.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

14 tháng 10 2017

Khí amoniac độc hại như thế nào?



Người hít phải amoniac nồng độ cao đứng trước nguy cơ bị bỏng niêm mạc mũi, cổ họng, suy hô hấp, thậm chí tử vong chỉ sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Theo PGS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ammoniac (NH3) là một trong những loại khí độc rất nguy hiểm. Ở nhiệt độ phòng, amoniac là khí không màu, có mùi hăng khai và nhẹ hơn không khí, dễ dàng hòa tan trong nước.
“Khí amoniac thường bị nén dưới dạng lỏng khi ra tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành hơi. Ở dạng hơi nồng độ của nó sẽ rất cao. Vì vậy, những tai nạn về amoniac rất nguy hiểm bởi tốc độ lan rộng của hơi nhanh và ngưỡng gây độc từ tỉnh táo tới hôn mê rất hẹp. Một người vừa nhận thấy có biểu hiện cay mắt đã có thể chuyển sang trạng thái hôn mê khi tiếp xúc ở nồng độ cao”, PGS Côn cho biết.
Amoniac là một hóa chất được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp (Ảnh: Internet)
Như vậy, mức độ nguy hiểm của khí amoniac đối với cơ thể phụ thuộc vào đường tiếp xúc cũng như liều lượng và thời gian. Ở nồng độ cao, khí này có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp, thậm chí dẫn đến mù, tổn thương phổi và tử vong. Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng, nuốt vào cơ thể gây bỏng miệng, họng và dạ dày.
Khi xâm nhập vào người, NH3 tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit. Hóa chất này có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào. Các mô tổn thương lại bị thoát dịch sẽ làm biến đổi amoniac thành amoni hydroxit tiếp tục gây phỏng da, mắt, đường hô hấp, tiêu hóa. Chất này còn phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp là những cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Các tổn thương ở đường hô hấp có thể dẫn tới bệnh phổi mãn tính.
Biểu hiện khi ngộ độc amoniac
Theo PGS Trần Hồng Côn người tiếp xúc với khí amoniac ở nồng độ thấp như ở các nhà vệ sinh công cộng sẽ thấy cay mắt, chưa tới mức ngộ độc. Tuy nhiên, nếu nồng độ chỉ cần tăng cao hơn một chút, amoniac sẽ tác động rất mạnh tới hệ thần kinh, khiến nạn nhân rơi vào hôn mê, mất ý thức. Nếu không cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong.
Người hít, nuốt hoặc chạm vào các sản phẩm có chứa một lượng rất lớn ammoniac sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
  • Hô hấp: Ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè.
  • Mắt, miệng, họng: Chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, môi sức.
  • Tim mạch: Nhanh, mạch yếu, sốc.
  • Thần kinh: Lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ.
  • Da: Môi xanh lợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu.
  • Dạ dày và đường tiêu hóa: Đau dạ dày nghiệm trọng, nôn.
Cần làm gì khi tiếp xúc và sơ cứu người bị ngộ độc amoniac?
  • Người vào cứu nạn nhân bị ngộ độc amoniac phải dùng mặt nạ.
  • Hạn chế tiếp xúc với amoniac: Di chuyển ra nơi an toàn, cởi bỏ quần áo có dính khí độc, rửa sạch amoniac dính trên cơ thể bằng nước sạch.
  • Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp bệnh nhân không tỉnh. tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Gia súc, gia cầm chết hàng loạt trong vụ rò rỉ khí Amoniac vào chiều qua tại Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh (Ảnh: Thanhnien)
Trước đó, vào lúc 9h15 ngày 10/10, một vụ rò rỉ khí amoniac kinh hoàng xảy ra tại Trạm chiết gas amoniac thuộc Công ty TNHH Vĩnh Lộc (số 217B/7 ấp 2, xã An Phú Tây, H.Bình Chánh) khiến 4 người ngất xỉu, nôn ra máu phải nhập viện, hàng chục gia súc, gia cầm của người dân tại khu vực chết vì ngạt khí, lá cây cháy xém vì khí độc.
Hoài Anh

‘Đường cao tốc’ xuyên lục địa dài 40.000 km thời cổ đại: Công trình kỹ thuật bậc nhất thế giới


Hệ thống đường bộ thời Inca cổ đại là một trong những công trình kỹ thuật cao bậc nhất thế giới. Hệ thống “đường cao tốc” cực kỳ tinh vi này đã biến đế chế Inca thành một trong những nền văn minh cổ xưa hùng mạnh nhất ở tây bán cầu.
Mạng lưới đường bộ tinh vi, phức tạp trải dài hơn 32.000 km, đi xuyên qua Ecuador, Peru, Bolivia, Argentina và Chile. Nhưng có lẽ một trong những điểm “khét tiếng nhất” của hệ thống đường bộ cổ đại này là nó bắc ngang qua vùng núi Andes, những dãy núi cao sừng sững, dốc đứng đến thót tim. Điều này có nghĩa là người Inca cổ đại đã phải đào đường hầm đâm xuyên qua lòng núi, thậm chí cắt gọt các con đường hẹp dọc theo các vách đá dựng đứng.
Hệ thống đường bộ của Đế chế Inca cổ đại. Ảnh: Wikimedia Commons
Hệ thống đường bộ của Đế chế Inca cổ đại. Ảnh: lent.az
Và càng đáng kinh ngạc hơn nữa, khi dù không cần đến bánh xe, súc vật kéo, công cụ bằng kim loại hay thậm chí một loại ngôn ngữ viết để trao đổi thông tin, người Inca cổ đại vẫn có thể xây dựng nên một con đường cổ nhất, dài nhất (40,000 km) và tiên tiến nhất trên bề mặt địa cầu, giúp đế chế cổ đại này thuận tiện qua lại hơn 3 triệu km2 lãnh thổ của họ.
Nét thẩm mỹ của một số đoạn đường Inca. Ảnh: skyscrapercity.com
Tuyến đường Inca đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2014.
Như UNESCO từng nhận định, “Được xây bởi người Inca qua hàng thế kỉ, và một phần được dựa trên cơ sở hạ tầng vào thời văn hóa tiền Inca, hệ thống đường bộ phi thường đi ngang qua một trong những vùng địa hình hiểm trở nhất trên hành tinh, kết nối các đỉnh núi phủ tuyết trong dãy Andes – ở độ cao hơn 6,000m – đến bờ biển, băng xuyên qua những cánh rừng mưa nhiệt đới nóng, các thung lũng phì nhiêu và các sa mạc khô cằn. Hệ thống đường bộ này được mở rộng tối đa vào thế kỉ 15, khi nó mở rộng ra theo chiều dài và chiều rộng của dãy núi Andes”.
Cầu treo cuối cùng còn sót lại trong hệ thống đường bộ Inca. Ảnh: Wikimedia Commons
Đường núi rất hẹp của người Inca được cắt gọt dọc theo các vách đá dựng đứng. Ảnh: Wikimedia Commons
Tuyến đường phức tạp này đã trở thành mạch giao thương chủ chốt của người Inca. Họ buôn bán bí ngô, khoai lang, các loại trái cây khác như dứa và đu đủ, lông vũ, da thú, chậu, dây thừng, lạc đà không bướu, vải vóc và vàng bạc.
Các nhà sử học tin rằng đường mòn Inca được sử dụng để cung cấp nhu yếu phẩm cho thành phố Andean của Machu Picchu. Ảnh: science photo library
Ramiro Matos là một người Quechua bản địa với tuổi thơ gắn liền với con đường Inca. Anh nói:
“Đây không chỉ là một con đường đá, nó còn là một con đường vũ trụ học, và người hiện đại coi nó như một con đường sống”.
“Kallawaya (các bác sĩ du lịch từ Bolivia) vẫn sử dụng con đường này để đi bộ và khôi phục năng lượng của họ. Họ nói con đường có một linh hồn”.
Hệ thống đường bộ Inca – kết nối một đế quốc … và tất cả các công trình cự thạch chủ chốt trong khu vực
Nếu bạn xoay ngang tấm ảnh khu di tích Macchu Picchu ở Peru, bạn sẽ nhận được một khuôn mặt rõ ràng, gọi là “Khuôn mặt của Inca”. Tự nhiên hay Nhân tạo? Ảnh: ancient-code.com
Càng tìm hiểu về Inca bao nhiêu, bạn sẽ càng cảm thấy ngạc nhiên và thú vị bấy nhiêu. Hệ thống đường Inca cổ đại cực kỳ đồ sộ và kỳ vĩ, kéo dài từ tây bắc sang đông nam.
Thật kì lạ, dọc theo tuyến đường này, chúng ta sẽ tìm thấy gần như mọi công trình cự thạch chủ chốt, bao gồm Tiahuanaco, Puma Punku, Cuzco, Machu Picchu, Ollantaytambo, và Saksaywaman.
Di chỉ cự thạch Saksaywaman. Ảnh: kosovotimes.net
Di chỉ cự thạch Saksaywaman. Ảnh: el-libertario.com
Các công trình cự thạch như Tiahuanaco, Puma Punku, Cuzco, Machu Picchu, Ollantaytambo, và Saksaywaman là một kho tàng bằng chứng thuyết phục cho thấy trình độ kĩ thuật tiên tiến, phức tạp của các nền văn minh cổ xưa. Một điều thậm chí còn thú vị hơn vốn đã được nhiều chuyên gia gợi ý là, các công trình cự thạch này già hơn (có trước) nền văn minh Inca cả nghìn năm tuổi, do đó rất có thể một phần của hệ thống đường bộ Inca cũng già hơn nền văn minh Inca cả ngàn năm tuổi.
Lạ lùng thay, những truyền thuyết địa phương của người Inca kể rằng, những di chỉ chủ chốt này không phải được xây bởi người Inca cổ. Khi bạn hỏi người Inca rằng ai đã xây dựng nên những công trình kì vĩ này? Họ sẽ nói rằng: “Chúng tôi không xây dựng chúng”. Vậy nếu không phải là người Inca thì là ai là tác giả đằng sau?
Phải chăng là một nền văn minh tiền sử thời tiền Inca, từng cư trú tại vùng đất của người Inca sau này? Văn minh huyền thoại Atlantis?

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.