Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công
việc tốt, rủ nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn
nàn về những căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống.
Nghe vậy, thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng những chiếc tách khác nhau. Chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh, chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất đắt tiền. Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình. Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, ông bắt đầu nói:
- “Nếu chú ý, các em sẽ nhận ra điều này. Những chiếc tách đắt tiền và đẹp đều được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.
Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.
Bây giờ mọi người hãy suy ngẫm điều này nhé!
Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách.
Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi phẩm chất cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào ‘chiếc tách’, và bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống tặng cho chúng ta”.-
Nghe vậy, thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng những chiếc tách khác nhau. Chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh, chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất đắt tiền. Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình. Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, ông bắt đầu nói:
- “Nếu chú ý, các em sẽ nhận ra điều này. Những chiếc tách đắt tiền và đẹp đều được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.
Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.
Bây giờ mọi người hãy suy ngẫm điều này nhé!
Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách.
Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi phẩm chất cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào ‘chiếc tách’, và bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống tặng cho chúng ta”.-
Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt
nhất. Họ chỉ trân trọng thứ mà họ có.
Hãy sống đơn giản,
trao yêu thương,
quan tâm sâu sắc
và nói những lời đẹp đẽ.
trao yêu thương,
quan tâm sâu sắc
và nói những lời đẹp đẽ.
SƯU TẦM
Tôn trọng người khác chính là mỹ đức cao thượng nhất của đời
người
“Lòng rộng một thước, con đường sẽ rộng một trượng”. Mở rộng tấm
lòng bao dung người khác, bạn sẽ thấy cuộc đời của mình đẹp hơn biết bao nhiêu.
Ngày nọ, có một ông lão ăn mày quần áo rách rưới, đầu tóc bù xù,
trên người bốc ra mùi hôi khó chịu dừng chân đứng trước một cửa tiệm bánh ngọt
náo nhiệt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ vẻ
vô cùng khó chịu với ông lão.
Nhân viên bán hàng quát to: “Đi ngay chỗ khác! Đi ngay đi!”.
Người ăn mày lập cập lấy ra mấy đồng tiền lẻ cáu bẩn nói: “Tôi
đến mua bánh ngọt! Xin hỏi loại nào là nhỏ nhất?”.
Từ bên trong, ông chủ tiệm bánh ngọt rảo bước ra ngoài, niềm nở
lấy ra một chiếc bánh ngọt nhỏ xinh, đẹp đẽ từ trong tủ kính đưa cho người ăn
mày. Sau đó, ông cúi gập người thật sâu xuống, nói: “Cảm ơn quý khách đã chiếu
cố mua hàng! Hoan nghênh quý khách lần sau lại tới!”.
Người ăn mày đón chiếc bánh từ ông chủ, mặt hiện rõ vẻ thất
kinh, vội quay người rời khỏi tiệm bánh. Trong đời mình, dường như ông chưa
từng được đối xử tôn trọng đến vậy!
Cháu trai ông chủ tiệm bánh chứng kiến toàn bộ sự việc, vô cùng
thắc mắc, bèn tiến lại hỏi: “Ông nội! Sao ông lại niềm nở với người ăn mày bẩn
thỉu đó như vậy ạ?”.
Ông chủ tiệm bánh mỉm cười hiền từ, nhìn cháu trai của mình nói:
“Dù đó có là một người ăn mày nhưng ông ấy cũng vẫn là khách hàng của chúng ta.
Để mua bánh ngọt của cửa hàng chúng ta, ông ấy đã không tiếc tiêu những đồng
tiền phải trải qua bao nhiêu vất vả mới kiếm được. Nếu ông không tự mình phục
vụ ông ấy thì sao có thể xứng với sự ưu ái người ăn mày ấy dành cho chúng ta
đây?”.
Cháu trai ông chủ lại hỏi vặn vẹo: “Đã vậy thì vì sao ông vẫn
còn lấy tiền của ông ăn mày ấy ạ?”.
Ông chủ cười đáp: “Hôm nay, ông ấy đến đây với tư cách là khách
chứ không phải là đến để ăn xin cháu ạ! Đương nhiên, chúng ta phải tôn trọng
ông ấy chứ! Nếu như ông không lấy tiền thì chẳng phải đã làm nhục ông ấy rồi
sao? Nhất định cháu phải nhớ kỹ điều này, hãy tôn trọng từng khách hàng bất kể
họ là ai, ngay cả đó là một người ăn mày. Bởi tất thảy những thứ chúng ta có
được hôm nay đều là do khách hàng mang lại”. Cậu bé nghe xong gật gật đầu, ra
chiều cũng hiểu chuyện.
Chủ tiệm bánh nọ chính là ông nội của tỷ phú Nhật Bản Yoshiaki
Tsutsumi. Tỷ phú Tsutsumi từng nói: “Năm đó, mỗi cử chỉ của ông nội đối với
người ăn mày đó đều khắc sâu trong tâm trí tôi”. Về sau, Tsutsumi đã kể lại rất
nhiều lần câu chuyện này cho nhân viên của mình nghe để họ học tập cách tôn
trọng khách hàng.
SƯU TẦM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét