Cũng giống như con người, loài đười ươi có 32 răng và cũng mang thai 9 tháng.
Hà Nguyễn (theo SS)
Loài đười ươi là một trong số những họ hàng gần gũi nhất của chúng ta. Cũng giống như con người, đười ươi có 32 răng và cũng mang thai 9 tháng. Chúng thường cao từ 1m - 1,4m và nặng từ 50kg - 90kg.
50% khẩu phần thức ăn của đười ươi là trái cây. Ngoài ra chúng còn ăn lá cây, vỏ cây, côn trùng... Đười ươi có tập tính hoạt động vào ban ngày.
Đười ươi là động vật có vú lớn nhất sống trên cây. Chúng có thể di chuyển nhanh chóng từ cành này sang khác. Chúng cũng dành phần lớn thời gian cho việc đu mình trên các cành cây chỉ với một tay khi chúng ăn quả.
Đười ươi sống trên cây để tránh kẻ thù như hổ, báo - những con thú săn mồi trên mặt đất.
Đười ươi rất thông minh. Chúng sử dụng các công cụ như cây gậy để kiểm tra độ sâu của nước trước khi nhảy xuống. Chúng sử dụng cành cây để đuổi muỗi hay khi mưa quá to hoặc trời quá nóng, chúng sử dụng những chiếc lá to để che đầu.
Sau 9 tháng mang thai, đười ươi cái sẽ chỉ hạ sinh một đười ươi con. Đười ươi con sẽ ở với mẹ của nó trong 7 năm. Nó sẽ khóc khi đói và rên rỉ khi bị đau. Đười ươi con còn biết cười với mẹ của nó.
Đười ươi đực luôn luôn sống một mình trong khi đười ươi cái sống một mình hoặc sống với con. Đười ươi đực và đười ươi cái chỉ dành thời gian bên nhau trong mùa giao phối.
Đười ươi có thể sống được 35 năm nếu sống trong tự nhiên và 50 năm nếu được nuôi nhốt.
Những đột phá khoa học lớn nhất 2015
Với việc tìm thấy bằng chứng về nước trên sao Hỏa, sự bùng phát của công nghệ chỉnh sửa gene người hay sự xuất hiện vắcxin mới ngăn tất cả các chủng HIV..., 2015 là năm có nhiều phát hiện, đột phá khoa học.
1. Bằng chứng về nước trên sao Hỏa
Đích thân Michael Meyer - người đứng đầu chương trình thám hiểm sao Hỏa của NASA - thông báo phát hiện này vào tháng 9/2015. Trong hình ảnh thu được từ vệ tinh trên quỹ đạo quanh sao Hỏa, vách của các thung lũng và núi lửa thể hiện các vệt nước chảy, tạo thành mạng lưới phức tạp hình rẻ quạt.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ nguồn nước này có từ đâu, chảy lên bề mặt sao Hỏa bằng cách nào và lượng nước cụ thể là bao nhiêu. Đó sẽ là những bài toán hóc búa đối với các nhà khoa học trong tương lai gần.
Bằng chứng về nước trên sao Hỏa được NASA công bố. Ảnh: NASA
2. CRISPR và cuộc tranh luận về biến đổi gene người
Tháng 4/2015, các nhà khoa học Trung Quốc công bố trên tạp chí Protein & Cell rằng họ đã tiến hành chỉnh sửa gene gây ra đột biến dẫn đến bệnh thiếu máu bẩm sinh trên phôi người.
Đây là lần đầu công cụ CRISPR/Cas9 được dùng để chỉnh sửa gene trên phôi người trước giai đoạn phôi làm tổ trong tử cung.
Công bố trên đã châm ngòi cho các cuộc tranh luận dữ dội về hậu quả đạo đức và xã hội của việc lạm dụng CRISPR - đặc biệt trên bộ gene người. Ngay sau đó, các viện hàn lâm khoa học quốc gia của Mỹ, Anh và Trung Quốc phải tổ chức một cuộc hội nghị tại Washington vào tháng 12/2015 để thảo luận về việc chỉnh sửa gene người và giới hạn của khoa học trong hoạt động này.
3. Dược phẩm in 3D được lưu hành
Ngày 4/8/2015, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) lần đầu tiên chấp thuận cho lưu hành chế phẩm Spiritam - một loại thuốc chống động kinh do Công ty Aprecia Pharmaceuticals sản xuất. Spiritam là loại thuốc đầu tiên được sản xuất bằng công nghệ in 3D. Trước đó, FDA đã cho phép sử dụng các dụng cụ y tế - trong đó có cả các bộ phận cơ thể giả được làm bằng công nghệ in 3D.
Công nghệ in 3D trong thời gian vừa qua đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Theo dự báo của các chuyên gia phân tích, in 3D sẽ đóng vai trò chủ đạo trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, thay thế các dây chuyền sản xuất truyền thống đã chiếm lĩnh các công xưởng và nhà máy kể từ cuối thế kỷ 19.
4. Kỷ nguyên đại tuyệt chủng thứ sáu
Báo cáo khoa học về kỷ nguyên đại tuyệt chủng lần thứ sáu được đăng trên tạp chí Các tiến bộ khoa học vào tháng 6/2015. Bài báo tổng kết hàng chục năm tranh luận và nghiên cứu, chứng minh rằng Trái đất trên thực tế đang ở trong kỷ nguyên đại tuyệt chủng lần thứ sáu, với 41% số động vật lưỡng cư, hơn 25% số động vật có vú và 13% số các loài chim bị xóa sổ. Thảm kịch này có thể xảy ra vào năm 2200 nếu tốc độ biến mất của các loài không giảm.
Lần đại tuyệt chủng thứ sáu nếu xảy ra như dự báo thì sẽ là lần đầu tiên bị gây ra bởi con người và cũng là lần đầu tiên con người là nạn nhân của nó.
Kỷ nguyên đại tuyệt chủng thứ sáu sẽ là lần đầu tiên đại tuyệt chủng gây ra bởi con người? Ảnh: L.P
5. Trí tuệ nhân tạo tự học và đối thoại
Rất nhiều chuyên gia đã thừa nhận rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ bản lề của sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Năm 2015 chứng kiến sự phát triển rất mạnh của Google AI. Tháng 6/2015, hãng này cho biết Google AI đã có thể học nói và mô hình hóa ngôn ngữ, tự thực hiện các hội thoại và trả lời những câu hỏi phức tạp về triết học, đạo đức. Dựa trên các phát minh này, loại máy móc có khả năng phản xạ theo ngữ cảnh được dự báo sẽ xuất hiện trong tương lai gần.
6. Vắcxin ngăn ngừa tất cả các chủng HIV
Tháng 2/2015, các nhà khoa học dẫn đầu bởi Viện Nghiên cứu Scripps đã phát triển được loại thuốc tiềm năng có khả năng hoạt động như một vắcxin mới chống lại các chủng HIV-1, HIV-2 và virus SIV.
Vắcxin HIV được phát triển dựa trên một loại protein có khả năng bám vào hai vị trí trên bề mặt virus và làm nó không còn khả năng xâm nhập vào bạch cầu. Nếu chuyển được gene sản xuất protein này vào cơ thể, hiệu quả phòng ngừa có thể kéo dài vài tháng, thậm chí đến một năm.
Tuy nhiên theo chính các tác giả, vẫn còn rất nhiều trở ngại trước khi ứng dụng vắcxin HIV - chủ yếu là về mặt an toàn khi sử dụng trên diện rộng.
7. Phát hiện hóa thạch tổ tiên mới của loài người
Năm 2015, nhóm các nhà khoa học của Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ công bố việc tìm thấy các hóa thạch của một trong các tổ tiên loài người tại Nam Phi.
Các hóa thạch của loài Homo naledi cho thấy họ có hình dáng giống người hiện đại Homo sapiens, nhưng đủ khác biệt để được xem là loài mới.
Đây sẽ là loài thứ mười sáu trong chi Homo, có thể khiến các nhà khoa học phải nhìn lại giả thuyết của mình về quá trình tiến hóa của loài người.
8. Thuốc tránh thai cho phái mạnh
Cyclosporine A (CsA) và Tacrolimus (FK506) là hai loại thuốc thường được sử dụng để chống thải loại ở các bệnh nhân ghép nội tạng mới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học của Đại học Osaka (Nhật Bản) đã phát hiện ra chúng còn có thể được dùng như một loại thuốc tránh thai cho nam giới.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào đầu tháng 10/2015 có thể sẽ là đáp án cho bài toán thuốc tránh thai nam giới mà con người đã mất rất nhiều thời gian tìm kiếm.
9. Tụy nhân tạo giúp kiểm soát đường huyết
Lâu nay, các bệnh nhân tiểu đường týp 1 cần được liên tục đo đường huyết và tiêm insulin để điều chỉnh mỗi khi đường huyết vượt quá mức kiểm soát. Tháng 6/2015, các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) công bố họ chế tạo thành công tuyến tụy nhân tạo. Tụy nhân tạo có thể được cấy ghép vào cơ thể để thực hiện chức năng sản xuất insulin, điều tiết đường huyết giống như tuyến tụy bình thường.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Hóa học công nghiệp và Kỹ thuật thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ.
10. Kính áp tròng sinh học cho thị lực hoàn hảo
Sau 8 phút, kính OBL sẽ cho thị lực hoàn hảo. Ảnh: Thelatestnews
Một loại kính áp tròng sinh học hoàn toàn mới gọi là Ocumetics Bionics Lens (OBL) được tiến sĩ Garth Webb tại Đại học British Columbia (Canada) công bố vào tháng 6/2015.
OBL có thể ngay lập tức giúp bệnh nhân có được thị lực hoàn hảo mà không cần dùng đến các loại kính trợ giúp thị lực. OBL cũng có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Đặc biệt, các bác sĩ chỉ cần 8 phút để cấy ghép loại kính này cho bệnh nhân.
Theo tác giả, mức độ cải thiện thị lực như OBL là điều chưa từng có.
Định Bình (Theo Ranker)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét