Đúng năm giờ bác C tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ rồi, bác tài tắt đèn báo hiệu "tạm thời không đón khách" .
Ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học N chạy ùa ra. Bác C tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.
"Bác tài, con... con muốn ngồi xe của bác." - Một bé gái chân đi khập khiễng, lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái, nói vội vàng.
Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.
Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: "Con cám ơn bác, bác tài, nếu được con chỉ ngồi trạm tới là xuống thôi."
Hai chữ "Con cám ơn" làm cho bác tài động lòng, bác liếc nhìn thấy em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, không đành lòng, ông thở dài nói: "Lên xe."
Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đi một đoạn ngắn, bé gái đột nhiên tằng hắng nói: "Bác tài, con chỉ có 3000 đồng thôi, cho nên, đến nửa trạm cho con xuống".
Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gấc, không nói gì. Đây là xe taxi thành phố, giá mỗi đoạn đường lên xuống chỉ có thể là 7000 đồng.
Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa cúi đầu nói: "Con cám ơn bác".
Bác C tài xế nhận thấy em bé gái dị tật chân, khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại pha thương cảm.
Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác C cứ mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ đứng chờ. Em bé gái đợi mình? Bác C đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đằng xa giơ tay vẫy vẫy, bác C rất đỗi kinh ngạc, xe bác màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ? Đây là 3000 đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm?
Trong lòng em bé gái hẳn có một bí mật nhỏ, bác C tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác C tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé có đôi chân dị tật trong trường trung học đó. Bác tài tắt đèn bảng "tạm không chở khách", chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ cà nhắc cà nhắc chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học "tạm biệt", bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: "Con cảm ơn bác, bác tài."
Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác C cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường.
Thời gian qua rất nhanh, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác C đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu?
- "Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng con được ngồi xe của bác, con quấy rầy bác quá. Con thi đậu trường THPT L, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần," em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường L là trường điểm của thành phố lớn, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học hay sẽ du học với học bổng toàn phần rồi.
- "Vậy thì bác đưa con về nhà." - Bác tài nói.
Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc thôi.
- Lần này không lấy tiền.
Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong cốp xe ra, nói: "Đây là món quà bác tặng con".
Em bé gái thảng thốt xúc động đến kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình lí nhí chào bác tài, nói: "Con cảm ơn bác, bác tài."
Nhìn em bé gái bị dị tật chân khập khiễng đi vào nhà, bác C tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì !
***
Đã qua mười năm rồi. Bác C tài xế vẫn còn lái xe taxi.
Hôm nay, việc cũng không nhiều, ông đang lái xe và nghe chương trình ca nhạc - thông tin của đài giao thông phát đi : "nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước lái xe của công ty AAA số xe là Axxxx."
Bác C tài xế nghe , ngớ người ra, có người tìm mình?. Mười năm trước đây , ông lái chính là chiếc xe này. Tò mò, ông gọi thẳng đến tổng đài, cô nhân viên trực tổng đài nhanh chóng đưa cho bác tài xế số điện thoại lạ hoắc , bác C thắc mắc, là ai nhỉ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.
Khi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: "Là bác sao, bác tài ?"
Bác tài giật mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.
-"Con cảm ơn bác, bác tài." Cô gái nói. Bác nhớ ngay, chắc chắn là nó.
Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác C như không tin vào mắt mình, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có 3000 đồng đó ư?
Cô gái cúi đầu chào bác tài và nói: "Con cám ơn bác, bác tài."
Uống nước, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên đường mưa mù trời, xe ba lái tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương tật nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành, cô lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Bản tính cô kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc ba và cô bị tai nạn. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác C tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.
Cô bé chỉ có 3000 đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn đi, bởi vì cô bé không muốn ai có thể thương hại việc ba của cô bé đã chết.
"Bác chắc không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của con đã lái, số xe cứ in hằn trong óc con".
Cô gái nói trong nước mắt: "Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn , con nhận ra nó liền".
Bác C tài xế thấy mũi như nghẹt thở, chút xíu nữa thì cũng không kìm được nước mắt.
"Tấm huy chương này con luôn mang trên mình, con không biết, nếu không có nó thì con có thể được như ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại con tiền xe, con vẫn cứ giữ nó. Nhờ số tiền bác trả lại không nhận, con tự tin, cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất ba , nhưng cháu vẫn có người cha như cũ."
Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: "Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này."
Tấm huy chương này là của bác C tài xế làm quà tặng cho cô gái hơn mười năm trước.
Cô gái cầm tay bác C tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác C dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái dị tật chân ấy, bây giờ bác mới biết tên cô ta là Tuyết.
Cô gái và con của bác đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật giống nhau một cách kỳ lạ. Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường N đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: "Con cám ơn ba", xuống xe cũng câu ấy: "Ba, con cám ơn ba", làm cho bác tài cảm được rất nhiều hạnh phúc!
Tấm huy chương ấy là của con gái ông , được ông đặt làm thưởng khi nó đoạt giải kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên qua đời, khiến cho ông ta không kịp lấy lại thăng bằng trong cuộc sống. Hễ đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học N, ông đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: "Ba, con cám ơn ba."
Trên đường trở về nhà, bác C mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái dị tật chân ấy. Cô ta cười tươi với bác C tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: ... Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S..." bác C tài xế kinh ngạc , đọc nhanh như nuốt vội, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.
Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác C ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không?
Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: "Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng con. Con cám ơn bác, bác tài! Bác, người cha con hằng yêu thương"
Mắt của bác tài lại mờ thêm một lần nữa...
DieuLe__Sưu tầm
Sau 50 năm chung sống, ông chồng nhìn kỹ vợ và nói:
50 năm trước chúng ta có một ngôi nhà nhỏ, một chiếc xe cũ, ngủ trên ghế và xem TV trắng đen. Nhưng đêm nào cũng vậy, tôi được ngủ cùng một giường với một cô gái 19 tuổi xinh đẹp. Bây giờ tôi có một ngôi nhà đắt tiền khổng lồ, nhiều xe hơi đắt tiền, một chiếc giường lớn trong một phòng ngủ sang trọng, TV màn hình rộng, nhưng tôi lại ngủ trên cùng một chiếc giường với một người phụ nữ 69 tuổi. Tôi bắt đầu nghi ngờ hôn nhân của mình.
Vợ tôi là một người phụ nữ rất thông minh. Bà ấy không tỏ ra bị xúc phạm và không nổi cáu. Bà ấy chỉ gợi ý rằng tôi có thể thử tìm cho mình một cô gái 19 tuổi xinh đẹp và bà ấy sẽ đảm bảo rằng tôi sẽ được sống trong một căn nhà nhỏ, ngủ trên chiếc ghế sofa và xem tivi đen trắng một lần nữa.
Chà, phụ nữ mới thông minh làm sao! Họ thực sự biết cách giải quyết mọi vấn đề với chồng!
Sưu tầm
My Lan Phạm
HÃY SỐNG CHO HIỆN TẠI !
Đừng tính toán quá chi li, bởi thời gian còn lại của chúng ta mỗi ngày một ít đi.
Đừng cứ mãi than phiền trách móc, được gặp nhau vốn đã là điều tốt đẹp.
Đừng chỉ biết tranh cãi hơn thua... Biết đâu ngày mai thôi mỗi người đã một hướng.
Không cần so sánh thấp cao với người khác, miễn thấy mình tiến bộ hơn hôm qua là được. Cũng không nhất thiết phải lo lắng quá nhiều, nhiều việc ngoài khả năng, sức người không thay đổi được thì nên tùy duyên, vui sống.
Nhớ đối xử với bản thân mình và người chung quanh tốt một chút, dè sẻn cả đời không dám tiêu xài, ky bo một đời không dám bố thí... Lỡ “ông bà gọi về gấp'', nhắm mắt, xuôi tay thì muốn xài, muốn cho cũng muộn. Đối diện với hiện tại vui vẻ một chút vì cuộc sống vốn đã có rất nhiều chuyện phải âu lo rồi...
- Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng của chúng ta. Tha thứ và yêu thương vô điều kiện, đừng bao giờ ngừng mỉm cười bởi vì... cuộc sống thật sự rất ngắn ngủi.
- Qua một ngày, mất một ngày.
- Sống một ngày, vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày... Hạnh phúc do mình tạo ra. Hạnh phúc, bình an là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy.
Sưu Tầm
Bài viết hay, đáng suy ngẫm!
Anh bạn tôi kể: Vợ tôi không thích đeo nhẫn, có một lần đã đem hai chiếc nhẫn đặt trên bệ cửa sổ, bị dì dọn vệ sinh lau chùi rồi quét vào sọt rác ở kế bên luôn. Ngày hôm sau, vợ tôi đem túi rác đi bỏ.
Qua một tuần mới nhớ đến mấy chiếc nhẫn, hỏi dì dọn vệ sinh, rồi tức tốc chạy đến thùng rác ở tiểu khu lục tìm. Làm sao mà tìm được...
Hai chiếc nhẫn, một chiếc 26 phân, một chiếc 50 phân, tổng giá trị hơn 103 triệu. Vợ tôi lo đến phát cáu, tôi an ủi em:
- Em không thích đeo nhẫn, lỡ làm mất thì thôi...
Cô ngạc nhiên:
- Vì sao anh không giận ?
- Vì sao anh phải giận ?
- Mẹ em nếu làm rơi cái chén, bị bố em mắng. "Đầu óc để ở cái xó nào mà rơi bể cái chén đắt tiền thế hả!"
Tôi bỗng nhiên hiểu được, hóa ra trong mắt cô, đồ vật mà bị thiệt hại thì nhất định sẽ bị mắng. Cô cũng bất ngờ khi tôi chẳng nói gì!
Bởi khi tôi còn nhỏ, trong nhà có đồ gì đó bị phá hư, người trong nhà cũng chưa từng mắng chửi nhau.
Hồi học cấp 2, tôi chơi bóng đá bể kính cửa hàng xóm phải đền tiền, bố mẹ sang xin lỗi cho người sửa mà không mắng tôi một lời.
Mẹ tôi chiên đồ ăn, dầu ăn văng trúng tay mẹ, nóng quá nên lỡ tay làm rơi cái tô vỡ vụn, thức ăn vương vãi khắp nhà, bố tôi không mắng mẹ, chỉ chạy thật nhanh lấy thuốc trị bỏng.
Qua đó nghiệm ra: Kỹ năng thân mật, lòng trắc ẩn và yêu thương gia đình có hay không sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, sự tương tác của bố mẹ tốt hay xấu chính là tấm gương phản chiếu để con cái họ nhìn thấy khắc ghi trong lòng.
Sau khi kết hôn, họ sẽ sử dụng các phương pháp tương tự để hòa hợp với bạn đời và con cái.
Vợ chồng thương yêu nhau, tôn trọng nhau thì mới tu cho con cái tính thân mật cao, sau này trở thành vợ thành chồng của người ta cũng sẽ bao dung lỗi lầm cho nhau, sẽ ân cần quan tâm chăm sóc nhau.
Vợ chồng tính toán chi li, cãi vã suốt ngày sẽ khiến những đứa trẻ con họ có kỹ năng thân mật thấp, trầm cảm, tiếp thu kiến thức chậm và khó thể giỏi hơn với các đứa trẻ khác trong tương lai đầy khắc nghiệt.Và cái vòng tuần hoàn luẩn quẩn lại cứ thế tiếp diễn đến đời kế tiếp...
Một cái màn hình điện thoại bị phá hỏng, chỉ mấy trăm ngàn sửa chữa lại xài được rồi cớ gì mà phải dằn vặt nhau!
Nhưng sẽ mất bao nhiêu tiền và bao nhiêu năm để sửa chữa một mối quan hệ đã bị rạn nứt và vết đau ám ảnh trong lòng nhau.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét