Ngay gần cô là một ông lão ngồi bên cạnh cửa sổ. Ông đang vui vẻ kể với mọi người rằng ông thật may mắn khi mua loại vé đứng mà vẫn tìm được một ô ghế trống trên tàu.
Nhìn thấy cô gái bé nhỏ giữa đám người đông đúc, ông lão quan tâm hỏi: “Cháu gái à, cháu về đâu vậy?”
“Dạ, cháu về Hà Nam ông ạ”.
“Thế thì phải chiều tối mai mới đến nơi, xa như vậy mà cháu phải đứng thế này thì chịu sao được! Thế này đi, khi nào ông xuống cháu có thể ngồi vào đây.”
“Dạ, thế cũng được ạ. Cảm ơn ông.” Cô gái nói với giọng nghẹn ngào, khuôn mặt tỏ ra đầy biết ơn.
Một lát sau khi nhân viên soát vé đi kiểm tra, anh nhìn đi nhìn lại vé của cô gái rồi ngạc nhiên hỏi: “Không phải vé của cô là vé ngồi sao? Tại sao phải đứng thế này?” Rồi anh liếc về phía ông lão đang ngủ và hỏi cô: “Sao cô không nói với ông ấy? Chẳng lẽ ông ấy không biết đó là chỗ của cô à?”
Cô gái mỉm cười, nhìn về phía ông lão ra vẻ thông cảm: “Ông ấy chắc cũng 70 tuổi rồi, nếu để ông đứng thì cũng tội…”. Cô cúi mặt xuống, hai má ửng hồng vì ái ngại.
Nhân viên soát vé gật đầu, có lẽ anh cũng hiểu được tấm lòng của cô gái trẻ. Anh nhỏ nhẹ: “Đi theo tôi, tôi có thể giúp cô tìm một chỗ ngồi”. Những người xung quanh đều nghe thấy, họ khen cô tốt bụng và biết nghĩ cho người khác, rồi họ dẹp sang nhường lối để cô đi.
Cô gái cúi xuống, lấy từ dưới ghế ra cây nạng của mình…
Những người xung quanh vừa rồi bị cảm kích tấm tòng lương thiện của cô, nay lại càng chấn động hơn nữa.
Người ta chọn “lương thiện” – không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ hiểu rằng “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Lương thiện, ấy chính là bản chất sơ khai và căn bản của con người.
Người ta chọn “nhường nhịn” – không phải vì họ đang chùn bước, mà bởi họ hiểu rằng “nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Biết nhường nhịn, đó cũng là làm giàu có thêm tâm hồn mỗi người.
Người ta chọn “bao dung” – không phải vì họ hèn nhát, mà bởi vì họ hiểu bao dung là phẩm chất cao đẹp và một phẩm hạnh cao quý.
Người ta chọn “hồ đồ” – không phải vì họ thực sự ngốc nghếch, mà vì họ không muốn so đo hay tranh cãi. Im lặng mỉm cười để quan sát sự đời mới thực sự là việc khó làm.
Người ta chọn “tha thứ” – không phải vì họ không có nguyên tắc, mà bởi vì họ hiểu rằng người nhận được tha thứ sẽ không cố tình phạm sai lầm lần nữa.
Người ta chọn “trung thực”, có sao nói vậy – bởi vì họ hiểu rằng, nịnh hót xu bợ chỉ là đối phó, sự thật tuy mất lòng nhưng đó là lời có trách nhiệm.
Người ta chọn “tình nghĩa” – bởi vì đối với họ được ở bên bạn bè là cơ hội hiếm có. Trăm năm chỉ trôi qua trong nháy mắt, vì vậy họ biết sống hết mình cho trọn tình vẹn nghĩa tới hơi thở cuối cùng.
Ghi nhớ ân tình của người khác, học cách giúp đỡ người khác, và biết sống hết mình vì mọi người. Trong cuộc sống này, những tấm lòng bao dung và nhân ái luôn khiến lòng người phải cảm động. Cho dù đó là ai, thân quen hay xa lạ, nhưng tình yêu thương trao nhau sẽ làm cảm động đất trời. Họ chỉ là một cá nhân nhỏ bé, nhưng lại có thể dùng khả năng của mình để giúp đỡ người khác và làm cho thế giới này trở nên ấm áp hơn.
Sưu tầm
VỢ TAO
Từ hồi đẻ cho tao hai đứa con, không hiểu vì sao như người mất não. Quên quên nhớ nhớ, bán hàng nhầm lẫn, quên đơn là chuyện bình thường. May khách toàn khách hiền khách thương, thấy vợ tao quên thì nhắn, thấy vợ tao tính toán nhầm thì cười bảo tính lại.
Đi ra đến chợ quên mất định mua gì. Mua xong trả tiền không thèm cầm đồ về. Người ta lại mang về tận nhà cho. "Trất" lắm!
Hôm trước, bả tranh việc đi nộp tiền điện. Hồi lâu xong không thấy về, lấy máy gọi thì thấy máy nó vứt lăn lóc ở nhà. Xong cảm giác không ổn nên gọi cho ông anh chỗ trụ sở thì ông ý mừng như vớ được vàng:
- May quá mày đây rồi. Mày ra nộp tiền điện đi! Vợ mày quên mang ví quên điện thoại! Mang cả chìa khoá dự phòng ra nhé. Vợ mày vứt khóa xe trong cốp xong đóng rồi.
Nghe xong chả lấy gì làm lạ, bảo ông kia anh hỏi vợ em xem nó để khóa dự phòng ở đâu?
Ông ý:
- Ừ
...
Nó bảo không nhớ mày ạ!
Thế thôi tao thua.
Tìm được khóa ra đấy nộp tiền. Đèo nó về nó ngồi sau ôm ôm hít hít.
Hỏi sao không đi bộ về? Sao không gọi tao ra đón?
Nó bảo tự nhiên không nhớ được số. Đang ngồi nhẩm số thì chồng gọi đến. Yêu chồng lắm! Chỉ có chồng mới xuất hiện như ông bụt trong chuyện cổ tích đời em.
Pẹ! Tuy mất não nhưng vẫn không quên cách nịnh chồng.
Hôm qua! Sau một giấc ngủ trưa. Dậy nó khóc lóc gọi, anh ơi em làm mất xe rồi! Anh đi báo công an đi. Mình hoảng hồn đi hỏi han hàng xóm hết hơi xem có thấy đối tượng khả nghi, họ bảo đến xe của công an phường còn bị mất, vợ mày chuyên gia không khóa cổ khóa càng, mất không sớm thì muộn.Hai đứa lên ôm nhau tiếc của khóc lóc rồi đến tối ông ngoài ngõ gọi vào quát "Mày có ra lấy xe không cho tao đóng cửa".
Xong con vợ mình vẫn ngơ ra: "xe gì đấy anh?". Bị người ta chửi cho "xe sáng mày đem ra rửa thây. Không định mang về à?".
Thế mà nó vẫn nhất quyết cãi không phải nó mang đi rửa. Chắc ông nhà rửa xe tự vào dắt ra rửa cho nó???
??????
Tao sợ nó quá
Bọn mày ạ! Tao nhận ra đàn ông chúng ta phải yêu thương vợ nhiều hơn. Bởi từ một cô gái thông minh nhanh nhẹn, đẻ con cho mình xong nó như bà lão, tay nó vừa cầm bút viết, lúc sau nó có thể mang ngay vào cắm bánh cắm thịt cho lên mồm ăn vì "ôi em cứ nghĩ đang cầm cái đũa".
Phải để ý chúng nó nhiều vào, nói yêu thương nhiều vào để tình yêu của mình ngấm sâu vào não nó. Bởi tao sợ rằng nếu vô tâm, không biết một lúc nào đấy, nó quên luôn cả mình. Một sáng nào thức giấc nó sẽ tát mình một phát rồi che ngực hoảng hốt: "Anh là ai? Sao tôi lại ở đây?? Anh đã làm gì tôi? thằng biến thái!"
P/s Tớ không nói đùa đâu. Mấy đứa mất não này nguy hiểm lắm.
CHỊ HAI.. !
Khi cậu em gọi điện báo tin hình như má không thấy đường đi, chị tức tốc gọi điện về quê hỏi thăm thì má chị gạt đi “không sao đâu con!”.
Chị nói má phải lên Sài Gòn mổ mắt thì lúc này má hẹn để lo đám cưới cho thằng em trai chị xong đã, tới lúc đám cưới xong cũng không thấy má lên, chị phải hối thì má vẫn nói không sao, rồi lại hẹn tiếp, để lo đám giỗ ba xong rồi má mới đi.
Ngày đám giỗ ba, gia đình nhỏ của chị ráng thu xếp về quê. Thường đám giỗ ba, chị về trước một ngày. Buổi tối cả đại gia đình dâu, rể, con cháu tụ lại ăn uống, nói chuyện, má chị vui lắm đi tới lui nấu nướng. Bỗng má chị vấp một hòn đá rất to, chị không thể tin nổi một hòn đá to như vậy mà má không thấy để né ra.Chồng chị nói: Đưa má lên Sài Gòn đi em..
Chị không cho hẹn nữa, bắt buộc má phải lên Sài Gòn ngay, vào Bệnh viện Mắt TP. Lúc đi khám bác sĩ la quá trời luôn, 2 con mắt của má chị: một con thì 1/10, con còn lại chẳng hơn 2/10, mà còn vừa loạn, vừa cận... Nghe bác sĩ nói mà chị chóng cả mặt. Thế là chị phải làm công tác tư tưởng cho má, mổ trước một con, sau đó khoảng 2 đến 3 tháng sau mới mổ con còn lại.Chị về bàn với chồng, chồng chị nhất trí nói: em nghỉ đi theo má, tiền và các con để anh thu sếp anh lo ..Chị nhìn anh, thấy thương anh đã hiểu cho lòng chị..
Chặng đường mổ hai con mắt của má chị cũng không hề dễ dàng. Khi mổ xong con mắt thứ nhất, má chị bị sốc, tâm lý không ổn định, không hoạt bát như lúc trước. Vậy là, các anh chị em chị ở dưới quê đổ lỗi cho chị, tại chị đưa má lên Sài Gòn mổ mắt mới bị như vậy, chị phải lo đi điều trị tâm lý cho má.Chị bớt việc đi đón Má lên lại Sài Gòn cứ gần gũi nói chuyện to nhỏ , chồng và các con luôn động viên Má, khi rảnh Anh còn nhờ Má chỉ dạy cách làm lẩu mắn để Má vui, những khi má nấu ăn cả nhà chị khen ngon,và ăn bằng hết ( má nấu ngon mà) má hoà đồng với gia đình chị..
Khi má bình thường trở lại, một lần nữa chị lại cương quyết đưa má đi mổ con mắt thứ hai, bởi bác sĩ nói nếu không mổ sớm, có thể sau này không mổ được nữa. Anh Chị lại phải làm công tác tư tưởng phân tích đủ thứ má chị mới chịu. Trời thương ca mổ cũng thành công. Chị biết má sợ ảnh hưởng thời gian và tiền bạc của con cái, nên lúc nào chị gọi điện về hỏi thăm má cũng nói không sao, tốt. Mới đây chị nghe em trai chị nói sao hai con mắt mới mổ thì có một con bị khó nhìn.
Một lần nữa chị lại bắt buộc má lên Sài Gòn tái khám. Bác sĩ nói hai con mắt mới mổ xong: 1 con được 8/10, con còn lại chỉ được 4/10. Khi bác sĩ yêu cầu phải cắt kính đeo cho 2 con mắt điều tiết như nhau thì má chị sợ tốn tiền lại cũng nói không sao, nhưng chị phải cương quyết cắt kính cho má, chồng chị còn cắt kính sơ cua cho má. Giờ mà hỏi má thấy sao, thì má cười nói: “Hay quá! Hai con mắt nhìn sáng rõ lắm”.
Bạn có thấy, nếu má bạn nói sức khỏe tốt không sao, thì có khi là có sao rồi, còn nếu nói sao má thấy hình như hơi bị cái này, cái kia là lúc đó có thể bệnh đã nặng rồi. Cuộc sống ai cũng lo cơm áo gạo tiền, và các anh chị em chị đều phải lo cho gia đình nhỏ của mình, nên nếu chúng ta, những đứa con, không cảm nhận bằng trái tim mình và không hành động bằng trái tim mình thì sau này có hối hận cũng không kịp nữa. Bởi vì khi bạn hỏi má bạn sức khỏe dạo này ra sao, thì y như rằng má bạn sẽ nói “Bình thường, không sao đâu con!”.
Từ đó sáu tháng một lần anh chị lại đón Má lên kiểm tra sức khỏe, nhiều khi chỉ hai ngày cũng được, chị cũng an tâm về Má, được cái chồng chị cũng tâm lý, mỗi lần đi công tác anh hay mua thuốc bổ cả hai bên Nội, Ngoại ..Nhưng Má chị yếu hơn nên anh hay đưa chị và các cháu về ngoại khi có thể, Anh cũng bàn đưa Má lên để gần bệnh viện, nhưng Má không chịu lúc nào: Má bình thường, không sao đâu con ..
Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con thời mồ côi ...Chị nghe văng vẳng đâu đây ...Chị nhớ Má ...
Sưu tầm
"BỖNG DƯNG SINH NHẬT"
Mưa ngày càng nặng hạt, thấy một mái hiên rộng tôi chạy vội vào. Một nhóm học trò tan học cũng ùa vào trú mưa. Đang tám chuyện rôm rã nhóm học trò chợt im bặt, mọi ánh mắt đổ dồn về người phụ nữ quảy gánh bên kia đường băng qua.
Không ai bảo ai nhóm học trò tự động dạt ra hai bên nhường chỗ cho người phụ nữ đặt gánh xuống. Chị gầy, da sạm, dấu hiệu những tháng ngày bươn chải. Chị lay hoay sửa mấy ly chè bị xô lệch, nghiêng ngã. Mắt đượm buồn, thẫn thờ nhìn trời mây vần vũ làm những vết nhăn trên mặt chị càng hằn sâu thêm...Chị rụt rè hỏi giờ, tôi nhìn đồng hồ: "Năm giờ rưỡi rồi, chị ạ". Chị lại đưa đôi mắt đầy ưu tư nhìn màn mưa thở dài...
Như đọc được nỗi niềm của người phụ nữ, nhóm học trò nhìn nhau ái ngại...Chợt một giọng nhanh nhảu xua đi màu u ám: "Sẵn chè của dì đây, ăn đi tụi bay! Tao khao, hôm nay là sinh nhật tao đó!" Cả nhóm lao nhao: "Thiệt hả!?" Và: "Vậy thì bệnh gì mà cữ...chè!?".
Đương nhiên tôi cũng được cậu học trò lễ phép mời ăn chè. Chúng tôi chúc mừng vừa ăn vừa trò chuyện. Người phụ nữ cho biết chồng bị tai nạn giao thông, đã tốn khá nhiều tiền chạy chữa nhưng không qua khỏi lại còn vướng nợ nần. Có hai con trai, chị theo đứa lớn lên thành phố này buôn bán tảo tần kiếm tiền trả nợ và lo cho con ăn học, đứa nhỏ gởi nội dưới quê.
Tôi chợt nhận ra mình không làm được như cậu học trò hành xử khá thông mình kia. Và tôi ngờ rằng cậu đã bịa ra sinh nhật của mình để mua chè bị ế vì mưa, tế nhị giúp người phụ nữ đỡ buồn tủi...
Thú thật tôi chẳng thích chè. Nhưng dư vị ngọt ngào của ly chè sinh nhật và hình ảnh cậu học trò chiều mưa hôm đó vẫn còn đọng mãi trong tôi.
Trần Văn/Hung Tran
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét