Từ hơn 5.000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã biết làm đẹp bằng trang sức. Người Ai Cập đeo trang sức phần lớn là mong ước về sự trẻ mãi không già, được thần linh phù hộ cho phú quý, vương giả.
Trang sức của pharaoh Tutankhamen.
Đối với người quá cố, trang sức giúp họ được sang bên kia thế giới thật dễ dàng - an lành, hoặc lại tái sinh dưới một hình hài, thân phận mới tốt đẹp hơn…
Vì lý do trên, từ người nghèo tới giàu, ai nấy đều dùng trang sức. Vua chúa thường mang vàng bạc, đá quý, hạt thủy tinh màu, gốm sứ… còn thường dân mang răng, xương thú, vỏ sò, đất vẽ, hoa cỏ dại… Song, tất cả đều được tạo thành vô số dây chuyền, vòng nhẫn, lắc tay, lắc chân, kẹp tóc, kẹp áo, đai lưng, mũ miện… mà tới nay vẫn là nguyên mẫu của thế giới.
Mỗi người Ai Cập cổ đại thường đeo ít nhất vài đồ trang sức từ nhỏ tới lúc chết. Sở dĩ như vậy vì họ xem đồ trang sức có pháp lực, linh khí có thể bảo vệ mình khỏi bệnh tật, ma quỷ, thậm chí cái chết, đồng thời đem tới của cải, vật chất.
Các loại trang sức phổ biến của người Ai Cập cổ đại.
Với đa số người xem hôm nay gọi nó là trang sức, song ở thời Ai Cập xưa nó thường được hiểu nôm na là một lá bùa và là bùa phù bằng vàng, do người xưa đã tìm ra vàng. Họ cũng có nhiều bạc, nhưng nhiều vàng hơn nên bạc đắt hơn vàng. Họ cũng có nhiều ngọc song lại khan hiếm thủy tinh.
Trang sức Hoàng gia.
Tựu chung, người ta thường đeo dây chuyền là một sợi lanh xâu khá nhiều loại đá như lam ngọc Turquoise, bích ngọc Lapis Lazuli, ngọc hồng lựu Garnet, ngọc vỏ chai Obsidian, ngọc thạch anh Jasper, đá thạch anh tím Amethyst, đá thạch anh vàng Quartz, đá Carnelian, đá Chalcedony, đá Olivine…
Vòng cổ bằng vàng tại lăng mộ Tanis.
Dường như có bao loại đá đều được xâu hết vào đây, đưa nó là loại trang sức dân gian hay dùng. Cũng đeo ở cổ song như một cổ áo lại dành cho vua chúa là vòng cổ áo, cũng chứa đa loại hạt. Hạt ở đây là đá quý hoặc vàng, và có đai ở cổ làm toàn bằng mảnh vàng, hình lông chim, do Ai Cập thờ thần điểu.
Dân gian cho rằng, các quỷ lùn đã rèn nên những cái vòng này để bảo vệ vai và cổ của thần Ptah cùng các Pharaoh. Qua cái vòng ấy, thần Ptah cũng bảo vệ người quá cố an toàn trên con đường tới với đồng cói - thiên đàng của họ.
Ngoài ra, giới quý tộc cũng dùng tấm che ngực, như một cái dây chuyền gắn mặt to, trên đó chứa nhiều họa tiết, mô típ như chim kền kền/ ưng cắt, rắn mang bành, bọ hung, hoa súng, hoa giấy… biểu thị của nhà vua và quyền hành trên toàn xứ sở sông Nile. Nó thường được đúc từ vàng, đồng, nạm ngọc, đá xanh.
Nữ hoàng Cleopatra.
Nhằm tăng phần uy nghi, lộng lẫy. Cả nam lẫn nữ hoàng gia đều đeo vòng ở cổ tay, bắp tay và điêu khắc phong phú. Họ cũng hay đeo nhẫn, trên đó ghi những lời khấn bằng chữ tượng hình cầu xin sự hộ thể.
Ví dụ như nữ hoàng Cleopart, dưới các bím tóc của bà luôn có những cái buộc tóc bằng vàng. Bà cũng đội trên đầu một chiếc mũ miện hình chim ưng đang xòe cánh. Còn nữ hoàng Nefertiti thì đội mũ hình trụ với một chú rắn quấn quanh, tượng trưng cho sự bao bọc sông Nile.
Đa số trang sức của Ai Cập xưa đều có màu xanh. Màu vàng lại biểu thị cho thần thánh, mặt trời, sự cao quý nên là trang sức của vua, nữ hoàng và thường bằng vàng. Màu trắng lại cho thấy tính trong sáng, thuần khiết thường được đeo trong lễ cúng tế.
Màu đỏ thì mang tới sự mạnh mẽ, rắn rỏi của nam giới, trong khi màu xanh nước biển hay ngọc bích là sự dịu dàng, ngọt ngào của nữ nhi, cũng là màu của sự sống, hồi sinh.
Nguồn Internet.
Tiết lộ sốc về con trăn hơn 600 tuổi ẩn mình dưới Tử Cấm Thành.
Điều kỳ lạ viễn tưởng về con trăn lớn nhất thế giới có tuổi đời 612 năm hiện đang ẩn mình dưới Tử Cấm Thành được canh phòng cẩn mật vừa được tiết lộ khiến cả thế giới "kinh hoàng".
Thực sự tồn tại một con trăn khổng lồ và nó hiện đang nằm trong Tử Cấm Thành (Cố cung ở Bắc Kinh) uy nghiêm và được canh phòng cẩn mật. Không chỉ vậy, con trăn này không phải là một con trăn bình thường mà có thể nói là con trăn lớn nhất thế giới hiện nay. Đó chính là hình ảnh so sánh của con sông Kim Thủy trong Tử Cấm Thành. |
Vị hoàng đế kể về những tình huống trong giấc mơ của mình đêm qua, về con trăn khổng lồ mà mình gặp trong mộng. Sau khi các nhân sĩ liên quan phân tích, họ quyết định xây dựng một "con trăn" trong thành phố. |
612 năm đã trôi qua kể từ triều đại Vĩnh Lạc (1406) khi con sông được xây dựng. Điều đó có nghĩa là con trăn này đã ẩn náu trong Tử Cấm Thành quá lâu đời. Nó là một phần quan trọng không thể thiếu của Tử Cấm Thành, ngoại trừ ý nghĩa khoa học thì nó còn phản ánh sự tích hợp của kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật Trung Quốc cổ đại. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét