.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

26 tháng 8 2022

CHÓ VÀ HỒ LY.

 


Chó yêu Hồ ly sâu nặng. Chúng thường chơi với nhau. Rồi một ngày, cả hai gặp phải Thần chết.

✅Thần chết nói:
“Trong hai ngươi, chỉ có một người được sống, hai ngươi hãy oẳn tù tì đi, ai thua sẽ phải chết”.
Chó bảo Hồ ly hãy cùng nhau ra búa, vì vậy chúng ta sẽ hòa nhau, không ai phải chết.
Nhưng cuối cùng Hồ ly đã chết.
Chó khóc lóc ôm Hồ ly đã chết nằm yên lặng trong lòng.
“Đã nói là cả hai sẽ cùng ra búa, tại sao trong khi ta ra kéo thì ngươi lại ra bao?”
Hóa ra Chó muốn thua để Hồ ly được sống, tưởng rằng Hồ ly sẽ ra búa nên Chó ra kéo, nhưng không ngờ Hồ ly lại ra bao, vì nó nghĩ Chó sẽ ra búa.
Cuối cùng, tất nhiên là Chó đã thắng.
Đây mới là hiện thực, là lòng người trong xã hội.
Hồ ly ích kỷ, còn Chó lại quá ngốc nghếch.
*Nhưng xã hội vẫn còn một mặt khác. Đó là:
Khi chúng ta hãm hại người khác cũng chính là đang hãm hại bản thân.
Có một số người sẵn sàng chịu thiệt thòi luôn nhường cho người khác, nhưng chính họ mới là người đang thắng. còn kẻ luôn bày mưu để chiếm đoạt sẽ về tay trắng mà thôi

Sưu tầm


CÓ MỘT KIỂU NGƯỜI SẼ KHÔNG BAO GIỜ GIÀ ĐI.
Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này:
1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ
Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ.
Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp.
Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.
2. Coi trọng dáng vẻ hàng ngày
Ăn mặc tươm tất, chú trọng vẻ ngoài cũng là một điều quan trọng. Người già chúng ta không nên “tuổi chưa cao mà hồn đã lão”, tâm trí lúc nào cũng đặt trong cảnh tương lai mờ mịt, quá khứ u buồn, cảm thấy chăm chút bản thân là việc của giới trẻ.
Người trẻ tuổi có sự hấp dẫn tự nhiên nên không cần phải để tâm vào việc ăn mặc.
Còn người có tuổi, bất luận ở nhà hay ra ngoài đều nên tùy thời phục sức, tao nhã đúng mức, mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người. Khi bạn ăn mặc trang nhã, hiển lộ tinh thần sung mãn, thì tự nhiên cũng tự tin hơn, nhìn vào thấy trẻ ra cả chục tuổi.
3. Kiên trì đọc sách học tập, du lịch
Những người nhìn vào trẻ trung phần lớn đều kiên trì với phương châm “không ngừng tinh tiến, không ngừng học hỏi”. Trong bụng đã có một bồ sách, một kho thi thư thì ắt tâm hồn phong phú, dung mạo phong lưu.
Đọc sách giúp mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, du lịch giúp mở mang tầm mắt. Người ham thích đọc sách và du lịch, đối với bất cứ sự việc gì đều tự có kiến giải, không phải kiểu người bảo sao hay vậy, tự nhiên thần thái ung dung, tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân.
4. Tấm lòng lương thiện
Những người nhìn vào trẻ trung, thường là thuần phác, thiện lương. Quá trình tu tâm dưỡng tính của họ thăng hoa thể hiện thành thần thái, tướng mạo bên ngoài. Cũng bởi tướng tùy tâm sinh, nên người có tâm từ bi, có lòng nhân ái, luôn luôn phát ra một loại hào quang. Với người khoan dung, hơn nửa gương mặt là có phúc tướng. Với người mà tính tình dịu dàng thì tướng mặt đã toát lên sự thân thiện.
5. Có mục tiêu theo đuổi
Người mà nhìn vào trẻ trung sẽ luôn trong trạng thái tinh thần phấn chấn và tràn trề sức sống. Dù là đã nghỉ hưu rồi, trong cuộc sống nên đặt những mục tiêu mới. Trong phạm vi mà khả năng cho phép, hãy tích cực tham gia các loại hoạt động như ca hát, chụp ảnh, khiêu vũ… Như vậy, cuộc sống bày ra trước mắt bạn sẽ có sức sống hơn, cũng sẽ khiến bạn không bao giờ thấy mình già đi vậy.
6. Biết cảm mến cuộc đời
Đam mê cuộc sống vẫn chưa đủ, nếu như có thể có chút lòng cảm mến với nó thì sẽ hoàn mỹ hơn. Không hưởng thụ những ưu việt mà đồng tiền mang lại, nguyện ý bỏ tâm tư trồng mấy chậu cây cảnh hay bắt tay chế tác mấy món đồ chơi, có những đam mê sở thích khác. Người như vậy, thời gian làm sao nhẫn tâm để bạn già đi đây?
7. Kiên trì vận động
Thân thể khỏe mạnh mới là nền tảng duy trì sự trẻ trung. Người mà trông không có vẻ già đi nhất định đều kiên trì vận động, khiến bản thân từ trong đến ngoài đều tỏa ra sức sống.
8. Tâm thái trẻ trung
Người có tâm thái trẻ trung sẽ tích cực trải nghiệm những điều mới mẻ, luôn hiếu kỳ khám phá những điều mới lạ.
Trên người họ, bạn có lẽ cũng có thể nhìn thấy nếp nhăn nơi khóe mắt chân mày. Nhưng điều khiến bạn nhìn không chớp mắt là gương mặt với thần thái ung dung và tâm trạng yêu đời của họ.
Nhà văn Murakami Haruki đã từng nói: “Con người ta không phải là dần dần trở nên già đi, mà là trở nên già đi chỉ trong nháy mắt“.
Con người trở nên già đi, không phải bắt đầu từ nếp nhăn đầu tiên, hay cọng tóc bạc đầu tiên, mà là bắt đầu từ ngay cái thời khắc buông bỏ chính mình.
Chỉ có những ai từ bỏ chính mình, mới có thể sống thành người không sợ già, và cũng sẽ không thấy mình già đi.
(NH sưu tầm)

*** Điều đặc biệt với người mẫu kỳ cựu này là dường như tuổi càng cao, bà càng nổi tiếng. Maye Musk đang là gương mặt đại diện cho nhiều thương hiệu thời trang, mỹ phẩm quốc tế. Maye Musk khẳng định: "70 tuổi là đỉnh cao của tôi và sự nghiệp của tôi chỉ mới bắt đầu”.

Nguồn: Fb Nấm Hương

Đời người tích bao nhiêu đức thì sẽ có bấy nhiêu phúc phận
 
Mỗi một người đều mong muốn suốt cuộc đời của mình đều sẽ luôn thuận buồm xuôi gió, vật chất dư giả, gia đình hòa thuận, khỏe mạnh sống lâu… nhưng hầu như rất ít người được như ý. Rất nhiều người đều tự hỏi phải chăng vận số của mình không được tốt? Vận may trong cuộc đời con người rốt cuộc là đến từ đâu đây? Vận mệnh của con người ta có thể thay đổi được hay không? 

Câu chuyện Gia tộc Phạm Trọng Yêm hưng vượng hơn 800 năm

Danh thần thời Tống Phạm Trọng Yêm, xuất thân bần hàn, thời còn trẻ gia cảnh rất khó khăn. Ông quyết tâm sau này nếu có thể thành danh, nhất định sẽ cứu tế những người nghèo khổ. Sau này, thông qua nỗ lực không ngừng ông đã làm đến chức Tể tướng. Ông lấy bổng lộc của mình ra mua ruộng đất, rồi chia cho những người nghèo khổ không có ruộng đất canh tác. Ngoài ra, ông còn chu cấp lương thực, quần áo cho họ. Phàm là những nhà có hôn lễ hoặc tang sự, ông còn lấy tiền phụ cấp cho họ. Cứ như vậy, ông dùng thu nhập của một người đã nuôi sống hơn 300 hộ gia đình.

Có một lần, ông mua một ngôi nhà ở Tô Châu, một thầy phong thủy hết lời khen nhà này phong thủy cực tốt, con cháu đời sau nhất định sẽ làm quan lớn vinh hiển gia tộc. Phạm Trọng Yêm nghe xong, lại lập tức đem ngôi nhà này ra quyên góp, mở một trường học. Bởi ông cho rằng, để cho con cháu của người dân trong thành Tô Châu đều có thể thành tài, so với một nhà hưởng phúc một mình, chẳng phải tốt hơn sao?

Tục ngữ nói: “Giàu không quá ba đời“, nhưng gia tộc của Phạm Trọng Yêm lại hưng vượng đến hơn 800 năm! Bốn người con trai của ông đều tài đức vẹn toàn, đều làm quan lớn và Tể tướng. Con cháu đời sau của nhà họ Phạm mãi đến những năm đầu thời Dân Quốc đều không suy bại. Bí quyết của nó chính là nằm trong lời giáo huấn của tổ tiên “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” và “hành thiện tích đức” mà con cháu nhà họ Phạm đời đời không quên. 

Nhà mà có tích đức ắt có phúc dư

Trong “Chu Dịch” có nói: “Nhà mà tích thiện ắt có phúc dư“, ý là nói những nhà hành thiện nhất định sẽ có chuyện tốt đang chờ. Có thể thấy rõ phúc vận của đời người là đến như thế nào? Phúc vận là thông qua xây đắp mà có được, chỉ có tích đức hành thiện mới có thể cải biến vận mệnh. Nếu chúng ta muốn xây đắp tương lai tốt đẹp cho bản thân và người nhà, thế thì hãy làm một người có thiện tâm biết nghĩ cho người khác. 

Nếu chúng ta muốn xây đắp tương lai tốt đẹp cho bản thân và người nhà, thế thì hãy làm một người có thiện tâm biết nghĩ cho người khác.  

Theo quan niệm xưa của ông bà ta, mỗi năm vào ngày tết ông Táo, ông Táo sẽ về trời, và ngày trừ tịch ông Táo sẽ từ trời về lại nhân gian, bởi vậy dân gian đều có tục lễ cúng ông Táo. Ông Táo lên trời là báo cáo lại thiện ác công tội của hộ gia đình này với Ngọc Đế. Nếu là hộ gia đình tích đức hành thiện, thiên thượng sẽ khiến gia đình này từ từ hưng vượng. Nếu là hộ gia đình làm chuyện xấu, thiên thượng sẽ khiến gia đình này dần dần suy bại. 

Trong “Luận Ngữ” có một đoạn văn tự như vậy. Vương Tôn Giả hỏi Khổng Tử: “Thay vì cúng thần Áo, thì thà cúng ông Táo còn hơn“. Từ một câu này có thể nhìn ra được, vào thời Xuân Thu, dân gian đã có phong tục lấy lòng ông Táo. Nhưng với điều Vương Tôn Giả hỏi, Khổng Tử đã trả lời thẳng rằng: “Chẳng phải vậy. Kẻ mắc tội với Trời, dù có cầu khẩn vị Thần nào cũng chẳng được“. Nếu như là làm chuyện xấu, thì đã mắc tội với Trời, dù có cầu nguyện xin phúc cũng vô dụng. 

Người hành thiện tương lai sẽ có phúc báo 

Trong “Đạo Đức kinh”, Lão Tử có viết: “Đạo trời không thân, thường ở với người lành“. Thiên thượng vốn không có cái tâm thiên vị, chỉ che chở cho những người thật lòng hành thiện. Những người hành thiện, ắt sẽ được trời cao ban phúc chở che. Như câu “Được trời chở che, đâu đâu cũng thuận lợi tốt lành”.

Vậy nên Phật gia giảng thuyết nhân quả báo ứng. Người mà không hiểu nhân quả, trong tâm thường trống rỗng, cho rằng làm ác không mắc họa, làm thiện không được phúc báo. Bởi vậy, việc thiện thường không muốn làm, còn việc ác thì lại thừa mứa.

Người biết nhân quả báo ứng, nội tâm thường phong phú, có thể từng bước tự khắc chế bản thân hành ác và dốc lòng hành thiện. Những người tích thiện, tương lai đời sau sẽ được phúc báo, còn những người làm ác, tương lai sau này sẽ gặp phải tai ương.

Cổ nhân tin rằng người hành thiện thì hết thảy phúc đức sẽ đến với họ, hết thảy tai họa sẽ rời xa họ. 

Người lương thiện chứa lòng từ bi luôn, suy nghĩ vì người khác, phẩm chất cao thượng của họ khiến cho người người đều khâm phục. Cho nên, cổ nhân tin rằng người hành thiện thì hết thảy phúc đức sẽ đến với họ, hết thảy tai họa sẽ rời xa họ.

Người xưa thường nói: “tích đức tích đức”, “Có đức mặc sức mà ăn”, những lời này thật vô cùng chính xác. Vinh hoa phú quý không phải là tranh giành mà có được, mà là thông qua tích đức hành thiện mà có được. Con người có bao nhiêu đức, thì chính là có bấy nhiêu phúc, không đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết.

Thiên lý thiện ác hữu báo này đã ước chế con người từ ngàn đời nay. Ngoài ra, phúc đức của những người hành thiện và tai ương của những người hành ác, cũng sẽ ảnh hưởng đến con cháu đời sau của họ. Chính như câu “Những nhà tích thiện, ắt có phúc dư, những nhà hành ác, ắt có họa thừa” được nói đến trong “Chu Dịch” vậy.


Vũ Dương biên dịch

Một chút suy tư

Triết lý “thị phi hợp nhất”, mâu thuẫn luôn tiềm tàng nội tại, nằm trong những chữ sau đây:

• Trong chữ “Nhẹ” vẫn có dấu “Nặng”
• Trong chữ “Vững” vẫn có dấu “Ngã”
• Trong chữ “Hiểu” vẫn có dấu “Hỏi”
• Chữ “Ngắn” vẫn dài hơn chữ “Dài”.
• Trước khi học được chữ KHÔN , ta phải đánh vần qua vần KHỜ .

Triết lý “bất nhị”, “vạn sự tương dung, tương tức”, “thuận tức là nghịch” nằm trong những chữ sau đây:

• Sung sướng có 9 chữ thì Gian truân cũng 9 chữ.
• Hạnh phúc có 8 chữ thì Bi thương cũng 8 chữ!
• Tình yêu có 7 chữ thì Phản bội cũng 7 chữ!
• Sự thật có 6 chữ thì Giả dối cũng 6 chữ!
• Bạn bè có 5 chữ thì Kẻ thù cũng 5 chữ!
• Cười có 4 chữ thì Khóc cũng thế!
• Yêu có 3 chữ thì Hận cũng thế
• Ta có 2 chữ thì Nó cũng chỉ 2 chữ!
• Ứ có 1 chữ thì Ừ cũng chỉ 1 chữ!

Đôi khi “nhân quả trùng trùng” khó lường được:

• Trong “Friend” (bạn bè) vẫn có “End” (chấm hết).
• Trong “Believe” (tin tưởng) vẫn có “Lie” (lừa dối).
• Trong “Lover” (người thương) vẫn có “over” (kết thúc).

Chân lý thường hằng bất biến, có thể tìm thấy trong hai chữ:

• DAD viết ngược vẫn là DAD.
• MOM viết ngược vẫn là MOM.
Dù MOM, DAD trẻ hay già, giàu hay nghèo, trí huệ hay u tối, khỏe hay bệnh, có thành công hay thất bại, MOM và DAD mãi mãi vẫn là MOM và DAD.




 


Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.