Thói quen ăn uống là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới huyết áp, đặc biệt đối với người tăng huyết áp thì trongchế độ ăn uống cần tránh những món xào, hầm nhiều mỡ. Để món ăn hằng ngày không đơn độc mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh, sau đây xin giới thiệu các món rau trộn đơn giản dễ làm gia đình có người tăng huyết áp nên áp dụng.
Cần tây trộn dấm: cần tây 200g, muối tinh, nước mắm, dầu ôliu, dấm ăn vừa đủ. Cần tây rửa sạch, chần kỹ trong nước sôi đến khi chín, vớt ra cắt thành đoạn ngắn, cho vào bát trộn đều với các gia trên là ăn được. Ăn trong bữa cơm. Tác dụng thông mạch, lợi thủy, tỉnh não, tốt cho người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch.
Rau chân vịt trộn gừng: rau chân vịt 250g, gừng tươi non 25g, muối tinh, dầu ôliu, hạt tiêu, bột canh, dấm ăn một ít. Rau chân vịt rửa sạch cắt đoạn 7cm, gừng rửa sạch thái chỉ. Đun nước sôi chao rau chân vịt qua nước sôi, vớt ra, bóp nhẹ cho sạch nước. Cho vào trộn đều với sợi gừng và các gia vị là ăn được. Tác dụng bổ huyết thông tiện, hạ huyết áp.
Dưa góp mướp đắng: mướp đắng 250g, hành gừng băm nhỏ, nước mắm, dầu ăn, bột canh, dầu ăn vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch bỏ hạt, ngâm trong nước sôi 3 phút, vớt ra thái mỏng, cho tất cả gia vị trên vào trộn đều là ăn được. Tác dụng mát gan, hạ hỏa, hạ huyết áp.
Rau cần tây trộn lạc: lạc nhân 25g, cần tây 200g, dầu ăn, dấm, bột canh, nước mắm, đường trắng, hạt tiêu. Rau cần rửa sạch cắt đọạn 5cm chao qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước nguội để ráo, lạc nhân rang chín. Trộn đều các thứ gia vị vào dầu ăn rưới đều lên bát để cần tây và lạc. Tác dụng mát máu, hạ huyết áp.
Sứa biển trộn cần tây: cần tây 500g, sứa biển 150g, tôm nõn loại nhỏ 3g, muối canh, đường trắng, dấm ăn một ít. Cần tây bỏ lá, cắt khúc chao qua nước sôi vớt ra. Tôm nõn ngâm nở. Sứa ngâm sạch, thái sợi nhỏ. Trộn đều cần tây, sứa, tôm nõn, nêm gia vị vừa ăn. Tác dụng mát gan thanh nhiệt, lợi thấp tốt cho người bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Bánh phở khô trộn dưa chuột, dấm: bánh phở khô 200g, dưa chuột 50g, nước mắm 15g, dầu ăn 3g, tỏi 5g. Bánh phở khô đun sôi,vớt ra để nguội, dưa chuột rửa sạch thái chỉ, tỏi bóc vỏ băm nát. Cho bánh phở vào trộn đều với dưa chuột và các gia vị là ăn được. Tác dụng hoạt lạc thông kinh, tráng cốt, cường gân, kiện tỳ, sinh huyết. Tốt cho người tăng huyết áp, bệnh van tim, béo phì.
BS. Nguyễn Thị Phương Hoa
10 nguyên tắc vàng giúp lá gan nằm ngoài ‘vùng phủ sóng’ của ung thư
Ung thư gan, ai nghe cũng sợ. Nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát phòng ngừa căn bệnh này qua việc rèn luyện một số thói quen hết sức đơn giản.
1. Gan kỵ đồ mốc
Thức ăn bị mốc là do những vi nấm, chúng phát triển và sinh ra hàng loạt độc tố trong đó có chất gây ung thư cực độc là aflatoxin. Chất này đun sôi chiên kỹ đều không bị phân hủy.
Vì vậy cần bảo quản thức ăn cẩn thận, khi thấy bị mốc cần bỏ ngay, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, dầu đậu phộng, mực khô…
2. Gan ghét thuốc Tây
Thuốc là để trị bệnh, nhưng có đến 2/3 loại thuốc làm tổn hại đến gan, đặc biệt là các kháng sinh. Lạm dụng thuốc khiến chức năng gan suy kiệt, tế bào gan xơ hóa, lâu ngày gây tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ sinh bệnh ung thư. Do vậy việc dùng thuốc cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời nên chủ động tích cực phòng bệnh thông qua các loại rau/thuốc trong bữa ăn hàng ngày.
3. Tránh ăn nhiều muối
Ăn thực phẩm chứa hàm lượng muối cao góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư gan. Dưa cà muối là món khoái khẩu của nhiều người nhưng không những mặn mà có chứa nitrosamine có khả năng gây ung thư gan, do nên hạn chế.
4. Đạm động vật nuôi dưỡng tế bào ung thư
Nhiều chuyên gia cho thấy, sữa, đạm động vật, đặc biệt là các sản phẩm chế biến sẵn có nguy cơ thúc đẩy ung thư, nhất định không nên ăn nhiều. Người đang điều trị ung thư lại cần tiết chế hơn nữa.
5. Không ưa rượu bia, thuốc lá và đồ ngọt
Nghiên cứu khẳng định chất cồn, thuốc là khiến người ta vui vẻ nhất thời, nhưng về lâu dài thì là đánh đổi với sức khỏe và tuổi thọ.
Đường, dạng tinh luyện hay là đường mía, đường mật… đều được xem là nguyên liệu khiến tế bào ung thư lớn nhanh nhất.
6. Gan yêu thích rau và trái cây
Chúng bảo vệ gan nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất và hoạt chất thực vật phong phú. Chất diệp lục trong rau, polyphenol chống oxy hóa, tinh dầu… giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, diệt các tế bào ung thư vừa mới sinh ra.
Rau xanh, rau củ màu tím và vàng rau họ cải, quả loại cam quýt giàu vitamin C… đều cần thiết. Hãy ăn nhiều hơn 5 loại rau và trái cây mỗi ngày nếu có thể. Trung bình một ngày ăn từ 400 đến 800g rau quả sẽ giảm 20% nguy cơ ung thư gan.
7. Đừng quên trà và các loại thảo dược
Uống trà rất có lợi cho phòng chống ung thư gan, đặc biệt là trà xanh (tươi). Các loại thảo mộc quen thuộc như atiso, xạ đen, diệp hạ châu, cà gai leo… được các thầy thuốc khuyên dùng hàng ngày giúp gan giải độc.
8. Thức khuya ít ngủ… là sát thủ hại gan
Theo Đông y, 11h đêm tới 1h sáng là lúc khí huyết kinh Can mạnh nhất, là thời gian gan được nuôi dưỡng tốt nhất, cũng là thời điểm gan bài độc mạnh mẽ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì cơ thể phải tiến hành trong trạng thái ngủ say.
Thức đêm thường xuyên khiến gan không thể đào thải hết chất độc, khí huyết mới không thể sinh, cứ mãi như thế, gan không được nuôi dưỡng đầy đủ, tế bào gan bị tổn thương khó có thể hồi phục. Như vậy khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, đối với người viêm gan B, viêm gan C thì càng nghiêm trọng hơn.
9. Vui vẻ là bạn của gan
Đông y có câu, tức giận hại can (gan). Khi một người tức giận, thân thể sẽ tiết ra một loại chất là catecholamine, loại vật chất này vô cùng đặc biệt, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng cao, đẩy mạnh phân giải axit béo… Vì vậy, độc tố bên trong cơ thể sẽ tăng theo, áp lực lên gan cũng sẽ trở nên lớn.
Do vậy, các chuyên gia dưỡng sinh khuyên mọi người nên điều dưỡng tinh thần và cảm xúc, tránh làm tổn hại đến tạng phủ.
10. Khí công, thiền định giúp dưỡng gan
Khí công, thiền định được chứng minh là giúp cơ thể thanh lọc các độc tố, lưu thông khí huyết, làm sạch não, tái tạo tế bào toàn cơ thể bao gồm cả tế bào gan. Nghiên cứu cho thấy nhiều trường hợp bị ung thư gan và các loại ung thư khác đã phục hồi nhờ luyện tập khí công. Bạn có thể thử xem.
Bình thường chẳng mấy ai để ý đến việc gan khỏe hay yếu thế nào. Thực tế gan đảm đương hàng trăm chức năng: chuyển hóa dưỡng chất, cân bằng đường huyết, dự trữ vitamin, giải độc.Bạ n ăn gì, uống gì, dùng thuốc nào… đều là do gan “gác cổng”, phân loại xử lý và đào thải nếu cần. Tuy nhiên, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, khi bị tổn thương vẫn không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh quá nặng. Do vậy mọi người cần lưu ý chăm sóc gan trước khi quá muộn.
Minh Thành
Tỏi là gia vị rất tốt nhưng có 9 điều kiêng kỵ khi ăn
Tỏi được coi là một loại gia vị thường được biết đến với công dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Song, ăn tỏi cũng như những thực phẩm khác có thể mang tới những rủi ro cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách.
1. Không ăn nhiều tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt“. Bởi loại củ này có thể kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
2. Không ăn tỏi khi đang bị đi tả
Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
3. Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ
Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó. Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.
4. Không ăn tỏi khi đói bụng
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
5. Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
6. Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan
Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Đây là cách làm “lợi bất cập hại”. Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: “Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan“. Nguyên nhân là do loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh. Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
7. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng
Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Theo kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết. Cuốn “Thảo mộc tòng tâm” của Trung Quốc từng ghi chép: “Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn”.8. Không ăn tỏi nếu có thể trạng suy yếu
9. Không ăn tỏi quá nhiều
Tỏi tuy tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.
Cao Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét