Trong cuộc
sống, mỗi người điều có những kỹ niệm của riêng mình.
Nhất là những
sự việc xãy ra thời thơ ấu, tuổi trẻ,… thường để lại những dấu ấn khó quên
trong cuộc đời chúng ta…
Không được
may mắn như những đồng môn khác của trường trung học công lập Hoàng Diệu.
Tôi chỉ được
học Hoàng Diệu một năm duy nhất niên học 1969 -1970.
Năm ấy tôi
học đệ nhất ban B ( thời ấy Hoàng Diệu có 3 ban: A: Vạn Vật, Lý Hóa; B: Toán,
Lý Hóa; C: Hán-Viêt ). Trong lớp ngoài số học sinh cơ hữu của trường được thi
tuyển vào từ lớp đệ thất, còn lại là học sinh “ngoại đạo” khi thi đậu Tú Tài 1
mới được vào (như tôi, Trần Quang Thu, Đào Ngọc Ấn, Lý Minh Cát, Thái văn Điền,
Lý Văn Bình, Ngô Xuân Long,…).
Giai đoạn
đó chương trình trung học có 2 cấp: -Trung học Đệ nhất cấp ( cấp 2) gồm: đệ thất,đệ
lục, đệ ngũ, đệ tứ (Xong đệ tứ thi bằng Trung học) –Trung học Đệ nhi cấp (cấp
3) gồm: đệ tam, đệ nhị (Xong đệ nhị thi bằng Tú Tài 1), đệ nhất (thi Tú Tài 2).
Từ năm 1970 về sau chương trình trung học đổi từ lớp 6 đến lớp 12.
Tuy chỉ được
học một niên khóa, nhưng tôi cũng được sống trong những kỹ niệm của tuổi học
trò khó quên khi được là học sinh Hoàng Diệu, với đồng phục - nam: áo tay ngắn
trắng, quần xanh dương; - nữ: áo dài trắng, quần trắng; và phù hiệu trường may
dính vào áo.
Năm học
1969 -1970 là năm học có nhiều biến động của xã hội ảnh hưởng vào học đường, và
chiến tranh càng ngày càng ác liệt… Nhưng đối với chúng tôi, dù muốn, dù không,
là học sinh năm học cuối của trung học, thì phải cố gắng học vượt qua kỳ thi Tú
Tài 2, để khỏi phụ lòng “ Công cha, Nghĩa mẹ, Ơn thầy”.
Tôi còn nhớ
tỉnh Ba Xuyên lúc ấy chỉ có 01 trường công lập duy nhất là trường trung học
công lập Hoàng Diệu và như vậy ( vào thời điểm ấy ) chỉ có Hoàng Diệu mới có lớp
đệ nhất (các học sinh là những người đã thi đậu Tú Tài 1 của các trường trong tỉnh).
Niên khóa 1969-1970 có 03 lớp đệ nhất: 02 ban A và 01 lớp ban B.
Tôi học lớp
đệ nhất ban B (môn Toán: Hình học, Đại số, Số học, Giải tích,Tân toán học; môn
Lý; môn Hóa: Hóa Vô cơ, Hóa Hữu cơ). Ban B môn Toán, Lý, Hóa là môn chính có hệ
số cao nhất, nhưng vẫn học các môn khác (Xin ghi chú thêm trước 75: Ban B: Toán
hệ số:4, Lý Hóa hệ số
Lớp Trưởng:
Tô Hiệp, Lớp Phó: Lý Minh Cát. Tổng số học sinh: 49 ( Nữ: 01, Nam: 48).
Lớp đệ nhất
B (ban Toán) của chúng tôi có những cái “nhất” mà anh lớp trưởng của chúng tôi
là Tô Hiệp đã viết trong bài viết “Lớp Đệ Nhất đặc biệt”. Tôi xin mạn phép anh
Tô Hiệp để “nổ” về lớp mình như sau:
- Là lớp Đệ
Nhất B duy nhất của trường Hoàng Diệu và tỉnh Ba Xuyên năm học 1969 -1970.
- Lớp học
có 49 học sinh mà chỉ có 01 nữ duy nhất là Trần Thị Phận.
- Lớp có học
sinh đậu Tú Tài 2, tỉ lệ cao nhất của trường Hoàng Diệu từ trước đến nay (Lớp
có 49 người thi đậu 48 người, còn 01 bỏ thi vì bệnh).
Vào thời
điểm ấy khi thi bằng Trung học,Tú Tài 1, Tú Tài 2, các Sĩ tử ( thí sinh) phải
lên Hội đồng thi ở Cần Thơ. Miền Tây có 2 Hội đồng: Cần Thơ và Mỹ Tho. Hội đồng
thi Cần Thơ gồm các tỉnh: Phong Dinh (Cần Thơ), Ba Xuyên (Sóc Trăng), Bạc Liêu,
An Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), An Giang (Long Xuyên), Vĩnh Long,
Vĩnh Bình (Trà Vinh). Ngày ấy bọn học sinh chúng tôi còn khờ lắm…tôi là nam mà
đi thi Tú Tài 2 còn do ba dắt đi (huống chi là các chị nữ sinh). Vào những năm ấy
thi đậu bằng Trung học, Tú Tài, chua cay lắm!... Năm thi Tú Tài 1 tỉ lệ thi đậu
toàn quốc là 22,7%, còn Tú Tài 2 cao nhất không tới 40%...
Kết quả của
kỳ thi Tú Tài 2 năm ấy, Lớp đệ nhất ban B chúng tôi đều đỗ đạt. Sự thành công nầy,
ngoài nổ lực của bản thân của mỗi cá nhân thì không quên công lao to lớn của
quý thầy cô đã tận tụy hết mình vì học sinh thân yêu của mình (Chúng em xin gởi
lời biết ơn muộn màng đến quý thầy cô!.., mặc dù chúng em luôn canh cánh trong
lòng nhưng không có dịp bày tỏ!...) .
Quý thầy
cô Niên học 1969-1970 của đệ nhất B như sau:
- Thầy
Phan Ngọc Răng (Hiệu trưởng); - Thầy Lê Xuân Vịnh (Giám học); - Thầy Tô Quốc (Tổng
Giám thị).
- Thầy
Nguyễn Bình (Toán);- Thầy Lâm Ngọc Linh (Lý); Thầy Dương Minh Tự Hóa); - Thầy
Phan Ngọc Răng (Vạn Vật); - Thầy Đỗ Như Thắng (Triết); - Thầy Ngô Trọng
Bình (Anh);- Cô Nguyễn Thị Kim Dung (Pháp); Thầy Nguyễn Tôn Bá, Thầy Trần Thanh Thu (Sử Địa)…
(Thời gian cũng khá lâu nên tên thầy cô có khi quên họ, hay có thiếu sót xin
các bạn cùng lớp hay đồng môn bổ sung dùm – cám ơn).
Trong niên
học nầy có một sự kiện mà nhờ đó tôi được biết những bạn đồng môn rất nổi tiếng
thời đó!...
Vào dịp gần
Tết năm ấy (dường như Tết Canh Tuất thì phải?...), nhà trường có tổ chức trại tất
niên cho học sinh trước khi nghỉ học.
Đây là
chương trình CPS ( Chương trình phát triển sinh hoạt học đường). Trong trại nầy
có quý thầy: thầy Phạm văn Phái, thầy Lợi Minh Hà, thầy Lê Đình Sinh, thầy Võ Tấn Phước…về các học sinh tham gia
ban Quản trại: Tô Hiệp, Võ Phi Long, Nguyễn Minh Trí, Trương Kiến Dũng, Lý Văn
Hào, La Hùng, Trần Văn Quận,…và một số chị mà không biết tên. Riêng tôi từ khi
vào học Hoàng Diệu vì năm thi nên không muốn tham gia phong trào sinh hoạt trong
nhà trường.
Nhưng vào
chiều trước khi nhập trại, La Hùng cùng Trương Kiến Dũng chạy xe 67 đến rũ tham
gia lửa trại (Hùng, Dũng học đệ nhị nhưng biết nhau nhờ đi GĐPT). Tôi nói vì
năm thi nên tập trung cho học, các bạn ấy nói không tham gia trại cũng được chỉ
cần tham dự lửa trại. “Cầm lòng không đậu” nên xuôi theo lời rủ rê của các bạn
hiền…
Chúng tôi
chở 3 vào khuông viên trường (tất nhiên là tìm đường không có Cảnh sát Công lộ).
Trường Hoàng Diệu ngày đó có 05 dãy lớp: - Dãy lớp học lợp ngói, có nhà 2 tầng
làm văn phòng, cổng vào ( bên phải);- Dãy lớp học mái bằng đối diện là phòng ở
thầy Hiệu trưởng (bên trái). - 02 dãy tạo với 02 dãy trên làm thành hình chữ U;
- giữa 02 dãy trái và phải là 02 lớp học mới xây dựng thêm. -Lửa trại sẽ tổ chức
trước lớp học mái bằng ( Bây giờ là khu vực nhà xe học sinh).
Nhiệm vụ của
tôi lúc nầy được phân công làm Quản trò cho đêm lửa trại. Mọi việc đều do Ban
Quản trại lo hết, nên tôi chỉ bổ sung những đều cần thiết.
Khoảng 5
giờ chiều các học sinh dự trại tập họp. Anh Kiến Dũng, anh Hào, anh La Hùng phổ
biến nội quy và kỹ luật trại. Các học sinh tham dự tập họp các lớp từ đệ thất đến
đệ nhất. Không có mặt quý thầy, nên đám đông như bầy ong vỡ tổ, các anh ban Quản
trại không phổ biến gì được. Nhất là trong số đó có số bạn theo phong trào
Hippie thích quậy phá…
Tôi thấy
tình hình khó thực hiện nhiệm vụ lửa trại tối nay của mình nên tôi xin phép các
anh cho tôi nói chuyện với các bạn.
Trước tiên
tôi dùng còi thổi một tiếng dài…tiếng ồn ào của đám đông khi nghe tiếng còi tự
nhiên im lặng. Tôi hỏi: "Các bạn vừa nghe tiếng gì không?... tiếng
còi!...À tiếng còi dài là dấu hiệu im lặng!"...Rồi tôi thổi còi 3 lần để tạo
im lặng.
Tôi bắt đầu
hỏi tập thể: -“Các bạn đến đây có ai ép các bạn đến không?”...
Sau khi hỏi
3 lần không thấy phản ứng.
Tôi tiếp tục
“Như vậy chúng ta tới đây với tinh thần tự nguyện phải không?”... Không ai phản
ứng gì…
Tôi nói tiếp:
“Vậy thì chúng ta cùng tự nguyện chấp hành theo nội quy trại, có đồng ý
không?...
“Nếu ai
không đồng ý thì xin mời bước ra khỏi hàng.”
Một vài
phút im lặng và không phản ứng.
“Như vậy
thì không ai bước ra khỏi hàng, tức là tự nguyện chấp nhận nội quy và kỹ luật
trại.”
Tôi bắt đầu
dùng còi điều khiển đứng lên ngồi xuống. Sau đó những tràng vỗ tay theo nhịp để
tạo không khí như pháo Tết, và động viên cùng nhau hứa sinh hoạt thật vui vẻ và
kỹ luật suốt kỳ trại nầy.
7 giờ 30 tối
đêm lửa trại bắt đầu.
Với chứng
kiến của thầy Hiệu trưởng Phan Ngọc Răng, Ban Giám hiệu và quý thầy cô cùng các
học sinh của Hoàng Diệu mà đêm lửa trại thật sôi nổi, hấp dẫn, liên tục từ đầu
tới những giây phút cuối.
Mở màn là
mời thầy Hiệu trưởng châm lửa rồi đến tiết mục nhảy lửa tự phát vì có ai thuộc
bài hát hay tập luyện nhảy lửa gì đâu?...
Tiếp theo
là mời thầy hiệu trưởng phát biểu với các học sinh, sau đó các trò chơi, múa động
tác xen kẻ với màn trình diễn văn nghệ của các ca sĩ nhà trường: Sơn Thị Liêng, Trương Ngọc Thủy, Sơn Xuân,…
Sau cùng
là mời thầy Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô cùng tất cả học sinh và những
người có mặt kết Dây Thân Ái trong tinh thần ấm áp và quyến luyến của mọi người
hôm ấy, xa xa là tiếng pháo lẻ tẻ của trẻ con như nhắc nhở Tết sắp đến…
Buổi lửa
trại cuối năm thành công và kết thúc vào khoảng 9 giờ 30 với niềm lưu luyến của
tuổi học trò trường Hoàng Diệu năm 1970.
Ngày hôm
sau trại còn kéo dài qua những trò chơi nhân gian, đến cuối ngày mới kết thúc.
Qua kỳ trại
năm đó, tôi mới có dịp thân thiết hơn và biết thêm các bạn đồng môn mới: Kiến
Dũng, Hào, La Hùng, Quận, On, Xuân,…Liên, Thủy,…Một kỹ niêm khó quên trong lứa
tuổi học sinh trường công lập Hoàng Diệu Ba Xuyên!...
Dư âm của
những ngày trại ấy vẫn còn kéo dài …
Sau khi
nghỉ Tết và đi học trở lại, nhà trường có thông báo gởi đến các lớp: “Trường sẽ
tổ chức trại hè Hà Tiên vào dịp cuối niên học, các học sinh muốn tham dự sẽ ghi
tên với em Sơn đệ nhất B. – Hiệu trưởng Phan Ngọc Răng.”
Rồi từ
ngày đó không còn ngày nào yên ổn… Vào những giờ ra chơi các bạn từ đệ thất đến
đệ nhất đến trước cửa lớp từng nhóm ba bốn năm người xin ghi tên dự trại hè!...
Tình hình
có vẻ căng thẳng rồi đây!...Sau đó tôi quyết định xin gặp thầy Răng hay Ban
Giám Hiệu để trình bày. Hôm ấy lên văn phòng không gặp thầy Răng mà gặp thầy Vịnh
Giám học và nhờ thầy nói với thầy Răng giao việc ghi tên trại hè cho người khác
vì năm nay em bận học thi. Thầy Vịnh hứa để thầy nói lại với thầy Răng cho.
Sau đó là
khoảng thời gian sóng yên, gió lặng…tôi cùng các bạn trong lớp tập trung miệt
mài đèn sách và cuối năm đó lớp đệ nhất B chúng tôi đều đạt kết quả tốt trong kỳ
thi Tú Tài 2 năm 1970.
Thời gian
trôi qua nhanh quá!…năm nay là năm 2021!
Đã trên
năm mươi năm rồi còn gì!...
Quý Thầy
Cô!… các bạn cùng lớp, cùng trường Hoàng Diệu năm xưa của tôi ơi!…
Bây giờ
đang ở đâu?!.. nay ai còn?!... ai mất?!...
Ôi thời
gian!...Vô thường!…
Sắp trãi
qua một kiếp người!..., nhưng những kỹ niệm thời học sinh Hoàng Diệu vẫn ghi
mãi trong tôi!...
Những ngày
cuối năm Canh Tý,
Đại dịch
Virut Vũ Hán vẫn còn hoành toàn thế giới.
(Cựu học
sinh Hoàng Diệu niên khóa 1969-1970)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét