Là nữ hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, Võ Tắc Thiên là nhân vật gây nhiều tranh cãi đối với giới nghiên cứu. Sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, bà đã dựng một tấm bia không lời, nghĩa là bản thân tốt hay xấu, người đời sau có thể bình phẩm.
Ngôi mộ của Võ Tắc Thiên nằm ở Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây. Đây nơi Hoàng đế Đường Cao Tông cùng Võ Tắc Thiên được chôn cất cùng nhau, được gọi là Càn Lăng. Càn Lăng chiếm một diện tích rất lớn và là khu lăng mộ được bảo tồn tốt nhất của triều đại nhà Đường. Với sự phát hiện của khảo cổ học, Càn Lăng về cơ bản đã được khám phá, nhưng có một nơi chứa đầy sự kỳ lạ.
Đó chính là 61 tượng người đá không đầu trước cửa mộ của Võ Tắc Thiên. Từ khi phát hiện ra, người ta đã có ý kiến khác nhau về danh tính của những tượng người đá này, nhưng không có bằng chứng xác thực. Thật bất ngờ, bài toán này đã được giải quyết bởi hai người nông dân.
1. Hai mối tình của Võ Tắc Thiên
Có vô số bộ phim về Võ Tắc Thiên, nhưng phim ảnh không bao giờ được coi là sự thật lịch sử, chúng chỉ là những bộ phim truyền hình được xử lý bằng nghệ thuật để mọi người xem.
Võ Tắc Thiên là con gái của một quý tộc nổi tiếng Võ Sĩ Hoạch, thống đốc Kinh Châu. Khi 14 tuổi, bà được Đường Thái Tông Lý Thế Dân chọn làm phi và ban cho cái tên Mị (Võ Mị). Sau đó, hoàng đế Lý Thế Dân qua đời, bà trở thành hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị của nhà Đường.
Võ Mị không được sủng ái đặc biệt trong thời kỳ của Lý Thế Dân, nhưng sau đó bà gặp Lý Trị, hai người dần giao tiếp và nảy sinh tình cảm. Khi Lý Trị lên ngôi liền phong Võ Mị làm hoàng hậu.
Từ một tì thiếp trong cung điện Thái Tông... cuối cùng Võ Tắc Thiên đã thực hiện được nguyện vọng của mình, trở thành quốc mẫu vương triều nhà Đường. Nhưng để trở thành hoàng hậu, Võ Mị đã không ngại hi sinh chính con rột để bày kế hãm hại Vương hoàng hậu - vợ đầu của Lý Trị. Mặc dù một số quan phản đối mạnh mẽ việc thay hậu, nhưng với sự ủng hộ của hoàng đế Lý Trị, Võ Mị vẫn trở thành hoàng hậu như ý muốn.
Vào năm Vĩnh Huy thứ sáu, Đường Cao Tông Lý Trị lập Võ Mị làm hoàng hậu. Sau khi lên nắm hậu cung Võ Mị giết phế hậu và thê thiếp của Lý Trị một cách dã man, lập con trai của mình là Lý Hoằng làm thái tử. Và đã giúp Đường Cao Tông Lý Trị cách chức một số quan lại có ý định chống đối, làm phản.
2. Cuộc đời huyền thoại của Võ Tắc Thiên
Sau đó, Đường Cao Tông Lý Trị lâm bệnh và không thể xử lý các công việc triều chính, vì vậy ông đã để cho Hoàng hậu Võ Mị tạm thời thay mình. Từ khi nắm chính quyền, triều đình Cao Tông dưới bàn tay của Võ hoàng hậu ngày càng hưng thịnh. Khi đó, thế lực của Võ hoàng hậu ngày càng bành trướng, Đường Cao Tông Lý Trị vô cùng sợ hãi, ông đã bàn bạc với đại thần đương triều Thượng Quan Nghi để phế truất Võ hoàng hậu. Nhưng khi mọi chuyện bị lộ, Lý Trị đổ mọi chuyện lên Thượng Quan Nghi khiến ông bị Võ Mị tống vào tù và ban chết.
Sức khỏe của Lý Trị luôn không tốt, vì vậy ông đã ra lệnh cho thái tử Lý Hoằng phụ trách triều chính. Trong thời kỳ này, Võ hoàng hậu đã đạt được nhiều thành tựu trong chính trị, bà rất coi trọng việc phát triển nông nghiệp và biên soạn một số đạo luật, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống "kỳ thi hoàng gia".
Thái tử Lý Hoằng được hoàng đế Lý Trị vô cùng yêu quý, muốn truyền ngôi cho. Nhưng Võ hoàng hậu không hài lòng với quyết định này, vì nếu Lý Hoằng lên ngôi, bà sẽ có ít quyền lực hơn trong tay.
Về phần mình, Lý Hoằng không hài lòng việc Thiên Hậu nắm quyền, muốn đoạt lại quyền lực. Lúc nhỏ, thái tử Lý Hoằng chơi thân với hai con gái của Tiêu thục phi là Tuyên Thành công chúa và Nghĩa Dương công chúa; nay thấy họ bị Võ hoàng hậu giam lỏng trong Dịch Đình, liền xin thả ra và ban hôn với với họ.
Năm Thượng Nguyên thứ 2 (675), Lý Hoằng cùng dự yến tiệc ở Hợp Bích cung cùng Lý Trị và Võ hoàng hậu thì đột ngột qua đời khi chỉ mới 28 tuổi. Trong triều có lời đồn cái chết này là do Võ hoàng hậu hạ độc. Hoàng đế Lý Trị quá đau lòng vì cái chết của con trai, bèn truy tặng làm Hiếu Kính hoàng đế.
Sau khi các học giả đời sau nghiên cứu, người ta cho rằng Lý Hoằng chết vì bệnh tự nhiên, ghi chép về việc Võ hoàng hậu hạ độc con cái của mình có thể là do các thế hệ sau bất mãn với việc Võ Mị đã cướp ngôi của gia đình họ Lý.
Sau khi hoàng đế Lý Trị của nhà Đường qua đời vì bệnh tật, ông đã ban chiếu chỉ cho thái tử Ung vương Lý Hiển lên ngôi, hoàng hậu Võ Mị chịu trách nhiệm về những vấn đề quan trọng không thể quyết định. Sau khi Lý Hiển lên ngôi lấy hiệu là Đường Trung Tông, Võ Mị từ hoàng hậu trở thành thái hậu.
Vài năm sau, Võ Mị phế bỏ ngai vàng của hoàng đế Lý Hiền và tàn sát tất cả con cháu của họ Lý và những người chống đối mình. Võ Mị lên ngôi lấy hiệu Võ Tắc Thiên, họ Lý đổi chủ. Khi Võ Tắc Thiên ở tuổi cuối đời, bà sủng ái hai anh em Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi, khi bà ốm liệt giường, chỉ có hai vị thần này ở bên cạnh bà.
Tể tướng Trương Giản Chi và các đại thần khác đã nói bày mưu rằng Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi muốn chiếm đoạt ngai vàng, dẫn quân cấm vào cung, giết chết hai người và buộc Võ Tắc Thiên phải thoái vị, lịch sử gọi đó là "Cuộc cách mạng rồng". Võ Tắc Thiên không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phục danh vị và truyền ngôi lại Lý Hiển, triều đại nhà Đường tái xuất hiện và mọi thứ trở lại với hệ thống cũ. Sau đó, Võ Tắc Thiên chết vì bệnh ở 82 tuổi và được chôn cất cùng Đường Cao Tông Lý Trị ở Càn Lăng.
Cuộc đời của Võ Tắc Thiên quá huyền thoại, thiên hạ khen chê không ngớt. Không thể phủ nhận những thành tựu chính trị mà bà đã tạo ra, nhưng cũng đã gây ra nhiều oán thán bức hại nhiều người để giành quyền cai trị của riêng mình.
3. Tượng đá không đầu trước Càn Lăng
Càn Lăng được phát hiện vào năm 1958. Một số nông dân đã cho nổ đá, mở lối vào lăng. Sau hàng ngàn năm, Càn Lăng đã được khám phá lại. 61 bức tượng đá không đầu trước Càn Lăng đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi, nhưng không có dữ liệu và bằng chứng lịch sử nên vẫn chưa có cách nào xác nhận nguồn gốc của 61 bức tượng đá không đầu này.
Và bí ẩn này đã được giải quyết bởi hai người nông dân không lâu sau đó. Hôm đó, hai người đang xới đất thì bất ngờ va phải một vật cứng. Hai người họ đào một thứ gì đó ra, hóa ra đó là một cái đầu bằng đá. Hai người nông dân vội vàng liên hệ với các chuyên gia khảo cổ.
61 bức tượng đá không đầu ở lăng mộ của Võ Tắc Thiên.
Các chuyên gia đã đến hiện trường và khai quật tại đây, và tìm thấy xung quanh rất nhiều đầu tượng người tương tự, sau khi xác định, người ta xác định rằng những tảng đá này được làm từ cùng chất liệu với bức tượng đá không đầu trước Càn Lăng. 61 bức tượng đá không đầu cuối cùng cũng được giải mã, vì có đầu nên danh tính của những tượng người này dễ dàng được xác định.
Họ đều là người tướng và quân sĩ tượng trưng cho việc tôn kính và canh giữ lăng mộ của Võ Tắc Thiên. Về việc tại sao đầu của những bức tượng đá này lại bị tách ra khỏi cơ thể, các nhà khảo cổ học cũng đã suy đoán.
Một giả thuyết cho rằng do có một trận động đất ở Càn Lăng, và một giả thuyết khác cho rằng ai đó đã cố tình phá hủy bức tượng đá. Dù bằng cách nào, không có bằng chứng thực tế để chứng minh. Nhưng nhiều giả thiết nổ ra cũng càng làm cho giai thoại về Võ Tắc Thiên thêm ly kì và bí ẩn.
THEO THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁP LUẬT
Dòng họ khoa bảng nức tiếng hai lần chịu án 'tru di tam tộc'
Nhà thờ Tiến sĩ Đinh Văn Chất và các nhà khoa bảng họ Đinh Văn tại Nghệ An. |
Đến nay dòng họ Đinh Văn đã trải qua 19 đời, phát triển thành 6 chi và nhiều nhánh, phái nhỏ. Quá trình tồn tại và phát triển của dòng họ này đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp, trong đó tiêu biểu là yêu nước, hiếu học và khoa bảng.
Hai lần chịu án tru di
Vào thời Lê trung hưng, dòng họ có ông Đinh Văn Thực giữ chức Phó Thiên hộ, được sắc phong Tráng tiết tướng quân. Đến thời Nguyễn, dòng họ có nhiều người làm quan, giữ chức vụ trong triều đình. Gia đình với truyền thống hiếu học, có một Phó bảng và 4 Tiến sĩ lừng lẫy: Đinh Văn (Hồng) Phiên, Đinh Văn Phác, Đinh Văn Chất, Đinh Văn Chấp, Đinh Văn Nam.
Nhưng đây cũng là gia tộc chịu nhiều khổ đau, từng 2 lần bị án “tru di tam tộc” do chống lại triều đình và thực dân Pháp. Lần thứ nhất vào năm 1833 khi Phó bảng Đinh Hồng Phiên tham gia cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi ở Gia Định chống lại triều đình nhà Nguyễn. Lần thứ hai vào năm 1887 khi Hoàng giáp Đinh Văn Chất hưởng ứng hịch Cần Vương tham gia nổi dậy chống Pháp ở Nghệ An.
Khai khoa cho dòng tộc là Phó bảng Đinh Hồng Phiên (1764 - 1833). Khoa thi năm Quý Mão (1783) đời vua Lê Hiển Tông, ông đỗ Hương cống (Cử nhân) tại trường thi Nghệ An. Cũng trong khoa thi này, danh sĩ Nguyễn Du đỗ Sinh đồ (Tú tài). Khoa thi năm 1787, ông thi đỗ Tam trường trúng cách kỳ thi Hội (tương đương Phó bảng thời Nguyễn), được bổ làm Toản tu Quốc sử quán triều Lê.
Thời Tây Sơn, ông không ra làm quan mà lui về quê mở trường dạy học, sáng tác văn thơ. Sau khi Gia Long lên ngôi, lập nên nhà Nguyễn, để tránh kỵ húy, ông đổi tên thành là Hồng Phiên. Tháng 5 năm 1815, vua Gia Long nhà Nguyễn xuống chiếu: “Lấy Hương cống đời Lê là Đinh Văn Phiên làm đốc học Quảng Nam”. Sau vài năm, ông được thăng Đông các học sĩ điều về kinh làm Phó sứ sang nhà Thanh.
Đầu triều Minh Mạng năm 1820, ông được vua sai định khuôn mẫu, thể thức các cáo sắc cho triều đình. Đến tháng 5/1821, ông được chọn làm Toản tu, trong nhóm biên soạn sách “Liệt thánh thực lục”, rồi làm Thị trung trực học sĩ (hầu cận cho vua liên quan đến vấn đề từ chương).
Cuối năm 1821, Đinh Hồng Phiên là Giám thi kỳ thi Hương ở kinh đô và nhiều tỉnh khác, và là người lo việc thi Hội ở khoa thi đầu của triều Nguyễn vào năm 1822. Ông cũng là người được giao chăm lo việc lễ lạt ở bộ Lễ… Trong thời gian làm quan, Đinh Hồng Phiên chứng tỏ là người uyên bác và được vua tin cậy giao nhiều công việc liên quan đến từ chương, chữ nghĩa, được giữ nhiều chức vụ khá quan trọng trong triều…
Năm 1823, vì cấp dưới phạm lỗi sắp lẫn vài sắc phong của Tây Sơn vào bản tấu nên ông bị phạt đánh 100 trượng, bị cách chức, đày đi Hà Tiên để làm việc chuộc tội. Sau vua xét lại công lao nên chỉ bị phát phối đi Quảng Ngãi. Năm 1828, ông được phục chức Chủ bạ ở Trấn Ninh, rồi sung Huấn đạo Bình Dương.
Tháng 5 năm 1833, khi đã 70 tuổi, ông xin về hưu nhưng Tổng đốc An Biên quý tài văn học nên trình vua bổ làm Giáo thụ Tân Bình. Không lâu sau đó, cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi nổ ra, Đinh Hồng Phiên ủng hộ Lê Văn Khôi, thay Văn Khôi thảo hịch kêu gọi dân chúng ủng hộ cuộc nổi dậy, đánh đổ nhà Nguyễn, phục hưng nhà Lê, được nhiều người hưởng ứng.
Tuy nhiên, sau đó triều đình nhà Nguyễn phản công mạnh mẽ khiến cuộc khởi nghĩa thất bại. Giữa tháng 8 năm 1833, Đinh Hồng Phiên đầu hàng. Các nguồn sử liệu chép, ông bị chết trên đường áp giải về kinh đô nhưng vẫn bị phanh thây, bêu đầu ở Gia Định và Nghệ An rồi vứt xác xuống sông. Vợ và 4 con trai của ông cũng bị hành hình tại chợ Nghệ An. Nhiều học trò của ông cũng bị bãi chức.
Ông cháu cùng đỗ Tiến sĩ
Con trai của Đinh Hồng Phiên là Đinh Văn Phác (1790 - 1833) là người học giỏi nổi tiếng. Ân khoa Tân Tỵ (1821), ông trúng Cử nhân. Kỳ thi Hội một năm sau đó, ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, là một trong 8 Tiến sĩ đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn.
Sau khi đỗ đạt, ông được triều đình bổ nhiệm làm sơ thọ Hàn lâm viện biên tu. Năm 1823, ông được bổ làm Tri phủ Bình Thuận. Thời gian trấn nhậm của ông ở đây tuy ngắn ngủi, nhưng ông có tiếng liêm khiết, chính trị nghiêm minh.
Tháng 12 năm Quý Tỵ 1823, cha ông là Đinh Hồng Phiên bị triều đình xét tội không kiểm tra phát hiện được việc các thuộc cấp sắp lẫn mấy cái sắc phong của Tây Sơn vào bản tấu. Ông xin từ quan, theo hầu cha lưu đày cho đến tận năm 1828 mới được triều đình phục chức.
Tháng 8 năm 1833, do liên đới việc thân phụ ủng hộ Lê Văn Khôi chống lại triều đình nhà Nguyễn, mà ông và gia đình bị triều đình xét tội hành hình trước chợ Nghệ An, đoạt hết các bằng sắc, đục tên trên bia Tiến sĩ.
Vợ ông là bà Nguyễn Thị Tiềm - con gái quan Tham tri Lễ bộ Nguyễn Du. Ông bà sinh được một con trai tên là Đinh Văn Kế, là thân phụ của Tiến sĩ Đinh Văn Chất sau này.
Đinh Văn Chất (1843 - 1887, là cháu nội Tiến sĩ Đinh Văn Phác và là cháu ngoại của Đại thi hào Nguyễn Du. Từ nhỏ, Đinh Văn Chất đã được dạy dỗ chu đáo về lễ nghĩa, phép tắc, tỏ rõ là người ham học, tư chất thông minh. Ông tham dự các kỳ thi và lần lượt đỗ Tú tài, Cử nhân, đặc biệt năm 1875, ông đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, đệ nhị danh.
Sau khi thi đỗ, ông được bổ làm Tri phủ phủ Nghĩa Hưng (Nam Định); ông là một vị quan thanh liêm, có trách nhiệm, công minh, gắn bó với nhân dân nên rất được tín nhiệm. Nhờ vậy phủ Nghĩa Hưng thời kỳ này rất yên ổn. Năm 1882, ông được vua Tự Đức tặng thưởng Kim khánh - khắc bốn chữ “Liêm, bình, cần, cán”.
Khi thực dân Pháp tấn công vào Nam Định, Đinh Văn Chất lúc đó được được triều đình phong làm Tán tương quân vụ Nam Định với nhiệm vụ giữ thành Nghĩa Hưng, ông đã chỉ huy quân dân chiến đấu quyết liệt, nhưng do thế giặc mạnh nên phải rút lui. Sau khi kinh thành thất thủ, thấy được sự nhu nhược của triều đình nên Đinh Văn Chất đã treo ấn từ quan về quê hưởng ứng chiếu Cần Vương, chiêu lập nghĩa binh chống Pháp.
Đinh Văn Chất cùng với nghĩa quân tổ chức nhiều trận chiến quyết liệt giữa nghĩa quân với thực dân Pháp ở nhiều địa bàn thuộc huyện Nghi Lộc và Thanh Chương. Sau căn cứ bị lộ, địch bao vây, Đinh Văn Chất bị thực dân Pháp bắt và giao cho chính phủ Nam triều. Năm 1887, triều đình kết ông tội “Khi quân” và hạ chiếu “tru di tam tộc”.
Ngày 28/11/1887 ông bị hành hình tại huyện Thanh Chương. Bà con xóm làng đã che giấu người con trai thứ hai của ông là Đinh Văn Chí (sau đổi tên là Đinh Văn Chấp) lúc bấy giờ mới 6 tuổi thoát khỏi án “tru di tam tộc”. Ghi nhớ công lao to lớn của ông, năm 1904 học trò cùng con cháu dòng họ đã dựng bia đá tại nhà thờ, khắc chữ Hán với nội dung ca ngợi công lao, nhân cách của Đinh Văn Chất.
Cụ - cháu cùng lĩnh chức Đốc học
Đinh Văn Chấp (1882 - 1953), là con trai thứ 2 của Tiến sĩ Đinh Văn Chất. Lúc 6 tuổi gia đình bị đại nạn, Đinh Văn Chấp được cứu thoát rồi đưa sang Phúc Kiến (Trung Quốc) lánh nạn. Năm 1898 trở về nước, đổi tên để tiếp tục được đi học. Năm 1909, ông được một người thân giới thiệu vào học tại trường Quốc Tử Giám.
Năm 1912, Đinh Văn Chấp thi đỗ Cử nhân. Đến năm 1913, ông đỗ Đình nguyên Đệ nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp), rồi được bổ chức Đốc học Quảng Nam - đúng 100 năm sau ngày cụ nội của ông là Phó bảng Đinh Hồng Phiên nhậm chức Chánh Đốc học dinh Quảng Nam (6/1815).
Ông từng giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tri phủ Vĩnh Linh, Tri phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Tuần phủ Quảng Trị, Tri phủ Bồng Sơn, Án sát Khánh Hòa, Án sát Hà Tĩnh, Bố chánh Hà Tĩnh, Tuần phủ Quảng Ngãi, Tham tri bộ Kinh tế rồi Toản tu Quốc sử quán… Năm 1936, ông về kinh làm Tham tri bộ Cải cách nông thôn sau đó về hưu. Trong suốt thời gian giữ chức ông là người liêm khiết, thương dân.
Trong thời gian nghỉ hưu ở quê nhà, ông tập trung vào nghiên cứu về Phật học, thơ văn. Ông từng dịch 123 bài thơ Lý - Trần đăng trên tạp chí Nam Phong và dịch nhiều bài thơ chữ Hán khác. Sự kiện này được đánh giá là lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Lý - Trần được dịch chuyển sang chữ Quốc ngữ, góp phần to lớn trong việc bảo tồn di sản thơ văn nói chung và văn học thời Lý - Trần nói riêng.
Khi làm Đốc học Quảng Nam, gia đình Tiến sĩ Đinh Văn Chấp sống tại Vĩnh Điện và vào năm 1918, ông sinh người con thứ tư đặt tên là Đinh Văn Nam (hòa thượng Thích Minh Châu). Sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bảng, nho học. Từ nhỏ, Đinh Văn Nam đã rất chăm chỉ học hành, thông minh, mẫn tiệp và chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo từ cha mình.
Năm 1939, ông thi đỗ bằng Cao đẳng Tiểu học Đông Dương, năm 1940 đỗ Tú tài toàn phần tại trường Khải Định (nay là trường Quốc học - Huế) và cùng thời gian này, được bổ làm Thư ký tòa Khâm sứ, tỉnh Thừa Thiên (năm 22 tuổi). Ông cùng em là GS Minh Chi đến tham gia với phong trào học Phật từ năm 1936, vừa nghiên cứu Phật học vừa đảm nhiệm chức Chánh văn phòng của Việt Nam phật học.
Từ năm 1953, ông du học tại nhiều nước rồi qua Ấn Độ. Ông thi đỗ bằng Thạc sĩ Anh Văn đặc biệt, Tiến sĩ Phật học, Tiến sĩ Pàli tại Ấn Độ. Sau đó, ông được mời ở lại giảng dạy tại trường Bihar, thuộc viện đại học Nalanda, Ấn Độ. Đến năm 1964, ông về nước và giữ nhiều chức vụ khác nhau trong hệ thống Phật giáo.
Ông đã để lại một kho tàng trước tác và dịch thuật về Phật giáo đồ sộ, có giá trị to lớn. Hòa thượng Thích Minh Châu là người đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển Phật giáo tại Việt Nam, giữ vai trò quan trọng trong việc thống nhất các tổ chức Phật giáo, giáo dục, đoàn kết và phát huy các giá trị tích cực của Phật giáo để xây dựng xã hội tốt đẹp.
Nhà thờ Tiến sĩ Đinh Văn Chất được xây dựng vào thời Nguyễn tại làng Kim Khê, huyện Chân Lộc (nay thuộc xóm Kim La, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), thờ Tiến sĩ Đinh Văn Chất và các bậc tiên linh dòng họ Đinh Văn. Hiện di tích còn lưu giữ được một số tài liệu quý như bia đá, gia phả, hoành phi, một số bản sao văn thơ Lý - Trần do Đinh Văn Chấp dịch, là những tư liệu lịch sử quý giá có ý nghĩa quan trọng giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử, thể hiện ý nghĩa về nghệ thuật, văn học đương thời.
Với những giá trị lịch sử, năm 2020 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xếp hạng di tích đối với Nhà thờ Tiến sĩ Đinh Văn Chất.
17 sự thật thú vị về Đan Mạch:
1. Đan Mạch được biết đến là có một trong những dân số hạnh phúc nhất trên thế giới, liên tục xếp hạng cao trên Báo cáo Hạnh phúc Thế giới.
2. Khái niệm của Đan Mạch về "hygge" là một phần chính trong văn hóa của họ, đề cập đến cảm giác ấm cúng, thỏa mãn về sức khỏe thường đạt được thông qua những niềm vui đơn giản như ấm áp, thức ăn ngon và sự đồng hành gần gũi.
3. Đan Mạch là nơi sinh ra của nhà văn cổ tích nổi tiếng Hans Christian Andersen, được biết đến với những câu chuyện như "The Little Mermaid" và "The Ugly Duckling. "
4. Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch, là ngôi nhà của Vườn Tivoli mang tính biểu tượng, một trong những công viên giải trí lâu đời nhất trên thế giới.
5. Đan Mạch nổi tiếng với nền văn hóa đạp xe, với mạng lưới đường đạp rộng rãi và tỷ lệ phần trăm dân số sử dụng xe đạp để đi lại hàng ngày.
6. Tượng Nàng tiên cá nhỏ ở Copenhagen là một trong những địa danh được công nhận nhiều nhất của Đan Mạch, lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích của Andersen.
7. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa các liên minh đồng giới vào năm 1989, và đây vẫn là một trong những quốc gia thân thiện LGBTQ+ nhất trên toàn cầu.
8. Đan Mạch là một quốc gia hàng đầu về năng lượng tái tạo, với năng lượng gió chiếm một phần lớn sản xuất năng lượng của nó.
9. Vương quốc Đan Mạch là một trong những vị cổ nhất thế giới, có từ một ngàn năm, và Nữ hoàng Margrethe II là vị vương quốc hiện nay.
10. Đan Mạch có truyền thống thiết kế mạnh mẽ, đặc biệt là trong đồ nội thất, với những cái tên như Arne Jacobsen và Hans Wegner được đánh giá quốc tế.
11. Đất nước có tiêu chuẩn sống cao, chăm sóc sức khỏe tuyệt vời, giáo dục miễn phí và hệ thống phúc lợi xã hội vững mạnh.
12. Đan Mạch là một phần của các quốc gia Bắc Âu, cũng bao gồm Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Iceland, chia sẻ một kết nối mạnh mẽ về văn hóa và lịch sử.
13. Bảo tàng Tàu Viking nổi tiếng ở Roskilde giới thiệu các tàu Viking được bảo tồn tốt, phản ánh lịch sử phong phú của Đan Mạch trong thời đại Viking.
14. Lego được phát minh ở Đan Mạch vào năm 1932 bởi Ole Kirk Christiansen, và ngày nay, công ty vẫn là một cầu thủ lớn toàn cầu trong ngành công nghiệp đồ chơi.
15. Đan Mạch là một trong những quốc gia có ý thức về môi trường nhất thế giới, với cam kết sống bền vững và giảm dấu chân carbon của nó.
16. Đất nước này cũng được biết đến với du lịch ẩm thực, với Copenhagen là nơi của một số nhà hàng nổi tiếng thế giới, bao gồm Noma, thường được trích dẫn là một trong những nhà hàng tốt nhất trên toàn cầu.
17. Đan Mạch có một bờ biển rộng rãi và nổi tiếng với những bãi biển phong cảnh, đặc biệt dọc theo bán đảo Jutland, nơi thu hút du khách trong những tháng hè.
Start
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét