Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) mới đây thông báo, nỗ lực hợp tác khoa học giữa ESA và Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) thông qua sứ mệnh Hằng Nga 6 đã giúp đạt được phát hiện đột phá mới khi thiết bị dò hạt ion âm của ESA mang tên NILS đã phát hiện các hạt ion âm trên bề mặt Mặt trăng.
Theo các nhà khoa học, ion âm là một trong các hạt thứ cấp từ mà gió Mặt trời tỏa ra các thiên thể xung quanh nó, bao gồm Trái đất. Tuy vậy, từ trường mạnh mẽ của Trái đất đã giúp che chắn “cơn gió” khốc liệt đó, còn Mặt trăng thì không.
Trong khi các hạt tích điện dương đã được đo từ các tàu quỹ đạo trước đây thì việc đo các hạt tích điện âm là một thách thức, do ion âm tồn tại trong thời gian ngắn và không thể bay lên quỹ đạo. Các ion âm này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về bề mặt của Mặt trăng, cũng như mở đường cho một phương pháp mới giúp nghiên cứu tính chất bề mặt các thiên thể xa xôi khác.
Bí ẩn khu mộ ‘danh gia vọng tộc’ của dòng họ từng nhiều đời làm quan to
Sự kỳ bí về khu mộ cổ Đống Thếch ở Hoà Bình sau 400 năm vẫn chưa được khám phá hết. Những phiến đá bí ẩn vẫn đứng sừng sững giữa “thánh địa” của nhà lang xứ Mường.
Là một di tích lịch sử quốc gia, Khu mộ Mường Đống Thếch nằm ở đầu thung lũng thuộc xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng, Huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình có từ thế kỷ 17.
Khu mộ như một rừng đá, cột đá to nhất có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m. Những viên đá khắc dòng chữ đã mờ theo thời gian càng tăng thêm vẻ huyền bí của khu mộ cổ này.
Đến trước năm 1975, khu mộ cổ Đống Thếch vẫn còn nguyên vẹn với hàng nghìn cột đá to, nhỏ được chôn dày đặc xung quanh mộ trông như một "rừng đá". Trên các phiến đá lớn ở nhiều ngôi mộ có khắc chữ Hán ghi lại ngày, tháng, năm sinh, năm mất, tước hiệu của chủ nhân và năm, tháng dựng mồ.
Năm 1984, Viện Khảo cổ Việt Nam khai quật khu mộ cổ này. Qua đó đã thu được 207 hiện vật gốm sứ gồm: bát, đĩa, bình, lọ…, 260 hiện vật bằng đồng là tiền đồng, bát đồng, đinh đồng… và 25 hiện vật bằng bạc như: dây bạc, vòng bạc, ống bạc… Năm 1996, khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng đã được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ cấp quốc gia.
Khu mộ cổ là một câu chuyện dài về dòng họ Đinh - dòng họ quan lang có nhiều nhân tài giúp nước. Để tìm hiểu rõ hơn về những bí ẩn xung quanh khu mộ cổ Đống Thếch, PV đã tìm về nhà ông Đinh Công Dung - hậu duệ đời thứ 21 của dòng họ Đinh xứ Mường.
Ông Dung chậm rãi giở từng trang của cuốn gia phả rồi giải thích: Những ngôi mộ ở đây đều là dòng dõi họ Đinh Công, thuộc hàng "danh gia vọng tộc" lúc bấy giờ. Dòng họ Đinh ở vùng đất Mường Động được khai lập bởi cụ Đinh Như Lệnh nay vẫn được thờ là Thành Hoàng làng.
Theo gia phả và truyền thuyết, từ thời xa xưa, cụ Đinh Như Lệnh sinh được hai con trai: Trưởng nam là Đinh Quý Khiêm, thứ nam là Đinh Văn Hương. Đinh Quý Khiêm kế tục là thổ tù, gặp lúc triều Lê dựng nước, ông có công phò vua nên được ban "Phụ quốc tướng quân Khiêm nghĩa hầu" vẫn được làm quan coi sóc xứ Sơn Tây.
Trải qua nhiều thế hệ, đến thời cụ Đinh Công Kỷ là người có công giúp vua Lê Trung Hưng chống giặc và xây dựng triều chính. Do có công với nước nên khi qua đời, cụ Đinh Công Kỷ đã được mai táng theo tước hầu. Quan tài bằng gỗ trám đen. Đặc biệt do có công với triều Lê nên khi dựng mộ ông Đinh Công Kỷ, nhà Lê đã chuyển nhiều phiến đá xanh từ Thanh Hóa ra làm cột mồ.
Ông Dung chia sẻ thêm, trước đây khu mộ cổ Đống Thếch có hàng trăm ngôi mộ của dòng họ Đinh ở Mường Động, với những tấm bia đá bao quanh có khắc văn tự bằng chữ Hán. Trong nhiều năm không được trông giữ, kẻ gian đã xâm hại nơi đây khiến khu mộ bị biến dạng, nhiều cột đá cổ đã bị lấy cắp. Khu mộ cổ Đống Thếch là những hiển hiện lịch sử cho sự chìm nổi của dòng họ Đinh.
Theo chính quyền xã Vĩnh Đồng, khu mộ cổ Đống Thếch là một di tích khảo cổ học cung cấp nhiều thông tin quý giá về xã hội Mường cổ và tục mai táng của người Mường nói chung, của dòng họ Đinh Công ở Mường Động nói riêng.
Theo Bảo tàng lịch sử Việt Nam, khu mộ cổ Đống Thếch hiện thuộc xóm Chiềng Động, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi, Hoà Bình) là khu di tích có giá trị khoa học, văn hóa, lịch sử quan trọng, cung cấp những chứng cứ khoa học về đời sống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Mường. Đống Thếch là tên gọi của khu mộ Mường Động cổ thời Lê, là nơi chôn cất những người thuộc dòng họ Đinh - dòng họ quan Lang cai quản vùng Mường Động có thế lực mạnh nhất giai đoạn thế kỷ XVI đến XVIII.
Bí ẩn vệt khắc trên phiến đá cổ của người Mông ở Tây Bắc
Phiến đá cổ ở xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, Lai Châu) in những vệt khắc phần nào hé mở bí ẩn về cách chia ruộng của người Mông từ xa xưa.
Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ) là điểm hút khách du lịch ở Lai Châu. Bản là nơi sinh sống của người dân tộc Mông, nằm cách trung tâm TP Lai Châu khoảng 30km, ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm.
Gần 10 năm nay, Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng với cách làm bài bản, nhiều du khách hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại đây. Bên cạnh vẻ đẹp của ruộng bậc thang đặc trưng miền Tây Bắc, Sin Suối Hồ còn là nơi lưu giữ những phiến đá cổ mang những vệt khắc đặc biệt.
Theo ông Vàng A Chỉnh, trưởng bản Sin Suối Hồ, phiến đá cổ có các vệt chạm khắc được người dân gọi bằng tên dễ nhớ là "đá sổ đỏ". Tên gọi trên xuất phát từ việc, người dân tộc Mông xa xưa dùng các vệt khắc trên phiến đá để thay cho việc chứng minh quyền sở hữu một khoảnh ruộng vừa được khai khẩn.
"Mỗi vạch khắc được quy ra tương đương với một khoảnh ruộng bậc thang đã được khai hoang", ông Chỉnh chia sẻ.
Theo ông Chỉnh, hiện nay, những phiến đá cổ này còn tạo giá trị trong việc thu hút khách tham quan khi đến bản du lịch Sin Suối Hồ. Chính quyền xã đã đặt một tấm biển chỉ dẫn với dòng chữ: Đá sổ đỏ - di sản cổ đại của người Mông. Với tấm biển chỉ dẫn này, nhiều người khi đến Sin Suối Hồ không khỏi tò mò và tìm đến tận nơi để khám phá.
Theo Trưởng bản Sin Suối Hồ, hiện chưa có tài liệu nào khẳng định tính chính xác về việc chia ruộng thông qua vệt khắc trên phiến đá cổ. Tuy nhiên, thông qua các hình khắc và tập quán của người Mông trên địa bàn, thì cách hiểu mỗi vạch khắc tương ứng với một thửa ruộng có thể là một gợi ý cho các nhà nghiên cứu.
"Những vệt khắc trên phiến đá cổ có tạo hình giống với các ô ruộng bậc thang ở bản Sin Suối Hồ. Đối chiếu với địa hình và các ruộng bậc thang, những vệt khắc trên phiến đá cổ phù hợp với các thung lũng, sườn đồi và cách bố trí nguồn nước chảy xuống ruộng bậc thang", ông Chỉnh thông tin thêm.
Mục sở thị những phiến đá cổ tại Sin Suối Hồ cho thấy, phiến đá nằm trên sườn đồi thoai thoải, có vị trí gần nhà dân. Trên phiến đá là những vết khắc có trật tự, nhìn tổng thể không khó để nhận ra các vệt khắc đang nhắc đến những ô ruộng bậc thang uốn lượn, chồng lên nhau như nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Trên phiến đá cổ còn hiện rõ những vệt khắc dạng chữ viết thông qua các hình khối biểu thị một thông điệp, dụng ý nhất định. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào giải mã được những kí tự nêu trên.
Nhiều năm qua, phiến đá cổ vẫn hiện diện trong đời sống của bao thế hệ người dân tộc Mông ở bản Sin Suối Hồ. Những người am hiểu về địa phương này cho rằng, phiến đá còn phản ánh thực tế quản lý đất đai của người xưa. Bí ẩn về những phiến đá cổ đã tạo nên điểm nhấn, thu hút khách du lịch mỗi khi đến với Sin Suối Hồ.
Theo Việt Nam Net
‘Báu vật’ thiêng liêng, bí ẩn giữa lòng TPHCM
Trong áo quan có 5 mặt bằng kính, thi thể hơn 100 tuổi còn nguyên vẹn, không bị phân hủy dù không được bảo quản bằng phương pháp khoa học nào.
Bí ẩn
Một chiều giữa tháng 5, tôi đến thăm Giáo xứ Xóm Chiếu (quận 4, TPHCM). Sau ít phút tham quan thánh đường rộng lớn, chìm đắm trong những bài thánh ca, tôi được nghe kể về “điều thiêng liêng” của giáo xứ.
“Điều thiêng liêng” và cũng là bí ẩn lớn nhất của giáo xứ được hình thành từ năm 1856 này là thi thể không phân hủy của một cụ bà đã mất cách đây hơn 100 năm. Hiện, thi thể được bảo quản bên trong Nhà chờ phục sinh của giáo xứ.
Sau cánh cửa sắt kiên cố, áo quan bảo quản thi thể kỳ lạ nổi bật giữa những kệ sắt cao đặt vật dụng chứa tro cốt của giáo dân quá cố. Chiếc áo quan có 5 mặt kính, cho phép quan sát thi thể nằm bên trong.
Bên trong áo quan, thi thể mặc quần áo, đầu đội khăn lụa và được đặt trong tư thế nằm ngửa. Bên ngoài áo quan có tấm bia bằng đá hoa cương màu đen in ảnh, ghi thông tin năm sinh, năm mất của người quá cố.
Theo những thông tin trên bia, thi thể nằm trong áo quan là cụ bà Anna Nguyễn Thị Sĩ. Cụ Sĩ sinh năm 1840, mất năm 1906.
Ông Giuse Đinh Quang Luật, Phó Chủ tịch Hội Nội vụ Giáo xứ Xóm Chiếu cho biết, cụ Anna Nguyễn Thị Sĩ là một giáo dân bình thường của giáo xứ, không phải là nữ tu. Sinh thời, cụ bà sinh hoạt trong giáo xứ.
Sau khi mất, cụ được con cháu mai táng tại nghĩa trang Cảng Sài Gòn xưa. Sau này, chính quyền Pháp thuộc giải tỏa nghĩa trang, mộ phần cụ Sĩ được người thân cải táng.
Thật bất ngờ, khi bốc mộ, nhiều người phát hiện thi thể cụ bà vẫn nguyên vẹn, không bị phân hủy. Ngoài việc quần áo tùy táng bị mục nát, hư hỏng, thi thể của cụ gần như không bị ảnh hưởng.
Phát hiện sự việc kỳ lạ, người thân cụ bà và giáo dân tin rằng đây là điều linh thiêng nên đưa thi thể cụ bà về nghĩa trang Tân Quy (quận 7 ngày nay). Lúc này, mọi người để thi thể cụ bà trong áo quan, đặt trên mặt đất chứ không đào huyệt chôn cất.
Ông Luật giải thích: “Đối với người Công giáo, thân xác con người được Thiên Chúa tạo dựng, mang hình ảnh của Thiên Chúa. Do đó, khi gia đình cải táng và thấy thi thể của cụ bà còn nguyên vẹn, họ tôn trọng, không hỏa táng nữa.
Họ thấy đó là một điều thiêng liêng nên bảo quản thi hài cụ bà như bây giờ. Sau này, nghĩa trang Tân Quy bị giải tỏa, thi thể trên được đem về bảo quản tại Nhà chờ phục sinh của giáo xứ.
Tại đây, thi thể cụ bà được đặt trong áo quan có 5 mặt bằng kính trong suốt”.
Điều thiêng liêng
Ông Luật không biết trước khi mai táng cụ Sĩ, người xưa có sử dụng phương pháp ướp xác nào hay không. Tuy nhiên, từ khi được cải táng cho đến nay, thi thể cụ bà chỉ đen đi và nhỏ lại một chút so với kích thước ban đầu.
Thi thể chỉ được đặt bên trong chiếc áo quan đơn thuần, không được bảo quản bằng hóa chất hay phương pháp khoa học đặc biệt nào.
Trong điều kiện bảo quản bình thường, thi thể không xuất hiện dấu hiệu hư hại nào khiến nhiều người không thể lý giải. Do đó, thi thể của cụ bà được giáo dân xem như điều linh thiêng, bí ẩn.
Ông Luật nói: “Nếu tính từ thời điểm cụ bà mất, đến nay thi thể này đã trải qua hơn 100 năm. Tuy nhiên, thi thể không hề có dấu hiệu phân hủy, hư hại.
Ngày phát hiện thi thể cụ bà không phân hủy, còn nguyên vẹn, mọi người rất ngạc nhiên. Nhiều giáo dân cho đó là điềm lành, thiêng liêng nên đến viếng, bái vọng. Cũng có người tin vào sự linh thiêng của cụ bà nên đến xin sức khỏe, may mắn…”.
Hiện nay, Giáo xứ Xóm Chiếu vẫn mở cửa Nhà chờ phục sinh cho khách đến tham quan thi thể kỳ lạ, bí ẩn của cụ bà Anna Nguyễn Thị Sĩ vào những khung giờ nhất định.
Khi đến tận mục thi thể ngoài 100 tuổi, khách tham quan không sợ hãi mà chỉ thấy tò mò. Nhiều người muốn tìm lời giải cho câu hỏi vì sao thi thể không bị phân hủy, dù không sử dụng bất kỳ kỹ thuật ướp xác nào.
Dẫu vậy, ông Luật cho biết, giáo xứ sẽ không đồng ý việc tiến hành nghiên cứu thi thể cụ Sĩ. Bởi từ lâu, giáo xứ đã xem thi thể trên như một sự lạ, điều thiêng liêng. Giáo xứ đặc biệt trân trọng thi thể và xem như vật báu có một không hai.
Cụ Anna Nguyễn Thị Sĩ vẫn còn cháu, chắt đang sinh sống ở nước ngoài. Vài ba năm một lần, những người này về nước, đến Giáo xứ Xóm Chiếu viếng thi thể cụ bà. Khi vắng mặt, họ ủy quyền cho một người tại đây chăm sóc, bảo quản thi hài cụ.
Nếu phát hiện trang phục trên thi thể có dấu hiệu hư hỏng, cần thay mới, người này sẽ liên hệ với cháu, chắt cụ Sĩ xin phép thay mới. Ngoài việc này, hầu như anh không phải chăm sóc, tác động gì đến thi hài cụ bà.
Theo Việt Nam Net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét