.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

15 tháng 6 2024

Bí ẩn xác ướp mỹ nhân quý tộc trong quan tài đá

 Một xác ướp nữ giới trong trang phục bằng lụa còn nguyên vẹn đến khó tin nằm trong chiếc quan tài bằng đá chìm sâu dưới làn nước ở vùng Siberia (Nga).

Theo các chuyên gia, do xác ướp người phụ nữ mặc váy bằng vải lụa được đặt trong quan tài đá nên thi hài còn khá nguyên vẹn dù khu mộ chìm dưới nước trong nhiều năm. Thi hài người phụ nữ này không trải qua quy trình ướp xác nào mà được ướp một cách tự nhiên.


Khu vực phát lộ quan tài đá.

Trên ngực xác ướp, các chuyên gia tìm thấy một túi hạt thông. Theo quan niệm của người xưa, loại hạt này có tác dụng giúp người quá cố sang thế giới bên kia một cách thuận lợi. Ngoài ra, các chuyên gia còn tìm thấy một chiếc hộp trang điểm, bên trong chứa vỏ cây bạch dương và một chiếc gương nhỏ.

Căn cứ vào các hiện vật, các chuyên gia xác định xác ướp là người Hung du mục, xuất thân có thể từ tầng lớp quý tộc. Lụa, gương, tiền xu được tìm thấy trong ngôi mộ được cho có niên đại vào thời nhà Hán (khoảng năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên).

Xác ướp còn khá nguyên vẹn.

                            Những chuỗi hạt được tìm thấy trong quan tài đá.



Một số đồ vật bằng gỗ được tìm thấy.

Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu hơn để có thể giải mã danh tính của người phụ nữ cũng như cuộc sống của họ trước khi chết.

Xác ướp mạ vàng còn nguyên vẹn sau 1.000 năm.


Xác ướp mạ vàng 1.000 năm tuổi của một vị đại sư Phật giáo mới được phát hiện ở Trung Quốc trong tình trạng xương và bộ não gần như còn nguyên vẹn.


Xác ướp mạ vàng hàng nghìn năm tuổi này là thi hài của thiền sư Từ Hiền (Ci Xian). Thi hài mới được đem đi chụp cắt lớp (CT) tại chùa Dinghui, ở Vũ Hán, phía bắc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc hôm 8/7 vừa qua.

Thiền sư Ci Xian là nhà sư được tôn kính vì ông đã dày công đi từ Ấn Độ thời cổ đại sang Trung Quốc để truyền bá Phật giáo. Buổi chụp CT diễn ra trước sự chứng kiến của các nhà sư, phật tử và các cơ quan truyền thông báo chí.

Mọi người đều hết sức kinh ngạc khi thi hài thiền sư Ci Xian vẫn còn được bảo quản nguyên vẹn bộ xương, và cả bộ não.

Bác sĩ Wu Yongqing nói sau khi chụp CT: “Chúng tôi kiểm tra phần xương của ông ấy và thấy vẫn khỏe mạnh như người bình thường. Hàm trên, răng trên, xương sườn và các khớp vẫn hoàn chỉnh. Điều này thật đáng kinh ngạc”.

Theo các tài liệu cổ, thiền sư Ci Xian sinh ra và lớn lên tại Ấn Độ. Ông sống thời vương triều Khitan - Khiết Đan (916-1125) và đến truyền bá triết lý Phật giáo tại vùng đông bắc của Trung Quốc ngày nay, gần bán đảo Triều Tiên.

Ông được cho là đã dịch 10 kinh sách Phật giáo sang tiếng Trung. Sau này, ông được vua Khiết Đan phong là quốc sư. Một số bản dịch của thiền sư Ci Xian được khắc trên đá và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Sau khi đại sư Từ Hiền viên tịch, các đệ tử bảo quản thi hài của ông nhưng trải qua nhiều năm, xác ướp bị thất lạc. Hài cốt của đại sư được phát hiện trong một hang động vào thập niên 1970.

Theo nhà sư trụ trì Du ở chùa Định Huệ, các nhà sư Trung Quốc cổ đại bảo tồn thi thể những bậc cao tăng bằng phương pháp tự nhiên. Thông thường, một đại sư có thể dự đoán thời điểm viên tịch. Đại sư sẽ thông báo cho các đệ tử nếu muốn hỏa táng hoặc bảo quản thi thể.

Để bảo quản thi thể đại sư, các đệ tử đặt hài cốt vào bên trong một vại gốm lớn chứa đầy nguyên liệu chống ăn mòn có nguồn gốc tự nhiên. Sau ba năm, các đệ tử sẽ chuyển hài cốt ra khỏi vại. Khi đó, nếu thi thể không phân hủy, họ sẽ phủ một loại bột nhão đặc biệt làm từ gạo lên hài cốt để tạo ra "nhục thân Phật".

Kể từ năm 2011, thi hài thiền sư Ci Xian được đặt ở chùa Dinghui. Thi hài ông dự kiến sẽ được chuyển sang một ngôi chùa khác đang được xây dựng kể từ năm sau.

Theo Dantri



NHỚ CÂY VIẾT NGÒI LÁ TRE NGÀY XƯA TÔI ĐI HỌC...!


Học trò nhỏ cách đây hơn 50 năm về trước, lúc ấy đi học thiếu thốn đủ điều không như ngày nay. Từ lớp Năm đến lớp Nhì thì phải dùng cây viết chấm mực được làm thủ công, ngòi sắt đề chấm mực từng nét viết, dễ gây rách trang giấy tập.
Ngòi viết có nhiều cái tên khác nhau nghe rất vui tai như: lá Tre, lá Bầu, lá Mít,… Đặc biệt có anh cao và lớn con nhất là cây viết Rong dùng chỉ để dùng ghi ngày tháng, tựa bài cho thật trang trọng, nổi bật đẹp mắt..!
Tôi cùng các bạn nhỏ tụm năm tụm ba, tung tăng đi bộ, tay xách những chiếc bình mực treo lủng lẳng bằng những cọng dây thun nối lại, miệng cười nói đến trường thật là vui. Thường một tay cắp cặp, tay kia cầm theo bình mực, hễ khi chạy gấp tay vì trễ giờ, bình mực vung vẩy lên là mực trào ra, văng bắn lên quần áo, tay chân, dính vào áo trắng nhìn như “con tắc kè bông” rất lạ mắt..!
Trong cặp tôi lúc nào cũng có ít nhất là một cán viết và hai ngòi khác, đề phòng khi viết rơi xuống nền lớp học bị “tè” ngòi cũng là chuyện rất thường của học trò.
Ở lớp, học trò ngồi viết, cuốn tập để trước mặt cho thẳng cánh tay phải, thuận tay cầm viết. Bình mực để trong cái lổ tròn trước mặt...
Viết chấm mực, ngòi làm bằng sắt hay đồng thường được gọi là viết tay, vì cứ mỗi cái chấm vào bình, nhấc ra viết được hai, ba chữ thì lại chấm tiếp, rồi lại viết…
Bởi vậy khi viết ra, chữ có nét thanh nét đậm hiện rất rõ. Có những chữ đến nét cuối cùng thì mực cạn, nét mờ. Học trò phải chấm để tô lại, nên nét cuối thành ra đậm, nhìn xấu lắm…!
Nhiều đứa vội vàng, lóng ngóng còn làm đổ cả bình mực ra mặt bàn, lan vào cuốn vở….
Do đặc điểm của ngòi viết, nên đã tạo cho học trò tính cẩn thận. Phải viết chậm, nắn nót, tờ giấy chặm (giấy thấm) màu hồng luôn ở trước bàn để chặm mực. Cố gắng giữ cho đừng dính mực, lấm lem sách vở, lấm lem tay chân, quần áo… là đức tính của những học trò ngoan…!
Mực là cục mực khô nho nhỏ được cho vào cái hộp hay đã pha trước, bán sẵn trong cái bình nhỏ mua ở các tiệm chạp phô. Có đứa thì “sáng tạo” bằng những trái mồng tơi dập nát, đổ thêm một chút nước nóng…, thế mà lại viết được ngon lành, khỏi ra tiệm mua…, nhưng nét chữ rất lợt và lâu khô…
Cây viết chấm có chất liệu cán bằng gỗ, được làm ra đủ các kích cỡ lớn nhỏ cho phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Trên cán viết, có sơn màu xanh đỏ, vẽ hình rất vui mắt. Ngòi được làm hao hao giống lá tre nên được gọi là ngòi viết lá tre, hình thù nhỏ như móng tay út trẻ em, mỏng mảnh, cong cong, giữa có đường rãnh để dẫn mực.
Ngày nay, chắc lẽ ít học sinh, thậm chí không có học sinh còn nhớ cán viết là gì...?
Cán viết chính là thân viết, là phần để cắm ngòi vào, cũng là phần mà những ngón tay cầm viết chạm vào nhiều nhất. Vì cầm nhiều nên nhiều chiếc cán viết mòn láng...
Ngày ấy, đứa học trò nào cũng bị chai sần ở phía trong ngón tay giữa…, bởi cạnh ngòi viết đã hằn sâu suốt cả một buổi học, cả quãng thời gian học Tiểu học. Nhưng chắc có lẽ cũng chính những gian nan ấy đã rèn nên những thế hệ con người thành nhân thành tài sau này...!
Những thầy cô giáo xưa không những rèn nét chữ cho chúng tôi mà còn dạy cả nết người. Chữ phải đẹp tròn, viết đúng khoảng cách, phải nằm trong ô li tập mới đẹp… Giống như con người phải gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất...!
Do bài học ngày càng sâu rộng, nhiều kiến thức hơn, thầy cô giảng bài nhanh hơn, nên từ lớp Nhất trở lên là được dùng viết máy để viết cho kịp. Cây viết máy có ruột mềm bơm mực nên không cần phải chấm. Đây là dòng viết tiện lợi mà đến nay nhiều hãng vẫn còn sản xuất. Mực cho viết máy cũng không tự pha, mà là những loại pha sẵn để chống đóng cặn, dễ gây nghẹt ngòi...
Ngày ấy, học trò nào có cây Pilot thân xanh, nắp vàng hay cây Paker thân đen nắp trắng là “oai” vô cùng...!
Với các loại viết lá tre ngày xưa, bài vở của học trò luôn được Thầy Cô chấm điểm rất cao. Khi được hỏi vì sao, chắc hẳn người lớn sẽ trả lời tất cả đều nhờ vào bút lá tre…!
Thời ấy, cứ ngỡ đó chỉ là lời động viên giúp học trò cố gắng hơn, nhưng đó là quá trình rèn luyện cho từng đứa học trò nhiều đức tính: cẩn thận, khéo tay, nhẫn nại, chăm chỉ, cố gắng…!
Ngày vui lớn nhất và đầu tiên với tôi trong cuộc đời học trò là nhận từ tình thương của Nội và Ba Má cây viết máy hiệu “Pilot” khi thi đậu vào lớp đệ Thất...!
Ôi cây viết thật đẹp, thân màu xanh ngọc, nắp vàng sáng chói…, tôi đã khóc khi Bà xoa đầu và tay đưa viết trong cái hộp nhỏ, dài thật dễ thương...!
Khi có điều kiện thử qua nhiều các loại bút khác nhau, lúc này nhiều người mới ngỡ ngàng nhận ra rằng bút lá tre ngày xưa viết chữ quá đẹp, đẹp đến mức có thể khen rằng không có cây viết nào thay thế được.
Mỗi cây viết lá tre, lá mít, viết Rong... ngày xưa, phần mũi đều luôn có độ nhám vừa phải để tạo ra lực bám, không trơn trượt giống như các loại viếng nguyên tử ngày nay. Còn xét về độ sắc của những nét móc, nét vòng, nét hất, nét đá… thì rõ ràng các viết máy ngày nay, không đủ “tài nghệ” để so sánh với cây viết lá tre ngày xưa.

Nhớ lắm cây viết lá Tre ngày xưa lắm…!


Vị hoàng đế của Việt Nam khiến Càn Long ‘xanh mặt’, tên được đặt cho nhiều phường, xã nhất cả nước

Sinh thời, vị hoàng đế này là một trong những cái tên gây “ám ảnh” với Càn Long vì độ lì lợm và tài trí nổi trội. Hiện tại, tên của ông được chọn đặt cho nhiều phường, xã nhất Việt Nam.

Vào thế kỷ 18, Việt Nam có một triều đại tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng có dấu ấn vô cùng mạnh mẽ - nhà Tây Sơn. Nói đến Tây Sơn là nói đến 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Và sau đó tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế. Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng là người nổi bật hơn cả so với hai người anh của mình.

Quang Trung (còn gọi là Nguyễn Huệ, 1753 – 1792). Cho đến bây giờ, hoàng đế Quang Trung vẫn là cái tên nổi bật trong lĩnh vực quân sự của Việt Nam. Ông được đánh giá là bậc minh quân, thiên tài quân sự, người sở hữu nhãn quan chiến thuật tài tình khiến bất cứ kẻ địch nào cũng sợ hãi.


Ảnh minh họa.

Nhờ có sự lãnh đạo của ông và 2 người anh, cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn bị chấm dứt, 2 triều đại phong kiến đó cùng nhà Hậu Lê cũng bị lật đổ. Đặc biệt hơn, dưới thời hoàng đế Quang Trung, nước ta đánh bại thế lực ngoại xâm như Xiêm La (phía Nam), Đại Thanh (phía Bắc). Một “bản thiết kế” vĩ đại đã được Quang Trung vạch sẵn trong đầu, nhắm đến mục tiêu xây dựng Đại Việt hùng mạnh sánh vai với các cường quốc xung quanh. Đáng tiếc, sự ra đi đột ngột của ông ngay sau đó đã khiến mọi chuyện dang dở.


Hoàng đế Quang Trung là trường hợp hiếm hoi khiến hoàng đế Càn Long của Trung Quốc phải e ngại. Năm 1788, Càn Long lệnh cho 20 vạn quân Mãn Thanh đánh Đại Việt. Đáp lại, Nguyễn Huệ cùng 10 vạn quân ra Bắc nghênh chiến. Chênh lệch lực lượng là thế mà cuối cùng quân nhà Thanh bị đánh cho tan tác, 20 vạn quân bị truy sát bỏ mạng gần hết.

Lần đó, Tôn Sĩ Nghị của nhà Thanh chạy về Lạng Sơn, báo tin bị quân Tây Sơn đuổi đánh. Ai cũng nghĩ Quang Trung sẽ đánh lên phía Bắc, nhưng cuối cùng vị hoàng đế Đại Việt lại tỉnh táo mở đường hòa hiếu. Ông hiểu rõ mối nguy hiện tại của mình là quân của Nguyễn Vương Phúc Ánh “Đàng Trong”.


Về phần Càn Long, nghe tin báo xong lại không ra lệnh xua quân sang đánh trả thù. Nhiều tài liệu lịch sử cho rằng nguyên nhân vì vị hoàng đế nhà Mãn Thanh nể phục uy vũ của hoàng đế Quang Trung và e ngại ông, dù cho Đại Việt khi đó chỉ là nước nhỏ.

Lại có nguồn bảo rằng, vì nể Quang Trung mà sau này Thanh Cao Tông Càn Long đã đối xử tệ với bọn vua quan lưu vong Lê Chiêu Thống. Sau khi Quang Trung mất, việc này cũng không thay đổi.


Trong cuộc đời cầm quân của mình, hoàng đế Quang Trung chưa từng bại trận. Đây là chiến tích mà bất cứ vị tướng nào cũng ao ước. Nó còn là ‘bản profile” chất lượng khiến kẻ địch nào đối đầu với ông cũng phải dè dặt.

Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ tuy tại vị ngắn, triều đại cũng không tồn tại lâu nhưng lại rất được lòng người dân. Sau khi ông mất, nhân dân khắp nơi xây lăng, lập đền thờ, dựng bia tưởng niệm. Nhà Nguyễn sau này tìm cách bôi nhọ, cấm thờ cúng hoàng đế Quang Trung nhưng vẫn không thể xê dịch hình ảnh anh hùng của ông trong lòng người dân.


Ngày nay, theo thống kê của Tổng cục Thống kê đưa ra, có 25 phường, xã tại Việt Nam mang tên vị anh hùng dân tộc Quang Trung. Ông chính là người được đặt tên cho nhiều phường, xã nhất nước ta. Các tỉnh, thành có phường, xã mang tên Quang Trung bao gồm: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Kon Tum, Đồng Nai.

THEO SHTT&ST

 













Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.