Từ lâu, giới khoa học đã phải đau đầu khi nghiên cứu về những bí ẩn của thế giới cảm tính và những hành vi liên quan tới trực giác con người.
Các nhà thông thái cổ đại đã ghi chép rất nhiều tài liệu về linh cảm - khả năng biết trước một điều gì đó không thông qua các giác quan. Khoa học cận đại cổ nghiên cứu về hiện tượng này nhưng không cho kết quả, coi đó là một hiện thực khách quan với tên gọi “giác quan thứ sáu”. Điều khó hiểu hơn cả là, “giác quan thứ sáu” có bản chất của một dạng sức mạnh siêu nhiên nào đó, hay vốn là thuộc tính tự nhiên của loài người?
Mặc dù tới nay, con người vẫn chưa thể hiểu thấu bản chất của linh cảm, nhưng hiện tượng này vẫn cứ xảy ra thường xuyên, với các mức độ khác nhau. Và sự logic mà linh cảm mách bảo, nhiều khi lại trở nên hợp lý và chính là điều cần phải thực hiện.
Bước tiến mới trong khoa học
Nhiều quan điểm cho rằng trực giác mang bản chất mập mờ và trừu tượng, còn khoa học thì rõ ràng, hữu hình và có căn cứ - vì thế không thể kết nối hai khái niệm này với nhau.
Tuy nhiên, Tiến sĩ William Kautz, thuộc Viện nghiên cứu Stanford International (Mỹ) mới đây tuyên bố tương lai của khoa học nhân loại sẽ phụ thuộc vào sự kết hợp giữa hai “phương thức nhận biết” tưởng như trái ngược nhau nói trên. Ông đã thành lập trung tâm trực giác ứng dụng, một tổ chức ở San Francisco, nhằm mục tiêu “tái sinh” nền nghiên cứu đương đại khi nhìn thấy những khủng hoảng trong khoa học cùng nhu cầu phải thay đổi.
Tiến sĩ William Kautz cho rằng khoa học hiện đại cần phải kết hợp với linh cảm và thế giới trực giác con người.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy tâm thức (mang tính chủ quan) đóng một vai trò quan trọng trong các thí nghiệm khoa học vật chất (các sự kiện khách quan). Sự xuất hiện của cơ học lượng tử đã chỉ ra rằng phương cách đo đạc với sự hiện diện của ý thức có tác động vật lý lên những gì được đo đạc. Cơ học lượng tử cũng cho thấy một cái gì đó sai sót về cơ bản trong quan điểm khoa học nói chung.
Tiến sĩ William Kautz nhận định, dù được đưa ra cùng một lúc nhưng thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử lại không thể cùng đúng. Hai lý thuyết cơ bản đặt nền tảng cho tiến bộ to lớn của vật lý học trong suốt hàng trăm năm qua, giải thích được sự giãn nở của các tầng trời và cấu trúc cơ bản của vật chất, lại xung khắc nhau.
Khi các nhà khoa học tìm kiếm một phương án để có thể dung hòa sự xung khắc này, tiến sĩ Kautz nhận thấy có thể thúc đẩy nền khoa học tiến về phía trước nhờ phương thức tiếp cận toàn diện hơn – sử dụng trực giác. Điều này có thể cho phép con người khám phá những lĩnh vực chủ quan và phi vật chất bằng phương tiện khách quan. Nếu như trước đây, các nhà ngoại cảm và kiến thức về trực giác của họ đã bị bác bỏ, thì hiện nay trực giác có thể đem lại lợi thế rất lớn nếu được thêm vào các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Tiến sĩ Kautz bắt đầu bằng cách sử dụng trực giác để tìm câu trả lời cho một số câu hỏi mà khoa học chưa thể trả lời. Sau đó, ông sử dụng phương pháp xét nghiệm khoa học thông thường để xác minh những kiến thức thu được thông qua trực giác.
Khi được hỏi trực giác đến từ nơi đâu, tiến sĩ Kautz trả lời: “Đó là một phần của con người”. Trong bài báo có tiêu đề “Động đất: Xác minh những kiến thức thu thập từ trực giác”, ông khẳng định các chuyên gia ngoại cảm đã cung cấp những thông tin mới lạ, có ý nghĩa, và chính xác một cách lạ lùng về những dấu hiệu cảnh báo động đất và các yếu tố có liên quan. Ngoài ra, vị tiến sĩ này cũng gây chấn động khi công bố kết quả nghiên cứu “Dùng trực giác khôi phục ngôn ngữ” thông qua gần 50 cuốn sổ ghi chép chứa đầy các phiên âm ngữ âm và bản ghi âm bài phát biểu của nhiều người được cho là sử dụng một dạng tiếng Ai Cập cổ. “Hai trường hợp kể trên là những minh chứng rõ ràng về linh cảm và khoa học”, tiến sĩ Kautz nói.
“Bất kỳ thay đổi nào cũng sẽ phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục con người. Vì vậy, những gì tôi và cộng sự đang làm phải dựa trên căn cứ xác đáng, để có thể đối chất với lối suy nghĩ dè dặt cẩn trọng, với tính thực nghiệm của khoa học”.
Gắn liền với tư duy
Ngay từ thời cổ đại, đã có nhiều bằng chứng cho thấy linh cảm đóng một vai trò then chốt trong các phát minh khoa học. Trước đây 2.400 năm, nhà thông thái Democritus đã biết rằng vật chất là tập hợp các phần tử cực kỳ nhỏ bé (nguyên tử) chuyển động trong chân không, điều mà 2.300 năm sau mới được chứng minh. Điều đó cho thấy hoặc Democritus đã được đọc kiến thức ấy từ những văn bản cổ xưa bí ẩn nào đó, hoặc ông là một thiên tài với khả năng linh cảm tiên tri trước thời đại hàng nghìn năm.
Nhiều quan điểm cho rằng khả năng nhìn thấy “cái vô hình” chính là những năng lực tiềm tàng của trực giác con người.
Nhà bác học Nga Mendeleev (1834 - 1907) đã phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học từ sự nằm mơ thấy hiện rõ ra trước mắt toàn bộ bảng tuần hoàn. Điều này có thể giải thích được, bởi lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm vấn đề này và đến khi chín muồi thì kết quả đã hiện ra trong giấc mơ, ông chỉ việc ngồi bật dậy và chép lại. Hay chuyện về tỷ phú Mỹ George Soros đầu tư bạc tỷ dựa vào linh cảm.
Ông nói rằng mỗi khi lưng mình bắt đầu nhói đau là tín hiệu báo trước một điều gì đó không thuận lợi trong quyết định đầu tư chuẩn bị được đưa ra. Những trường hợp đó, ông đã nghiên cứu kỹ các điều kiện hoặc rút lui đúng lúc, và nhiều lần tránh được thất bại.
Một nghiên cứu cho thấy, linh cảm giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của 80% các họa sĩ, nhạc sĩ và văn sĩ. Các nghệ sĩ thiên tài thường xuyên đắm chìm trong thế giới nghệ thuật nên linh cảm đến thăm họ cũng thường xuyên hơn. Những tác phẩm bất hủ của Picasso hay Mozart đều là kết quả đột phá của một quá trình chiêm nghiệm lâu dài. Rõ ràng, linh cảm không phải rơi từ trời rơi xuống, mà gắn bó rất chặt chẽ với những tri thức và kỹ năng được tiếp nhận từ trước, với kinh nghiệm đã được tích lũy, tức là với những quá trình tâm lý hoàn toàn có ý thức. Chỉ có trên cơ sở như vậy, những ý tưởng “chói lọi” mới có thể nảy sinh, đôi khi hoàn toàn bất ngờ ngay cả trong lúc nghỉ ngơi.
Vậy suy cho cùng, bản chất của linh cảm là gì? Tiến sĩ tâm lý học Timothy Wilson của Đại học Virginia (Mỹ) cho rằng, linh cảm là sự gợi nhớ từ một miền vô thức. Đây không phải là những ký ức bị dồn nén hay những cảm xúc nguyên thủy, mà là một cơ chế trong não có tác dụng điều hành các thông tin về cảm giác cùng với những hành động vượt ra ngoài tầm ý thức của con người.
Nhà bác học Mendeleev đã nằm mơ thấy hiện rõ ra trước mắt toàn bộ bảng tuần hoàn.
Khả năng nhìn thấy “cái vô hình” chính là những năng lực tiềm tàng của trực giác con người. Đặc biệt, đối với những người mà nghề nghiệp buộc họ phải đưa ra những quyết định sinh tử và tức thì, “giác quan thứ sáu” rất hay xuất hiện. Bởi lẽ, họ thường thực hiện các hành động theo một linh tính nào đó trong những tình huống khẩn cấp khi không thể đưa ra một quyết định có ý thức.
Theo nhiều giả thuyết gần đây về trí tuệ con người, tư tưởng phát sinh từ hai hệ thống khác nhau. Hệ thống cảm nhận hoạt động do sự phân tích từ một quan sát đến ý thức. Nhưng còn có kiến thức kỳ lạ do cấu trúc sâu xa của tế bào não tạo ra. Não là bộ máy phức tạp với hàng tỷ tế bào thần kinh giao nhau nhờ vô số các hệ thống kết nối chằng chịt, có rất nhiều thông tin phụ tràn ngập tiềm thức hình thành nên những tri thức tiềm ẩn. Như vậy, linh cảm có thể là việc vận dụng tri thức tiềm ẩn đó, một loại tri thức mà con người không hệ thống hóa được, được bộ não cất giữ trong tiềm thức, luôn sẵn sàng đưa ra sử dụng.
Cần chú ý rằng, tâm lý con người chỉ ý thức được một số ít những ấn tượng cảm nhận bằng năm giác quan cơ bản: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác. Nhiều ấn tượng khác mà tâm lý không ý thức được nhưng vẫn được âm thầm lưu giữ vào tiềm thức của não bộ. Tiềm thức luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động, tích lũy những thông tin, kinh nghiệm và trí nhớ. Đây là cái kho vô tận để nảy sinh các linh cảm, thế nên trực giác không đơn thuần là chuyện may mắn. Nó chỉ xuất hiện trên những bộ não đã được chuẩn bị sẵn sàng, cùng với những sự tư duy logic để cung cấp những đầu mối. Linh cảm có thể mách nước những ý tưởng thiên tài và trợ giúp có hiệu quả việc lựa chọn những quyết định hợp lý.
Nói như tiến sĩ William Kautz, sẽ là sai lầm nếu chỉ dựa vào những lời gợi ý của nội tâm. Mỗi người nên vừa sử dụng linh cảm, vừa xem xét tư duy phân tích trong trạng thái thoải mái nhất. Đó mới thực sự là “giác quan thứ sáu”…
Toàn cảnh kế hoạch giải cứu Trái đất khỏi nguy cơ bị thiên thạch phá hủy của NASA
Hơn 1600 thiên thạch có nguy cơ va vào Trái đất, và NASA sẽ làm hết sức có thể để ngăn chặn điều đó xảy ra.
Gần đây, một thống kê từ NASA đã cho thấy có tới hơn 30.000 thiên thạch đang trôi nổi gần Trái đất, trong đó có 1.600 được liệt vào danh sách "nguy hiểm tiềm tàng" với tinh cầu của chúng ta.
Theo như Nahum Melamed, quản lý dự án tại tập đoàn Aerospace (Mỹ), một cú va chạm từ những thiên thạch này thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây thảm họa toàn cầu. Chính vì thế, các khoa học gia tại NASA đang phải nỗ lực tìm ra phương án giải cứu Trái đát này.
Và dưới đây là những gì họ có thể làm được nếu như không may thiên thạch rơi trúng tinh cầu của chúng ta.
Xung quanh khu vực của Trái đất có tới hơn 300.000 thiên thạch lớn nhỏ, trong đó 1.600 được liệt vào danh sách nguy hiểm.
Số thiên thạch này là những gì còn sót lại khi hệ Mặt trời hình thành từ 4,3 tỉ năm trước. Trong số này có những thiên thạch có kích cỡ đủ để khiến Trái đất diệt vong.
Tuy viễn cảnh này có khả năng xảy ra rất thấp, nhưng các tiểu thiên thạch vẫn liên tục đâm vào, hoặc lướt ngang qua chúng ta. Chính vì thế, các khoa học gia luôn phải để mắt đến chúng
Tính đến tháng 10/2015, NASA đã và đang theo dõi 875 thiên thạch. Trong số những thiên thạch khổng lồ, khoảng 163 có tiềm năng đâm vào Trái đất vì chúng có quỹ đạo trùng với chúng ta.
Như trong tháng 10/2015, các khoa học gia phát hiện ra một thiên thạch với đường kính khoảng 400m chỉ 2 tuần trước khi nó lướt qua Trái đất.
Nếu thực sự đâm phải, nó có thể khiến hàng triệu sinh mạng diệt vong, hoặc sẽ phải sơ tán hàng triệu người trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi - một việc tương đối bất khả thi.
Hoặc như năm 2012, một thiên thạch với đường kính chỉ 19m đã đâm xuống Trái đất mà không nhà khoa học nào phát hiện thấy. Thiên thạch đã làm rực sáng cả một góc trời vùng Chelyabinsk (Nga), trước khi vỡ vụn và làm bị thương hơn 1200 người.
Chính vì thế Melamed cho rằng chúng ta cần có phương án khác nhằm xác định các mối nguy ngoài Trái đất sớm hơn.
Vậy chúng ta phải làm gì nếu như thiên thạch hay sao chổi thực sự quét đến đây?
Đầu tiên là quan sát. Đài quan sát của NASA sẽ liên tục theo dõi những vật thể có khả năng tiếp cận Trái đất ở khoảng cách gần.
Tuy nhiên, sự thực thì NASA vẫn chưa tìm ra cách nào khả thi nhất để chống lại các thiên thể tấn công chúng ta.
Có 2 phương án các khoa học gia đang tích cực nghiên cứu hiện nay: làm chệch hướng hoặc phá hủy chúng.
Để làm chệch hướng, Melamed cho biết chúng ta sẽ phải phóng một tên lửa không người lái hạng nặng, tác động đến thiên thạch.
Phương pháp này được gọi là "tác động động lực phi hạt nhân" - cho phép làm thay đổi quỹ đạo của thiên thạch mà không khiến nó vỡ ra.
Hoặc nếu có thể phát hiện ra thiên thạch nguy hiểm từ trước đó vài năm, ta có thể sử dụng lực hấp dẫn từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ nhằm kéo thiên thạch đi chệch hướng.
Nhưng nếu quá nguy cấp, chúng ta sẽ bược phải dùng đến tên lửa hạt nhân.
Trong trường hợp phát hiện quá muộn, không kịp làm chệch hướng thiên thạch nữa, một tên lửa hạt nhân hạng nặng sẽ được phóng lên nhằm phá hủy nó.
Hệ quả từ phương pháp này vẫn còn đang gây tranh cãi. Một số người cho rằng thiên thạch lớn sẽ vỡ nát, tạo thành các thiên thể nhỏ hơn và gây nên hậu quả nặng nề không kém so với việc để nguyên. Theo NASA, phương án này có thể hiệu quả hơn từ 10 - 100 lần so với các phương pháp khác.
Tuy nhiên, các phương án như vậy tồn tại rất nhiều rủi ro. Ngoài ra, mấu chốt của vấn đề là xác định được sớm mối nguy đến từ ngoài vũ trụ. Chính vì thế, một trong những ưu tiên của NASA hiện tại là tìm ra phương pháp hiệu quả để theo dõi các thiên thể "nguy hiểm" vẫn đang rình rập xung quanh chúng ta.
Nguồn: Business Insider
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét