Để làm được mứt dừa non thì nguyên liệu đương nhiên phải là cùi dừa non, thứ cùi dừa có độ mềm, mỏng được lấy một cách khéo léo từ những quả dừa tươi.
Cùi dừa non
Còn muốn làm mứt dừa thường mà hương vị tạo nên sự khác biệt so với những loại mứt dừa cùng loại thì cần chú ý những điểm sau:
Đầu tiên là chọn dừa, chọn quả cái vỏ lụa vẫn còn màu vàng nâu là tốt nhất, bấm thử vào cùi thấy mềm, tứa sữa dừa thì đó là dừa bánh tẻ, dùng làm mứt là hợp lí nhất. Dừa ấy nạo vỏ nhàn tênh, sợi dừa mềm mại, không bị đứt đoạn. Chứ đừng chọn quả vỏ lụa đã chắc lại, cùi đã cứng đanh thì nạo sợi rất khó, lại dễ gãy.
Muốn có sợi dừa đẹp thì nhất thiết cần đến bí kíp thứ hai, đó là chọn loại dao nạo mà lưỡi có răng cưa, ngoài chợ hiện bán với giá 10.000 đồng/chiếc. Sau khi mua về, các bạn dùng mũi kéo lách vào giữa hai lưỡi dao uốn nhẹ cho khoảng cách giữa 2 lưỡi dao tăng lên. Khi nạo, sợi dừa sẽ dày dặn, dẻo dai và nhìn hấp dẫn hơn. Với dừa non thì do phần cùi quá mềm không thể nạo, nên các bạn chỉ cần dùng dao thái sợi nhỏ là được rồi.
Thái cùi dừa non
Bước tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là cần phải rửa dừa thật sạch cho hết dầu dừa. Cách xử lí nhanh nhất là đun một nồi nước sôi rồi trút dừa vào đun vài phút, dầu dừa sẽ nhanh chóng tiết ra, các bạn chỉ cần chắt bỏ phần nước đó đi và xả thêm vài lượt nước là sạch váng dầu dừa.
Chần và rửa sạch hết dầu dừa
Với các công thức mứt khác thì tỉ lệ vàng trên mạng là 1:1 tức là 1kg dừa sẽ đi với 1kg đường trắng. Tuy nhiên, với mứt dừa thì không cần thiết phải tuân theo tỉ lệ đó. Các bạn thử dùng tỉ lệ 0,5:1 xem sao. Nhớ là phải ướp cho đường tan hết hãy sên nhé, và khi sên mứt dừa quan trọng nhất là nhỏ lửa.
Ướp dừa với đường cho tan hết
Trong quá trình sên, dùng đũa đảo đều đến khi thấy nước cạn và đường sánh lại, cùi dừa chuyển sang có độ trong thì các bạn có thể thêm vào đó các vị như nước cam, nước cốt lá dứa, cà phê, cacao, bột trà xanh hay các loại siro màu…tùy theo sở thích.
Thêm bột matcha để làm mứt dừa vị trà xanh
Sên đến khi đường bắt đầu khô, bám lấm tấm vào sợi dừa thì đeo găng tay nilon rồi bốc và rũ liên tục cho sợi dừa tơi ra. Cần thao tác nhanh và dứt khoát, một chiếc chảo rộng sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình sên mứt dừa. Lúc này, lửa cần nhỏ hết sức có thể, sợi dừa nạo dày nên sẽ lâu khô hơn thông thường, cần kiên nhẫn. Khi đường kết tinh hoàn toàn, chuyển thành màu trắng và bám đều lên sợi dừa thì tắt bếp, bắc chảo xuống, tiếp tục đảo thêm ít phút cho mứt khô hẳn, lượng đường thừa còn lại (rất ít) sẽ được loại bớt nốt.
Đường bắt đầu khô và kết tinh
Kết quả thu được là sợi mứt dừa dày dặn, dẻo tay, đặc biệt cảm nhận rõ nếu là mứt dừa non, khi ăn cảm nhận rõ vị bùi béo, và quan trọng nhất là có độ ngọt dịu rất dễ chịu. Khác hoàn toàn với những e ngại về độ ngọt trong những sản phẩm mứt cùng loại được bán ở ngoài, đó chính là điểm thú vị nhất khi bạn tự làm mứt cho gia đình. Chúc các bạn thành công và có những mẻ mứt dừa thơm ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cùng gia đình đón Tết thật vui nhé!
Mứt dừa non vị trà xanh
Mứt dừa vị lá dứa
Hà Ly
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán ý nghĩa và đẹp mắt
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Dưới đây là cách trình bày mâm ngũ quả đẹp, ý nghĩa nhất.
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.
Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.
Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển.
Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ nên người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở miền Bắc người ta vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết . Ngược lại, miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Tuy nhiên, ở nước ta, nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ.
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Bắc:
Chuẩn bị: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Trình bày: Cách trình bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào bày đan xen vào nhau.
Người miền Bắc chú trọng vào màu sắc của quả trong mâm ngũ quả vừa để đảm bảo yếu tố ngũ hành đồng thời cũng quan niệm ngũ quả thể hiện cho 5 điều mong ước cơ bản của con người mỗi khi năm mới sang. Năm điều mong ước đó là: Phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc. Ảnh minh họa
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam
Chuẩn bị: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
Trình bày: Người ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Tuy nhiên, trong mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu.”
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam. Ảnh minh họa
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung
Đối với người miền Trung, do nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.
An Nhi (T/H)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét