Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 6 hố hiến tế chứa khoảng 500 hiện vật, bao gồm cả mặt nạ bằng vàng và đồng, ở thành phố cổ đại Sanxingdui của Trung Quốc, cách Bắc Kinh hơn 1.500km về phía tây nam.
Chiếc mặt nạ bằng vàng và bằng đồng được tìm thấy trong các hố mới khai quật được ở Trung Quốc.
Các hiện vật này có niên đại khoảng 3.000 năm, vào thời kỳ vương quốc Thục cai trị Trung Quốc. Ngoài mặt nạ, các nhà khảo cổ học còn phát hiện ra các hiện vật bằng đồng có khắc rồng và bò, tác phẩm điêu khắc nhỏ bằng ngà voi, lụa, gạo carbon hóa (gạo đã biến thành carbon ) và hạt cây.
Lei Yu, nhà khảo cổ học thuộc Viện Nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên, cho biết, họ đã khai quật được một số món đồ bằng đồng chưa từng thấy, tinh xảo có thiết kế rồng hoặc bò trông kỳ quái trên chúng.
Các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy hài cốt người trong các hố và họ không biết các hố có thể đã phục vụ chức năng gì. Mặc dù vậy, việc phát hiện ra 6 hố có thể cung cấp manh mối về các nghi lễ mà người dân vương quốc Thục thực hiện vào thời điểm đó.
Nghi lễ chôn người kỳ quặc?
Một nông dân địa phương ở Quảng Sơn đã tình cờ phát hiện ra địa điểm Sanxingdui vào năm 1929, khi ông bắt gặp một cái hố chứa đồ tạo tác bằng ngọc bích. Tuy nhiên, địa điểm này không nổi tiếng đối với các nhà khảo cổ học cho đến năm 1986, khi họ tìm thấy hai cái hố 3.200 năm tuổi chứa hàng nghìn hiện vật.
Những cái hố đó, nằm bên cạnh những cái mới được tìm thấy, cũng không có xác người, và các học giả đã tranh luận về việc những cái hố này được sử dụng để làm gì.
Chen Shen, người phụ trách cao cấp về nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto, viết trong cuốn sách "Khám phá những bí ẩn của các nền văn minh Trung Quốc cổ đại", viết: "Một số người tin rằng các hố là một kiểu chôn cất, nhưng không có xương người; thi thể có thể đã bị biến thành tro do nghi lễ đốt. Một khả năng khác là các hố có thể liên quan đến những thay đổi chính trị đang diễn ra trong khu vực."
Shen lưu ý rằng mọi người đang dần rời bỏ địa điểm Sanxingdui vào khoảng 3.000 năm trước. Trong khi địa điểm này dần bị bỏ hoang, vương quốc Thục vẫn tồn tại cho đến khi bị nhà Tần chinh phục vào năm 316 trước Công nguyên.
Việc khai quật sáu hố mới và phân tích các hiện vật được tìm thấy vẫn đang được tiến hành. Rất ít văn bản của Trung Quốc đề cập về những gì đã xảy ra vào thời điểm đó khiến việc xác định các hố được sử dụng để làm gì càng trở nên khó khăn hơn.
Những 'kỷ lục gia' đáng sợ trong thế giới loài rắn.
Trăn gấm, trăn vua hay trăn mắt lưới châu Á là loài rắn dài nhất thế giới khi chiều dài trung bình của một con trưởng thành có thể hơn 6m. Thậm chí, vào năm 1992, một cá thể trăn vua dài 10m đã bị bắt và đây chính là con rắn dài nhất thế giới.
Rắn độc dài nhất thế giới
Hổ mang chúa là loài rắn có nọc độc dài nhất thế giới khi mỗi con trưởng thành có thể dài tới 4m. Vào năm 1937, một cá thể trong loài này dài 5,54m đã được tìm thấy ở bang Negeri Sembilan thuộc Malaysia.
Hiện nay, rắn hổ mang chúa được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào danh sách những loài động vật cực kỳ nguy cấp, có khả năng tuyệt chủng.
Rắn biển dài nhất
Với chiều dài trung bình lên tới 2,75m, rắn biển vàng là loài rắn biển dài nhất thế giới. Hiện nay, loài này phân bố chủ yếu ở Bắc Ấn Độ Dương và một số khu vực ở Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương.
Rắn nặng nhất thế giới
Trăn xanh Nam Mỹ là loài rắn nặng nhất thế giới khi sở hữu trọng lượng trung bình gần 100kg. Trong đó, cá thể nặng nhất được ghi nhận nặng tới 227kg, dài 8,43m và chu vi thân ở chỗ lớn nhất tới 1,11m.
Trong tự nhiên, trăn xanh Nam Mỹ sống đơn độc và dành phần lớn thời gian ở dưới nước trong các vùng đầm lầy, con sông nước chảy chậm.
Rắn độc nặng nhất
Rắn chuông lưng đốm thoi miền đông ở châu Mỹ là loài rắn độc nặng nhất thế giới khi có trọng lượng trung bình tới 6,8kg. Cá thể nặng nhất được ghi nhận có trọng lượng tới 15kg và dài 2,56m.
Loài rắn to lớn nhất lịch sử
Titanoboa là loài rắn to lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất khi dài tới 13m và nặng hơn 1 tấn. Tuy nhiên, loài này đã tuyệt chủng cách đây khoảng 58 triệu năm.
10 loài động vật có bộ râu ấn tượng nhất.
Lặn xuống rãnh biển sâu thứ 3 thế giới vẫn thấy rác thải nhựa.
Tiến sĩ Deo Florence Onda - nhà hải dương học vi sinh vật 33 tuổi thuộc Viện Khoa học biển Đại học Philippiness - thực hiện hành trình 12 giờ xuống rãnh biển sâu thứ 3 thế giới nhằm tìm kiếm những điều bí ẩn trong lòng đại dương. Điều bất ngờ họ tìm thấy ở cuối hành trình là rác thải nhựa của con người, Channel News Asia đưa tin ngày 29/5.
Tiến sĩ Onda cho biết: “Những mô tả đầu tiên của rãnh Emden, thuộc rãnh Philippines - một trong khu vực sâu thế giới - vào những năm 1950-1970 thật sự chưa chính xác vì hạn chế về công nghệ lúc bấy giờ. Đây là cơ hội để tôi và người bạn đồng hành Victor Vescovo - nhà thám hiểm thuộc tổ chức Caladan Oceanic - phát hiện điều gì thật sự đang xảy ra ở đó”.
Ông Onda kể lại: “Khi sắp chạm đến đáy, chúng tôi mong chờ nhìn thấy những thứ đáng sợ, bò lổm ngổm. Thật trớ trêu, chúng tôi phát hiện một thứ không mấy xa lạ. Chúng tôi nghĩ đó là sứa, nhưng không, đó là rác nhựa”.
“Có rất nhiều rác trong rãnh. Có rất nhiều đồ nhựa, một chiếc quần, một chiếc áo sơ mi, một con gấu bông, bao bì và rất nhiều túi nhựa. Chúng tôi sửng sốt khi thấy điều này”, ông Onda nói.
"Tôi hân hoan khi được xuống tới đáy rãnh. Nhưng trở thành nhân chứng cho mức độ ô nhiễm nhựa đáng báo động là một điều khác. Rác sẽ không chỉ ở nơi người ta xả ra. Nó sẽ chìm xuống biển”, ông Onda cho biết thêm.
Theo nhóm nghiên cúu của Tiến sĩ Onda, tác động xuyên biên giới của rác thải nhựa gây ra những hậu quả khôn lường đối với hệ sinh thái biển - nền tảng sự sống trên hành tinh.
Ông Onda cho biết: “Các vi sinh vật biển là là nguồn lưu trữ carbon, có tác động trực tiếp đến quá trình biến đổi khí hậu. Khi sinh vật phù du tiêu thụ CO2 từ khí quyển, chúng chuyển khóa thành chất hữu cơ chìm xuống đáy đại dương và ở đó hàng triệu năm”.
“Chúng tôi chưa hiểu rõ mức độ đa dạng sinh học ở môi trường biển sâu, cũng như tác động của chúng đối với các quá trình phát triển, đến thời tiết và khí hậu trên toàn cầu. Nhưng loài người đang thay đổi điều đó”, các nhà khoa học cho biết thêm.
Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng các khu vực sâu hơn của đại dương đang ấm lên với tốc độ chậm hơn so với trên bề mặt. Tuy nhiên, đối với những sinh vật biển ở vùng biển sâu, tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể nghiêm trọng hơn.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu vì sao rác thải có thể đến nơi sâu nhất của đại dương, phát hiện của Tiến sĩ Onda cho thấy đại dương là dòng chảy liên tục, không có ranh giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét