Khi xưa
còn trẻ ta thường nghĩ: biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng nay đã về già thì ta
hiểu: biết buông bỏ mới là trí tuệ.
Khi xưa
còn trẻ ta thường nghĩ : người giàu sang là kẻ lấy về nhiều của cải để sở hữu.
Nhưng nay đã về già thì ta hiểu : người giàu sang là kẻ dám cho đi mọi thứ mình
có.
Khi xưa
còn trẻ ta thường nghĩ: mạnh mẽ là chiến thắng được người khác. Nhưng nay đã về
già thì ta hiểu : mạnh mẽ là chiến thắng được chính bản thân mình.
Khi xưa
còn trẻ ta thường nghĩ: người nói hay là kẻ thông minh. Nhưng nay đã về già thì
ta hiểu: kẻ biết lắng nghe chính là người thông tuệ.
Khi xưa
còn trẻ ta thường nghĩ: chạy trên đường đời nếu ta thắng thì phải có người
thua. Nhưng nay đã về già rồi ta mới biết: đích về là nơi mọi người cùng đến,
không có thắng thua.
Khi xưa
còn trẻ ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng nay đã về già ta chỉ mong thay
đổi mình sao cho tốt thôi.
Khi xưa
còn trẻ ta rất ngưỡng mộ người tài giỏi thông minh. Nhưng nay đã về già rồi ta
chỉ còn kính trọng người hiền lương chất phác.
Khi xưa
còn trẻ ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng nay đã về già thì ta mới
hiểu: mình chấp nhận mình là đủ.
Khi xưa
còn trẻ ta thường nghĩ: có tiền là có tình yêu, có nhiều vật chất là được mọi
người quý trọng. Nhưng nay đã về già rồi ta mới biết: có được tâm thái an nhiên
tự tại là ta hưởng trọn vẹn mọi nguồn vui.
Khi xưa
còn trẻ ta mong muốn sống thật lâu. Nhưng nay chớm già ta mới biết giá trị cuộc
đời không phải được sống ngắn hay dài mà là sống sao cho có ý nghĩa và sống
vui....!
SƯU TẦM
Nhìn người hãy nhìn tâm, nhận biết người hãy xem phẩm chất Minh An
Cách đây một thời gian, người bạn thân hẹn tôi đi ăn tối. Trong bữa ăn, cô ấy liên tục phàn nàn về chuyện vừa bị lừa khi hợp tác kinh doanh với bạn: Người quản lý công ty không trung thực, thường lén lút trộm đơn hàng; hay cho bạn bè vay tiền, thường không đòi lại được.
Rồi cô ấy thở dài: "Sao
mình thê thảm thế, toàn bị lừa".
Thực ra, sau khi ra trường, mới bước chân vào xã hội, tôi cũng hay bị lừa. Tôi băn khoăn không biết nguyên nhân cô bạn tôi bị lừa dối có giống tôi không.
Vì vậy, tôi hỏi cô ấy: "Khi
giao thiệp, cậu có bao giờ nghĩ đến việc người này có nên giao thiệp hay không?"
Cô bạn ngạc nhiên đáp: "Mình
hay dựa vào cảm tính, nhìn thuận mặt, nói chuyện cùng nhau được thì có thể làm
bạn".
Tôi cũng từng như vậy, cứ
nghĩ người này tốt, đối xử chân thành với họ thì họ sẽ đối xử chân thành với mình.
Nhưng hiện thực tế khiến tôi hiểu ra từ "giả vờ".
Hãy xem những người bạn thường biểu hiện nhiệt tình xung quanh chúng ta. Khi bạn thực sự cần giúp đỡ, có bao nhiêu người sẵn sàng giang tay giúp đỡ?
Vậy chúng ta làm thế nào
có thể nhanh chóng xác định một người?
Thứ nhất, xem cách đối xử với vợ con hoặc chồng con
Tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện xưa vào thời Xuân Thu.
Vào thời Xuân Thu Chiến
Quốc, Tề Hoàn Công của nước Tề có một đầu bếp tên là Dịch Nha.
Có lần Tề Hoàn Công nói với Dịch
Nha: "Ta chán các món sơn hào hải vị rồi, chỉ có là chưa ăn thịt
người. Vậy ngươi có thể nấu món đó, có biết chế biến thịt người thế nào không?
Vị món đó thế nào?"
Lời nói của Tề Hoàn Công
ban đầu chỉ là vô tình trêu đùa, nhưng Dịch Nha vẫn ghi nhớ, nghĩ cách làm một
bữa tiệc thịt người cho Hoàn Công, để lấy lòng Hoàn Công. Sau đó, khi thấy con
trai, ông ta đã giết con mình và làm bữa tiệc đưa cho Hoàn Công. Hoàn Công chưa
bao giờ được ăn một đĩa thịt nào mềm như thế.
Ông hỏi Dịch Nha: "Đây
là loại thịt gì?"
Dị Nha vừa khóc vừa nói: "Đó là thịt của con trai cận thần, hiến tặng Đại Vương thưởng thức". Khi biết được đây là thịt của con trai Dịch Nha, trong lòng Tề Hoan Công cảm thấy rất khó chịu nhưng lại cảm động trước hành động giết con trai của mình để làm món ăn dâng vua. Ông cho rằng Dịch Nha yêu vua hơn cả máu thịt của mình và từ đó Hoàn Công càng sủng tín Dịch Nha hơn.
Nhưng Quản Trọng rất coi thường hành vi này. Trước khi Quản Trọng lâm chung, Tề Hoàn Công đã hỏi Quản Trọng: "Ai có thể tiếp quản địa vị tướng quốc của Quản Trọng?"
Tề Hoàn Công hỏi: "Dịch
Nha, người này như thế nào?".
Quản Trọng trả lời: "Dịch
Nha giết con trai của chính mình để làm vừa ý quân vương, người này lòng dạ
nham hiểm, hành vi này không hợp đạo lý làm người, không thể bổ nhiệm người này
được".
Sau đó Tề Hoàn Công hỏi: "Còn
Khai Phương thì sao?"
Quản Trọng đáp: "Khai
Phương ruồng bỏ cha mẹ để vừa ý Quốc Vương, loại hành vi này không phải đạo, không
thể bổ nhiệm người này".
Tề Hoàn Công lại hỏi: "Thụ
Điêu thì sao?"
Quản Trọng trả lời: "Thụ
Điêu tự thiến mình để làm vừa lòng quân vương là hành vi không hợp tình, không
thể tin được người này."
Thật không may, Tề Hoàn Công đã không nghe theo lời khuyên của Quản Trọng và lại trọng dụng cả 3 người này. Về sau, cả 3 người Dịch Nha, Thụ Điêu, Khai Phương khởi xướng một cuộc đảo chính. Dịch Nha đã truyền lệnh giả của Tề Hoàn Công để giam giữ Tề Hoàn Công, và xây một bức tường cao xung quanh cung điện để ngăn không cho bất cứ ai vào đưa thức ăn. Không bao lâu sau, Tề Hoàn Công chết đói. Tương truyền, thi thể của ông nằm trên giường 67 ngày, thối rữa và phủ đầy giòi trắng, không ai dám đến lấy xác.
Một người đối xử với vợ
con như thế nào sẽ thấy được bản chất của họ.
Một người đàn ông không quan tâm đến vợ con, cho thấy là người rất thiếu trách nhiệm, thì đối đãi với bạn bè, với công việc có thể tốt không?
Hổ dữ không ăn thịt
con. Người đối xử tàn bạo với con, dù có tử tế với bạn bè đến đâu cũng chỉ là
đeo mặt nạ.
Tương tự, từ thái độ của người chồng đối với vợ con, và thái độ của người vợ đối với chồng con, chúng ta có thể thấy trực rõ họ giấu gì trong lòng.
Một người đối xử với vợ con như thế nào sẽ thấy được bản chất của họ. (Getty Images)
Thứ 2, hãy xem cách người đó đối xử với cha mẹ của mình
Một người chị họ của tôi
khi còn nhỏ thường chơi với đám giang hồ. Chị ấy lúc đó còn non trẻ và thiếu hiểu
biết, và cảm thấy đám bạn uống rượu nói chuyện rôm rả, khi xảy ra chuyện đều lo
cho nhau.
Bố chị thường mắng, trách chị rằng: "Con
có biết trong số họ là ai không? Năm đó, chính tay hắn đã giết cha mình, một người
đã giết cha của chính mình, và hắn đã làm một việc mà ngay cả cầm thú cũng không
thể làm. Con nghĩ một người như vậy có chính nghĩa không?"
Một người đã tàn nhẫn với
chính cha của mình mà lấy đi mạng sống của cha mình, liệu có thể đối tốt với
con? Đừng chỉ nhìn hiện tại lúc này con gọi người đó là huynh đệ, nhưng chỉ khi
xảy ra việc không được như ý muốn hắn, có ngày hắn ra tay.
Để phán đoán một người có lương tâm hay không, hãy nhìn vào cách họ đối xử với cha mẹ mình hàng ngày.
Nếu người này hàng ngày
quan tâm tới cha mẹ, nghĩ đến sự vất vả của cha mẹ, thường nói về cha mẹ, và lời
nói đi đôi với việc làm, hết lòng hiếu thảo thì người như vậy dù xấu cũng không
hoàn toàn xấu. Ít ra người này vẫn có lòng biết công ơn dưỡng dục.
Tuy nhiên, nếu bạn thường
xuyên nghe một người chỉ trích cha mẹ mình, chỉ có ý chê ghét và không có lòng
biết ơn, lại còn tìm cách trộm tiền tài của cha mẹ, ăn bám cha mẹ.
Cho dù người đại thiện có
che giấu tài giỏi thế nào đi nữa, thì bản chất sâu xa thực ra đây là một kẻ
nham hiểm, lòng tốt của anh ta chỉ là một lớp ngụy trang.
Có thể nhận biết trực giác một người thì hãy nhìn vào thái độ của họ đối với người thân.
Thứ ba, nhìn vào tính cách của cha mẹ, tổ tiên và giáo dục gia đình
Điều này đặc biệt quan
trọng trong hôn nhân.
Cha mẹ, ông bà là gốc rễ
của một gia đình, nếu tổ tiên có phẩm hạnh không tốt sẽ có ảnh hưởng tới con cháu
bởi người xưa có câu ‘trên bất chính hạ tất loạn’. Gia đình có ảnh hưởng rất sâu
sắc đối với mỗi người.
Nếu không thể nhanh chóng
xác định tính cách của một người, có thể nghe họ kể chuyện về gia đình của họ,
và xem bố mẹ, ông bà của họ như thế nào.
Tôi có một người bạn và cô ấy kể cho tôi chuyện về bà ngoại của cô.
Bà cô là một tín đồ theo
đạo Thiên chúa. Bà đã xây một ngôi nhà lớn làm nhà thờ, mỗi cuối tuần, hàng trăm
người tập trung lại cầu nguyện. Cô đã được bà ngoại dặn dò từ khi còn là một đứa
trẻ: cần phải lương thiện, tương thân tương ái, giúp đỡ người yếu.
Cha mẹ cô tuy không có tín
ngưỡng nhưng lại vô cùng hiếu thảo, nghe và làm theo lời bà.
Bà cô đã kiên trì như thế
30 năm, đến khi sắp ra đi bà vẫn luôn dạy con cháu không được làm điều ác, nếu
không sẽ bị hạ địa ngục.
Chúng ta có thể thấy giáo dục trong gia đình, phẩm hạnh của cha mẹ, ông bà quan trọng như thế nào, đây còn gọi là “tổ đức”. (Getty Images)
Về biểu hiện chỉ đơn giản là câu nói nhắc nhở liên tục trong gia đình của người lớn tuổi, thực ra đã hình thành văn hóa gia đình và mọi người từ nhỏ tới lớn đều chịu ảnh hưởng.
Người bạn này của tôi tuy tính
tình nóng nảy nhưng thực sự rất tốt, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, khiến người
khác cảm động. Sau này cô ấy nói: "Mình chịu ảnh hưởng của bà, bà đã
có ảnh hưởng tới cả tuổi thơ của mình".
Chúng ta có thể thấy giáo
dục trong gia đình, phẩm hạnh của cha mẹ, ông bà quan trọng như thế nào, đây còn
gọi là “tổ đức”.
Thứ tư, những người bạn thân nhất xung quanh
Một số người có thể hỏi:
Có người đối xử tốt với vợ con, đối xử tốt với cha mẹ thì có phải là người chính
trực không?
Cũng không hẳn!
Thái độ đối với cha mẹ, vợ con là xem giới hạn lương tri của một người thế nào, nếu thái độ đối với người thân trong gia đình không tốt có nghĩa là người đó không có lương tri giới hạn.
Đối xử tốt với cha mẹ, vợ con chỉ có nghĩa là anh ta có lương tri cơ bản, chứ không có nghĩa nhất định là người cao thượng.
Sau đó bạn tôi hỏi: Tiếp theo làm thế nào để xác định nhân phẩm của một người?
Tiếp theo, hãy quan sát
những người bạn thân của họ và xem họ thường kết giao với những người bạn nào.
Trình độ, phẩm hạnh và sở thích của những người bạn này là gì?
Tôi vẫn nghĩ về người bạn
cùng lớp mà tôi đã đề cập trước đây, người bạn thân nhất của cô ấy suốt ngày
giao du với một nhóm lừa đảo tài chính, làm những việc vi phạm pháp luật.
Khi đó, tôi đã nhắc nhở
cô ấy, mặc dù bạn thân của cô đối xử có hiếu với cha mẹ, nhưng họ là những người
muốn làm giàu sau một đêm và đi trên bờ vực, sớm muộn gì cô ấy cũng sẽ bị vạ lây.
Một năm sau, bạn thân của cô ấy bị vào tù.
Vì vậy, cách nhanh nhất để đánh giá nhân phẩm của một người là nhìn vào những người bạn thân xung quanh người đó, và phẩm hạnh, trình độ, sở thích và thậm chí cả tín ngưỡng của những người bạn thân quanh họ.
Chúng ta có thể thấy ruồi nhặng suốt ngày bu quanh những quả trứng thối, thức ăn ôi thiu, nơi càng bẩn thì ruồi muỗi càng thích.
Đây chính là luật hấp dẫn. Bạn
là người như thế nào sẽ thu hút những người bạn thân như thế. Đây được gọi là
'mã tầm mã, ngưu tầm ngưu', 'vật họp theo loài, người phân theo
nhóm'.
Không phải là cứ một đời người, hay một năm, mà một ngày cũng đã là quá muộn!
Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy hôm 15 Tháng Tư, 2019 trong sự tiếc nuối của hàng triệu người, nhất là những ai đang có dự định đến thăm nơi này. (Hình minh họa: Getty Images)
Ở thời niên thiếu, chúng tôi đã được xem một cuốn phim tình cảm đen trắng do Ý sản xuất trong một rạp chiếu bóng ở một tỉnh nhỏ miền Trung. Cuốn phim mang tên “Ngày Mai Đã Muộn Rồi,” (Demain c’est trop tard!) liên quan đến việc giáo dục giới tính phù hợp cho giới trẻ. Cuốn phim nêu ra chuyện nếu hôm nay không được chỉnh sửa hay là được làm đúng, ngày mai đã quá trễ, muộn màng.
Tuổi ấy, chúng tôi không hiểu nhiều về tình tiết của câu chuyện, và luận đề cuốn phim đưa ra, nhưng sau này, rất thích lập lại tên của cuốn phim trong nhiều tình huống của cuộc sống. Phải chăng, đừng để đến ngày mai mà muộn màng, những gì làm được hôm nay thì hãy làm.
Bây giờ bước vào tuổi già, bạn đã có bao điều hối hận: phải chi ngày trước mình biết cách yêu thương, định hướng cho bản thân và nỗ lực hơn, biết trân quý bạn đời hơn, biết giáo dục con cái hơn…
Trước khi biết mình qua đời, người sắp chết cũng có bao nhiêu điều phải hối tiếc. Bước qua một năm mới, chúng ta cũng có những điều tự hỏi vì sao đã bỏ phí trong năm qua.
Và rồi qua một ngày, có bao giờ bạn thấy hối hận đã không làm việc ấy ngay hôm nay không?Thời gian cứ trôi đi và chẳng bao giờ dừng lại để chờ đợi ai, cũng chẳng chờ cho chúng ta làm xong việc này hay kết thúc một việc khác. Một ngày qua đi và một ngày không trở lại, và công việc ấy chúng ta không làm hôm nay, sẽ không bao giờ chúng ta có cơ hội thực hiện nữa. Không phải là cứ một đời người, hay một năm, mà một ngày cũng đã là quá muộn!
Bạn tôi đang nằm trong bệnh viện, vừa qua một cuộc giải phẫu khá quan trọng. Tôi có dự định đi thăm người bạn ấy hôm nay, nhưng quen thói lần lữa, giải đãi, lòng hẹn lòng đợi một ngày nào đó, thật rỗi rảnh sẽ đi thăm bạn. Nhưng cái ngày đó không bao giờ đến, vì chỉ vài ngày sau đó, bạn tôi đã từ giã cuộc đời này, mà tôi thì vẫn chưa thực hiện được cuộc viếng thăm đơn giản ấy, nên lòng ân hận mãi.
Thân bằng quyến thuộc của chúng ta không thiếu gì những người già, đang nằm trong bệnh viện, nhà dưỡng lão, như ngọn đèn cạn dầu trước gió, cần một lần thăm viếng, một cái cầm tay hay một lời nói thân tình. Những người này không còn thời gian để đợi chúng ta, mà chúng ta thì cứ mãi “lòng hẹn lòng!”
Có bao nhiêu bậc cha mẹ già, trên ngưỡng cửa ngôi nhà xưa, ngóng chờ những đứa con trở về một lần thăm viếng. Nhưng rồi thì vì thời gian bận rộn vì công việc làm ăn, cuối tuần còn đưa con đi chơi thể thao, học đàn, học võ; kẹt một chuyến du lịch xa, hay bận rộn vì con chó con mèo, con cá lia thia trong chậu, sợ bỏ đói, không ai chăm sóc.Thật lòng không biết có ai hối hận không, nhưng đừng để bao giờ phải hối hận.
Giá mà ta làm việc ấy hôm nay, hay tự đặt cho mình một mệnh lệnh: “Hãy làm việc ấy hôm nay!” Ngày không thể không đi và đêm không đến vì việc ấy ta làm chưa xong! Suốt đời, chúng ta đã bỏ bao nhiêu cơ hội, để làm một việc hay để nói một lời.
Không phải đến bây giờ người ta mới nhắc nhở “Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ. Đừng để ngày mai đến lúc tôi xa người… (*) mà ngày xưa, tình duyên đôi lứa đã một lần muộn màng, vì người con trai đã bỏ đi cơ hội nghìn vàng, để ngậm ngùi suốt đời.
“Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết bao giờ gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”
Có người hối hận để mất một cuộc tình, nhưng cũng có người đánh lỡ
mất cả cuộc đời, để rồi than thở:
“Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!” (TTKh.)
Richard Templar là một tác giả người Anh, người đã viết nhiều cuốn sách về con đường thành công trong cuộc sống. Ông chia sẻ “con đường dẫn đến thành công” của mình trong một loạt sách, trong đó 100 quy tắc đơn giản được trình bày để đạt được thành công, trong kinh doanh, tiền bạc hoặc cuộc sống nói chung. Và “quy tắc của cuộc sống” của Richard Templar là “đừng để qua ngày mai!”
Người ta thường hẹn trong ngày mai sẽ làm công việc dự định hôm nay, nhưng đối với nhà thơ Norma Cornett Marek lại khác: “Ngày Mai Không Bao Giờ Đến!” đó cũng là tựa đề bài thơ của bà. “Nếu ta đang chờ ngày mai đến thì tại sao lại không làm điều đó ngày hôm nay? Vì nếu ngày mai không bao giờ đến, thì chắc chắn ta sẽ hối tiếc suốt phần đời còn lại của mình!”
Không ai biết đây là lần gặp gỡ cuối cùng, một lời nói giã biệt, vì không một ai, trong chúng ta, trẻ hay già, đoan chắc rằng, họ sẽ sống qua hôm nay, để ngày mai thấy mặt trời lên! Trên trái đất này, đêm nay có những người cũng lên giường như chúng ta, nhưng ngày mai, họ không còn thức trở dậy!
Đó chính là ân huệ của cuộc đời chứ không phải là một chuyện đương nhiên: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương!
Xin đừng để quá trễ, hãy nói với ai đó một lời yêu thương hôm nay. Hãy nói một lời xin lỗi. Hãy nói một lời cám ơn. Nếu ai cũng nghĩ rằng hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc sống để hành động, để yêu thương, để dịu dàng với nhau…thì cuộc đời này đẹp biết bao nhiêu!
Xin
hãy làm điều đó hôm nay. Ngày mai đã muộn rồi!
(Huy Phương)
(*) Trần Duy Đức- Ngô Tịnh Yên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét