Nằm trên những vùng đất trũng, các hồ và núi dưới đây thấp hơn hàng trăm mét so với mực nước biển như biển Chết ở Jordan, biển Caspi thấp nhất châu Âu, thung lũng Chết ở Mỹ...
Hồ Eyre dưới 15m so với mực nước biển, là vùng đất thấp nhất ở Australia.
Theo Hoài Vũ/Ngôi sao
Đi di cư tránh nóng, cá mặt trăng khổng lồ bỏ mạng.
Con cá mặt trăng nặng 49 kg, dài 3,5 m trôi dạt vào bãi biển ở Seaside, Oregon (Mỹ) có thể chết khi đang trên đường đi di cư, tránh nóng.
Con cá mặt trăng được tìm thấy trên bãi biển Sunset ở bang Oregon. Ảnh: Công viên thủy sinh Seaside.
Con cá được tìm thấy ở Oregon sẽ được đông lạnh trước khi đưa đi mổ xẻ để phân tích sinh thái học cơ bản của loài cá này.
Theo Dewat, chất chứa trong dạ dày có thể giúp xác định chế độ ăn uống của con cá và các mô có thể tiết lộ nơi nó sống.
Một nghiên cứu hồi tháng 4 cho thấy các đại dương ấm lên buộc hàng chục nghìn loài sinh vật biển phải rời bỏ những ngôi nhà nhiệt đới của chúng dọc theo đường xích đạo và chuyển đến các vùng nước mát hơn.
Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Đại học Auckland phát hiện cuộc di cư hàng loạt của gần 50.000 loài bao gồm cá, động vật thân mềm, chim và san hô. Chúng di chuyển về phía các cực kể từ năm 1955.
Các nhà khoa học cho biết, những loài có thể đang di chuyển để thoát khỏi nhiệt độ bề mặt đang ấm dần lên.
Theo Diệu Hoa/VTC News
Cá vàng khổng lồ, to như quả bóng trở thành cơn ác mộng với thành phố Mỹ.
Những con cá vàng khổng lồ, to ngang quả bóng đá đang xâm chiếm một hồ nước ở Minnesota (Mỹ) sau khi bị chủ của chúng vứt bỏ.
Các quan chức thành phố Burnsville (Minnesota) gần đây ban hành cảnh báo kêu gọi người dân ngừng thả cá vàng xuống hồ Keller. Cách đây 2 tuần, hơn 10 con cá vàng được được vớt lên từ hồ này. 18 con được vớt lên vào tuần trước. Mỗi con dài khoảng hơn 0,3 m. Con lớn nhất dài gần 0,4 m và nặng khoảng 1,8 kg.
Caleb Ashling - chuyên gia môi trường của Burnsville cho biết thành phố đang tìm hiểu xem có bao nhiêu con cá trong hồ.
Một con cá vàng trong hồ Keller. Ảnh: Thành phố Burnsville.
"Tôi biết về kích thước của lũ cá từ một số thông tin trước đó. Dù vậy, tôi khá ngạc nhiên khi một số lại to đến vậy", Ashling cho hay. Lũ cá vàng này "bám rễ" dưới đáy hồ để tìm kiếm thức ăn. Chúng khuấy động bùn cát làm ảnh hưởng tới chất lượng nước, làm nhão các lớp trầm tích dưới đáy và làm bật gốc thực vật.
"Thường thì chúng không ăn thực vật thủy sinh, nhưng thực vật không thể hình thành rễ trong hồ mà bị bật gốc về mặt vật lý. Do đó, khi nhiều cá vàng và cá chép trong hồ, điều đầu tiên xảy ra là tất cả các loài thực vật thủy sinh sẽ biến mất", Przemek Bajer - trợ lý nghiên cứu tại Đại học Minnesota cho hay.
Ngoài ra, chất thải của cá có thể thúc đẩy sự nở hoa của tảo, biến hồ nước trong thành hồ nước xanh. Cá vàng thường xu hướng chết khi bị nuôi nhốt, nhưng có thể sống tới 25 năm trong môi trường tự nhiên. Với đặc điểm này cùng tốc độ sinh sản nhanh, cá vàng sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh môi trường sống mới với cái giá phải trả là mạng sống của các loài bản địa.
Theo Bajer, hiện chưa rõ ai thả lũ cá vàng vào hồ Keller hay chúng sinh sản trong tự nhiên. Nhưng để đạt được kích thước như hiện nay, những con cá vàng này phải ở dưới hồ trong vài năm.
Bajer cho biết nhóm của ông sẽ thu thập một số mẫu cá trong tuần tới để xác định tuổi chính xác của chúng.
Trong khi đó, Ashling tiết lộ thành phố sẽ quyết định làm gì tiếp theo sau khi nắm được thông tin có bao nhiêu con cá trong hồ.
Theo Diệu Hoa/VTC News
Truy vết 7 sự cố cực tệ trong lịch sử khám phá không gian.
Các chuyến khám phá không gian luôn là những nhiệm vụ hết sức nguy hiểm. Nhiều phi hành gia đã hy sinh tính mạng do các tai nạn thảm khốc trong các sứ mệnh đặc biệt này.
Rò rỉ khí gas trên tàu Apollo – Soyuz. Apollo – Soyuz là chương trình quốc tế đầu tiên sứ mệnh không gian, do Mỹ và Liên Xô cùng thực hiện vào tháng 7 năm 1975. Sứ mệnh đã rất thành công, tuy nhiên, một tai nạn đã xảy ra khi con tàu quay trở lại Trái đất. Có một vụ rò rỉ khí độc trong khoang tàu Apollo của Mỹ. Cả 3 phi hành gia đều bị ảnh hưởng nhưng đã được điều trị khỏi trong vòng vài tuần.
Theo Mai Trang/VOV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét