Đức Thánh Cung, tức bà Nguyễn Hữu Thị Nhàn, vợ chính thất của vua Đồng Khánh, con gái của ông Nguyễn Hữu Độ. Ông Nguyễn Hữu Độ (1833-1888), Kinh lược sứ Bắc Kỳ đầu tiên. Ba Kinh lược sứ Bắc Kỳ sau ông là Nguyễn Trọng Hợp, Trần Lưu Huệ và Hoàng Cao Khải.
Bà Nguyễn Hữu Thị Nhàn (1870-1935), là con gái thứ hai của Vĩnh quốc công Nguyễn Hữu Độ với chánh thất Trần Thị Lựu. Vua Đồng Khánh lên ngôi vào tháng 8/Ất Dậu-1885, qua tháng 1/Bính Tuất-1886 bà được sung vào cung và tấn phong làm Hoàng quý phi Kiêm nhiếp lục viện.
Một số bài viết về Nguyễn Hữu Độ cho rằng việc ông ủng hộ lập vua Đồng Khánh vì đó là con rể của ông, điều này là không đúng. Sự thực là vua Đồng Khánh lấy con gái của ông làm Hoàng quý phi sau khi đã lên ngôi vua, và ông Nguyễn Hữu Độ đã từng từ chối việc này nhưng không được chấp thuận.Tháng 12/Mậu Tý-1889 vua Đồng Khánh băng hà mà không kịp chỉ định người nối ngôi, Hoàng trưởng tử Bửu Đảo (vua Khải Định sau này) mới 4 tuổi (sanh năm 1885), nên triều đình lập Hoàng tử Bửu Lân (con của vua Dục Đức) lên ngôi tức là vua Thành Thái. Bà Hoàng quý phi Nguyễn Hữu Thị Nhàn cùng gia đình vua Đồng Khánh phải dọn lên ở tại lăng của chồng.Tháng11/Tân Sửu-1901 Hoàng tử Bửu Đảo được lập phủ, lần lượt nhận các tước phong là Phụng Hóa quận công, Phụng Hóa công. Bà Nguyễn Hữu Thị Nhàn cũng theo về phủ Phụng Hóa vì các con đẻ của bà đều mất sớm, bà lại là chánh thất của vua Đồng Khánh nên trên danh nghĩa bà cũng là mẹ của Bửu Đảo.
Tháng 4/Bính Thìn-1916 vua Duy Tân bị phế, Hoàng tử Bửu Đảo được đưa lên ngôi tức là vua Khải Định, bà Nguyễn Hữu Thị Nhàn được tôn phong là Hoàng thái hậu, lấy ngày sanh làm tiết Thánh Thọ, nên bà còn được gọi bà Thánh Cung, được vào ở cung Diên Thọ. Tháng 10/Quý Hợi-1923 bà được dâng tôn hiệu là Khôn Nguyên hoàng thái hậu.Vua Khải Định rất tôn trọng và đối đãi với bà đúng mực như một người con, ngoài ra tổ tiên bốn đời của bà cũng được vua truy phong theo đúng lệ dành cho họ ngoại của vua.
Tháng 9/Ất Sửu-1925 vua Khải Định băng hà, vua Bảo Đại nối ngôi nhưng vẫn tiếp tục qua Pháp du học, đến năm 1932 mới về nước chính thức nắm quyền. Năm 1933 vua Bảo Đại tôn phong bà Nguyễn Hữu Thị Nhàn làm Khôn Nguyên Xương Minh thái hoàng thái hậu. Bà mất năm 1935 táng ở Tư Minh lăng (dân gian quen gọi Thánh Cung lăng), tọa lạc tại làng Dương Xuân, Hương Thủy, Thừa Thiên. Thụy hiệu là Phụ Thiên Dực Thánh Khôn Nguyên Xương Minh Mục Từ Quảng Hậu Trang Tĩnh Nhân Thọ Thuần hoàng hậu, gọi tắt là Phụ Thiên Thuần hoàng hậu. Phụ Thiên Thuần hoàng hậu được phối thờ trong Thế Miếu cùng với chồng là Cảnh tông Thuần hoàng đế (tức là vua Đồng Khánh).
----------
Via: Hình ảnh tư liệu Việt Nam
Điều khó tin về công trình cao nhất thế giới 2.000 năm trước.
Thiết kế các tháp thánh đường Hồi giáo trong nhiều thế kỷ trước kia đều học theo kiểu thiết kế hải đăng Alexandria. Điều này chứng tỏ tầm ảnh hưởng của ngọn hải đăng với lịch sử kiến trúc thế giới là rất lớn.
Hải đăng Alexandria được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên (khoảng 280-247) trên hòn đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập, được các học giả xa xưa coi là một trong bảy kỳ quan thế giới thời cổ đại.
Theo các nhà nghiên cứu, chiều cao của hải đăng dao động từ 120 đến 140 mét, tương đương một tòa nhà 30-40 tầng hiện đại.
Tháp được xây dựng từ những khối đá lớn sáng màu, có ba tầng: phần thấp hình vuông với một lõi trung tâm, phần giữa hình bát giác, và đỉnh hình tròn.
Đỉnh của hải đăng có đặt một tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào ban ngày; hay một ngọn lửa vào ban đêm.
Hình ảnh trên những đồng tiền do người Alexandrian đúc ra cho thấy các góc tường của hải đăng đều có đặt một bức tượng người cá và một tượng thần Poseidon đứng trên đỉnh hải đăng.
Truyền thuyết cho rằng ánh sáng từ hải đăng đã được sử dụng để đốt cháy chiến thuyền địch trước khi chúng có thể cập bờ.
Một truyền thuyết khác thì khẳng định ánh sáng từ trên hải đăng có thể được nhìn thấy từ cự li trên 50 km từ bờ biển.
Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm
T.B (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét