Tỏi là loại thực phẩm vô cùng phổ biến trong nhà bếp của mỗi gia đình, hơn nữa, ăn tỏi có rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người thậm chí không thể thiếu tỏi trong các bữa ăn, đặc biệt nhiều “quý ông” thường ăn tỏi sống. Tuy nhiên, điều này hết sức sai lầm.
Nghiên cứu cho thấy, nam giới ăn nhiều tỏi sống sẽ ảnh hưởng tới chất lượng “tinh binh” và làm giảm hoạt động của chúng. Bản thân tỏi là một loại thực phẩm có vị cay và tính kích thích, nếu ăn quá nhiều tỏi sẽ gây tổn hại đến tỳ vị và dạ dày, gây cảm giác chán ăn và ảnh hưởng đến thận khí.
Những tác dụng “thần kỳ” của tỏi
1. Chống vi khuẩn và chống ung thư
Ăn một đến hai nhánh tỏi trong bữa ăn mỗi ngày có thể giúp cơ thể tiêu diệt nhiều vi trùng và vi khuẩn. Các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi có thể thúc đẩy ruột sản xuất ra một loại enzyme allinase, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, tỏi chứa tương đối nhiều các chất chống ung thư, đóng vai trò tốt trong việc ngăn ngừa ung thư tế bào, đồng thời có thể ức chế hoạt động của một số vi rút ung thư trong cơ thể. Vì vậy, tỏi có vai trò tiêu diệt và ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả. Nguyên tố vi lượng selen trong tỏi cũng có tác dụng chống ung thư.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Tỏi có chứa hơn 200 chất có lợi cho sức khỏe, ngoài protein, vitamin E, C và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, selen thì những dưỡng chất này cũng rất quan trọng. Con người có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong tỏi sau khi ăn, nhờ đó sức khỏe tổng thể được cải thiện ở mức độ nhất định. Do đó, tỏi có thể làm tốt vai trò bổ sung chất dinh dưỡng.
3. Bảo vệ hệ thống tim mạch
Sử dụng tỏi có tác dụng tốt trong việc bảo vệ hệ thống tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch một các hiệu quả. Đồng thời, tỏi giúp loại bỏ cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch vành và xơ cứng động mạch.
4. Cải thiện chuyển hóa glucose
Các nghiên cứu đã xác định rằng, tỏi sống có thể cải thiện khả năng dung nạp glucose của người bình thường, đồng thời thúc đẩy sự tiết insulin và tăng sử dụng glucose của các tế bào mô, do đó làm giảm lượng đường trong máu.
Những người không thích hợp ăn tỏi
1. Những người mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, lẹo mắt, khô mắt… nên ăn ít.
2. Đối với bệnh nhân gan, một số thành phần của tỏi có tác dụng kích thích dạ dày và ruột, có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa ở ruột, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn và nhiều triệu chứng khác của bệnh nhân viêm gan.
3. Bệnh nhân bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống khi bị viêm ruột không do vi khuẩn và tiêu chảy.
Theo Thùy Trang (Theo Sohu)
10 thực phẩm vàng giúp bạn phòng tránh đột quỵ
Đột quỵ là bệnh nguy hiểm, không chỉ là nguyên nhân của nhiều trường hợp qua đời thương tâm mà còn có nguy cơ để lại các di chứng nặng như tàn phế, liệt nửa người, liệt toàn thân, để lại gánh nặng về sức khỏe và sinh hoạt cho người bệnh. Đột quỵ luôn xảy ra đột ngột do máu không dẫn truyền được tới não, khiến phần não đó bị hủy hoại, các trường hợp bị đột quỵ thường bắt nguồn từ đái tháo đường, bệnh tim, lạm dụng các chất kích thích, các sản phẩm có cồn hoặc tăng huyết áp...
Nếu có thể phòng bệnh và xử lý kịp thời thì tỉ lệ cứu chữa thành công cho bệnh nhân bị đột quỵ sẽ tăng cao rất nhiều, trong đó, việc có những chế độ ăn uống chứa các thực phẩm giúp phòng chống đột quỵ có vai trò khá quan trọng:
1. Rau muống
Rau muống được xem như loại rau xanh chứa cực nhiều các dưỡng chất tốt và giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm. Chúng chứa nhiều canxi, các chất chống oxy hóa có lợi cho việc duy trì giới hạn hoạt động bình thường của áp lực thẩm thấu thành mạch và giữ ổn định huyết áp. Vì vậy, nó rất tốt cho người bị cao huyết áp, giữ gìn sức khỏe tim mạch.
2. Khoai lang
Khoai lang chứa nguồn chất xơ dồi dào và các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn việc hình thành tích tụ mảng bám động mạch, từ đó giảm thiếu nguy cơ đột quỵ.
3. Cà chua
Cà chua rất tốt cho sức khỏe không chỉ với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cung cấp vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hòa và làm hạ huyết áp. Việc ăn cà chua thường xuyên có thể giúp phòng chống cao huyết áp, đặc biệt là khi người cao huyết áp có biến chứng xuất huyết trong đáy mắt.
4. Cải xoăn
Cải cầu vồng và cải xoăn rất giàu magie, không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm cân mà chúng còn hoạt động như một loại rau củ giúp làm giãn mạch, thông tắc mạch máu, bảo vệ lớp trong cùng của thành mạch máu (lớp nội mạc). Ngoài ra, magie trong các loại rau cải này còn giúp ngăn ngừa dòng canxi quá nhiều và độc hại làm ảnh hưởng tới mạch máu và động mạch.
5. Bưởi
Hợp chất naringenin trong bưởi hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả giúp gan đốt cháy mỡ thừa, từ đó hỗ trợ giảm cân, cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, giữ cho đường huyết ổn định nên rất có lợi cho người béo phì và có bệnh về tim mạch.
7. Sữa đậu nành
Sữa đậu này được biết đến như một loại đồ uống cực kỳ bổ dưỡng cho người bị cao huyết áp, giúp điều chỉnh rối loạn lipid máu, phòng chống xơ vữa động mạch và giáng áp. Uống sữa đậu nành với chút đường mỗi ngày rất có lợi cho người bị xơ vữa động mạch.
8. Tỏi
Tỏi không chỉ giúp làm tăng hương vị món ăn mà còn giúp làm hạ mỡ máu, hạ huyết áp, kiên trì ăn tỏi đen/tỏi sống/tỏi ngâm giấm hoặc uống 5ml giấm ngâm tỏi mỗi ngày thì huyết áp của bạn sẽ luôn được kiểm soát tốt.
9. Hạnh nhân
Hạnh nhân là một trong những siêu thực phẩm chống đột quỵ bởi chứa nhiều dưỡng chất như protein, chất béo không no và chất xơ giúp nạp năng lượng cho cơ thể, tăng cường các cholesterol tốt mà không làm tăng các cholesterol xấu. Ngoài ra, vitamin E trong hạnh nhân còn giúp ngăn chặn động mạch tích tụ mảng bám.
10. Cá hồi
Chất béo omega-3 trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu có tác dụng làm giảm viêm động mạch, giảm nguy cơ đông máu và cải thượng lưu lượng, lưu thông máu. Tuy nhiên, bạn nên ăn hải sản này bằng những cách nấu không chiên rán để đạt hiệu quả tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét