiệm, nhóm I bị béo phì ra, cholesterol xấu LDL tăng cao, tăng triglycerides trong máu, và tăng triglycerides sau bữa ăn.
Nhiều nhà khoa học cho rằng chính HFCS thêm trong thức ăn, nước uống là thủ phạm làm tổn thương gan,gây ra bệnh lý gan hóa mỡ (stéatose) mà có người còn gọi bằng cái tên tiểu đường gan (diabète du foie)
Nhóm I Nhóm II
Fructose | Glucose | |
Tour de taille, vòng eo bụng | + 1,9% | + 1,7% |
Gras abdominal, mỡ bụng | + 8,6% | + 4,8% |
Gras viscéral,lớp mỡ nội tạng | + 14% | + 3,2% |
Mauvais cholestérol (LDL) cholesterol xấu | + 14% | + 3,6% |
Triglycérides sanguins, trong máu | + 18% | + 2,5% |
Triglycérides après les repas, sau bữa ăn | + 38% | + 9.8% |
-Thí nghiệm của Duke UniversityMedical Center cho biết việc sử dụng HFCS một cách thái quá sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng xơ gan ở những người nằm trong diện non alcoholic fatty liver disease (NAFLD).
Bệnh lý nầy thường xảy ra ở lối 1/3 người trưởng thành tại Hoa Kỳ.
HFCS linked to liver scarring
http://ondemand.duke.edu/
-Princeton University. A sweet problem:Princeton researchers find that high fructose corn syrup (HFCS) prompts considerably more weight gain.
http://www.princeton.edu/main/
Kết luận
Vấn đề fructose còn rất nhiều nghi vấn.
Cộng đồng khoa học chưa hoàn toàn thống nhất ý kiến với nhau.
Nên nhớ là các lobby của kỹ nghệ đường cũng nặng kí lắm và có nhiều thế lực.
Mỗi khi có một nghiên cứu nào nói lên điều bất lợi về một loại đường thì vài năm sau thế nào cũng sẽ xuất hiện ra những khảo cứu phản biện lại.
Xem link dưới đây phản biện lại thí nghiệm của Princeton University:
Marion Nestle. HFCS makes rats fat?
http://www.foodpolitics.com/
http://www.protegez-vous.ca/
Theo người gõ thì bất cứ một loại đường nào nếu bị lạm dụng, ăn quá nhiều, quá hảo ngọt cũng đều có hại cho sức khỏe hết.
Đây cũng là ý kiến của một nhà bác học lỗi lạc của Thụy Sĩ vào thế kỷ 15, đó là Bác sĩ Paracelse “ Chính liều lượng làm nên chất độc. « C’est la dose seule qui fait le poison ».
Tránh bớt việc ăn quá ngọt, nên đọc kỹ nhãn hiệu. Phần Ingredients : các danh từ tận cùng bằng OSE là đường. Glucose-fructose, corn syrup, honey…đều có chứa fructose.
Tiết chế bớt việc ăn uống, tập thể dục thường xuyên và nên theo đuổi một nếp sống lành mạnh là điều cần thiết đối với tất cả mọi người bất kể nam, phụ, lão, ấu.
“Muốn giữ gìn sức khỏe cho thật tốt, thật không có bí quyết nào cả, ngoài việc có một cuộc sống bình thường và tiết độ” Tâm Pháp Khí Công (2010) trang 143, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, San José,CA.
Thấy thì dễ òm, nhưng thực hiện được hay không còn là một chuyện khác./.
Lucy Crain, MD. The villain in the obesity epidemic: Is high fructose the culprit?
While there is a provocative temporal association of HFCS with the growing epidemics of obesity and type II diabetes, there are confounding covariables that make it difficult to label this food and drink sweetener as the prime culprit in the epidemics.
Selective elimination of HFCS from anyone’s diet is challenging, as it is contained in almost all U.S.-produced processed or prepared foods and is difficult to avoid if one eats out. Cautious reading of labels of any frozen, baked, or canned goods to prevent consumption of items containing HFCS is encouraged, along with exercise, well-balanced meals, and healthy lifestyles.
Lucy Crain, MD, MPH,FAAP, is a member of the SFMS Board of Directors and a First Five San FranciscoCounty Commissioner.
Tham khảo
1.Bergheim I, Weber S, Vos M, et al. Antibiotics protect against fructose-induced hepatic lipid accumulation in mice: role of endotoxin. J Hepatol. 2008 Jun;48(6):983-92.
2. Stanhope KL, Schwarz JM, Keim NL, et al. Consuming fructose-sweetened, not glucose-sweetened, beverages increases viscéral adiposity and lipids and decreases insulin sensitivity in overweight/obese humans. J Clin Invest. 2009 Apr 20. pii: 37385. doi: 10.1172/JCI37385.
3. Stanhope KL, Havel PJ. Endocrine and metabolic effects of consuming beverages sweetened with fructose, glucose, sucrose, or high-fructose corn syrup. Am J Clin Nutr. 2008 Dec;88(6):1733S-1737S.
4. Collison KS, Saleh SM, Bakheet RH, et al. Diabetes of the Liver: The Link Between Nonalcoholic Fatty Liver Disease and HFCS-55. Obesity (Silver Spring). 2009 Mar 12. [Epub ahead of print]
5.Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh. Hảo Ngọt
http://www.vietbao.com/?ppid=
6- Ts Mai Thanh Truyết. Đường thay thế
http://www.yduocngaynay.com/8-
7.Luc Tappy & Kim Anne Lê, Lausanne, Switzerland. Metabolic effects of fructose and the
Worldwide increase in obesity
http://physrev.physiology.org/
Nguyễn Thượng Chánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét