Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về văn hoá, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều dùng đũa trong bữa ăn, nhưng mỗi nơi lại có những thay đổi nhất định.
Về mặt khảo cổ học, người ta từng tìm thấy một đôi đũa bằng ngà voi được chế tác rất tinh xảo tại Trung Quốc, ước tính vào khoảng 3.000 năm trước. Điều đó cho thấy đũa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại.
Khi dùng đũa, nói chung, người ta rất coi trọng về mặt lễ nghi và những điều kỵ huý. Từ nhỏ cha mẹ đã giáo dục con cái rất nhiều điều xung quanh đôi đũa này, ví dụ: không được ngậm đũa bằng miệng, không được dùng đũa chỉ vào mặt người khác, không được cắm đũa giữa bát cơm, v.v.. Đây cũng được coi là phép lịch sử cơ bản nhất.
Những điều kỵ huý khi dùng đũa trong dân gian cũng khá nhiều. Ví như không dùng đũa lệch, không dùng đũa gõ vào mâm vào bát, bởi như vậy thì ứng vào câu “gõ bát gõ đũa, xin ăn một đời”, ngụ ý rằng người này sẽ nghèo đói.
Đũa của người Việt thân tròn để mộc, đầu đũa không quá nhọn. Đũa của Trung Quốc dài và thẳng, đầu đũa tròn.
Người Nhật dùng đũa ngắn, đầu đũa tròn và nhọn. Người Nhật đa phần đều ăn “cơm suất”, nên không cần dùng đũa dài. Đầu đũa thường được vót nhọn cho dễ gỡ xương vì người Nhật thích ăn cá.
Những
điều kiêng kỵ khi dùng đũa của người Nhật nhiều vô cùng, bởi vì phép tắc trong
văn hoá Nhật Bản cũng
quá nhiều. Có chừng 25 điều kiêng kỵ liên quan tới đôi đũa tại Nhật Bản, hễ
không để tâm rất có thể sẽ phạm vào điều kỵ huý.
Đũa của
người Nhật chủ yếu là đũa mộc, họ có thói quen dùng đũa một lần. Loại đũa này
đa phần được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước Đông Nam Á, vì người Nhật rất
chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trên hòn đảo của mình.
Người Nhật
có thói quen dùng đũa một lần là bắt nguồn từ thời đại Azuchi-Momoyama, vào cuối
thời Chiến quốc ở Nhật Bản. Yamanoue Soji, một bậc thầy trà đạo lúc đó đã chia
sẻ tâm thái “nhất kỳ nhất hội” khi thưởng thức trà, từ đó có một số thứ được sử
dụng ở Nhật trên tinh thần chỉ dùng một lần.
Triều Tiên, bao gồm cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, cũng dùng đũa. Nhưng họ lại không dùng đũa trúc hay đũa mộc mà dùng đũa kim loại. Trên bán đảo này, trước kia các vị đại vương, đại thần và người giàu có đều dùng đũa vàng, đũa bạc, còn dân tình phổ thông chỉ có thể dùng đũa sắt. Ngày nay những đôi đũa inox trở nên thịnh hành.
Tương
truyền rằng người dân Triều Tiên thường dùng các loại gia vị màu đỏ, nên sử dụng
đũa trúc hay đũa mộc lâu ngày, đầu
đũa sẽ bị nhuộm đỏ và phải vứt bỏ.
Điều khác
biệt trong bữa cơm của người Hàn Quốc so với người Việt Nam, Trung Quốc và Nhật
Bản, là họ không muốn bưng bát cơm lên, mà chỉ dùng đũa gắp thức ăn lên miệng.
Vì ở Hàn Quốc, từ “bưng bát” và “xin ăn” cùng nghĩa với nhau.
Đôi đũa của
người Hàn Quốc cũng không tròn như của Việt Nam hay Trung Quốc, cũng không trên
to dưới nhỏ như ở Nhật Bản, mà có hình dẹt dài.
Thói quen dùng đũa trên bàn ăn của người Nhật Bản cũng khá thú vị. Người Việt Nam và Trung Quốc xưa nay đều dùng chung một bó đũa, không phân biệt cụ thể đũa nào của ai. Không những vậy, các thành viên trong gia đình còn có thể dùng đũa của mình gắp đồ ăn cho người khác, người có ý thức thì đảo đầu đũa. Thói quen này thoạt nhìn thì có vẻ không được vệ sinh cho lắm, nhưng lại đậm đà tình thân. Người Hàn Quốc trong bữa ăn cũng thường nhiệt tình gắp đồ ăn cho nhau.
Gia đình
người Nhật lại hoàn toàn trái ngược, mỗi người đều có một đôi “đũa chuyên dụng”
khi dùng bữa. Họ không dùng lẫn lộn với nhau, đều ăn cơm suất nên họ cũng không
có thói quen nhường nhịn, gắp đồ ăn cho nhau. Bề ngoài nhìn rất vệ sinh, nhưng
cảm giác cũng có phần xa cách nhau hơn một chút.
Người Việt Nam và người Trung Quốc thì thích dùng đũa dài được rửa đi rửa lại nhiều lần. Có người cho rằng điều này thể hiện sự nhẫn nại, sức sống mãnh liệt, niềm hy vọng, vĩnh viễn không tuyệt vọng. Có suy diễn quá hay chăng?
Tại Việt
Nam còn có một cách dùng đũa đặc biệt khác, đó là loại đũa làm bằng gỗ hoặc tre
rất to và dài, hình dẹt được gọi là “đũa cả” dùng để xới cơm.
Theo Aboluowang
Thiên Cầm biên dịch
CHÂN DUNG CỦA CON NGƯỜI
Con người
lúc còn sống sung sức, thì dùng trí thông minh của mình để cố gắng làm giàu, vơ
vét bóc lột thiên nhiên và đồng loại, giành lấy mọi tiện nghi vật chất cho
mình.
Cùng lúc ấy, họ dùng tiền để mua lấy hàng hóa, tiêu dùng thả cửa, ăn chơi hoang phí, xả rác bừa bãi. Lại một lần nữa thiên nhiên phải trả giá!
Hậu quả của ăn uống bê tha, dư thừa chất bổ béo, lối sống công nghiệp căng thẳng, chính là các căn bệnh như béo phì, ung thư, tiểu đường, mỡ trong máu, đau tim, đứt mạch máu não... Con người nhập viện, chữa bệnh, uống thuốc, phẫu thuật, tiêm chất hóa học vào người, cắt bỏ khối u... Những chi phí cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe, lại một lần nữa được lấy từ nguồn tài chính bóc lột thiên nhiên!
Cuối cùng, khi con người không còn có thể chống lại được bệnh tật do mình tự gây ra cho bản thân, họ chết đi, nhưng trong cái chết của mình, con người lại tiếp tục gây ô nhiễm môi trường bằng một cái đám tang rình rang, kèn trống ồn ào, xác bọc bằng mấy lớp nylon (vì sợ thúi), đèn đuốc nhang khói vi vu, và thêm một cái bia mộ thật hoành tráng được dựng lên.
Từ
lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, chúng ta không ngừng phá hoại và tàn
sát.
HÃY NHỚ RẰNG, BÊN DƯỚI GIƯỜNG BỆNH VÀO CUỐI CUỘC ĐỜI CỦA MỖI NGƯỜI CHÚNG TA, LÀ HÀNG TẤN XÁC CHẾT NẰM Ở BÊN DƯỚI: XÁC CỦA CÁC LOÀI CÂY, HEO/LỢN, GÀ, BÒ, VỊT, CHÓ, MÈO, CHIM TRỜI, THÚ RỪNG, ONG BƯỚM CÔN TRÙNG, HẢI SẢN...
CHÚNG TA LÀ KING OF CORPSES. CHÚNG TA LÀ VỊ CHÚA TỂ SỐNG TRÊN NHỮNG XÁC CHẾT.
CHÚNG TA ĐỨNG Ở TRÊN ĐỈNH KIM TỰ THÁP CỦA CHUỖI THỨC ĂN, NHƯNG CHÚNG TA KHÔNG Ý THỨC ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ.
VÀ TIỀN BẠC CÙNG LÒNG THAM LÀ THỨ ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN NGÀY TÀN CỦA THẾ GIỚI NÀY.
Nguồn:
hanhtinhtitanic
NHÀ GIÁO Ở NƯỚC NHẬT
Năm ngoái,
tôi có dịp tham gia một diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ở TP Osaka (Nhật Bản). Điều
đáng nhớ không phải là món cá nóc ăn theo kiểu sashimi danh bất hư truyền mà là
cuộc tiếp xúc gần gũi với một nhà giáo tóc đã hoa râm, sống tại thành phố này.
Tiếng Nhật của tôi vẻn vẹn chỉ có từ arigato (cảm ơn) nên tôi và ông giao tiếp
chủ yếu bằng tiếng Anh. Nếu tôi nhớ không nhầm thì tên ông là Yamamota và ông
nói tiếng Anh khá giỏi, xét ở cái tuổi cao niên như vậy. Ông từng đôi ba lần đến
Việt Nam nên chúng tôi thân thiết ngay từ lúc đầu gặp mặt. Vì phải ở lại dăm ba
tuần sau buổi gặp các doanh nghiệp Nhật nên tình cảm giữa chúng tôi càng gắn kết,
thậm chí ông còn tặng tôi một cái huy hiệu nhà giáo gắn vào áo vest tôi mặc
hàng ngày.
Một lần, sau giờ dạy ở trường, ông Yamamota có nhã ý mời tôi về nhà chơi, một dấu hiệu cho thấy sự tin cậy của người Nhật với một vị khách lạ (thường người Nhật sống khép kín, ít khi mời ai tới nhà). Nhà ông Yamamota sống cách xa trường nên chúng tôi quyết định đi bằng xe điện ngầm. Vào giờ cao điểm nên các toa xe đông chật cứng. Khi vào được bên trong, tôi bám lấy thanh ngang trên tàu để giữ mình tránh va chạm với các hành khách khác.
Bỗng nhiên, một cụ già ngồi kế bên đứng dậy nhường ghế cho tôi. Không hiểu thái độ kính trọng của người đàn ông cao tuổi, tôi nhất quyết từ chối lời mời, song do ông bày tỏ sự thiết tha nhiều lần nên tôi buộc phải ngồi xuống. Sau khi bước ra ngoài, tôi có hỏi ông Yamamota về hành động đó, ông mỉm cười chỉ vào cái huy hiệu tôi đeo trên áo, nói: “Ông già đó nhìn thấy cái huy hiệu giáo viên của anh và vì sự kính trọng với nghề nghiệp của anh nên đã nhường chỗ ngồi cho anh”.
Tôi tròn xoe mắt vì nhiều cái lạ ở đất nước có cách hành xử hết sức nhân văn với con người và thiên nhiên, mà không nơi đâu có được. Và tất nhiên, vì lần đầu đến thăm nhà thầy giáo Yamamota nên không thể đến bằng tay không, cần mua một món quà gì đấy. Tôi chia sẻ ý nghĩ ấy với ông Yamamota và được ông nhất trí ủng hộ. Ông nói phía trước có một cửa hàng dành cho giáo viên, nơi có thể mua hàng với giá rẻ hơn các nơi khác.
Tôi kinh ngạc hỏi lại: “Thưa ông, ông nói là cửa hàng có giá ưu đãi dành cho giáo viên?” Gật đầu khẳng định, ông Yamamota nói: “Ở Nhật Bản, nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất, nghề được kính trọng nhất. Các doanh nghiệp Nhật rất vui mừng khi các nhà giáo đến cửa hàng của họ, vì họ coi đó là vinh dự lớn nhất cho bản thân”.
Trong thời
gian ngắn ngủi lưu lại Nhật Bản, tôi đã chứng kiến không ít lần người dân nơi
đây tỏ lòng thành kính với những người theo nghiệp phấn trắng, bảng đen. Trên
tàu điện ngầm có chỗ ngồi dành riêng, ở mọi nơi có cửa hàng riêng, giáo viên
không phải đứng xếp hàng khi chờ các phương tiện giao thông công cộng…
Như thế, nhà giáo Nhật đâu cần một ngày dành riêng cho họ nữa, vì đơn giản ngày nào trong đời cũng dường như là ngày lễ với họ!
Kể lại câu
chuyện ngắn này, tôi hy vọng rồi một ngày nào đó trong xã hội chúng ta, nhà
giáo có thể tự hào với thiên chức của mình!
Đỗ Biên Quốc
LeVanQuy
sưu tầm
BẠN CÓ BIẾT:
Ở NHẬT BẢN KHÔNG HỀ CÓ NGÀY NHÀ GIÁO
Tại Nhật Bản
nền giáo dục rất phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn trên Thế giới. Con người Nhật
Bản từ lâu cũng đã coi trọng việc giáo dục, đào tạo con người vì con người là
nhân tố góp phần gây dựng nên một đất nước Nhật cường thịnh như ngày nay. Hơn nữa
chất lượng học tập, chất lượng giảng dạy của họ cũng được xếp vào top đầu Thế
giới. Nhưng Nhật Bản không hề có ngày nhà giáo. Vậy tại sao? Một đất nước coi
trọng giáo dục, lễ nghi như Nhật lại không hề có ngày nhà giáo?
“Sensei” từ
phiên âm Romaji theo tiếng Nhật nghĩa là người thầy. “Sensei” bày tỏ sự kính trọng
cao nhất với nững người sinh ra trước. Nhật Bản, một trong những nước phát triển
như vậy lại chẳng hề có ngày dành cho giáo viên? Câu trả lời rất đơn giản: Ngày
nào cũng là ngày Nhà giáo ở Nhật. Nghề nhà giáo cũng như các nghề nghiệp khác đều
được coi trọng. Mọi người đều tôn trọng nghề nghiệp của nhau. Họ làm việc không
vì ngày gì cả, đơn giản vì nghĩa vụ mà thôi.
Câu trả lời
thực ra cực kì đơn giản. Ở Nhật Bản không có ngày Nhà giáo, vì bất kì ngày
nào cũng là ngày Nhà giáo! Tất cả những người làm giáo viên luôn luôn được
tôn trọng trong mọi hoàn cảnh, vào bất kì thời gian hay địa điểm nào.
Việc đầu tiên mỗi ngày mà các học sinh Nhật làm khi đến trường, lớp là cúi chào thầy cô thật lễ phép. Tư thế cúi gập người 90 độ bày tỏ sự tôn trọng với thầy cô của mình. Thầy cô giáo “sensei” nhưng một tấm gương làm chuẩn cho các học sinh của mình, gương mẫu, sống chuẩn với đạo đức.
Để xứng
đáng với sự tôn trọng đó của xã hội, những người thầy người cô phải cống hiến cả
cuộc đời mình để uốn nắn từng đứa trẻ thành những công dân gương mẫu của xã hội.
Tính tự
giác luôn được rèn luyện cho học sinh từ khi còn rất nhỏ. Ở lối vào các lớp học,
đều có các tủ giày dành có từng ô riêng cho học sinh, các em sẽ thay giày vào tủ
để đi dép đồng phục của trường. Như vậy giúp giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh
chung.
Ngày Nhà
Giáo sắp tới, Genki Japan House chúc các bạn giành cho những người thầy người
cô của mình những món quà thật ý nghĩa nhé
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét