Con người
ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử?
Sinh,
Trụ, Hoại, Diệt là
định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.
Cây cối
đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào
mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới
mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ
tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.
Ðời người
là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối
bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn
lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm
sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay
buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải
bôn ba vất vả mới làm ra được..
Ðời người
như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short. (cuộc đời
quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền,
lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.
Cũng ít ai
sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìa. Ðến khi mái tóc
đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn
phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng.
Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên
cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì
không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được
vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm.
Người VN
mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên
miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám
vui chơi huởng thụ như người Âu Mỹ..
Suốt đời
cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì
để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.
Người
xưa đã nói:
Một năm được
mấy tháng xuân
Một đời phỏng
được mấy lần vinh hoa
Và:
Chẳng ăn,
chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ
lấy của trời làm chi
Bẩy mươi
chống gậy ra đi
Than thân
rằng thuở đương thì chẳng chơi
Con
người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm
những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên
nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến
bệnh tâm thần.
Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả
mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi
cạnh đống tro
Ít ăn, ít
mặc, ít lo, ít làm
Ðời người
sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm
cụi cả ngày lẫn đêm
Hoặc là
Ăn con
cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn
con bò, mà lo mất ngủ.
Người xưa
tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi
đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy
mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta
có mấy ai mà sống được tới 70).
Ngày
nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh,
và thoải mái hơn.
Những phát
minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà
người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay
người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là
hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống.
Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.
Tâm
thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những
điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung
quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng
may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự
lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này,
thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn
bè.
Già
thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau
có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những
người xung quanh.
Ở đời
mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với
những người xung quanh.
Biết đủ
thì đủ (Tri túc, tiện túc).
Người
ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng
Đế.
Vậy thì
hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được : Ðời
sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với
cuộc SỐNG
NGUỒN INTERNET
Làm người thú vị - Vì sao bạn thông minh nhưng vẫn tẻ nhạt?
Không phải ai thông minh cũng thú vị, đặc biệt là những người mắc những thói quen sau.
Sự thú vị giống như hành trình khám phá một thị trấn cổ hơn là lái xe trên xa lộ. Chúng không phải là cách chúng ta đi từ điểm A đến điểm B. Cũng không phải là hành động chứng tỏ quan điểm hoặc bắt người khác phải "nuốt trôi" ý kiến của mình. Sự thú vị càng không phải là buổi thuyết giảng hay diễn thuyết chính trị.
Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư duy sáng tạo Edward de Bono định nghĩa, sự thú vị là cùng nhau khám phá những điều thú vị. Sự thật đơn giản này không phải ai cũng biết và làm được, đặc biệt là những người thông minh có thói quen phức tạp hóa vấn đề.
Trong cuốn Làm người thú vị, Giáo sư Edward de Bono đã chỉ ra, một đầu óc khôn ngoan cũng có thể trở nên tẻ nhạt, tẻ nhạt cực kỳ nếu mắc phải những thói quen sau:
1. Phê phán người khác
Một số người thông minh mắc kẹt trong "cái bẫy thông minh" của chính mình. Họ tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của tư duy phản biện (critical thinking), tin rằng chỉ cần có khả năng đánh giá và phê phán là đủ. Đây là những người sẵn sàng phê phán người khác nhưng khổ nỗi, lại chẳng giỏi khái quát vấn đề.
Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố. Sáng hôm sau, trong lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
"Tấm vải bẩn thật!", cô vợ thốt lên. "Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn". Người chồng nghe thấy và im lặng. Hằng ngày, người vợ vẫn thốt lên những lời bình phẩm mỗi khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: "Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?"
Người chồng đáp: "Không ai cả. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy".
Rõ ràng, biết chắt lọc và phê phán là tốt, nhưng xã hội sẽ rất khó vận động nếu bạn chỉ chăm chăm phê phán người khác.
Theo chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư duy sáng tạo Edward de Bono, phê phán là yếu tố cần thiết của quá trình tư duy, giống như bánh xe trái phía trước giữ vai trò quan trọng đối với ô tô. Nhưng một chiếc ô tô không chỉ cần mỗi bánh xe trái phía trước. Ngoài tư duy phản biện, chúng ta cần cả quá trình vận hành, xây dựng và sáng tạo của tư duy.
Nếu bạn nghĩ phê phán người khác giúp bản thân tạo hình ảnh "thông minh hơn người" thì bạn nhầm to. Đối phương không chỉ không ngưỡng mộ trí thông minh của bạn, mà còn cảm thấy nhạt nhẽo và bế tắc mỗi khi bạn cất lời.
2. Thao thao bất tuyệt
Một cuộc trò chuyện thú vị đòi hỏi sự tương tác của hai bên. Chính những điều xảy ra trong tâm trí người nghe mới là thứ khiến họ bị thu hút hơn là những thứ diễn ra trong đầu người nói.
Có một câu chuyện kể về một vị giáo sư người Ý. Ông bận rộn đến nỗi mỗi lần lên lớp, ông đặt một chiếc máy ghi âm phát nội dung bài giảng lên bàn rồi đi làm việc khác.
Một ngày nọ, vị giáo sư quay lại giảng đường sớm hơn dự định. Điều đập vào mắt ông là giảng đường trống trơn, không còn một sinh viên nào trong lớp. Thay vào đó, trên mỗi bàn đặt một chiếc máy ghi âm đang ghi lại nội dung phát ra từ chiếc máy của ông.
Cách giảng dạy của vị giáo sư trên giống với cách trò chuyện của một số người thông minh hiện nay. Khi nói chuyện với họ, bạn có cảm giác họ bày suy nghĩ ra trước mặt như thể đang đưa cho bạn một cuốn sách và bảo "Đọc đi". Không hề có sự tương tác. Và lúc đó bạn chỉ còn cách chịu đựng hoặc bỏ ngoài tai.
Lời khuyên ở đây là hãy tìm cách ngắt lời đối phương để đặt câu hỏi. Chính sự tương tác và tạo ra các quan điểm khác nhau sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn. Không có sự tương tác thì bạn sẽ có một bài giảng.
Đối với những người có thói quen thao thao bất tuyệt, thi thoảng hãy ngừng câu chuyện lại để xem thính giả của bạn có hứng thú hay không. Khi bạn nhìn thấy một tia hứng thú trong mắt người nghe, hãy tìm cách vun đắp nó. Nếu không có dấu hiệu nào như vậy, hãy thử những cách tiếp cận khác.
3. Chỉ nói những điều bản thân biết
Có một số người rất thông minh nhưng lại chỉ thông minh trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Họ học lối tư duy cần có trong lĩnh vực đó nhưng lại không có kỹ năng tư duy tổng quát.
Giáo sư Edward nhận ra, những người này luôn tỏ ra hào hứng khi nói về chuyên môn của mình, nhưng lại lảng tránh khi có ai bàn về những lĩnh vực khác. "Nếu bạn có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực, điều đó là lợi thế giúp cuộc trò chuyện sôi nổi hơn. Nhưng đôi khi mọi thứ sẽ rất nhàm chán nếu bạn cứ cố lái cuộc chuyện trò xoay quanh lĩnh vực đó mãi", ông viết.
Danh họa Leonardo da Vince từng nói: "Kiến thức ít ỏi khiến người ta kiêu ngạo, kiến thức phong thú khiến người ta khiêm tốn". Lời khuyên dành cho bạn là hãy học cách lắng nghe người khác và chấp nhận sự thật rằng còn nhiều điều trên đời chúng ta chưa biết hết.
Việc phô bày hiểu biết có thể khiến bản thân cảm thấy tự hào, nhưng hành trình khám phá quan điểm của người khác còn thú vị hơn nhiều.
4. Phức tạp hóa vấn đề
Có nhiều người thông minh có khả năng biến những điều đơn giản thành phức tạp. Họ là chuyên gia trong việc gây hoang mang cho người khác (và đôi lúc cả bản thân). Họ không những không thể nhìn cây thấy rừng, mà thậm chí còn không trông thấy cây vì chỉ biết nhìn vào những chiếc lá.
Trái lại, cũng có những người sở hữu khả năng phi thường là biến những vấn đề phức tạp thành những điều đơn giản. Đó là những người có thể nhìn thấy trọng tâm của vấn đề khi có thể loại bỏ tiểu tiết và những thứ không liên quan.
Và điều này khiến những người thông minh thích phức tạp hóa vấn đề cảm thấy hoảng sợ. Họ tin rằng sự phức tạp của tiểu tiết là quan trọng chỉ vì không có khả năng nhìn thấu cốt lõi vấn đề.
Đối với nhóm người này, những thứ không tuân theo tính phức tạp của tiểu tiết bị liệt vào dạng "đơn giản thái quá". Thật không may, nhiều học sĩ và nhà phê bình lại rơi vào nhóm này. Họ ghét sự đơn giản vì khi đó họ chẳng có gì để viết nữa. Những người này sa lầy vào từ ngữ và không thể nhìn xa hơn những con chữ đó.
Ở đây, lời khuyên dành cho người thích phức tạp hóa vấn đề là tìm cách đơn giản hóa mọi thứ. Bởi câu trả lời đơn giản cho một vấn đề phức tạp thường tạo ra tiếng cười và cảm giác vui vẻ hơn là sự rối rắm.
5. Thích thể hiện sự bất đồng
Đây là một trong những nhược điểm mà một số người thông minh hay mắc phải. Họ xem thái độ đồng tình trông có vẻ yếu ớt và không thú vị. Chưa kể, chúng khiến họ cảm thấy bản thân là kẻ nịnh bợ khi ở vị thế thấp hơn đối phương, là người theo đuôi kẻ khác.
Trong khi đó, với việc thể hiện những ý kiến bất đồng, họ có cơ hội chứng tỏ cái tôi, vị thế bản thân và đầu óc ưu việt mà bản thân cho là mình có. Cảm giác này cũng giống như một nhà kinh tế học thức dậy vào buổi sáng và nhận ra mình hoàn toàn đồng tình với những nhà kinh tế học khác. Ngay lập tức, người này sẽ cảm thấy bản thân trở nên thừa thãi.
Cha đẻ của khái niệm tư duy ngoại biên (lateral thinking) lý giải, nguyên nhân của sự bất đồng xuất phát từ việc nhiều người thông minh không biết cách hưởng ứng sự đồng tình. Tuy nhiên, nếu nguồn cơn của sự bất đồng đó chỉ nhằm thể hiện sự tài giỏi của bản thân thì "đó là một hành động nhỏ mọn, ngu ngốc và là một dấu hiệu chứng tỏ cái tôi yếu kém", Giáo sư Edward bình luận.
Liều thuốc giải tốt nhất cho những người ưa bất đồng là đưa cho họ những phương án thay thế. Nếu ai đó khẳng định chỉ có một cách duy nhất để nhìn nhận tình huống, bạn cần trình bày một phương án thay thế khả dĩ.
Cụ thể, nếu họ đưa ra một sự khái quát chung chung, bạn cần chỉ ra ngoại lệ. Nếu ai đó cứ khăng khăng khẳng định giá trị hiệu lực của dữ kiện mình đưa ra, hãy hỏi họ lấy chúng ra từ đây và như thế nào.
Đồng tình chính là khích lệ. Tại sao chúng ta không nỗ lực khuyến khích ai đó khám phá chủ đề của họ? Liệu việc đề cao tầm quan trọng của người khác có khiến bản thân bạn bị hạ thấp như bạn nghĩ?
------
Edward de Bono là giáo sư giảng dạy tại các trường Đại học Oxford, Cambridge, Harvard và là giáo sư thỉnh giảng ở hơn 52 quốc gia khác nhau. Ông từng cộng tác với nhiều công ty lớn, trong đó có IBM, Microsoft, Prudential, British Airways…
Ông đã viết hơn 70 cuốn sách, được vinh danh là một trong 250 người có đóng góp nhiều nhất cho nhân loại. Giáo sư Edward de Bono cũng từng được đề cử giải Nobel Kinh tế 2005.
Sách Làm người thú vị của tác giả Edward de Bono do First News chuyển ngữ và phát hành.
Tuổi già tạo cho mình một đam mê sáng tạo: Chụp hình, vẽ tranh, nặn tượng, làm gốm, làm vườn, trồng cây, viết nhạc, làm thơ, đi đây đi đó,… Tất cả những điều này trở thành những gia vị tuyệt vời cho cuộc sống, là những điều mà lúc trẻ vì lo mải mê bận rộn với manh áo, miếng cơm mà chúng ta không thực hiện được. Gắng đọc sách, đọc báo, vào mạng, viết mail để rèn luyện trí nhớ. Bởi vì có sống lâu mà chẳng nhớ gì, thì thật phí một quãng đời.
Đoạn đường trước mặt của mọi người ngày càng ngắn lại, vì sao không thể tha thứ, bao dung cho nhau những tỵ hiềm, những đụng chạm của ngày xưa? Vì sao không siết tay nhau khi còn sống, vì sao không ăn miếng ngon để thưởng thức hương vị của cuộc đời khi trong túi còn đủ tiền để trả. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta không nên hà tiện, keo kiệt để tự làm khổ cho thân mình. Bởi vì khi chúng ta đã ra đi mà vẫn còn nhiều tiền thì cũng là điều bất hạnh.
Nếu con cháu ngoan hiền, thành đạt, có tình cảm với chúng ta, chăm sóc, thăm hỏi thì đó là điều hạnh phúc không có gì sánh bằng. Nếu chúng quên đi tình cảm gia đình thì cũng đừng lấy điều đó mà buồn bả thất vọng.
Con cái muốn đi theo con đường nào, chọn ngành nghề gì, yêu ai, muốn lập gia đình với ai chúng ta cũng chỉ nên khuyên nhủ, định hướng chứ đừng bắt chúng phải sống theo ý chúng ta, sống vì chúng ta. Bởi vì chúng có cuộc đời riêng của mình và chúng ta cũng chẳng thể sống mãi với chúng được, thế nên hãy để cho chúng được quyết định cuộc đời của mình.
Đau khổ, lo âu hay hạnh phúc, hoan hỉ đều do tâm mà ra. Ai rồi cũng phải về với cát bụi, nên cứ an lạc, an nhiên mà đi, chăm sóc bản thân, chấp nhận cái đích cuối cùng của con người. Đừng quá lo âu hay sợ hãi cái chết, hãy xem cuộc đời chẳng có gì quan trọng nữa và hãy tận hưởng cho đến giây phút cuối cùng. Đó chính là con đường hạnh phúc trọn vẹn nhất!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét