Một ngôi mộ cổ chứa 3 thi hài từ thế kỷ thứ XIV trước Công Nguyên gây bất ngờ với một "báu vật vô song" tiết lộ công nghệ đi trước thời đại từng hiện diện ở vùng đất thuộc nước Đức ngày nay.
Đào mộ cổ 3.500 tuổi, choáng với báu vật "không thể tin nổi"
Theo Live Science, báu vật đó là một thanh kiếm tỏa sáng một cách không thể tin nổi sau gần 3.500 năm chôn vùi dưới lòng đất.
Thanh bảo kiếm "thời gian không chạm đến" trong ngôi mộ cổ ở Đức - (Ảnh: VĂN PHÒNG BẢO VỆ DI TÍCH BANG BAVARIA).
Thanh kiếm báu được phát hiện tại thị trấn Nordlingen ở bang Bavaria, trong mộ cổ chứa thi hài một nam giới, một phụ nữ và một trẻ em. Có vẻ như 3 người được chôn cất cách nhau không lâu, nhưng không rõ mối liên hệ giữa họ là như thế nào, theo thông báo từ Văn phòng Bảo vệ di tích bang Bavaria.
Thanh kiếm được bảo quản rất tốt, vẫn tỏa ra ánh sáng rạng rỡ trong các bức ảnh chụp hiện trường dù phần tay cầm có đôi phần ngả xanh do đồng bị oxy hóa.
Chuôi kiếm hình bát giác được trang trí công phu, trong khi phần lưỡi của nó được đúc bằng kỹ thuật cao với trọng tâm dồn về đầu kiếm, khiến nó trở thành một vũ khí tấn công cực kỳ hiệu quả.
Dù vậy, không có bất kỳ vết xước hay bị mài mòn nào trên kiếm, cho thấy nó được dùng với mục đích nghi lễ hơn là thực chiến.
Phát hiện một cổ vật quý giá như vậy là rất hiếm hoi trong khu vực vốn rất nhiều mộ cổ nhưng hầu hết bị cướp phá.
Các vũ khí được chế tác tinh xảo và bảo quản đặc biệt tốt như thanh kiếm nói trên rất có giá trị về mặt khoa học, bởi có thể tiết lộ trình độ công nghệ của nền văn minh đã tạo ra nó. Rõ ràng với tuổi đời gần 3.500, nó là báu vật được làm ra bởi những nhà luyện kim có trình độ vượt trội so với hầu hết thế giới vào cùng thời điểm.
Bộ tộc bí ẩn nhất Việt Nam: Từng không mặc quần áo, dùng "phép thuật" để tránh thai
Vì sống tách biệt với thế giới, dựa vào thiên nhiên nên họ còn giữ nhiều cách sinh hoạt của người tiền sử.
Bộ tộc bí ẩn nhất Việt Nam: Từng không mặc quần áo, dùng "phép thuật" để tránh thai
Bộ đội Biên phòng Cà Xèng ở Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình phát hiện ra một nhóm người rừng cuối năm 1959. Khi nhóm người này bị bắt gặp, họ rất nhút nhát và không mặc quần áo. Họ thích leo trèo và chuyền cành giống như khỉ và vượn.
Theo lời già làng người Rục, họ thường ở hang lèn dưới những vòm, mái đá lèn hoặc dựng trại tại chân núi, nơi có nước rục (nước trong núi đá vôi hoặc lòng đất) chảy ra. Đó cũng là lý do họ được gọi là người Rục.
Bộ tộc bí ẩn bậc nhất Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu khẳng định người Rục là cư dân tiền Việt Mường hiếm hoi còn lại của nước ta. Vì sống tách biệt với thế giới, dựa vào thiên nhiên nên họ còn giữ nhiều cách sinh hoạt của người tiền sử. Người Rục không biết đến các dân tộc khác, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ không mặc quần áo, chỉ che thân bằng vỏ cây sơ sài, nuôi tóc dài quá lưng.
Ngoài ra, người Rục còn biết leo trèo trên cây, triền núi cao để hái lượm, săn bắt. Họ quen ăn bột nhúc, bột đoác, thịt thú nhỏ, đặc biệt yêu thích thịt khỉ. Với cuộc sống hoang dã như vậy, dĩ nhiên người Rục cũng không có dụng cụ nấu ăn mà chỉ có thể lấy cây gỗ khoét rỗng ruột để nấu. Khi nào không có thú rừng, củ mài, họ lại tìm cây chà lị luộc ăn đỡ đói.
Mặc dù hiện tại đã rời hang đá về sống với cộng đồng được hơn 60 năm nhưng người Rục vẫn chưa thể hoàn toàn từ bỏ những thói quen tự nhiên. Các già bản của họ hàng năm đến mùa rẫy lại lên rừng, vài ba tháng mới về nhà.
Ngoài lối sống lạ, người Rục còn có phép thuật kỳ bí. Các nhà khoa học được chứng kiến điều này cũng chưa thể giải thích, càng không có cơ hội nghiên cứu kỹ. Người Rục xem những phép thuật của mình là sự linh thiêng, không thể tiết lộ cho người ngoài.
Thuật thổi thắt của người Rục là dùng bùa chú thổi vào người phụ nữ. Sau khi làm điều này, dù sinh hoạt vợ chồng thì cả hai cũng không thể có con. Đến khi muốn sinh em bé, người phụ nữ phải được làm thuật thổi mở, cũng là dùng bùa chú thổi vào người.
Ngoài ra, người Rục còn có thuật hấp hơi, dùng để tránh thú dữ. Khi vào rừng, họ chỉ cần đọc thần chú thì không loại thú dữ nào dám đến gần. Trong trường hợp đi nhóm đông người, thầy Ràng (thầy Mo) có thể dùng phép thuật vẽ vòng tròn cho nhiều người ngồi trong, cũng có tác dụng chống thú dữ.
Với người Rục, việc bị đứt tay, chân, chảy máu, rắn độc cắn hay những loại bệnh khác cũng đều được chữa trị bằng thần chú.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là "ảo ảnh"?
Thời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là "ảo ảnh"?
Mỗi khoảnh khắc, mỗi cảm xúc đều trôi qua, không ai có thể dừng lại hay quay ngược được thời gian. Điều duy nhất dường như không bao giờ thay đổi chính là dòng chảy liên tục của thời gian, nhưng liệu thời gian có thực sự tồn tại như chúng ta vẫn tưởng?
Câu hỏi về sự tồn tại của thời gian đã làm trăn trở không chỉ những nhà triết học, mà còn các nhà khoa học hàng đầu như Isaac Newton và Albert Einstein. Cả hai đều đưa ra các giả thuyết về thời gian, nhưng cả Isaac Newton và Albert Einstein đều có một điểm chung đáng chú ý là họ đều cho rằng thời gian là một ảo ảnh – một công cụ mà con người tạo ra để đo lường chuyển động và sự thay đổi.
Thời gian: Khái niệm hay hiện thực?
Thời gian trong quan niệm phổ biến thường được xem là một chuỗi các khoảnh khắc nối tiếp nhau, giúp chúng ta định hình cuộc sống qua ngày và đêm, xuân qua hạ tới, hoa nở rồi tàn. Cuộc sống ngắn ngủi khiến con người cảm thấy cần phải "nắm bắt từng khoảnh khắc", "trân trọng từng giây phút".
Tuy nhiên, từ quan điểm khoa học, thời gian lại không phải là một thực thể cố định hay hữu hình. Đó chỉ là một công cụ đo lường do con người đặt ra để đếm số khoảnh khắc của sự thay đổi. Nếu vạn vật trong vũ trụ đứng yên, liệu khái niệm thời gian có còn ý nghĩa?
Newton và Einstein đã cố gắng giải thích điều này qua các công trình nghiên cứu vĩ đại của họ. Đối với Newton, thời gian là một yếu tố tuyệt đối, tồn tại một cách khách quan và không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Trong khi đó, Einstein, với Thuyết tương đối hẹp, đã chứng minh rằng thời gian không phải là một hằng số bất biến. Thời gian và khối lượng của vật thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, và lực hấp dẫn có thể làm thay đổi tốc độ chảy của thời gian. Ví dụ rõ nhất chính là lỗ đen, nơi lực hấp dẫn cực kỳ lớn, khiến thời gian chảy chậm hơn so với các vùng không gian khác.
Thời gian có thật hay chỉ là ảo ảnh?
Einstein từng tuyên bố: "Thời gian không thực sự tồn tại, mà chỉ là một ảo ảnh về tư duy". Theo ông, cảm nhận của con người về thời gian là một hệ quả của việc chúng ta ghi nhớ các chuyển động của vạn vật. Nói cách khác, chúng ta gọi đó là thời gian vì nó giúp chúng ta hiểu và ghi lại sự thay đổi. Nhưng thực tế, thời gian chỉ là một khái niệm tương đối, không có thực tại cố định.
Những thí nghiệm và lý thuyết về du hành thời gian trong phim ảnh và khoa học viễn tưởng thường dựa trên ý tưởng rằng thời gian có thể bị "bẻ cong" hoặc "xuyên qua". Trong Thuyết tương đối hẹp, Einstein đã khẳng định rằng nếu một vật thể di chuyển với vận tốc ánh sáng, thời gian đối với nó sẽ ngừng trôi. Điều này dẫn đến một suy nghĩ: phải chăng thời gian thực sự chỉ là một ảo ảnh được tạo ra để con người cảm nhận sự thay đổi?
Nhiều nhà khoa học khác cũng ủng hộ ý tưởng này. Nhà vật lý người Anh Julian Barber trong cuốn sách The End of Time đã viết: "Thế giới mà chúng ta thấy là có thật, nhưng mọi khoảnh khắc của cuộc đời chúng ta là vĩnh cửu". Theo ông, mỗi khoảnh khắc đều là một hình thái bất biến và khi khoảnh khắc đó qua đi, nó sẽ không bao giờ quay lại. Đây là một cách nhìn nhận khác về thời gian: thay vì liên tục, thời gian chỉ là những điểm dừng bất biến.
Liệu thời gian có quan trọng?
Nếu thời gian chỉ là một khái niệm tương đối, tại sao chúng ta lại sống theo nó? Từ lịch trình công việc đến giấc ngủ, từ những ngày kỷ niệm đến những dự định trong tương lai, mọi thứ trong cuộc sống con người dường như phụ thuộc vào thời gian. Chúng ta tính toán mọi thứ dựa trên các mốc thời gian cố định, như việc phải đi làm lúc 8 giờ hay 9 giờ sáng và kết thúc một ngày vào lúc hoàng hôn. Nếu thời gian không còn tồn tại, cuộc sống sẽ ra sao?
Suy nghĩ này có thể mang đến cảm giác hoang mang và vô nghĩa. Con người cần thời gian để cảm thấy an toàn và để điều chỉnh hành vi của mình. Sự tương đối của thời gian, như Einstein đã chứng minh, không làm thay đổi thực tế rằng chúng ta vẫn cần một thước đo để quản lý cuộc sống.
Sự bí ẩn chưa có lời giải
Mặc dù các nhà khoa học như Einstein và Newton đã giải thích rằng thời gian chỉ là ảo ảnh, thế giới vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận điều này. Từ những bí ẩn trong vật lý lượng tử đến các lý thuyết của Thuyết tương đối rộng, câu hỏi về thời gian vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ.
Những tiến bộ trong khoa học có thể một ngày nào đó sẽ giúp con người khám phá ra bản chất thực sự của thời gian. Nhưng đến lúc đó, con người vẫn phải sống trong hiện tại và tôn trọng những giá trị của thời gian trong cuộc sống thường ngày.
Dù thời gian có là một ảo ảnh hay không, nó vẫn tiếp tục gắn bó với cuộc sống con người, là yếu tố định hình và quản lý mọi thứ xung quanh chúng ta. Và trong khi chúng ta không thể thay đổi dòng chảy của thời gian, chúng ta có thể học cách sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.
Theo báo Dân Việt
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Việc khám phá không gian của con người bắt đầu vào giữa thế kỷ trước. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ hàng không vũ trụ, con người đã dần nhận ra bước nhảy vọt từ trái đất lên vũ trụ.
Từ cuộc thử nghiệm tên lửa đầu tiên cho đến chuyến hạ cánh đầu tiên của con người lên mặt trăng, mỗi chuyến du hành vào vũ trụ đều là một thử thách và khám phá trí tuệ cũng như lòng dũng cảm của con người. Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969. Những dấu chân ông để lại trên bề mặt mặt trăng sẽ mãi mãi truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai trong hành trình khám phá không gian.
Có nhiều sự khác biệt giữa môi trường không gian và Trái đất, một trong những khác biệt đáng kể nhất là môi trường chân không và trạng thái vi trọng lực của không gian. Trong không gian, không có bầu khí quyển để bảo vệ con người khỏi tia vũ trụ và bức xạ mặt trời, trạng thái vi trọng lực có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể phi hành gia, như teo cơ, loãng xương và các vấn đề khác. Vì vậy, con người khi lên vũ trụ cần được trang bị bộ đồ vũ trụ và hệ thống hỗ trợ sự sống phù hợp để bảo vệ tính mạng cho các phi hành gia. Vì vậy, chúng ta thường thấy các phi hành gia không thể đứng vững khi lần đầu tiên quay trở lại Trái đất.
Có người đặt thắc mắc điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia ‘ đi tè’ trên mặt trăng? Đầu tiên, trong môi trường chân không của mặt trăng, nước trong nước tiểu sẽ bay hơi nhanh, các thành phần khác trong nước tiểu, có thể gây ra phản ứng hóa học cực mạnh tạo ra khí hoặc chất độc hại, đe dọa sức khỏe của phi hành gia. Tất nhiên, nó cũng sẽ có tác động tới môi trường đất trên bề mặt Mặt Trăng.
Thứ hai, trên mặt trăng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, ban ngày có thể đạt tới khoảng 100-200 độ C, ban đêm có thể giảm xuống âm hơn 170 độ. Nếu phi hành gia đi tiểu trên bề mặt Mặt Trăng, nước trong nước tiểu sẽ bốc hơi nhanh chóng trong ngày, biến thành nước sôi ngay khi thoát ra ngoài và các mô của con người cũng sẽ bị bỏng.
Nếu trời tối, nước tiểu sẽ nhanh chóng đóng băng, các mô của con người sẽ bị tê cóng, lúc đó cách duy nhất để cứu sống chính là “cắt cụt chi”. Có thể thấy, nếu đi tiểu trên mặt trăng thì tính mạng sẽ gặp nguy hiểm, hậu quả sẽ rất kinh khủng.
Ngoài ra, đi tè trên bề mặt Mặt Trăng cũng sẽ tác động tới hoạt động nghiên cứu khoa học và thám hiểm trong tương lai. Là một thiên thể độc nhất trong vũ trụ, cấu trúc và thành phần bề mặt của mặt trăng có ý nghĩa rất lớn đối với nghiên cứu khoa học. Bất kỳ sự can thiệp nào tới môi trường bề mặt Mặt Trăng đều có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và kế hoạch khám phá Mặt Trăng của các nhà khoa học.
Theo Văn Hóa và Phát Triển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét