.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

13 tháng 2 2021

7 tác dụng của nước ép trái lựu.

 


Lựu là một loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt cho sức khỏe. Một nghiên cứu cho rằng lựu có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn gấp ba lần so với rượu vang đỏ và trà xanh.
1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Nước ép lựu chứa nhiều polyphenol chính như anthocyanins, axit phenolic và punicalagin có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng các polyphenol này có đặc tính kháng thời tiết và có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch như đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
2. Tăng khả năng sinh sản
Theo một nghiên cứu, beta-sitosterol trong hạt lựu có hoạt tính bảo vệ phôi thai. Nó có tác dụng bảo vệ hệ sinh sản chống lại tổn thương oxy hóa gây ra do các loại thuốc hóa trị liệu. Nước ép lựu giúp tăng nồng độ tinh trùng, khả năng di chuyển của chúng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến rối loạn cương dương. Ngoài ra, nước ép lựu cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
 3. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Lựu có một loạt các polyphenol hoạt động như chất chống oxy hóa. Axit ellagic và punicalagin trong loại quả nàycó thể giúp giảm lượng glucose tăng đột biến sau mỗi bữa ăn và do đó, kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Ngoài ra, axit gallic và oleanolic trong nước ép lựu có thể ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tiểu đường như các bệnh tim mạch.
4. Giúp giảm cân
Lượng axit punicic cao trong nước ép lựu có thể giúp giảm cân nhờ tác dụng làm giảm cholesterol. Ngoài ra, lá lựu làm giảm lipid hoặc chất béo trong máu và tổng lượng cholesterol trong huyết thanh của cơ thể. Nhìn chung, nước ép lựu giúp kiểm soát cân nặng ở mức độ tuyệt vời.
 5. Có đặc tính chống ung thư
Một nghiên cứu cho thấy quercetin và axit ellagic trong nước ép lựu có đặc tính chống ung thư, có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, điển hình là các loại ung thư như ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và thậm chí ngăn ngừa di căn ung thư.
 6. Có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Punicalagin và urolithins trong nước ép lựu có thể giúp làm chậm sự tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Urolithins có thể giúp ngăn ngừa viêm tế bào thần kinh còn punicalagin làm giảm suy giảm trí nhớ do viêm.


Đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nước ép lựu rất có lợi cho bệnh loãng xương.

7. Ngăn ngừa bệnh loãng xương
Loãng xương là một bệnh về xương đặc trưng bởi xương yếu và giòn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nước ép lựu rất có lợi cho bệnh loãng xương. Nó có thể giúp ngăn ngừa sự mất xương và giảm tổn thương xương do các gốc tự do gây ra.
Nước ép lựu chứa rất nhiều lợi ích sức khỏe như thế, vậy sao chúng ta không thưởng thức ngay loại nước uống này ngày và cùng chờ đợi những lợi ích tuyệt vời mà chúng đem lại nào !

Theo Sức khỏe

TRẮC NGHIỆM BỆNH

 

ALZHEIMER

Bạn có thấy 10 mặt người trên cây khô này ?

 

 Có một mặt người trong bức tranh này,bạn thấy không ?

Bạn có thấy hình ảnh một đứa bé sơ sinh không?

Có thấy một cặp tình nhân đang “mi” nhau không?

Trong bức vẽ nầy có hình ảnh 3 người đàn bà, bạn thấy không?) Nếu bạn tìm thấy hết những chi tiết có trong những tấm ảnh nầy thì bạn chưa có dấu hiệu mắc bệnh ALZHEIMER (đi vào quên lãng).

Xin vui lòng chuyển trắc nghiệm này cho bạn bè người thân.

Các hòa thượng Thái Lan biến rác thải nhựa thành áo cà sa và khẩu trang

Thật là SÁNG KIẾN TUYỆT VỜI!

Xin cúi đầu ngưỡng mộ quý THẦY!

Quá tài! 

Trong tương lai các loại vải sợi sẽ rẻ lắm đấy,,,

Một nhóm các hòa thượng Thái Lan đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi nghĩ ra một cách tiếp cận sáng tạo để giảm thiểu rác thải nhựa. Họ biến chai lọ và túi đã qua sử dụng thành những chiếc áo cà sa và khẩu trang mới tinh.

Ngôi chùa Phật Giáo Wat Chak Daeng đã thực hiện sứ mệnh giảm thiểu rác thải nhựa ở Thái Lan trong nhiều năm qua. Đất nước này phải hứng chịu lượng rác thải lớn thứ sáu trên thế giới, các vị hòa thượng (không chỉ) là những người tận tâm phục vụ người khác về mặt tâm linh, mà họ cũng cảm thấy có trách nhiệm cá nhân trong việc cải thiện môi trường. Ban đầu, họ thử đốt nhựa nhưng nhanh chóng nhận ra rằng khói có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Họ cần một giải pháp khác.

Trụ trì chùa Wat Chak Daeng đeo khẩu trang làm từ chai nhựa tái chế. (Ảnh: LILLIAN SUWANRUMPHA/ AFP qua Getty Images)

 
“Chúng tôi không biết phải làm gì”, Phra Maha Pranom Dhammalangkaro, trụ trì của ngôi chùa, đã nói với Great Big Story vào tháng 9 năm 2019. “Vì vậy, chúng tôi đã cố gắng tìm ra một giải pháp.”

Mười năm trước, Dhammalangkaro đã đến Đài Loan với hy vọng tìm hiểu về các phương pháp tái chế.

Tại Hội Từ tế, vị sư đã học được cách làm sao để chia nhựa thành các sợi nhỏ giống như vải.

Dhammalangkaro nói: “Tôi học được rằng nhựa có thể sản xuất vải. Tôi nảy ra ý tưởng biến đồ nhựa thành áo cà sa.”

Khi trở về nhà, các hòa thượng trong chùa đã tự mình thử nhiều phương pháp. Họ vui mừng khôn xiết khi phát hiện ra rằng đây là một cách tái sử dụng rác thải nhựa rất thiết thực và hữu ích.

(Trái) Một Phật tử phân loại chai nhựa được tận dụng để tái chế thành áo cà sa. (LILLIAN SUWANRUMPHA/ AFP qua Getty Images); (Phải) Một hòa thượng sắp xếp các chai nhựa thu lượm được để tái chế thành áo cà sa và khẩu trang. (Ảnh: LILLIAN SUWANRUMPHA/ AFP qua Getty Images)

 
Sư nói: “Khi chúng tôi thành công, chúng tôi thông báo với bất cứ ai muốn vứt bỏ chai nhựa rằng họ có thể quyên góp cho chúng tôi để may áo cà sa.”

Hàng tấn rác thải nhựa bắt đầu đổ về chùa. Hiện tại, nhà chùa thu về gần 4 tấn nguyên vật liệu mỗi tháng.

Tại chùa, các vị hòa thượng nghiền nhựa và chuyển đến nhà máy để biến nhựa thành sợi, sau đó chúng được đưa trở lại chùa, tại đây họ tiếp tục dệt sợi may thành áo cà sa. Từ vẻ mềm mại của vải, người xem không thể tưởng tượng được nó được làm từ các vật dụng như chai nhựa tái chế.

Dhammalangkaro nói thêm rằng dự án của họ cũng dần phát triển theo thời gian.


Một Phật tử nén những chai nhựa thu lượm được để tái chế thành áo cà sa. (Ảnh: LILLIAN SUWANRUMPHA / AFP qua Getty Images)

  
Sư giải thích: “Lúc đầu, chúng tôi nhận được hai tấn trong một năm. Nhưng khi mọi người biết rằng nhựa có thể được sản xuất thành thứ này thứ kia, mọi người đã gửi [chai nhựa] từ khắp nơi trên đất nước.”

Thậm chí, chính phủ Thái Lan còn yêu cầu ngư dân vớt rác dưới nước khi đánh cá. Dhammalangkaro cho biết các tàu đánh cá thu gom rất nhiều rác và các tuyến đường thủy cũng đang trở nên sạch hơn mỗi năm.

Sáng kiến của các nhà sư cũng bao gồm việc giáo dục người dân về việc tái chế và khuyến khích mọi người không nên vứt bỏ mọi thứ.


Một Phật tử may áo cà sa làm từ vải có nguồn gốc từ chai nhựa tái chế. (LILLIAN SUWANRUMPHA/ AFP qua Getty Images)

 
Theo Inspire More, các vị sư cũng thuê người nội trợ, người nghỉ hưu và người khuyết tật để phụ giúp làm công việc này.

“Mọi người đều có thể hưởng lợi từ việc tái chế,” vị trụ trì nói với Great Big Story. “Nó tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn, rất hữu dụng. Đây là lý do tại sao chúng ta cần truyền đạt lại kiến thức cho mọi người.”

Thầy cũng cho biết thêm rằng áo cà sa cũ có thể được tái chế thành khăn trải giường, khăn trải bàn hoặc khăn lau. Ngay cả những mảnh vải vụn cũ cũng được dùng để lau chùi hoặc có thể dùng để trộn với bột trét để lót khu nhà ở của các hòa thượng.

“Không cần phải vứt bỏ mọi thứ,” Sư nói. “Chúng ta có thể thu lượm và sử dụng nó để mang lại lợi ích cho chúng ta.”

 
Jenni Julander

Tân Dân biên dịch


RỒI ĐÂY CẢ THẾ GIỚI SẼ TRỊ ĐƯỢC BỆNH UNG THƯ.

 

Hoa Kỳ phát triển loại vaccine đầu tiên có khả năng tiêu diệt ung thư - hiệu quả hơn cả thuốc

Hoa Kỳ đã phát triển loại vaccine đầu tiên có khả năng tiêu diệt ung thư... (ShutterStock)

Trung tâm Ung thư của trường Đại học Ohio, Mỹ, đã bước đầu phát triển thành công một loại vaccine điều trị ung thư. Kết quả thí nghiệm trên động vật đã cho thấy khả năng loại bỏ tế bào ung thư với hiệu quả còn hơn các liệu pháp miễn dịch hiện tại...

Trong những năm gần đây, liệu pháp miễn dịch đã giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân ung thư, một trong những liệu pháp đó thậm chí đã giành được giải Nobel Y sinh vào năm 2018. Liệu pháp miễn dịch là một liệu pháp giúp tăng cường hệ thống miễn dịch thông qua việc kích hoạt các tế bào bạch cầu, các cơ quan, mô của hệ thống bạch huyết để chống lại ung thư.

Liệu pháp miễn dịch có rất nhiều nhưng nổi bật nhất là liệu pháp dùng “chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch”. Điều đã giúp James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) được xướng tên trong buổi lễ trao giải Nobel trong năm 2018.

 Cơ chế hoạt động của “chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch”

Tế bào T trong hệ thống miễn dịch của con người có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, trước khi tế bào T bắt đầu loại bỏ tế bào ung thư, chúng cần phải vượt qua "trạm kiểm soát miễn dịch" để tránh gây hại cho các tế bào vô tội. Các tế bào ung thư có thể giả vờ là người vô tội hoặc gây nhầm lẫn tại các trạm kiểm soát miễn dịch. Việc sử dụng các chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch tương đương với việc loại bỏ trạm kiểm soát để tế bào T có thể tiêu diệt tế bào ung thư một cách thuận lợi hơn.

 Vaccine PD1-Vaxx được phát triển bởi Trung tâm Ung thư Đại học Bang Ohio hiện là vaccine ức chế trạm kiểm soát miễn dịch đầu tiên. PD-1 là một điểm kiểm tra miễn dịch chính. Nhiều loại thuốc điều trị miễn dịch cũng được sử dụng để ức chế PD-1.

Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị miễn dịch thường là các kháng thể đơn dòng, một phương pháp khác trong liệu pháp miễn dịch. Mặc dù chúng rất hiệu quả đối với một số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và có thể chữa khỏi bệnh, nhưng tỷ lệ bệnh nhân kháng thuốc hoặc không đáp ứng thuốc lên tới 60% đến 70%, họ thậm chí còn có tái phát.

 Vaccine PD1-Vaxx thì khác, chúng có thể kích hoạt phản ứng "kháng thể đa dòng". Vì vậy, nó có thể ức chế điểm kiểm soát PD-1 từ nhiều nơi và hiệu quả hơn các loại thuốc kháng thể đơn dòng. Vaccine PD1-Vaxx cũng có thể ngăn cơ thể bệnh nhân ung thư xảy ra các phản ứng kháng thuốc.

 Các thí nghiệm trên động vật cho thấy vaccine PD1-Vaxx có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của khối u mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm sau khi tiêm.

 Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, giáo sư Pravin Kaumaya của Đại học bang Ohio cho biết có hai điểm mấu chốt trong nghiên cứu này:

"Thứ nhất, vaccine có thể kích hoạt tế bào B lẫn tế bào T, hai loại tế bào của hệ miễn dịch, để tiêu diệt khối u. Thứ hai, nếu vaccine và thuốc điều trị miễn dịch được sử dụng cùng lúc, vaccine có thể ngăn chặn đường truyền tín hiệu của tế bào ung thư và ức chế sự phát triển và tồn tại của tế bào ung thư”.

Vaccine PD1-Vaxx sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người ở bệnh nhân ung thư phổi vào đầu năm 2021. Komaya cho biết: “Tôi rất vui mừng khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine này tại Hoa Kỳ, mang lại hy vọng mới cho những bệnh nhân ung thư phổi và các bệnh ung thư khác”.

 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oncoimmunology.










 
 
 
 













 





Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.