Nếu ai đó hỏi rằng đâu là thác nước cao nhất thế giới thì hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới thác Angel ở Venezuela. Thế nhưng, nó có thực cao nhất thế giới không?
Nói chính xác thì thác Angel ở Venezuela không phải là cao nhất thế giới. (Ảnh: Baidu)
Chính xác mà nói, thác Angel được coi là thác nước cao nhất ở trên cạn. Còn trên thực tế, bên dưới nhiều vùng biển vẫn có rất nhiều thác nước mà không phải ai cũng biết. Nếu xét cả những thác nước này thì Angel không thể giữ vững ngôi đầu bảng nữa. Thay vào đó, một thác nước nằm ở dưới eo biển Đan Mạch mới là thác nước dưới nước cao nhất thế giới. Thậm chí, thác nước này còn được Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) chính thức công nhận kỷ lục. Vậy đó là thác nước nào?
Thác nước "ẩn mình"
Vị trí của thác nước này nằm ở giữa phía tây của eo biển Đan Mạch thuộc Đại Tây Dương, trên vòng Bắc Cực giữa Iceland và Greenland. Thác nước khổng lồ này được các nhà khoa học đặt tên là Denmark Strait cataract (Thác nước eo biển Đan Mạch). Ngoài ra, nó còn được gọi với tên gọi khác là vết đục thuỷ tinh thể ở eo biển Đan Mạch.
Thác nước eo biển Đan Mạch được xác nhận kỷ lục là thác nước dưới nước cao nhất thế giới. (Ảnh: Baidu)
Vào ngày 10 tháng 4 năm 2021, căn cứ vào đề cử kỷ lục thế giới từ Viện Kỷ lục châu Âu (Europe Records Institute – EURI) và quyết định số WK/USA.INDIA/679/2021/No.135, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) chính thức công bố thác nước Denmark Strait là thác nước dưới nước cao nhất thế giới vào ngày 10 tháng 4 năm 2021.
Thác nước này có chiều rộng khoảng 200m. Nước của nó đổ xuống 3.505 m từ biển Greenland xuống biển Irminger, tức là nó cao gấp 3 lần thác Angel. Trung bình mỗi giây chảy được 5 triệu mét khối nước, gấp gần 25 lần lưu lượng của sông Amazon.
Từ cách đây hơn 100 năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra những thác nước khổng lồ dưới một số đại dương. Nhưng mãi tới sau những năm 1960, khi khoa học phát triển mạnh, họ mới bắt đầu tiến hành các nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này.
Trong một lần đo tốc độ dòng nước biển, các nhà hải dương học của Greenland tình cờ phát hiện ra thác nước ngầm đại dương này. (Ảnh: Baidu)
Trong một lần đo tốc độ dòng nước biển trên một tuyến đường thuỷ ngoài khơi biển Greenland, một nhóm các nhà hải dương học của Greenland tình cờ phát hiện ra thác eo biển Đan Mạch ẩn mình dưới đáy biển. Khi đó, họ đang thả đồng hồ đo dòng điện xuống đáy biển thì nhận ra dòng điện hiển thị rất hỗn loạn.
Sau khi tính toán và quan sát thực tế, họ nhận ra rằng dòng điện nơi này hỗn loạn là do nước biển gây ra. Từ các vách đá dưới đáy biển họ tìm ra một thác nước khổng lồ. Đáng tiếc rằng, vì thác nước này nằm ẩn bên dưới mặt biển nên nếu không có máy móc hỗ trợ thì những người yêu thích du lịch và khám phá rất khó cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng thác eo biển Đan Mạch.
Điểm đặc biệt của thác eo biển Đan Mạch chính là sự hình thành của nó. Thác nước này xuất hiện do sự chênh lệch mật độ giữa các vùng nước của biển Greenland và biển Irminger. Vì các phân tử trong nước lạnh ít hoạt động hơn và chiếm ít không gian hơn trong nước ấm nên chúng đậm đặc hơn. Do đó, hai khối nước gặp nhau, phần nước lạnh hơn, đậm đặc hơn chảy theo hướng xuống dưới phần nước ấm hơn và ít đặc.
Thác nước eo biển Đan Mạch hình thành sự chênh lệch mật độ giữa các vùng nước của biển Greenland và biển Irminger. (Ảnh: Baidu)
Mặc dù thác nước eo biển Đan Mạch nằm dưới đáy đại dương tưởng chừng như không liên quan nhưng nó vẫn đang âm thầm ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta. Thác nước ngầm này đóng vai trò duy trì độ mặn và khí hậu của đại dương. Chúng cũng có ảnh hưởng đến sinh học biển. Cụ thể, thác eo biển Đan mạch thúc đẩy dòng chảy liên tục của nước biển có nhiệt độ thấp và độ mặn cao ở biển Bắc Cực đến các vùng biển ấm áp gần đường xích đạo.
Việc hình thành các thác nước ngầm dưới đại dương cũng duy trì sự cân bằng của nước biển sâu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu và tăng trưởng sinh vật.
Ngoài thác eo biển Đan Mạch, trên thế giới còn có những thác nước dưới nước khác như thác Faro ở Iceland, thác nước đồng bằng sâu thẳm ở Brazil, thác nước ở quần đảo Nam Shetland,…
*Bài viết tổng hợp từ Daily News, Worldkings
Hòn đảo thiên đường giữa
lòng Đại Tây Dương
Từ trên cao nhìn xuống hòn đảo hình giọt nước với màu xanh lục bảo này trông giống như một viên ngọc mà vị thần nào đó đã đánh rơi trên biển Đại Tây Dương. Saint Lucia là một đảo quốc nằm trong quần đảo Tiểu Antilles, khu vực Trung Mỹ, phía Nam đảo Martinique của Pháp. Từng là một hòn đảo núi lửa với địa hình gồ ghề, trải dài từ Bắc đến Nam và phân nhánh thành các mỏm núi dốc đổ về phía biển.
Đảo quốc Saint Lucia rộng chỉ 619km2, dân số chưa đầy 200 ngàn người, là một trong những hòn đảo đang thu hút lượng khách du lịch đông nhất vùng biển Caribe. Thiên đường xanh bé nhỏ này được người châu Âu khai phá từ những năm 1500 và kể từ đó, hai nước Anh, Pháp liên tục thay nhau giành quyền thống trị. Năm 1924, sau 14 lần giằng co giữa Anh và Pháp, chính quyền đại diện Saint Lucia mới được thành lập. Từ năm 1979, Saint Lucia chính thức trở thành quốc gia độc lập và là thành viên của khối Thịnh vượng Anh.
Cao nhất ở đây là ngọn núi Gimie (950m), còn nổi tiếng nhất lại là hai ngọn núi nằm gần nhau cùng tên là Piton (cao khoảng 600m) có hình dáng giống như bộ ngực của phụ nữ. Hai ngọn núi này cũng được du khách biết đến nhiều và được chọn là biểu tượng của Saint Lucia.
Du khách cũng có dịp được trải nghiệm các khu rừng nguyên sinh với rất nhiều loại cây có tuổi hàng trăm, ngàn năm trước cũng như rất nhiều loại động, thực vật đặc biệt. Có thể chọn lựa các loại hình thám hiểm như khám phá miệng núi lửa, xuyên rừng bằng zipine (một loại hình treo dây trên người và được đưa đi theo đường cáp xuyên rừng).
Du khách cũng có thể thư giãn bằng cách đắm mình trong những hồ tắm khoáng nóng và tắm bùn, hoặc nằm nghỉ trên những bãi biển cát trắng được bình chọn là đẹp nhất thế giới. Hiện Saint Lucia có tới hơn 20 hồ nước nóng đang sôi, nhiệt độ lên đến hơn 300 độ C và những thác nước nóng kỳ lại với rất nhiều dòng chảy màu sắc khác nhau.
Saint Lucia sở hữu nhiều bãi biển xinh đẹp và đều được đánh giá là những bãi biển đẹp hàng đầu thế giới, với làn nước xanh ngắt và những bãi cát trắng dài. Từ Castrie, ta có thể đi taxi hoặc xe bus ra bãi biển Reduit, nằm trong vịnh Rodney dài khoảng 2 km. Nước biển nơi đây khi gần bờ có màu xanh nhạt, nhìn trên cao sẽ thấy màu ngọc thạnh đậm ở các vũng xa xa bờ. Song biển không quá lớn và biển không hề sâu, vô cùng an toàn khi tắm.
Portland vào Thu, lữ khách không muốn rời đi.
PORTLAND,
Oregon (NV) –
Portland, thành phố lớn nhất của tiểu bang Oregon, tưởng chừng như chỉ là một
thành phố hiền hòa lặng lẽ bình yên nằm sát gần biên giới với Washington State.
Nhưng không hẳn vậy!
Thủ phủ Salem của Oregon vào Thu. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Có đến du
ngoạn Portland vào những tháng mùa Thu, người ta mới nhận thấy rất nhiều điểm
thưởng ngoạn tuyệt đẹp bao quanh thành phố, như gần khu downtown có Portland
Japanese Garden, Hoyt Arboreturm, International Rose Test Garden, The Grotto.
Xa hơn thì có Columbia River Gorge National Scenic Area nằm về phía Đông, thủ
phủ Salem nằm phía Nam, và cảnh sắc không gian dọc theo biển Thái Bình ở phía
Tây.
Columbia
River Gorge là một khu hẻm vực chạy dọc theo dòng sông Columbia, nơi phân chia
ranh giới giữa hai tiểu bang Washington State (phía Bắc) và Oregon State (phía
Nam). Hẻm vực này được chính quyền địa phương đặt tên là Columbia River Gorge
National Scenic Area dài hơn 100 dặm, rất thích hợp cho những người yêu thích
đi bộ, trèo đồi núi thác ghềnh. Một trong những thắng cảnh thiên nhiên đẹp mà hầu
như du khách không thể bỏ qua là thưởng ngoạn các ngọn thác nước ở Multnomah
County.
Các con suối
trên các núi cao đã chảy quanh co và đổ xuống các hẻm vực, tạo thành những ngọn
thác lớn nhỏ khác nhau. Multnomah Falls là ngọn thác cao nhất (khoảng 190 mét)
của Oregon, và được xem như là ngọn thác chính có nước đổ xuống vực quanh năm.
Đây cũng là ngọn thác hai tầng, nên tạo ra một không gian khác hẳn với các ngọn
thác một tầng. Một cây cầu bắc ngang qua giữa hai triền núi giúp cho du khách
có thể thưởng ngoạn trọn vẹn không gian thác đổ.
Thác Multnomah Falls, thắng cảnh nổi tiếng trên Columbia River Gorge
Hwy. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Thác
Niagara Falls (phía Đông Bắc Hoa Kỳ) tuy vĩ đại, nước đổ ầm ầm nhưng không cho
tôi được cảm giác thơ mộng nhẹ nhàng như ngọn thác Multnomah này. Đi thêm hơn 1
dặm về phía Đông, bạn sẽ bắt gặp Horsetail Falls (Thác Đuôi Ngựa). Nhìn dòng
thác nước đổ xuống từ xa, bạn cảm nhận được ngay tại sao người ta lại đặt tên
là thác “đuôi ngựa.” Ngoài ra còn có thác Wahkeena Falls cũng là nơi dừng chân
cho du khách chụp hình kỷ niệm.
Mùa Thu tại
Multnomah, khu vực Columbia River Gorge, không thấy lá phong đỏ mà hầu như chỉ
thấy có màu sắc lá vàng chen lẫn với lá thông xanh, tạo cho lòng lữ khách cảm
thấy dịu nhẹ. Con đường East Historic Columbia River Hwy không quá rộng, đủ để
cho người du khách cảm nhận không gian mùa Thu lá vàng rất gần như ở ngay tầm
tay mình.
Khác với
lá vàng mùa Thu của Multnomah, Downtown Portland với những hàng cây lá đỏ rực!
Các màu sắc lá Thu khiến người du khách ngẩn ngơ với màu sắc rực rỡ khoe giữa
thiên nhiên. Tuy nhiên, vết thương những ngày bạo loạn ở Portland khiến thành
phố vẫn còn phải “băng bó.” Các cửa hàng mua sắm, tiệm ăn hãy còn “đóng ván kín
chung quanh” phòng hờ đập phá, hôi của của những kẻ bất lương. Nhưng bên trong
các tấm ván đóng kín đó, thành phố vẫn âm thầm vươn lên. Nếu người ta không để
ý thì tưởng rằng thành phố đều đóng cửa. Nhưng không! Các cửa hàng mua sắm vẫn
mở để sinh hoạt dù là phải nhẹ nhàng dịu dàng hơn vì cơn đau vẫn còn đó.
Buổi sáng mùa Thu trên phố downtown. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Nhưng bên
cạnh bạo loạn lúc nào cũng có nơi chốn bình yên. Cạnh các vết thương của thành
phố là sự bình an của The Grotto hay còn gọi là National Sanctuary of Our
Sorrowful Mother (Núi Đức Mẹ Sầu Bi). Đây cũng là một địa danh tôn giáo nổi tiếng
tại Portland thu hút khoảng hai triệu du khách hành hương mỗi năm. Tôi đến The
Grotto vào buổi sáng, trời hơi lành lạnh và có chút mưa Thu, cho tôi cảm nhận sự
bình yên sau khi nhìn thấy những vết thương của thành phố. Không gian The
Grotto Portland khiến tôi liên tưởng đến không gian Grotto Đức Mẹ Lộ Đức bên
Pháp và hình tượng Đức Mẹ ôm xác Chúa Giê-Su bên trong Thánh Đường Vatican. Tôn
giáo nơi đâu cũng cho tôi cảm nhận được sự bình yên.
Ngắm nhìn
những hàng cây lá đỏ rực mùa Thu, tôi nhớ lại có lần tôi lẩn thẩn tìm hiểu tại
sao lá phong lại phải đổi màu từ xanh sang đỏ. Vẫn biết rằng lá Thu xanh vàng đỏ
thay đổi theo tiết trời Xuân Hạ Thu Đông, nhưng sự thay đổi màu sắc không phải
không có nguyên do.
Thác Đuôi Ngựa (Horsetail Falls), Columbia River Gorge. (Hình: ATNT
Tours & Travel)
Mùa Đông
sang, rồi thì lá xanh cũng như lá đỏ sẽ phải rụng hết cho những hàng cây phong
thêm cứng cáp, cũng như bạo loạn xanh đỏ sẽ qua đi để thành phố Portland hồi
sinh và trung tâm downtown sẽ rực rỡ thêm hơn.
Nhưng đã đến
Portland mùa Thu, bạn nên dành thì giờ đi về thủ phủ Salem của Oregon. Salem nằm
về phía Nam Portland chừng khoảng một tiếng rưỡi lái xe. Trên suốt đường đi, bạn
sẽ có dịp ngắm nhìn thưởng ngoạn mùa Thu tuyệt sắc của vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.
Đã không
biết bao lần vừa lái xe, tôi vừa ngẩn ngơ với màu sắc thu phong cảnh đẹp dọc
hai bên đường. Nhất là màu sắc Thu vàng-cam của thủ phủ Salem rực rỡ khiến người
lữ khách không muốn rời đi. Những tấm hình chụp được chỉ là một góc nhỏ của sắc
màu trước mắt.
Mùa Thu
Portland cho tôi một mùa Thu rực rỡ trong trí nhớ và thêm một nhãn quan về đời
sống dựa theo màu sắc lá thu phong. Thời gian tựa như dòng nước lặng lờ trôi,
lá xanh hay lá đỏ chỉ là giai đoạn kiếp sống của cây phong! Lá phong rụng rơi để
cây phong lớn dần theo sự luân chuyển của bốn mùa.
Cổng vào nhà thờ Đức Mẹ Sầu Bi (National Sanctuary of our Sorrowful
Mother). (Hình: ATNT Tours & Travel)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét