Thủy Thủ Huỳnh Văn Hiệp và câu chuyện huyền bí không thể giải thích được ở USA và ngôi nhà Ma ở IOWA .
Kèm theo là hình là đồng tiền xu cổ huyền bí mà Hiệp sẽ kể cho cã nhà Facebook mình nghe , tại sao có và nó ảnh hưởng đến cuộc sống của Hiệp như thế . Hiệp đã bỏ công tìm hiểu su tầm trên mạng qua tài liệu sách vở nhưng không thể nào biết được niên đại xuất xứ từ đâu của ai ?. có tìm thấy những đồng tiền xu cổ xưa giống vậy nhưng lấy kính hiển vi xem kỹ góc cạnh trên ảnh thì không phải nó ?. Nếu quí vị nào có sưu tầm tiền cổ xưa biết được nó của Quốc Gia nào ?. Xin cho biết Hiệp muôn vàn cảm tạ .
Năm 1986 vì nhu cầu công việc hãng đã đề cử và đổi Hiệp đi về làm việc ở thành phố Sioux city tiểu bang Iowa trung Mỹ thời hạng là 2 năm nếu thích hợp có thể ở lại làm dài hạng . Trước khi đi ông xếp hỏi gia đình Hiệp muốn ở house nhà riêng để công ty họ lo mướn cho Hiệp nói yes sir .
Thế là 2 vợ chồng bỏ đồ lên xe cùng thằng con mới được hơn 1 tuổi đi đến thành phố mới nhận việc mới . Khi đến nơi tìm đến địa chỉ mà họ đã cho , Hiệp thấy đó là 1 căn nhà củ cở 60 năm tuổi 3 phòng ngũ nhưng đã được tân trang lại nằm trên triền đồi thấp rất đẹp , sân trước và sau rất rộng cây cỏ được cắt tỉa sạch sẽ . chìa khóa nhà họ để dưới tấm thãm trước cửa nhà , bước` vô trong nhà đầy đủ tủ lạnh , bàn ghế , giường ngũ thì ra công ty đã mua và cho người mang vào nhà cho mình đâu vào đó rồi , 2 vợ chồng chỉ việc đem quần áo vào qua ngày hôm sau phải đi mua 2 cái TV Sony để coi cho đở buồn phần nầy họ không lo . Như đã nói vì công ty đổi mình đi nên họ lo mướn nhà trả tiền nhà cho Hiệp ở 1 tháng ở fee tháng thứ 2 thì mình mới trả tiền nhà , còn nữa những chi phí dọn nhà công ty họ cũng trả cho mình 100/100 . những anh em nào ở bên Mỹ nầy làm việc đi công tác cho hãng hay được đổi đi thì sẽ biết những chuyện nầy .
Rồi tất cả mọi việc nhà cửa ăn ở đã được ổn định , Hiệp đi nhận việc làm ở công ty gia đình vui vẻ sống trong ngôi nhà nầy rất êm ấm . Ở thành phố nhỏ nầy rất là dể sống không bon chen vật giá lại thấp dân cư , đa số là người Mỹ trắng họ rất hiền lành và lịch sự nhưng có điều khi mùa đông về có nhiều tuyết và lạnh lắm , thú vui ở đây mùa hè cả nhà đi câu cá ở giòng sông Missouri River bắt được rất nhiều cá Casfish và cá Bass rất thú vị hoặc là Hiệp đi săn bắn nai , vào tháng 11 cùng với mấy bạn Mỹ làm trong sở họ rất thích và nể Hiệp vì với khẩu súng trường AR-15 Hiệp thường bắn hạ những con nai , với tầm xa 150 m khi bắn được nai Hiệp chỉ lấy 1 tảng thịt đùi vì chỉ có 2 vợ chồng xào lăng hoặc ốp muối tỏi xã ớt nướng lữa than ăn thịt mền ngon lắm còn lại nguyên con Hiệp cho mấy người bạn Mỹ họ nhận rất vui vẻ .
Mọi việc vẫn bình thường cho đến 1 ngày nọ bắt đầu có những hiện tượng lạ bất bình thường trong ngôi nhà mà gia đình Hiệp đang ở , như vào ban đêm cở 12 am đang ngũ thì ở trong bếp có tiếng động lụp cụp như có ai tìm cái gì đó ?. Hiệp cầm súng đi ra mở đèn lên thì không có ai hết ?. để đèn sáng không tắc trở lại đi ngũ khỏan 15 phút sau thì 1 cái ly và 1 cái chén tự đông nhảy khỏi đồ úp chén đủa rớt xuống sàn gổ bể tan tành cả 2 vợ chồng không biết tại sao ?. Đồ vật để trên bếp tự động xê dịch chổ nầy qua chổ khác .
Có 1 buổi tối cở 9 pm 2 vợ chồng xem TV trong phòng ngũ thằng Hưng lúc đó được 15 tháng tuổi ở ngoài phòng khách coi TV phim hoạt hình cho em bé , bổng chạy vào và nói Hưng thấy người, Hiệp nhảy xuống giường chạy ra thì không thấy ai, tất cả cửa điều đóng kính . Tôi bắt đầu suy nghĩ chuyện gì đây ?. nhưng tôi rất bình tỉnh không hề sợ hải , nhà có 3 phòng 2 vợ chồng và con trai ngũ ở phòng lớn có nhà tấm và cầu tiêu còn 2 phòng kia để không tôi đóng cửa lại , còn 1 nhà vệ sinh thứ 2 ở ngoài hàng lang để nếu có ai ở thì họ dùng . Rồi những đêm sau đó Hiệp thường thấy 1 bóng người đàn ông cao lớn không nhìn rỏ mặt đi ngang qua phòng ngũ của tôi không đóng cửa nhiều lần , lúc nầy tôi để đèn sáng suốt đêm có lúc tôi nghe tiếng động lạ ở trong phòng kế bên . Thế là tôi đã biết chuyện gì ở trong nhà nầy rồi , có điều đặt biệt là vợ tôi Ngọc Yến rất sợ ma tôi hỏi em có thấy cái gì lạ không Yến nói không nếu có thấy thì chắc là vợ chồng tôi đã phải bỏ đi khỏi căn nhà nầy rồi , Hiệp không dám nói ra những gì đã nghe và thấy cho vợ biết tôi nghĩ rằng tôi sẽ nói chuyện và thương lượng với họ .
1 đêm chờ vợ con ngũ hết 1 am Hiệp đi vô phòng ngũ kế bên mà tôi thường nghe tiếng động lạ . tôi nói lời tâm sự và xin phép những người âm có mặt ở trong nhà nầy , tôi tên Hiệp Huỳnh cùng gia đình đến ở trong căn nhà nầy nếu quí vị không đồng ý bất cứ điều gì thì xin cho tôi biết để cho gia đình tôi sẽ làm theo ý của quí vị , xin quí vị phù hộ và giúp đỡ cho gia đình tôi đừng làm cho vợ con tôi sợ muôn vàn biết ơn và cám ơn nhiều . Amen
Tôi nói bằng tiếng Anh " speak english " sau đó lạ kỳ là những hiện tượng bất bình thường chấm dứt không còn nữa và tôi cũng không còn thấy bóng người đàn ông nữa ?. gia đình tôi sống êm ấm bình yên . Có 1 đêm Hiệp ngũ mơ thấy 1 người đàn ông Mỹ trắng cao lớn cở trên 50 tuổi khuôn mặt đẹp trai , dẩn tôi ra sau nhà nơi có cái mô đất có rất nhiều trùng mà tôi thường bắt để câu cá ông Mỹ không nói gì mà chỉ tay xuống đất như muốn nói với tôi cái gì đó ?.
Qua ngày hôm sau thứ Sáu chiều đi làm về tôi ra sau nhà nơi cái mô đất đào bắt trùng để chuẩn bị ngày mai thứ Bảy đi câu cá , đào được vài xẽn bổng tôi nhìn thấy 1 đồng tiền xu dơ cũ kỹ cầm lên xem và nhớ lại giấc mơ cũng tại chổ nầy mà ông Mỹ đã chỉ cho tôi hay là ông muốn cho Hiệp ?. Tôi vui mừng đem vô nhà chà rữa sạch sẽ và khoe với Ngọc Yến hôm nay anh đào bắt trùng sau nhà mình mà tìm được tiền cã 2 cùng cười và quên nó luôn .
Những điều mai mắn vui vẽ sau khi có đồng tiền xu cổ mà mình không biết không để ý , điều thứ 1 công việc trong sở làm tiến triển tốt đẹp Hiệp được thăng chức đương nhiên tiền lương cũng thăng theo cuộc sống càng tiến triển tốt đẹp . điều Thứ 2 vào 1 ngày ông bà chủ cho Hiệp mướn nhà đến thăm và mang 1 ổ bánh đến cho vì ông bà rất thương vợ chồng Hiêp và thằng cu Hưng . Bổng ông chủ nhà nói với Hiệp tụi tao thương 2 vợ chồng mầy lắm tao đang bị bịnh ung thư " cancer " tao sẽ phải ra đi 1 ngày gần đây vì có nhiều nhà cho mướn , nếu tụi mầy thích thì tao sẽ bán rẽ căn nhà nầy với giá là 45,000 usd tiền mặt " cash " không mượn qua nhà bank , tôi nói để vợ chồng tôi bàn với nhau sẽ trả lời ông 2 ngày sau .
Tôi hỏi về tiểu sử của căn nhà ông cho biết trước đây có 1 gia đình người bạn ông mướn ở đây nhưng ông ấy đã qua đời 1 năm trước đây , ông ấy tên là WILLAIM cựu chiến binh Việt Nam Veteran tôi hỏi có phải bạn ông thường mặc áo tay dài sọc màu đỏ trắng quần tây dài màu xám cao khõan 6 f , ông chủ nhà nhìn tôi ngạc nhiên không trả lời mà hỏi tại sao mầy biết ?. Tôi lạnh người đúng là ông Mỹ trắng mà tôi đã gặp trong giấc mơ , tôi tham khảo với địa ốc căn nhà nầy trị giá là 85,000 usd thời giá năm 1986 vợ chồng tôi đồng ý làm giấy tờ mua liền cùng biết ơn và cám ơn ông bà chủ nhà quá tốt .
Rồi thời gian trôi qua mau năm 1988 hợp đồng 2 năm của Hiệp hết hạng kỳ , ông xếp lớn " VP " bảo Hiệp mầy ở lại đây làm dài hạng đừng dọn trở về Texas vì ở đây ai cũng thương mầy , tôi cám ơn ông ở đây công việc tốt đời sống rất bình yên đất cũ đải người mới nhưng lạnh quá tụi tôi chịu không nổi . ông xếp nói khi nào mầy đổi ý muốn trở lại đây thì cho tao 1 cú phone công việc của mầy vẫn còn đây như cũ tôi vui mừng và biết ơn ông .
Điều thứ 3 tôi rao bán được căn nhà có người chịu mua vợ chồng tôi không ngờ là lời được hơn gắp đôi số tiền mà tôi đã mua 2 năm trước , ngày cuối cùng dọn đi giao chìa khóa nhà Hiệp Huỳnh đứng nghiêm chào kính mr . WILLIAM theo đúng quân cách QLVNCH cầu nguyện cho ông được an nghĩ nơi cỏi Vĩnh Hằng và luôn nhớ ơn ông Amen .
Để kết thúc câu chuyện Hiệp nghĩ rằng trên cỏi đời nầy chúng ta nên sống bằng cái tâm trong sáng và vững mạnh , luôn yêu thương tôn trọng và kính nể mọi người nhất là người " âm " hảy bình tỉnh can đảm đừng sợ hải thì khí lực của ta lên rất cao có thể trấn áp họ được . Đừng nhờ ông nầy bà nọ mà hảy tự chính mình dùng uy lực tìm hiểu và thương lượng xem coi họ muốn gì ?. hảy đáp ứng và làm những gì họ muốn thì họ sẽ giúp đỡ lại mình vì người " âm " họ không thể giết chết mình được mà chỉ làm cho mình sợ mà thôi , Hiệp chỉ ngại con người sống mà thôi là vì họ có đủ mọi thủ đoạn để hại mình nhưng nếu chúng ta biết cách sống ngay thẳng không nặng nợ giang hồ không có kẽ thù thì cuộc sống sẽ được bình an và hạnh phúc thì chúng ta đã sống đạo rồi . Amen
Đồng tiền xu cổ nầy tuy nó bình thường không có giá trị nhưng có thể gọi là bảo vật của gia đình Hiệp vì nó mang lại nhiều điều may mắn .
Ghi chú tháng 4 - 2023 gia đình Hiệp có lái xe về thăm lại thành phố Sioux City Iowa , đặt biệt là ngôi nhà củ nhưng nó đã bị phá bỏ rồi bây giờ người ta xây cất lại 1 căn nhà rất là đẹp , đến nơi đó gia đình Hiệp Huỳnh cúi đầu thành kính cám ơn những người đã giúp đỡ cho gia đình Hiệp 38 năm trước . Amen
Thủy Thủ Huỳnh Văn Hiệp
Câu chuyện của Shimata - -Nhân Quả
Tokyo 10 giờ đêm, 14 tháng 1, 2014
Tôi là Jun Shimata tại bệnh viện viết lên những giòng chữ này, con trai tôi Daisuke Shimata là bác sĩ chữa trị cho tôi đã thông báo sáng nay rằng tôi chỉ còn sống được từ 3 đến 5 ngày nữa mà thôi.
Với tuổi đời đã 90, sự ra đi của tôi có thể xem là giải thoát căn bệnh kéo dài hơn 2 năm và sẽ không có ân hận nào với tất cả những người đã cố gắng tận tụy kéo dài cuộc sống của tôi. Tôi đã có một cuộc đời may mắn và hạnh phúc hơn nhiều người khác.
Tuy nhiên vẫn có một chuyện đã ám ảnh làm tôi suy nghĩ suốt hơn 60 năm qua mà không thể tiết lộ cùng ai.
Mục đích của những giòng chữ sau đây là muốn nói lên cái nguy hại của những hành động cố ý tàn ác đã tạo ra Nghiệp Ác để rồi Oán Thù cứ kéo nhau tiếp diễn không bao giờ hết theo thuyết Nhân Quả của nhà Phật.
Câu chuyện xin được bắt đầu vào năm 1943, cũng như các thanh niên cùng trang lứa, tôi vào quân đội Lục Quân của Thiên Hoàng, lúc đó đơn vị tôi trong chiến dịch xâm lăng Trung Hoa, đóng quân tại Sơn Đông để nghỉ ngơi bổ sung quân số sau những trận chiến đẫm máu.
Tôi là Trung Uý tuỳ viên cho Sư Trưởng là Đại Tá Ishida. Trong thời gian dưỡng binh này tôi có quen những người trẻ tuổi trí thức Trung Hoa địa phương, với tâm tư chất phác tôi đã xem họ như bạn.
Và một hôm trong cơn say, tôi vô tình nói ra tuyến đường thị sát của tôi và Đại Tá Sư Trưởng trong 2 ngày sắp đến, đáng lẽ phải bảo mật vì ngày dưỡng quân sắp hết và sư đoàn của tôi phải trở lại tiền tuyến.
Trong chuyến đi thị sát tình hình tỉnh Sơn Đông, hôm đó vì sĩ quan truyền tin bỗng ốm, nên tôi phải nhận đem sự vụ lệnh của Đại Tá Ishida đến tiểu đoàn bên cánh trái.
Đại Tá Sư Trưởng hôm đó được khoản đãi tiệc trưa tại trang hộ của một Phú hào địa phương. Đang ăn uống, không ngờ quân kháng chiến Trung Hoa đã đào hầm dưới bàn ăn và đặt chất nổ bên dưới, nên nền đất nổ tung, Đại Tá Sư Trưởng, các sĩ quan tuỳ tùng và vài người cảm tử
Trung Hoa bồi tiếp đều bị nát thây và bị chôn vùi dưới địa đạo.
Vì đi công vụ đặc biệt nên tôi thoát chết, ai cũng bảo tôi may mắn.
Quân đội cũng đã cố điều tra tại sao người Trung Hoa biết trước Sư Trưởng sẽ đến địa phương đó vào đúng buổi trưa để lên kế hoạch ám sát. Nhưng không tìm ra manh mối nào.
Nhưng riêng cá nhân tôi lại là một điều đau khổ không thể diễn tả vì chính tôi đã quá tin bạn, say sưa lỡ miệng. Chính tôi đã vô tình giết chết người tôi vô cùng kính ngưỡng là Đại Tá Ishida.
Sau đó tôi tình nguyện vào những đơn vị mũi nhọn tiến công, xung phong cảm từ, vì tôi nghĩ chỉ có cái chết trên chiến trường mới bù đắp được tội lỗi của tôi.
Thế nhưng mãi tôi không chết cũng không bị thương trong khi đồng đội đều hy sinh !
Cho đến chiến tranh kết thúc, tôi trở thành tù binh của quân đội Tưởng Giới Thạch và sau cùng được lên tàu về Nhật năm 1946.
Tái ngộ với vợ là điều không thể nghĩ đến sau khi những chàng trai trẻ vào quân đội viễn chinh nhưng đã xảy ra cho tôi và Aiko.
Vào thế hệ chúng tôi, những thanh niên trước khi vào quân đội thường lấy vợ và mong tạo ra được giòng máu tiếp nối của mình sau khi hy sinh trên chiến trường.
Vì thế Aiko không thể nghĩ đến việc tôi có thể sống sót trở về và cái hy vọng mong manh đã biến thành sự thật, chúng tôi ôm nhau oà khóc không nói được gì một lúc khá lâu.
Tuy nhiên tôi đã không để lại một giòng máu tiếp nối nào cả, Aiko không hề thụ thai sau khi tôi viễn chinh. Những năm sau đó vẫn vô vọng và chúng tôi nghĩ đến nhận con nuôi.
Lúc đó là năm 1950, tuy chật vật về sinh kế và kinh tế Nhật Bản vẫn quá nghèo sau chiến tranh nhưng trong thời điểm này có rất nhiều gia đình nghèo mong có người nhận nuôi con sơ sinh của họ vì quá nghèo và họ đã có quá nhiều con, nhất là tại thôn quê vùng Niigata của tôi.
Thế là chúng tôi “có con trai”, khi nhận về thì bé Daisuke chỉ hơn 3 tháng, chúng tôi phải dành dụm tiền thuê người cho bú. Nhưng niềm vui có con đã làm vợ chồng tôi vui sướng vô kể.
Tôi cảm thấy mình có được mục tiêu để sống thay vì mãi bị cái chết của Đại Tá Sư Trưởng ám ảnh tôi chán chường suốt ngày đêm trong 7 năm trường.
Thời gian cứ thế trôi đi, chiến tranh Đại Hàn đã phục hồi kinh tế Nhật Bản khi cung ứng nhu cầu hậu cần cho quân đội Mỹ chiến đấu tại đó.
Chúng tôi lần đầu tiên có được lạc quan về tương lai.
Tôi và một số cựu chiến binh thành lập một công ty nhỏ cung ứng thực phẩm cho đại công ty lớn tại Tọkyo đã lãnh thầu từ quân đội Mỹ.
Do đó đời sống kinh tế của gia đình tôi sung túc hơn.
Năm 1957, lúc Daisuke 7 tuổi, lần đầu tôi có thể dẫn vợ con đi thăm phong cảnh, một cuộc du ngoạn miền quê không xa nhà bao nhiêu.
Dĩ nhiên rằng không bao giờ chúng tôi xem Daisuke con nuôi và Daisuke không hề biết gì về việc này đến hôm nay năm 2014 lúc tôi viết những giòng chữ này.
Hôm đó cha con tôi đi bộ vào rừng ngắm lá đẹp mùa Thu, Aiko muốn đến chợ địa phương mua vài thứ đặc sản nên không đi cùng chúng tôi.
Đang đi bỗng Daisuke chỉ vào quả táo còn đong đưa trên cành cây tỏ ý muốn ăn, chiều con nên tôi lật đật chạy đến cây táo định trèo lên hái táo thì 2 chân tôi bỗng đạp vào khoảng không rồi tôi ngã xuống một hố sâu, thì ra mùa Thu nhiều lá rụng cộng thêm trời mưa làm đất thành bùn nhão phủ lên cái hố do nước mưa đục thành, không nhìn kỹ không thấy.
Vì ngã bất ngờ nên tôi bị gãy chân phải không trèo lên được, Daisuke hốt hoảng chạy đến nhìn thấy tôi bên dưới.
Trong một sát na ngắn ngủi tôi chợt thấy ánh mắt của Daisuke có nét “oán độc và thỏa mãn” làm tôi lạnh suốt xương sống !
Nhưng chỉ thoáng trong một sát na, rồi Daisuke oà khóc hò hét gọi người cứu !!
May mắn thay con đường ngắm lá này tương đối nổi tiếng nên nhiều người qua lại ngắm cảnh.
Họ đã cứu tôi lên mặt đất và cõng tôi về nhà trọ.
Tôi đã phải bó bột và chống nạng một thời gian và sau cùng bình phục có thể đi lại bình thường. Daisuke hết sức hối hận vì thích quả táo mà đem lại thương tích cho tôi.
Tuy nhiên trong thời gian chống nạng tôi không thể nào quên được cái ánh mắt tia nhìn vừa oán hận vừa thỏa mãn của con trai tôi, dù chỉ một sát na, dù chỉ là đứa bé 7 tuổi.
Sau khi phục hồi tôi âm thầm điều tra về thân phận đích thực của Daisuke. Tôi khám phá ra Daisuke cũng không phải con đẻ của vợ chồng đã nhờ tôi nuôi hộ, mà Daisuke là cháu nội của ông Lão cùng làng đã qua đời và không tìm ra cha mẹ ruột của Daisuke nên họ động lòng nhận nuôi và sau cùng trao lại cho vợ chồng tôi.
Hỏi ra ông Lão họ gì thì được biết ông họ Ishida !!
Vậy thì Daisuke chính là họ Ishida !
Người tôi bỗng buốt lạnh từ đầu đến chân!
Ảm ảnh về cái chết của Đại Tá Sư Trưởng Ishida lại hiện về!
Phải chăng Đại Tá Sư Trưởng đã tái sinh trở thành Daisuke
và tìm cách trả thù tôi ?
Tôi không thể để những nghi vấn gần như quái đản này liên tục âm thầm hành hạ tôi.
Tôi quyết định điều tra, tôi về lại làng cũ nơi giòng họ chính Shimata của tôi cư trú, hỏi thăm các vị chú bác trong họ còn sống, tra lại tư liệu gia tộc và tôi đã khám phá ra vài điều thú vị.
Từ thế kỷ 16, trong thời Chiến Quốc nhiễu nhương tại Nhật Bản, vị Sứ Quân tại lãnh địa kế bên đã xâm chiếm tiêu diệt Sứ Quân tại lãnh địa chúng tôi, vị tướng đã tiêu diệt thôn làng họ tôi lúc đó có tên là Ishida (!), thôn trưởng là Shimata, cụ tổ của tôi, chống cự thất bại bị bắt, cụ và vài người trong họ bị Ishida hành hạ rồi bị chôn sống.
Sau đó con cháu họ Shimata theo phe liên minh miền Đông chống lại phe liên minh miền Tây, ngạc nhiên là họ Ishida thuộc phe miền Tây.
Không quên mối thù cũ họ Shimata mỗi lần bắt được người họ Ishida
thì chôn sống để trả thù không cần biết người này có thực sự liên hệ đến vị Tướng Ishida ngày xưa hay không !
Và người họ Ishida cũng làm y như thế với họ Shimata để trả lại thù.
Hai họ Shimata ( Đảo Điền ) và Ishida( Thạch Điền ) đã trở thành kẻ thù truyền kiếp cho đến 1615, khi Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang thống nhất Nhật Bản tạo thanh bình 262 năm trong thời đại Giang Hộ.
Sau đó tôi không tìm được thêm
tài liệu nào về việc xung đột giữa hai họ trong khoảng thời gian thanh bình này.
Cho đến thời đảo chính Tướng Quân Đức Xuyên năm 1867, một lần nữa một sĩ quan trong phe Trưởng Châu là Ishida đã dùng đại pháo bắn sập khu phòng thủ của quân đội phe Tướng Quân, chỉ huy trưởng Shimata , một cụ tổ của tôi, bị chôn vùi trong đá gạch chết.
Rồi đến chính tôi năm 1943 đã “vô tình“ giết chết người Sư Trưởng kính yêu là Đại Tá Ishida !! Ông cũng bị tan xác chôn vùi trong đất đá !!
Rồi “vô tình” tôi đã nhận giọt máu họ
Ishida
làm con, rồi “vô tình” Daisuke đã để tôi ngã hồ gẵy chân ?
Phải chăng việc thương yêu nuôi dưỡng giọt máu của họ Ishida đã “giải” được mối thù truyền kiếp trên 400 năm giữa 2 giòng họ ??
Tôi mong là như thế !
Vì sau ngày bị ngã hố gãy chân tôi không hề nhận được tín hiệu “dữ” nào từ Daisuke, cũng không một tai nạn nào xảy ra cho tôi !
Tôi cũng tìm cách đưa gia đình lên Tokyo sinh sống từ năm 1965 để quên đi tất cả.
Daisuke trưởng thành là một người con vô cùng gương mẫu và dĩ nhiên nó không hề biết mình là con nuôi của họ Shimata và chính thực thuộc họ Ishida.
Tôi viết dài dòng những giòng chữ này với một Tâm Nguyện để nói lên cái hậu quả của lòng Căm Thù tai hại đến mức nào với con người.
Chỉ tạo một Ác Nghiệp cũng đủ để tạo ra Thù Hận giữa Báo Thù qua lại vô cùng vô tận.
Mà cái Nguy Hiểm là sự Báo Thù qua lại, với thời gian tuy phai nhạt nhưng cái Nhân Hận Thù vẫn đi vào Vô Thức và tại tái hiện
qua nhiều lần Tái Sinh và Báo Thù một cách “vô tình” vì bị Nghiệp Lực sai khiến trong vô thức!
Như tôi đã “vô tình” hại chết người Sư Trưởng rồi đến con tôi “vô tình” làm tôi suýt chết nhưng tàn tật suốt 1 năm.
Phải chăng tôi đã “vô tình” thương yêu nuôi dưỡng giọt máu của “kẻ thù” nên đã phá giải được Oán Thù lâu dài giữa 2 giòng họ.
Phật dạy lấy Oán báo Oán thì không bao giờ hết Thù Oán
Chỉ có lòng Từ Bi tha thứ lấy Ơn báo Oán mới có thể tiêu trừ Thù Oán.
Vậy tôi phải cảm tạ Phật Trời đã cho tôi cái đặc ân để hoá giải mối thù oán này.
Chỉ còn sống vài ngày nữa, viết ra lòng tôi thanh thản sau 60 năm im lặng một mình.
Daisuke, khi con đọc được những chữ này thì Bố đã ra người thiên cổ và con đã biết tất cả.
Bố rất hãnh diện về con.
Bố mong con hiểu được và tiếp tục con đường lấy Ơn báo Oán nếu con có cơ hội.
Vì không có gì nguy hại hơn lấy Oán báo Oán.
LHS viết
Qua lá thư của
Jun Shimata
(Đảo Điền Thuần)
MỘT THỜI ĐỂ NHỚ.
DÒNG NHẠC BOLERO ĐÃ ĐI VÀO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM, VÀ MÃI MÃI...
Thế hệ nhạc sĩ tài ba trước năm 1975 và dòng nhạc Boléro Việt Nam.
Hình các nhạc sĩ từ trái sang: Hàng đầu: Châu Kỳ – Mạnh Phát – Trúc Phương – Lam Phương – Minh Kỳ – Hoài Linh. Hàng thứ 2: Lê Dinh – Anh Bằng – Hoàng Thi Thơ – Duy Khánh – Hoài An – Phạm Mạnh Cương. Hàng thứ 3: Tuấn Khanh – Y Vân – Dzũng Chinh – Anh Việt Thu – Lê Trực – Phạm Thế Mỹ.
Sau 30 tháng 4 – 1975, chính quyền mới gộp tất cả các bản nhạc thời VNCH gọi chung là “Nhạc Vàng”. Nhìn tổng quát, nhạc trước 75 có nhiều thể loại:
Nhạc trữ tình mang nhiều âm hưởng của nhạc Tây phương, bàng bạc nét lãng mạn của nhạc tiền chiến (nhạc của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Cung Tiến…) – Ca sĩ thống lĩnh dòng nhạc nầy là cô Thái Thanh và Anh Ngọc.
Nhạc thính phòng, êm dịu, nhẹ nhàng, phiêu lãng (nhạc của Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên…) là loại nhạc sở trường của ca sĩ Lệ Thu, Tuấn Ngọc…
Nhạc Trịnh Công Sơn chất chứa một chút triết lý, một chút phản chiến, rất được ưa chuộng với giọng ca cô Khánh Ly.
Nhạc thời trang là loại nhạc đại chúng (pop music) là thể loại thông dụng nhất trong giai đoạn nầy, nó xoay quanh một số chủ đề:
– Nhạc quê hương (nhạc của Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Thanh Sơn, Phạm Thế Mỹ…)
– Nhạc tình (nhạc của Lam Phương, Hoài Linh, Anh Bằng, Lê Dinh…)
– Nhạc lính (nhạc Trần Thiện Thanh, Minh Kỳ, Trúc Phương…)
Chỉ là cách chia tương đối vì mỗi nhạc sĩ có khi họ viết nhiều thể loại. Mỗi một thể loại, các nhạc sĩ viết bằng nhiều giai điệu khác nhau. Ví dụ, với nhạc thời trang, các giai điệu thường được dùng là: Slow Rock, Habanera, Boléro, Rumba Boléro… nhưng mà nhiều nhất là Boléro.
Ngoài ra, còn nhiều thể loại khác nữa, không kể ra hết được. Tôi chỉ xin thu hẹp đề tài vào nhạc Boléro để nhìn rõ hơn về dòng nhạc hiện được đại chúng ưa chuộng nhất, và cũng xin gói gọn trong thời kỳ khởi đầu của dòng nhạc Boléro ở Việt Nam để tìm hiểu những nhạc sĩ tiên phong, có công khai phá dòng nhạc Boléro Việt Nam (1954 – 1965).
Boléro là loại nhạc khiêu vũ do một vũ sư người Tây Ban Nha tên Sebastian Cerezo sáng tạo ra vào năm 1780. Dần dần điệu nhạc nầy thịnh hành ở các nước châu Âu như Anh, Pháp… Chính người Pháp đã mang điệu Boléro sang Cuba khoảng năm 1800 và trở thành điệu nhảy đường phố phổ biến ở Cuba và các xứ Nam Mỹ.
Khoảng thập niên 50, điệu Boléro bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Boléro từ đầu là một giai điệu như những giai điệu khác: Rumba, Chachacha, Valse… về sau đã trở thành một dòng nhạc đại chúng khi vào Việt Nam: Dòng nhạc Boléro Việt Nam.
Chưa có tài liệu thật chính xác, nhưng theo một số người nghe nhạc thì bài Boléro Việt Nam đầu tiên là bài Duyên Quê của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác năm 1955 (Em gái vườn quê, cuộc đời trong trắng…) Năm 1956, có bài Dựng Một Mùa Hoa của Hoài An và Phó Quốc Thăng (Chào bình minh hoa ban mai lả lơi…) Dẫu sao, từ giữa thập niên 50 đã manh nha thể loại Boléro ở Việt Nam. Đến đầu thập niên 60, các nhạc sĩ đồng loạt cho ra đời rất nhiều bài Boléro được người nghe đón nhận rất nồng nhiệt, nhiều bài còn được yêu thích đến tận bây giờ, không hề xưa cũ. Thế hệ nhạc sĩ tiên phong khai phá dòng nhạc Boléro Việt Nam là những tài danh mà tên tuổi còn được ngưỡng mộ không phai mờ.
Hình chụp qua YouTube.
Một số bài Boléro điển hình được sáng tác trong khoảng thời gian từ “giữa thập niên 50” đến “giữa thập niên 60”:
Hoàng Thi Thơ:
– Trăng rụng xuống cầu (1956)
– Đường xưa lối cũ
– Ai nhớ chăng ai (1958)
Lam Phương:
– Chuyến đò vĩ tuyến (1956)
– Nắng đẹp miền Nam (1957)
– Chiều hành quân (1958)
Trúc Phương:
– Tình thắm duyên quê (1957)
– Chiều làng em (1958)
– Đò chiều (1959)
– Chiều cuối tuần (1959)
– Nửa đêm ngoài phố (1960)
– Tàu đêm năm cũ (1961-1962)
– Ai cho tôi tình yêu (1963)
Mạnh Phát:
– Bến nước tình quê (Hợp soạn với Lê Mộng Bảo)
– Hoa nở về đêm (1962)
– Đêm không trăng sao (1963)
– Vọng gác đêm sương (1963)
Châu Kỳ:
– Sao chưa thấy hồi âm (1965)
– Hồi âm (1965)
– Cánh nhạn hồi âm
Duy Khánh:
– Biết trả lời sau (1965)
– Tình ca quê hương
Minh Kỳ:
– Chỉ có một người
– Chuyến tàu hoàng hôn (Hợp soạn với Hoài Linh, 1962)
Hoài Linh:
– Sầu tím thiệp hồng (Viết chung với Minh Kỳ, 1965)
– Biệt kinh kỳ (Hợp soạn với Minh Kỳ)
– Giọt lệ vu quy (Với Tuấn Khanh, 1965)
– Nhịp cầu tri âm
– Buồn vào đêm (Viết với Thanh Sơn)
Anh Bằng:
– Lẻ bóng (1962)
– Đôi bóng (1963)
– Nửa đêm biên giới (1963)
– Đêm không ngủ (1964)
– Truyện tình Lan và Điệp (1964-1965)
– Truyện tình Trương Chi – Mỵ Nương (1965)
– Sầu lẻ bóng (1965)
Lê Dinh:
– Ngày ấy quen nhau (1959)
– Tấm ảnh ngày xưa (1961)
– Ga chiều (1962)
– Hạnh phúc đầu Xuân (Hợp soạn với Minh Kỳ)
Hoài An:
– Tình lúa duyên trăng (Lời: Hồ Đình Phương)
– Kỷ niệm nào buồn (1964)
– Tâm sự ngày Xuân (1965)
Y Vân:
– Đôi mái chèo trăng
– Cánh hoa thời loạn
– Những bước chân âm thầm
Phạm Thế Mỹ:
– Bến duyên lành
– Nắng lên xóm nghèo
– Đan áo mùa Xuân
– Những ngày xưa thân ái
– Trăng tàn trên hè phố
Anh Việt Thu:
– Hai vì sao lạc
– Như giọt Xuân rơi
Dzũng Chinh:
– Những đồi hoa sim (1964)
– Tha La xóm Đạo
Phạm Mạnh Cương:
– Loài hoa không vỡ
Lê Trực:
– Tiếng còi trong sương đêm
Tuấn Khanh:
– Quán nửa khuya (1959, hợp soạn với Hoài Linh)
Và rất nhiều bài Boléro khác được ra đời trong thời gian nầy. Nếu hiện nay là thời kỳ “bùng nổ hát nhạc Boléro” thì thập niên 60 có thể gọi là thời kỳ “bùng nổ sáng tác nhạc Boléro”. Số bài Boléro ra đời trong khoảng thời gian đầu (1954-1960) còn khiêm nhường, sang đầu thập niên 60 các nhạc sĩ hăng say sáng tác các bản nhạc theo thể điệu Boléro vì nó được quần chúng đón nhận nồng nhiệt (hợp với tâm tình tác giả và giọng ca lúc bấy giờ).
Năm 1960, thanh niên nam nữ Saigon điên đảo vì một bản Boléro ngoại quốc: “It’s Now or Never” do nam danh ca Elvis Presley trình diễn.
Sang năm 1961, lại thêm một phen “bấn loạn” vì bản “Histoire d’un amour” do nữ ca sĩ người Pháp Dalida truyền cảm hứng. Đây là hai bản nhạc Boléro thời thượng mà giới trẻ miền Nam đã thuộc nằm lòng, như thêm hương vị cho lòng yêu thích Boléro của khán giả Việt Nam.
Dân miền Nam trước 75 chưa đến 20 triệu người, số lượng nhạc sĩ ít hơn bây giờ rất nhiều. Thế mà chỉ vỏn vẹn 20 năm (1954-1975) các nhạc sĩ VNCH đã sáng tác hàng chục ngàn bản nhạc mà thể loại Boléro là chủ đạo. Ngày nay, trào lưu hát nhạc Boléro đã sáng tác từ nửa thế kỷ trước. Nó vẫn còn hợp thời, quá hợp thời, ý tình như nói thay cho lòng người hiện tại. Lịch sử đã có sự sắp xếp rất thuận lý và lý thú: Bùng nổ đặt nhạc Boléro đi trước, bùng nổ hát nhạc Boléro theo sau. Có những người vừa hát vừa cám ơn các nhạc sĩ trước kia đặt nhạc hay quá. Cám ơn! Cám ơn! Thật thán phục các nhạc sĩ ngày trước không chỉ ở nét nhạc mà còn ở lời ca.
Về nét nhạc thì từ âm giai thất cung (Do Re Mi Fa Sol La Si) của Tây Phương, thường thấy trong các bản nhạc tiền chiến, các nhạc sĩ dòng nhạc Boléro Việt Nam có khuynh hướng nghiêng về giai điệu ngũ cung (Hò Xự Xang Xê Cống) mang âm hưởng Dân ca, có một chút gì đó hơi hao hao với điệu lý, câu hò miền Nam:
“Mây trắng bay qua khi trăng dần lan
Muôn câu hò nhịp nhàng khắp thôn trang
Đoàn người say sưa vui tiếng hát vang
Lúa dâng sữa ngọt đậm tình ta với nàng…”
(Trăng Về Thôn Dã của Hoài An & Huyền Linh)
Boléro từ Nam Mỹ khi du nhập vào Việt Nam thì nhịp điệu chậm hẳn lại để thích hợp với tính cách (tâm hồn, cách hát) của người Việt Nam. Boléro ở Cuba viết theo nhịp 3/4, sang Việt Nam các nhạc sĩ đã chuyển thành nhịp 4/4, và rồi nhạc Boléro Việt Nam đã khác rất nhiều so với Boléro nguyên thủy.
Nhưng nét đặc biệt nhất của Boléro Việt Nam là phần lời ca. Lời rất đời, nghe tới đâu hiểu tới đó, nghe tới đâu thấm tới đó. Nó nói lên tâm sự của từng người, nói lên hoàn cảnh đất nước bi đát vì chiến tranh, nói luôn hoàn cảnh nghiệt ngã của tầng lớp thanh niên phải đối diện với chia ly, mất mát, chịu đựng. Nó trở thành dòng nhạc lớn của Việt Nam vì nó rất Việt Nam.
Ngày ấy ở miền Nam, giữa trưa trời nắng gắt, bác nông phu trên đồng cạn, dưới đồng sâu, làm sao có thể hát một câu nhạc cổ điển Tây Phương cho trâu đi bừa? Nhưng bác rất dễ dàng buông ra vài câu Boléro mùi mẫn:
“Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên
Hương lúa ngọt tình quê thêm trìu mến…”
(Nắng Lên Xóm Nghèo của Phạm Thế Mỹ)
Còn nữa, ngày anh lên đường ra tiền tuyến, đôi tình nhân bịn rịn chia tay, xót thương cho đời nhau, còn gì ray rứt hơn:
“Xe lăn êm êm lúc ga chiều sắp lên đèn
Mưa thu bay bay vắt ngang trời ướt vai mềm
Hoàng hôn dần xuống
Người trai vì nước đi xây tình quê hương…”
(Chuyến Tàu Hoàng Hôn của Minh Kỳ & Hoài Linh)
Bất cứ lúc nào, nơi nào (ngay cả trong tiệc cưới, bên bàn nhậu…) người Việt Nam vẫn thường hát nhạc Boléro. Âm nhạc Việt Nam buồn vì lịch sử Việt Nam buồn: Do chiến tranh, và bị đô hộ của ngoại bang. Nếu chê bai nhạc Boléro tầm thường, lời lẽ không tinh tế, sâu sắc, là nhạc sến thì tội nghiệp cho dân Việt Nam. Họ có đòi hỏi gì cao siêu đâu, họ rất bình dị. Nhưng hoàn cảnh đất nước không may, đời sống họ vấp phải nhiều khốn khó. Họ cần đến âm nhạc để được xoa dịu, vỗ về, họ cần đến Boléro để bày tỏ nỗi niềm tâm sự.
Giờ đây, sau 40 năm bị “bức tử” (kể từ năm 1975), dân Việt Nam mới đòi lại được quyền hát Boléro và làm cho nó hồi sinh dù chưa hoàn toàn, có những bản nhạc lính vẫn còn bị cấm. Nhìn giới trẻ thi nhau hát Boléro (rất khó khăn, hạn chế về chọn bài, lời ca) trong các cuộc thi được tổ chức liên tục trong nước mới thấy rõ bản chất mộc mạc, hồn nhiên trong tâm hồn người Việt Nam: Có sao nói vậy. Trong trường hợp nầy, tôi suy nghĩ hoài câu “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Nghệ thuật đã luôn ở bên cạnh để nâng đỡ tinh thần, là niềm an ủi rất lớn giúp dân Việt Nam vượt qua bao gian khổ trong chiến tranh trước 75 và đối diện với những bất cập trong hiện tại. Nghệ thuật cao quý như vậy sao gọi là sến? Các nhạc sĩ tiên phong khai phá dòng nhạc Boléro Việt Nam có cảm thấy nao lòng hay không?!
Nguồn: FB của ca sĩ Hoàng Oanh
CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI PHỤ NỮ HÀ NỘI
TRÊN ĐỈNH ĐÈO NGANG
Nguyễn Xuân Diện
Trong văn học Việt Nam có một người phụ nữ Hà Nội đã để lại vóc dáng đài các đã mấy trăm năm. Người phụ nữ tài hoa ấy, đứng trước thiên nhiên đất nước đã nói tâm tình của một con người cô đơn nhỏ bé trước vũ trụ, nhưng dường như đã cố giấu đi cả tên tuổi của mình. Mặc dù tên của bà có ý nghĩa là mùi hương thơm nức, nhưng bà vẫn cố giấu đi, ngay cả tên gọi của mình. Người ta cũng không gọi bà bằng tên gọi của chồng bà như những phụ nữ khác. Người ta chỉ gọi bà bằng cái chức vụ của chồng bà mà thôi. Đó là Bà Huyện Thanh Quan. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh. Hinh 馨 chữ Hán có nghĩa là hương thơm ngào ngạt.
Văn chương cổ Việt Nam không có nhiều nữ thi sĩ. Nhưng đặc biệt nhất là có tới hai nữ thi sĩ tên Hương. Một Hồ Xuân Hương ngang tàng, phóng túng. Một Nguyễn Thị Hinh (Hương) đài các, phong lưu.
Hai nữ thi sĩ tên Hương ấy đã đi vào lịch sử văn chương Việt Nam với hai phong cách khác nhau. Và sức lan tỏa của những câu thơ của hai bà đã làm lay động bao thế hệ người đọc Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của một người phụ nữ ngang tàng, nhìn sự vật trong sự biến động và biến chuyển với góc nhìn đầy cá tính. Mỗi sự vật hiện lên trong thơ bà là đều ẩn chứa trong đó khát vọng mạnh mẽ về nữ quyền và về những khát vọng của tình yêu và cả tình dục nữa.
Chân dung Hồ Xuân Hương được vẽ với “yếm đào trễ xuống dưới nương long”, với khuôn mặt tươi tắn, đầy khát vọng và cả chút nhục cảm nữa! Còn Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ tên “Hương” khác thì hoàn toàn khác. Bà mang khuôn mặt đầy đặn với nét môi cắn chỉ đoan trang, kiêu sa và kiểu cách của một phụ nữ đài các.
Hiện chưa biết về năm sinh và năm mất của Bà huyện Thanh Quan. Ta chỉ biết bà sinh ra ở làng hoa Nghi Tàm bên bờ Hồ Tây. Rằng bà là người hay thơ, giỏi Nôm. Chồng bà là Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, đỗ Cử nhân năm 1828, từng làm Tri huyện Thanh Quan sau can án bị giáng chức làm việc ở bộ Hình trong kinh đô Huế. Ông huyện Thanh Quan chẳng may mất sớm, khi mới 43 tuổi, bà vẫn ở vậy nuôi con.
Nhắc đến bà huyện Thanh Quan không ai là không nhớ đến chuyện xảy ra lúc chồng bà là Tri huyện Thanh Quan, nhân khi chồng đi vắng, bà nhận được đơn của một thiếu phụ trong huyện xin được đi lấy chồng, thương hoàn cảnh của chị ta, bà đã phê vào tờ đơn bằng mấy câu thơ:
Phó cho con Nguyễn Thị Đào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai
Chữ rằng “xuân bất tái lai”
Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!
Câu chuyện bà huyện thay chồng phê đơn là một giai thoại văn học rất đẹp. Nó gợi cho ta hình ảnh một bà huyện tự tin và hóm hỉnh. Bà huyện cũng là một phụ nữ nên bà biết thương cái xuân thì của người thiếu phụ. Không biết cô Nguyễn Thị Đào đi lấy chồng, sinh con đẻ cái có đem nhau về chơi với Bà Huyện hay không? Nhưng câu chuyện cũng gợi cho đời sau tưởng tượng ra cảnh nhà bà huyện đầm ấm vui vẻ, vợ chồng cùng thưởng trà dưới nguyệt hay ngâm vịnh xem hoa vô cùng tao nhã và tâm đắc.
Đời vua Minh Mạng, bà được vời vào cung trao cho chức Cung trung giáo tập, dạy dỗ cho các cung phi và công chúa. Điều này xác nhận với chúng ta rằng bà Huyện Thanh Quan là một phụ nữ có đầy đủ “công, dung, ngôn, hạnh” theo đúng chuẩn mực xưa, nên đã được triều đình biết tiếng, được một vị vua sáng là Minh Mạng vời vào cung và giao cho trọng trách này!
Con đường thiên lý Bắc Nam ấy đã từng lưu dấu chân của nữ sĩ tài hoa mà cả trăm năm nay, khách bộ hành, xe kiệu đi qua Đèo Ngang còn thấy dáng hình người phụ nữ lồng lộng và đơn côi trên đỉnh đèo trong một hoàng hôn lữ thứ.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời – non – nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bài thơ thật buồn. Hình ảnh Đèo Ngang được vẽ bằng mấy nét tiêu sơ, gợi nên cả cái hoang mang của lữ khách. Xa xôi trong đó là một tâm sự về nước non nhà với niềm đau, niềm nhớ niềm thương! Bà huyện đã dừng lại giữa đỉnh đèo giữa trời mây non nước bao la, và nỗi cô đơn xâm chiếm tâm hồn bậc tài nữ trong mấy chữ “ta với ta”. Bà đã đứng khựng lại giữa đỉnh đèo mấy trăm năm nay, bóng hình in vào nền trời Đèo Ngang lộng gió, gửi đến hậu thế muôn sau tâm sự của bà.
Có lẽ mối duyên với ông huyện Thanh Quan để lại trong bà huyện những dư vị ngọt lành của tình phu phụ, “tương kính như tân” nên thơ của bà huyện là thứ thơ cao sang, đài các và đẹp một vẻ đẹp điển nhã của thi ca cổ.
Bà Huyện Thanh Quan để lại 7 bài thơ. Bài thơ nào cũng đài các, sang trọng. Bài thơ nào cũng hoài cổ, luyến nhớ. Nhưng bà nhớ nhất là nhớ nhà, nhớ quê. Trông cảnh chiều thu bà nhớ ngẩn ngơ trong bâng khuâng hoài niệm. Mỗi bước bà đi là lại “lòng quê một bước nhường ngao ngán/ Mấy kẻ tình chung có thấu là!”.
Bảy bài thơ của Bà Huyện là bảy bài thơ Nôm, đều là thơ thất ngôn bát cú mỗi bài tám câu, mỗi câu 7 chữ. Nghiêm ngắn, trang trọng. Mỗi bài là một bức tranh thủy mặc được vẽ lên như những bức tứ bình đẹp. Mỗi bức tranh ấy gói ghém tâm trạng của bà. Buồn mà không bi lụy. Có cả những tâm sự hoài cổ của một phụ nữ trước cảnh dâu bể với những hành cung miếu điện của những triều vua đã đi qua. Và hơn hết là cái nhìn đầy thương mến với những cảnh vật tiêu sơ, nơi đèo heo hút gió, những ngư ông và bác tiều phu, những mục đồng lùa trâu về những thôn xa vắng.
Bà Huyện Thanh Quan tên là Hinh, với nghĩa là mùi hương ngào ngạt. Bà không mang tên chồng mà chỉ mang tên chức vụ của chồng. Chức vụ ấy trong đời làm quan của chồng bà cũng rất ngắn ngủi. Bà cũng chỉ để lại cho đời ngót chục bài thơ Đường luật Nôm vuông chằn chặn. Vậy mà vẻ cao sang đài các, kiêu sa từ từng con chữ trong những bài thơ đều mỗi bài 56 chữ ấy đã lan tỏa khắp thi đàn nước Việt trải đã mấy trăm năm.
Tình nước non non nước của người phụ nữ ấy như đã hòa cùng con cuốc cuốc, cái gia gia trong thơ bà cứ da diết, da diết vọng đến hôm nay và muôn sau.
Có thi sĩ đã từng viết về một loài hoa có những “bông hoa nhỏ giấu mình trong cỏ; thơm hết mình mà chẳng thấy hoa đâu”. Phải chăng bông hoa ấy là bà Huyện Thanh Quan hương thơm ngát thi đàn nước Việt mà lai lịch hành trạng thì còn đang đánh đố hậu thế.
Ai có dịp qua Đèo Ngang, hãy ngước nhìn đỉnh đèo non nước trời mây bao la, trên đó là một tượng đài bà Huyện Thanh Quan lồng lộng ở mãi với thời gian…
N.X.D
Ảnh: Trịnh Thanh Nhã - Thanh Sơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét