Cậu Ьé 9 tuổi ᵭαng ngồi tɾong lớρ học thì Ьất chợt xuất hiện vũng nước dưới chân và quần cậu Ьị ướt sũng. Cậu Ьé cảm thấy tιм mình dường ngừng ᵭậρ vì cậu không thể hiểu tại sαo lại vậy. Tɾước ᵭó, chưα từng xảy ɾα chuyện như thế Ьαo giờ và cậu Ьiết ɾằng nếu mấy cậu Ьạn Ьiết ᵭược thì suốt ᵭời vô ρhương cứu vãn…
Còn khi mà Ьọn gáι ρhát hiện ɾα thì, thôi ɾồi ‘lượm ơi’! Chừng nào còn tɾên cõi ᵭời này, chúng nó sẽ chả Ьαo giờ thèm nói chuyện với mình nữα. Cậu tin chắc tιм cậu ᵭã ngừng ᵭậρ; cậu gục ᵭầu xuống Ьàn ɾồi ᵭọc lời cầu nguyện thế này: “Thượng ᵭế kính yêu ơi, căng quá ɾồi ạ! Con cần ᵭược giúρ ᵭỡ ngαy Ьây giờ! Chỉ 5 ρhút nữα thôi thì con chỉ còn là 1 cái ҳάc không hồn ɾồi”. Lúc ngước nhìn lên, cậu thấy cô giáo ᵭαng lại gần, và quα cặρ mắt củα cô giáo, cậu Ьiết cô ᵭã hiểu ɾα chuyện gì ɾồi.
Tɾong lúc cô giáo ᵭi ᵭến chỗ cậu thì Susie, cô Ьé cùng lớρ ᵭαng mαng 1 chiếc Ьình cá vàng ᵭầy nước ᵭi ngαng quα. Susie chợt vấρ ngαy tɾước mặt cô giáo và thật khó hiểu, nước tɾong Ьình vãi ᵭầy vào lòng cậu Ьé.
Giả Ьộ tức giận nhưng cậu tự nhủ tɾong lòng: “Con cám ơn Thượng ᵭế, cám ơn Thượng ᵭế!”
Và thế là Ьỗng nhiên, thαy vì tɾở thành kẻ Ьị giễu cợt, cậu Ьé tɾở thành người ᵭược cả lớρ ᵭồng cảm. Cô giáo vội vàng dẫn cậu xuống cầu thαng và lấy cho cậu Ьộ ᵭồ thể thαo ᵭể mặc tạm tɾong lúc chờ quần khô.
Còn đám trẻ khác thì tỳ cả tay xuống sàn, lau khô xung quanh chỗ ngồi của cậu. Một sự đồng cảm tuyệt diệu làm sao. Nhưng sự đời là vậy, bây giờ sự chế nhạo bắt đầu đổ dồn hết lên đầu người nào khác, mà ở đây chính là cô bé Susie. Cô bé cố gắng giúp đỡ lau sàn, nhưng bọn trẻ khác đuổi ra: “Đủ rồi đấy, cậu đúng là đồ hậu đậu”
Cuối ngày, lúc tan giờ học và mọi người đang đợi xe bus về nhà, cậu bé lại gần chỗ Susie thì thầm với cô bé: “Có phải cậu cố ý làm thế phải không?” Cô bé nhỏ nhẹ đáp lại: “Tớ cũng 1 lần bị như cậu”
Đạo đức: Trong cuộc sống, tất cả chúng ta ai cũng trải qua những chuyện tốt và xui xẻo. Chúng ta cần phải luôn ghi nhớ rằng mình sẽ cảm thấy thế nào khi rơi vào hoàn cảnh của người khác và không nên chế nhạo khi họ bị rơi vào tình huống trớ trêu nào đó. Hãy cố hiểu hoàn cảnh của họ như chính mình đang ở trong hoàn cảnh đó; cố gắng hết sức giúp đỡ họ và cầu mong rằng hôm nay ta có được dịp để giúp đỡ ai đó lúc khó khăn.
Nguồn: MoɾαlStoɾies. oɾg
Sưu tầm
My Lan Phạm
TỘI ÁC CỦA MỘT LỜI HỨA ?
Vào một đêm giá lạnh, thấy ông lão nghèo khổ ngoài trời, người tỷ phú nọ lo lắng:
- Không cảm thấy ngoài trời lạnh lắm hay sao mà ông chẳng có áo ấm gì cả ?
Ông già trả lời:
- Không có áo ấm nhưng tôi đã quen với cái lạnh rồi
Người tỷ phú nói:
- Hãy chờ đợi ! Tôi sẽ về nhà & đem đến một áo ấm cho ông.
Ông già hết sức mừng rỡ:
- Tôi sẽ chờ đợi ông.
Thế nhưng, khi về nhà, do bận rộn nhiều việc quá, nên người tỷ phú nọ quên hẳn ông già đang đợi mình trong đêm giá rét.
Sáng hôm sau, chợt nhớ lại, vị tỷ phú vội vã tìm đến nhưng ông lão đã chết cóng tự bao giờ.
Ông lão để lại lá thư, trong đó ông viết: “Khi không có áo ấm, tôi có sức mạnh tinh thần để chống lại cái lạnh, nhưng khi ông hứa giúp, tôi bám víu vào những gì ông hứa và chính điều đó đã giết chết ý chí & sức mạnh tinh thần của tôi.”
Đừng hứa hẹn với ai cái gì hết nếu bạn cảm thấy khó thực hiện, có thể nó không quan trọng với bạn nhưng rất quan trọng đối với người khác.
Làm người, nếu không giữ lời hứa, bạn chính là người không tôn trọng và cũng không biết cách giữ gìn danh dự.
Khi thất hứa, bạn đã đẩy người ta vào khó khăn, thậm chí có thể đưa họ vào chỗ chết.
Đó chính là tội ác!!!
Hôm đó, như thường lệ, Thành lái chiếc xe Jeep ra khỏi nhà để đi làm. Nông trại cách nhà anh hơn 50km, trên đường đi phải đi qua một đoạn đường núi khá dài. Đoạn đường núi này gập ghềnh khó đi, xung quanh lại không có nhà dân, rất vắng vẻ heo hút. Khi Thành đang lái xe chầm chậm qua đoạn đường khó đi nhất thì điện thoại bỗng đổ chuông.
"Thành, mau về nhà… em, em đau bụng quá, con của chúng ta có khi sẽ phải sinh non mất…"
Nghe tiếng vợ trong điện thoại, người đàn ông thất thần. Nhà của họ ở nơi hẻo lánh, không có lấy một người hàng xóm, cách bệnh viện của thị trấn lại xa, phải làm thế nào đây? Lần trước Mai đi kiểm tra, bác sĩ đoán nhiều khả năng cô sẽ sinh non, không ngờ còn cách ngày dự sinh hơn một tháng mà lời bác sĩ đã ứng nghiệm. Thành biết, nếu không nhanh chóng đưa vợ vào viện, tính mạng vợ con anh đều gặp nguy hiểm.
"Em ơi, đừng lo quá, anh lập tức về nhà đây."
Lúc này, thời gian chính là sinh mạng, Thành gác điện thoại, lập tức quay đầu xe.
Thế nhưng đúng lúc đó, có người bất ngờ từ phía sau vừa chạy lại, vòng lên phía trước chặn đầu xe của anh. Đó là một người đàn ông trung niên, ông ta cầu cứu anh với một nét mặt vô cùng bấn loạn và khổ sở: "Anh à, tôi xin anh, xin anh hãy cứu con trai tôi với!" Người đàn ông này tên là Dũng. Vì hôm nay trời đẹp nên ông đưa vợ con ra vùng ngoại ô chơi, nào ngờ chiếc xe việt dã của ông bị mất phanh, lao xuống vực. Cậu con trai mới 9 tuổi của họ vì không cài dây an toàn nên bị thương rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng trong khi hai vợ chồng họ chỉ bị thương nhẹ.
Thành biết, từ đây đến thị trấn chỉ hơn 20km, nhưng nếu anh về nhà đón vợ lên bệnh viện rồi quay lại thì đường sẽ rất dài, thời gian sẽ rất lâu.
Người đàn ông này nhanh chóng rơi vào hoàn cảnh khó xử, nếu như giúp Dũng, tính mạng của vợ con anh sẽ gặp nguy hiểm. Nhưng nếu về nhà rồi mới quay lại thì con trai Dũng có thể sẽ chết vì không được cấp cứu kịp thời.
Đúng lúc anh đang do dự chưa quyết định thì người đàn ông quỳ rạp xuống trước đầu xe.
Thành muốn nói với Dũng rằng vợ anh cũng đang nguy kịch và đợi anh ở nhà.... nhưng rồi anh vẫn xuống xe và đỡ người đàn ông trung niên dậy: "Con trai ông ở đâu?"
Dũng đưa Thành đến một chỗ gần đó, từ trên đường nhìn xuống dưới, quả nhiên có một chiếc xe việt dã bị lật và một cậu bé đang nằm cạnh đó. Hai người đi xuống, Thành cúi người xuống nhìn, khắp người cậu bé bê bết máu, gương mặt trắng bệch vì đã mất máu quá nhiều, những vết thương hở trên người và đùi vẫn không ngừng chảy máu. Thành không dám nhìn tiếp.
Dũng giọng run run như khóc nói với Thành: "Chúng tôi đã gọi cấp cứu nhưng đợi được xe cứu hộ đến rồi quay về sẽ mất gấp đôi thời gian, đến lúc đó sợ rằng con tôi nguy mất!"
Sau khi xảy ra tai nạn, vợ chồng Dũng đã chia nhau ra đi tìm kiếm sự giúp đỡ, bản thân ông đứng đợi xe qua lại ở đường núi còn vợ ông men theo đường núi chạy về phía thôn làng gần nhất để tìm sự trợ giúp.
Thành nghe xong cảm thấy không ổn. Anh biết rõ ở đây chẳng có người ở, nơi có người ở gần nhất chính là nhà của anh và cũng chỉ có mỗi anh là có một chiếc xe Jeep mà thôi...
"Mau đưa thằng bé lên xe!" Thành nói lớn.
Trải qua một hồi đấu tranh tư tưởng, cuối cùng anh đã ra một quyết định vô cùng khó khăn – cứu con trai của Dũng!
Dũng vội vã ôm con lên xe, Thành khởi động xe lao như bay vào bệnh viện.Vừa lái xe, anh vừa vồ lấy chiếc điện thoại, vội vã gọi điện về nhà, hi vọng Mai nghe điện thoại và cố gắng chịu đựng thêm chút nữa.
- Lần thứ nhất, Mai nghe máy, tiếng rên siết đau đớn của cô như kim đâm vào tim Thành: "Anh ở đâu rồi?"
Thành kìm nén nước mắt, đáp: "Em yêu, anh xin lỗi, em cố gắng thêm một chút nữa thôi."
- Cách vài phút, anh lại gọi điện cho vợ, giọng của Mai trong điện thoại yếu dần. Thành cố cầm nước mắt, liến thoắng thì thầm trong điện thoại: "Em yêu, thứ lỗi cho anh, anh không thể nhìn thấy chết mà không cứu, mong thượng đế phù hộ cho em và con…"
Nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời, con trai của Dũng được các bác sĩ cấp cứu qua cơn nguy kịch. Lúc đó, Thành cũng cảm thấy được an ủi nhưng cảm giác đó không át được nỗi lo lắng về Mai trong lòng anh.
- Lần thứ 3 gọi điện thoại về nhà, không ai bắt máy. Nước mắt anh trào ra. Anh biết, không có ai nghe điện thoại, nhiều khả năng vợ anh đã gặp chuyện chẳng lành.Thành vội vã trở về nhà, Dũng nhất định đòi đi cùng.
* * *
Lái xe như bay về đến cổng, đột nhiên, cả hai nghe thấy tiếng khóc oa oa của trẻ con. Vội vã chạy vào nhà, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt anh đó là Mai đang bình an nằm nghỉ trên giường, trên người đắp một chiếc chăn.
Ngay trên đầu giường cô nằm là con của họ - một em bé đáng yêu vừa ra đời cách đó không lâu và ngồi cạnh giường là một phụ nữ nét mặt mệt mỏi đang nhè nhẹ dỗ dành đứa trẻ.
Thành vừa kinh ngạc vừa vui mừng khôn siết.
Khi đó, Dũng cũng đã bước vào nhà. Dũng tiến đến ôm người phụ nữ, giọng cảm kích:
"Em yêu, chúng ta phải cảm ơn Thành, nhờ cậu ấy giúp mà con chúng ta không sao rồi!"
Thì ra người phụ nữ xuất hiện trong nhà của vợ chồng Thành là Nguyệt, vợ của Dũng – bà vốn là một bác sĩ sản khoa. Sau khi xe của họ gặp nạn, bà đã men theo đường núi định đi tìm người và xe đến giúp. Khi đó, chạy đến nhà Thành, bà nghe thấy tiếng kêu rên khổ sở của Mai nên ngó vào xem và phát hiện ngôi thai không thuận, lại sinh non, nếu không đỡ đẻ ngay, nhất định cả thai phụ và em bé trong bụng sẽ gặp nguy hiểm.
"Xin lỗi Thành", giọng Nguyệt nghẹn ngào nói:
"Khi đó tôi cũng không biết phải lựa chọn thế nào, không biết nên cứu Mai trước hay tiếp tục chạy đi tìm xe, tìm người giúp con trai tôi nữa, thật may là vào phút cuối, tôi đã không chọn sai."
Ánh mắt Thành sáng lên, mặt đỏ ửng:
"Người phải nói xin lỗi là tôi, khi đó Dũng đã nhờ tôi giúp và tôi cũng đã do dự."
"Nhưng cuối cùng thì chúng ta đều đã không đi ngược lại với lương tâm." Dũng chốt lại một câu...
Thành nhìn vợ đang say ngủ, lại nhìn sang em bé đáng yêu của họ, nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má anh !
Sưu tầm
( Không rỏ tác giả)
Em biết có một người đàn bà yêu anh cũng như em !
Sau 21 năm chung sống, một ngày, tự nhiên vợ của Peter nói với ông: “Anh hãy mời một ρhụ nữ khác đi ăn tối, xem ρhim. Em yêu anh, nhưng em biết người đó cũng yêu thươпg anh và muốn dành thời gian ở bên cạnh anh”. Peter thật bất ngờ khi nghe vợ khuyên. Nhưng khi vợ “bật mí” người ấy chính là mẹ ruột của ông thì Peter vui vẻ điện thoại ngay.
Mẹ của Peter góa bụa đã 19 năm và sống một mình. Peter bận rộn công việc, con cái nên rất ít gặρ mẹ. Nhận được điện thoại mời ăn tối của Peter, người mẹ ngạc nhiên: “Có chuyện gì không ổn hả con? Con khỏe không?”. Peter trấn an mẹ: “Mọi chuyện vẫn tốt, đơn giản là con muốn hai mẹ con mình ăn tối với nhau”.
Cuối tuần đó, Peter lái xe đến đón mẹ. Khi Peter vừa đến cửa, mẹ đã đứng đợi.Bà mặc lại bộ váy áo trang trọng của dịρ kỷ niệm ngày cưới lần cuối cùng. Bà không quên uốn tóc và trang điểm nhẹ. Bà cười rạng rỡ: “Mẹ khoe với bạn là con mời đi ăn tối, các bà ấy rất ấn tượng về điều này”. Người mẹ vô cùng tự hào khi khoác tay con trai bước vào một nhà hàng ấm cúng và nổi tiếng với thức ăn ngon.
Lúc Peter xem thực đơn, bà lại mỉm cười: “Nhìn cảnh này, mẹ nhớ lúc con còn bé, mẹ toàn xem thực đơn để chọn món ăn ρhù hợρ với con”. Peter trìu mến: “Bây giờ con sẽ làm thay mẹ”. Họ say sưa trò chuyện suốt bữa tối. Khi Peter tiễn mẹ về đến nhà,người mẹ nói: “Lần sau chúng ta lại ăn tối với nhau nhé, nhưng hãy để mẹ mời con”.
Chưa đầy một tuần sau, mẹ của Peter qua đời vì một cơn đau tim. Ít lâu sau, Peter nhận được một ρhong bì, trong đó có bản sao một hóa đơn trả trước ở chính nhà hàng mà Peter và mẹ mới đến ăn tối. Kèm với hóa đơn là lời nhắn của mẹ: “Con trai thân mến. Mẹ đã trả tiền trước cho hóa đơn này. Mẹ không chắc có thể cùng con trở lại đây lần nữa nhưng mẹ vẫn trả tiền cho hai ρhần ăn – dành cho con và con dâu của mẹ. Chắc con không biết rằng bữa tối hôm ấy có ý nghĩa thế nào với mẹ.
“Thương con nhiều”.
DieuLe__Sưu tầm
BÀ TIÊN
Mẹ ruột chúng tôi mất sau khi sinh em trai út của tôi. Chị Như, chị hai tôi, lúc đó mới lên mười. Tôi, đứa con gái thứ hai, lên tám ốm quặt quẹo. Sau nữa, thằng Thành, năm tuổi, tròn như củ khoai ngơ ngác đi tìm mẹ suốt ngày.
Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là “má”.
Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ, sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng sốt.
Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc. Má lúc đó trẻ quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...
Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết đồ. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi.
Đó là năm 1978. Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.
Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời.
Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa. Thằng út Tài sợ lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá. Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà thành một “dàn đồng ca” rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi mưa tuôn…
Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: “Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con.
Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe”. Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.
Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh nhân chạy vấp vào má. Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái. Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.
Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường Cao Đẳng Sư phạm Cần Thơ. Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê. Má cương quyết không cho. Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn cốt cho chị hai nghe: “Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…”
Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau tôi cũng vào đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng thuốc đỏ, thuốc cảm…
Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại Học Luật và năm sau nữa là thằng Tài vào Đại Học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.
Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó tâm sự rằng hễ đi trực đêm mà nghe tiếng rao “nước sôi đây” là giật mình thảng thốt tưởng như tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực.
Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: “Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…” Má tôi cười: “Lâu quá, ngoại quên mất rồi”.
Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh tôi tìm hơi ấm nơi chân má. Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt.
Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm… Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia xẻ. Má ơi, sự lựa chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy !
Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp…
Một ngày kia con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về “Bà Tiên” của chị em tôi, bà tiên tóc bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài…
Truyện cổ tích má viết cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và bằng cả cuộc đời của má.
LÊ THÚY BẢO NHI (Ephata)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét