Thằng con
Mấy tuần nay vai mới mổ còn đau nên không có đi đâu được, hôm nay đã bớt hai mẹ con rủ nhau đón xe bus đi shop. Cái shopping Centre này cũng tiện đi vì chỉ cần đón 1 chuyến xe, thằng con muốn đi một mình hoài nhưng tuy đã 20 tuổi đầu tội nghiệp, nó không có thể suy nghĩ nhanh lẹ như 1 đứa con trai cũng lứa tuổi đó mà chỉ nhận xét mọi chuyện như 1 cậu bé 13-14 tuổi thôi và vì không ra ngoài thường xuyên 1 mình nên nó nhát lắm, không biết xuống trạm nào và đi làm sao. Thế nên sẵn dịp mình định bụng chỉ cho con đi luôn thể mà còn có thể móc giỏ vô xe lăn của nó vì mình tay đau không xách được.
Hai mẹ con xuống tới shop, thằng bé biểu mẹ lâu quá không đi shop, mẹ đi 1 mình đi, con đi trả cái game xong sẽ về trước cũng được. Nó có vẻ không thích mẹ đi chung...mình cũng hơi buồn 1 chút, nhưng thôi chịu ý nó.
1,2 tiếng đồng hồ sau.. sao không thấy nó gọi cho mình? Không biết nó đang làm cái gì? Thôi gọi hỏi nó 1 chút.
"Con xong chưa? Có muốn đi ăn trưa với mẹ không rồi cùng về?"
"Chưa xong, mẹ đừng lo cho con, mẹ nói thèm đi shop mà, đi cho đã thèm đi..." rồi nó cúp ngang. Cái thằng thiệt tình, thôi đi 1 chút nữa rồi mình gọi lại nó.
Chợt nhớ cái tiệm ăn Mã Lai có bán đồ ăn trưa rất ngon và giá rẻ, mình lại mua vài hộp về ngày mai cho 2 đứa nó ăn trưa. Cái chân lâu ngày không đi shop hôm nay lết bộ 3,4 tiếng đau chân quá nhưng thôi tụi nó thèm món này. Không biết mình xách nổi hay không đây? Tay còn đau , thôi kệ, bỏ phía sau xe lăn của thằng con củng được mà. Gọi phone lại tiệm đặt xong mình lết bộ lại đó lấy thì vừa. Để gọi cho thằng con rồi mẹ con cùng về.
"Con đang xuống xe bus rồi..." Sao nó về không nói với mình, bây giờ làm sao xách đây??? Khổ thân tôi, con thiệt tình không nghĩ tới mẹ, mình đã giải thích là mình xách đồ không nổi, mà nó bỏ về không nói 1 tiếng.
Tại sao mình lo cho nó mà nó không nghĩ tới mẹ nó 1 chút nào hết, con trai thì vậy đó, con cái thời nay...không có hiếu chút nào...thật là buồn.
Trên xe bus ngũ ngà ngũ ngật vì chắc thuốc giảm đau làm buồn ngũ, thằng con gọi lại làm giật mình..
"Mẹ, con chờ mẹ về ăn trưa hay sao?"
"Chờ mẹ làm gì, mẹ biểu còn chờ trong shop hai mẹ con mình đi ăn rồi cùng về, con không chịu bỏ mẹ 1 mình thì mẹ đâu có mua cái gì cho con ăn đâu?"
"Oh..vậy con ăn cơm nguội với cá chiên dư tối hôm qua được không?"
"Con xài microware lấy ra coi chừng phỏng tay, đi loạn choạng té đổ bể giống hôm nọ, đứt chân đó nhớ không? Chờ mẹ về đi"
"Đói bụng quá rồi, con sẽ cẩn thận"
Mình nóng ruột quá mà xe chạy chậm rì...
Bước xuống xe, 1 cái xách tay, 1 cái giỏ nặng đựng 4 hộp đồ ăn, chìa khoá, thẻ xe bus.. quay qua quay lại, ủa cái thẻ mất đâu rồi? Mới cầm trên tay mà... lết bộ trở lại cái trạm hồi nảy mới xuống, tìm chung quanh không thấy gì hết... vậy là mất công phải đi cancel cái thẻ xin thẻ mới. Xui làm sao, vừa nóng, vừa nắng, vừa đau, vừa buồn ... thằng con.
Về tới nhà thằng con lục đục cái gì trong phòng không ra hỏi thăm mẹ. Con ơi là con!
Ông xã về tới xách cái bịt gì trong tay đi thẳng vô phòng thằng con. Nghe hai cha con nói qua nói lại cái gì trong đó??? Để vô coi um sùm quá.
Ông xã bước ra lần này với 2 cái bịt Shopping. "Thằng con mua quà cho em rồi, anh đâu có biết tưởng nó không đi mua 1 mình được nên mua dùm cho nó. Nhưng mà cái anh mua tốt hơn, mắc hơn nhưng nó không chịu"
Thằng con mếu máo trả lời "Tại mẹ không cho mua quà mắc tiền cho mẹ, mà đồ rẻ tiền thì đâu có tốt, con phải làm sao?"
"Con mua hồi nào, sao không nói Ba mua dùm cho?"
"Thì hồi trưa lúc con đi là lúc mẹ gọi điện thoại mà con nói với mẹ con đang xuống xe là con phải đi xe bus lại cái tiệm mẹ nói nó đang bán sale để mua quà sinh nhật cho mẹ. Cái này để mẹ dủa cái gót chân của mẹ bị chai hết rồi đó.." Con đi lộn xe bus này đi vòng vo hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới.."
Thằng con vừa nói vừa nghẹn ngào làm mình rớt nước mắt. Tội nghiệp con tôi bị mẹ giận oan uổng mà không 1 lời phân bua vì phải giữ bí mật món quà cho mẹ.
Mình vừa tội nghiệp nó vừa giận mình sao hồ đồ giận con.
Mình hình dung thằng ngồi xe lăn 1 mình trên chuyến xe bus lạ tuyến đường, lo lắng không biết khi nào mình phải đi xuống, lặn lội đi mua cho mẹ quà sinh nhật, mà phải rẻ mẹ mới chịu.
Thương con đứt ruột.
KL - 2019
Chân thành
Có một câu nói rất hay mà tôi rất tâm đắc:
“Tôi chỉ sợ những người sống tốt với mình thôi, vì mình không biết phải trả cái tình nghĩa cho người ta thế nào cho phải. Còn với những người tệ với mình thì dễ mà, họ như thế nào thì cũng không có gì đáng để mình bận tâm!”
1. Không thích ai, đừng quan tâm đến họ.
2. Ghét ai, tránh xa ra.
3. Không cùng quan điểm, không tranh cãi, tôn trọng ý kiến
đối phương, đỡ tốn thời gian.
4. Gặp loại thảo mai nịnh bợ, kệ. Cứ để người ta diễn tuồng,
ưu điểm duy nhất của họ mà
5. Gặp loại đâm chọt sau lưng, nhếch mép một cái. Vị trí
kẻ đó mãi đi sau mình mà thôi
6. Gặp loại thích ăn sẵn, tối ngày chỉ nhờ vả người khác.
Từ chối dứt khoát, không cả nể
7. Ai tốt với mình, mình tốt lại
8. Ai chân thành với mình, mình chân thành lại
9. Ai thương mình thì mình thương
10. Không phụ lòng người tin tưởng mình
11. Không bỏ rơi người đã giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn
12. Đi khắp muôn nơi không quên chốn về là gia đình
13. Trân trọng những gì mình có, yêu thương bản thân thật
nhiều
14. Luôn giữ cho mình nụ cười rạng rỡ trên môi, tâm thái
an bình.
Hãy nhớ “Vạn người quen có mấy người là bạn? Trăm loại bạn
có mấy người là thân? Chục người thân có mấy người là tốt? Vài người tốt liệu
có được bền lâu? Một người là đủ nếu có chữ “Chân Thành”.
Sưu tầm
ĐỜI NGƯỜI CÓ MẤY “ HỒI ... “
Tôi có mấy người bạn vong niên vì ở gần nhau nên thỉnh thoảng gặp nhau để vui vài cốc bia rượu. Đề tài rất phong phú từ sức khỏe đến thể thao hay những câu nói độc đáo của những chính khách… Nói chung là tốt vì xả được stress (mua vui cũng được một vài trống canh mà) và yên tâm là bạn mình vẫn còn OK, còn uống bia được và…còn nói tếu táo với nhau. Bài học của bọn già cả quê mùa chúng tôi là lạc quan và bình tĩnh mà sống. Ông bạn tôi hơn tôi mười tuổi bị tai biến hai lần rồi mà vẫn còn uống bia. Ông bảo: “Mình đã đầu tư vào bia rượu sáu bảy chục năm rồi giờ bỏ cũng uổng”.
Về đề tài xem xét lại cuộc đời của mỗi con người bọn tôi có đúc kết là cuộc đời mỗi người có tám giai đoạn nhưng để cho có vẻ tiếu ngạo giang hồ bọn tôi gọi là tám hồi.
Mà nói cho cùng thì mỗi người cũng giống như những kiếm sĩ, những danh thủ; sau khi luyện công xong thì xuống núi vào đời hành hiệp. Mỗi người một tuyệt kỹ, một trường phái không ai giống ai và có một điểm giống nhau là ai cũng cho rằng mình là số một.
1. HỒI 1 – HỒI NHỎ:
Hồi nhỏ là thời gian từ khi mới sinh ra đến khi tốt nghiệp. Hồi nầy chúng ta chịu sự quản lý và sanh sát của gia đình, cha mẹ và thầy cô giáo. Nhìn chung thì hồi nầy tương đối êm đềm và ít biến động vì không có trách nhiệm với ai cả; mỗi mỗi chỉ là cho bản thân mình. Nói chung là học sao cho tương đối khá là được chỉ hơi vất vả là vào những năm cuối trung học và đại học. Nếu thi rớt thì phải nhập ngũ. Hồi một chấm dứt với một mảnh bằng đại học, một nghề nghiệp hoặc một binh nghiệp.
2. HỒI 2 – HỒI HỘP:
Hồi hai nầy kéo dài khoảng hơn ba mươi năm bắt đầu vào những năm cuối của hồi một. Sở dĩ gọi là hồi hộp vì toàn là những biến cố, biến động làm cho chúng ta xao xuyến, lo âu, lo sợ… và phải luôn suy nghĩ, khổ sở tìm các giải pháp… Nói chung là luôn hồi hộp.
Cái hồi hộp đầu tiên là giây phút “hồn lỡ sa vào đôi mắt em, chiều nao xỏa tóc ngồi bên rèm” để rồi tiếp theo là “chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em…”. Rồi những trang thư trên giấy học trò được viết nhưng không gửi, những buổi tan học lẻo đẽo theo sau, rồi những chiều những đêm tan trường về chung lối mà lại chọn lộ trình xa nhất để kéo dài giây phút bên nhau. Ôi cái thuở ban đầu lưu luyến ấy nó rất dễ thương nhưng đầy hồi hộp.
Nhưng rồi một nỗi lo lớn hơn xuất hiện: Hai kỳ thi tú tài một và hai. Thời của chúng tôi hết năm lớp 11 (đệ nhị) là phải thi bằng tú tài một; đậu được tú tài một mới lên lớp 12 (đệ nhất), cuối năm nầy phải thi bằng tú tài hai. Nếu đậu tú tài hai coi như hoàn tất trung học và lên đại học. Nếu rớt tú tài một hoặc tú tài hai thì phải “xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”. Bởi vậy nên “rớt tú tài anh đợi ngày đi, đau lòng anh muốn khóc”; đi đây là nhập ngũ là vào binh nghiệp. Đến đây thì bạn hữu bắt đầu ly tán… Hai năm cuối của bậc trung học là đầy áp lực, tất cả phải gác lại và tập trung vào việc học – kể cả việc yêu đương. Nhưng đó chỉ là lý thuyết thôi vì làm sao mà ngừng yêu được, rất khó.
Tôi nhớ có người bạn trước ngày thi mấy tháng anh ta phải xuống tóc (cạo đầu) và từ biệt người yêu để chuyên tâm vào việc đèn sách. Cuối cùng anh cũng đậu tú tài nhưng người anh yêu thì đã yêu người khác.
Sau khi vượt qua ải trung học thì phải thi tiếp vào những đại học chuyên nghiệp. Mỗi lần thi là một lần hồi hộp. Nếu thi đậu thì bạn sẽ được định hướng nghề nghiệp tương lai; bạn sẽ là bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư. Nhưng nếu rớt thì bạn có thể ghi danh học các đại học không cần thi tuyển như khoa học, luật… Điều đáng lo đối với một thanh thiếu niên từ tỉnh nhỏ lên Sài Gòn học đại học là làm sao có đủ tiền chi phí cho bốn năm đại học. Nhưng nhờ trời sinh voi thì phải sinh cỏ nên dù vất vả anh em cũng tốt nghiệp và sắm bộ vest để lãnh văn bằng chấm dứt bốn năm sống như trong địa ngục.
Mọi hân hoan của ngày tốt nghiệp rồi cũng qua mau mà cái kế tiếp là phải giải quyết việc làm. Tốt nghiệp vào cuối tháng Bảy mà hạn hoãn dịch là tháng Mười Một, nghĩa là đến tháng Mười Một thì chuẩn bị nhập ngũ mà nếu không có chỗ nhận đi làm thì mình thành như con thuyền không bến. Lại thêm một lần khốn khó, được một cái là anh em chúng tôi rất thương nhau nên họp lại và người nào có khả năng hoãn dịch tiếp thì đợi chỗ mới hoặc đi làm sau nhường chỗ cho anh em khác cần đi làm trước.
Sau khi đã tu luyện xong môn võ công của mình mọi người bắt đầu công cuộc hành tẩu giang hồ và vẫn còn ở trong vòng hồi hộp.
Trong hồi nầy chúng ta bị kéo vào một vòng xoáy tràn ngập nhiều biến cố như tán gái, cưới vợ, sinh con, làm việc cật lực để xây dựng tổ ấm, lấy lòng mấy sếp lớn nhỏ mặc dù… rất chán nản. Bây giờ không biết tại sao mình có thể tồn tại được trong những ngày tháng dài đến ba bốn mươi năm với nhiều biến cố như vậy. Bây giờ thì hành giả hay kiếm sĩ hay anh hùng (bạn có thể gọi bằng bất cứ từ nào bạn thích) đã thấm mệt và chuẩn bị gác kiếm.
3. HỒI XUÂN:
Đây là một hồi đặc biệt, ngắn ngủi mà ông bạn vong niên yêu cầu đưa vào cho đầy đủ. Nó xảy ra trong một thời gian ngắn một vài năm khi mà ta bị mệt mỏi, chán nản thì tự dưng cảm thấy như có một luồng sinh lực mới tuôn tràn vào cơ thể làm cho hưng phấn và ta lại lao vào mọi việc một cách hăng say nhiệt tình. Nhưng rồi những ngày vui nào cũng qua mau và ta phải đối diện với sự thật là lực bất tòng tâm.
4. HỒI HƯU:
Thế rồi bỗng nhiên ta được cho phép dừng bước giang hồ trở về với mái nhà nhỏ của riêng mình. Con cái giờ đã lớn, đã lập gia đình đã đi xa; nhà chỉ còn hai người già nhưng vẫn còn son hoặc tệ hơn như tôi chỉ một mình. Việc gì làm được thì đã làm rồi, việc chưa làm được thì không còn sức để làm.
Việc đúng việc sai thì cũng xong rồi đâu sửa được. Thôi thì an phận mà vui thú chim cá cảnh vậy. Cũng có người không chịu nổi cảnh trống trải cô độc nên lại vác kiếm quay lại giang hồ, để thấy mình “hiện hữu”.
Hồi nầy kéo dài bao lâu là do phúc phận của mỗi người, ai mà biết được ngày sau. Nhìn chung thì hồi nầy tương đối yên bình vì không phải chiến đấu, không tranh hơn thua với ai nữa. Thế nhưng đời đâu phải bằng phẳng như nước hồ thu đâu. Không chiến đấu với ngoại cảnh thì lại phải chiến đấu với bản thân mình.
Phần cơ thể vật chất đã bị lão hóa nên xuống cấp và nhiều bệnh xuất hiện: Đau nhức xương khớp, huyết áp, tiểu đường, tiêu hóa, bài tiết, gan mật…
Chúng ta lại có những người bạn mới như y tá, bác sĩ…
Phần tâm thức cũng không bình yên. Những lo lắng về bệnh tật, muộn phiền, tiếc nuối… Tất cả như một cơn lũ tràn về.
5. HỒI TƯỞNG:
Trong hồi nầy vì vô sự nên người ta nghĩ về những ngày qua, quá khứ. Khi họp mặt hay gặp lại bạn cũ ta ưa nhắc lại những chuyện cũ. Những mùa phượng, những rung động với cô em học chung trường, những giận hờn, những xót xa… Và từ đây đưa đến một hồi phụ là… hồi ký.
Từ hồi tưởng hồi ức ta có dịp nhìn lại toàn bộ cuộc đời chiến đấu của mình, những thành công, những thất bại, những sai lầm… Rồi chúng ta tự hỏi mình: Ta đã được sinh ra, đã sống đã hoạt động qua nhiều hồi và bây giờ ngồi đây chờ đợi hồi kết; vậy thì mục đích tối hậu và ý nghĩa của đời sống mỗi người là gì? Chẳng lẽ chỉ là học tập, lập gia đình, làm việc rồi… “nghỉ ngơi”.
6. HỒI HƯỚNG:
Hồi hướng ở đây có nghĩa là quay đầu nhìn lại mình. Từ nhỏ chúng ta chỉ nhìn ra ngoài, nhìn ngoại cảnh, nhìn người khác… từ đó có đánh giá đúng sai, đẹp xấu, thiện ác… Tất cả cái đó, điều đó quyết định hành động chúng ta. Chúng ta bị ràng buộc vào mệnh đề của Descartes: “Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu” và suy tư trên nền của lý luận nhị nguyên (tốt – xấu, thiện – ác…).
Những câu hỏi trên buộc ta phải nhìn lại mình và tìm hiểu bản chất của mình, của đời người, của thân phận con người. Trước chúng ta đã có nhiều vị làm điều đó như: Đức Phật, Chúa Jesus, Lão Tử, Trang Tử, nhiều thiền sư, triết gia… Lịch sử cho thấy không nhiều người đặt những câu hỏi kiểu nầy và chịu khó tìm hiểu bản chất của đời người. Việc nầy tùy thuộc vào duyên nghiệp của mỗi người và không có chuyện đúng sai ở đây.
“Gió theo lối gió, mây đường mây”.
7. HỒI SỨC:
Trở lại chuyện kiếm hiệp, đến hồi nầy thì rất gay go cho hành giả trong sự nghiệp chiến đấu với bệnh tật. Và tôi cũng không dám bàn thêm vì nó cũng sắp đến hồi kết mà ông bạn già của tôi gọi là hồi kèn. Gọi là bạn cũng không đúng vì ông anh nầy lớn hơn tôi mười tuổi và đã hai lần tai biến, hai lần hồi sức nhưng anh vẫn lạc quan vẫn vui với bè bạn. Mỗi khi gặp nhau thấy anh vẫn khỏe vẫn vui, ai có hỏi sức khỏe thế nào anh bảo: “Kệ mẹ nó, thằng nào rồi cũng chết cả, cứ sống vui đi, quan tâm làm gì, chuyên gì đến sẽ đến lo sao được”.
8. HỒI KẾT:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét