Với nguyên liệu chính là thịt nạc và bì heo tẩm ướp gia vị, mỗi vùng miền đều có cách biến tấu khác nhau với món nem chua.
Nem chua miền Bắc
Nguyên liệu:
- Thịt thăn lợn: 600g
- Thịt thăn bò: 300g
- Bì lợn: 300g
- Thính gạo: 2 thìa ăn cơm
- Đường: 50g
- Gia vị làm nem chua của thái (Nam powder seasoning mix): 1 gói
- Hạt nêm: 2 thìa cà phê
- Nước mắm ngon: 2 thìa ăn cơm
- Rượu nếp: 2 thìa cà phê
- Hạt tiêu: 1 thìa cà phê
- Tỏi (5 củ to), ớt, bột canh, màng bọc thức ăn (hoặc lá chuối)
Cách làm:
- Bì lợn mua về cạo rửa thật sạch, cho vào nồi luộc chín tới với một ít muối, sau đó thái sợi thật nhỏ (nếu không có thời gian thì mua bì lợn thái sẵn ở những hàng bán nem thính tại các chợ). Cho vào bát bì lợn một ít rượu, dùng đũa trộn đều rồi xả nhanh qua nước nóng để bì lợn bớt hôi. Để cho bì ráo nước rồi cắt ngắn khoảng 2- 3cm.
- Thịt bò và thịt lợn rửa sạch với nước đun sôi có pha chút muối loãng. Sau đó thái miếng nhỏ rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 3- 4 tiếng cho thịt thật lạnh và đông đá. Lấy thịt ra khỏi tủ lạnh cho vào máy xay thịt, xay cho thật nhuyễn.
- Tỏi bóc vỏ, một nửa đem băm nhuyễn còn một nữa thái lát mỏng. Chia chỗ tỏi đã băm nhỏ làm 2 phần, 1 phần đem phi vàng. Ớt thái lát.
- Cho tất cả các nguyên liệu: thịt xay, bì lợn, thính gạo, đường, mắm, rượu, hạt tiêu, tỏi phi vàng, tỏi sống băm nhỏ, hạt nêm, bột canh, 1 gói gia vị làm nem chua (gói to) vào chung 1 âu lớn. Dùng đũa đảo đều tất cả các nguyên liệu để cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau.
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc lấy miệng âu rồi để khoảng 1 tiếng lại cho tiếp 1 gói gia vị làm nem chua nhỏ (gói nhỏ có trong gói lớn) vào trộn đều.
- Khi này hãy nhanh tay cho thịt vào khuôn làm giò xào rồi vặn vít thật chặt để cho thịt kết dính với nhau. Dùng màng bọc thực phẩm bọc quanh , kín khuôn nem. Nếu khỏe tay có thể cho thịt vào 1 đầu của miếng giấy bạc hoặc lá chuối rồi gói lại như cuốn giò nhỏ (vừa gói vừa bóp thật chặt tay để cuốn nem chua được chặt và thịt kết dính với nhau).
- Để khuôn nem chua ở nhiệt độ phòng, chỗ thoáng mát trong tầm 24 tiếng. Lúc này nem đã chín, chúng ta chỉ cần lấy nem ra khỏi khuôn, cắt thành từng miếng nhỏ.
Muốn để ăn dần thì nên cất nem vào tủ lạnh để bảo quản.
Nem chua miền Trung (nem chua Thanh Hóa)
Nguyên liệu:
Lá chuối: lá chuối gói nem tốt nhất là lá chuối ngự phải vừa xanh vừa dầy để khi chúng ta lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men cho đến khi “chín” ăn được.
Giấy bóng: dùng để bọc thân nem nếu bạn muốn bảo quản dài ngày
Giây chun: dùng để buộc khi gói nem xong
Lá đinh lăng (hoặc kèm theo lá ổi)
Tỏi (thường là 2 củ) thái lát các tép tỏi cho mỏng tùy khẩu vị bạn có thể cho tỏi ít hoặc nhiều
Ớt tươi: cũng tùy người ăn mà cho
Thịt nạc mông (lợn): 1kg
Bột thính gạo: 100gr
Bì lợn: 200gr
Phụ gia khác: muối, đường, tiêu, nước mắn cốt cá, bột năng (tạo độ giòn rắn & kết dính cho nem)
Cách làm:
Thịt tươi mới mổ từ lợn (như thế món nem sẽ ngon thơm hơn) khi đem giã, hoặc xay vẫn còn hơi nóng phả ra. Tuyệt đối không thể để thịt nguội vì nếu thịt nguội người ta coi thịt như thịt “chết”. Thịt nóng mới có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình ủ lên men.
Cạo lông cho bì lợn (làm nem chua phải cạo lông bì lợn chín - ra chợ hỏi mua để người bán hàng họ bán cho nhé). Như thế lông mới sạch và những mùi hôi trên da lợn cũng hết.
Bì lợn rửa sạch, cho vào nước sôi trần chín, sau đó cạo hết phần lông bên ngoài. (Phải cạo lông chín, như thế lông mới sạch và khử hết mùi hôi của bì lợn).
Bì lợi sau khi đã làm sạch sẽ tiến hành thái sợi thật nhỏ.
Trộn hỗn hợp thịt và bì lợn: Cho thịt và bì lợn vào một cái tô lớn, cho thêm một chút muối, đừng, bột ngọt, nước mắm cốt cá, tỏi, ớt, hạt tiêu tiêu, thính và bột năng vào trộn thật đều (Chú ý cho lượng gia vị vừa phải, không nên quá nhiều để tránh nem chua bị nồng mùi)
Hỗn hợp sau khi đã trộn đều các gia vị thì đem chia thành những mảng nhỏ có độ dài khoảng 7cm và to bằng ngón tay cái để đóng gói (Bạn cũng có thể làm cái nem to như gói giò lụa tùy theo sở thích).
Dùng lá đinh lăng (lá ổi) quấn lại bên ngoài, tiếp đó lấy lá chuối bọc 6 – 7 lớp và dùng dây chun buộc lại.
Sau khi đã hoàn tất, bạn đem nem để vào nơi thoáng mát từ 3-5 ngày là nem chín, khi đó có thể đem ra ăn được.
Nem chua miền Nam
Nguyên liệu:
800g thịt nạc đùi
400g da heo (bì heo) cắt sợi sẵn (có thể mua da heo chưa cắt sợi về luộc cho vừa chín rồi cắt sợi nhỏ lúc còn nóng vì dễ cắt hơn khi nguội, nguội thì da cứng khó cắt)
100g thính gạo
1 muỗng đường phèn đã tán nhuyễn.
1 muỗng cà phê muối (hoặc nước mắm ngon tùy khẩu vị)
2 muỗng hạt nêm (hoặc bột ngọt, nếu dùng bột ngọt thì cho thêm ít muối so với lượng trên)
50g tỏi tép.
1/2 muỗng cà phê muối diêm (để khi nem chín có màu đỏ đẹp và có vị ngọt)
100g tiêu hạt cay
20 - 30 lá sung.
5-6 trái ớt tươi.
Cách làm:
- Thịt heo rửa sạch cắt lát mỏng rồi dùng khăn thấm cho thật khô nước (có nước nem sẽ bở không dai). Sau đó thái sợi rồi thái nhỏ nhỏ như hạt lựu, cho vào máy xay xay nhuyễn mịn.
- Khi xay xong cho thịt vào cái thau to một chút, nêm muối + đường + hạt nêm + muối diêm. Trộn thật đều. Dùng bao tay xốp nhồi thịt đến khi nào thật dẻo và thành 1 khối đồng nhất lúc đó mới cho da heo + tỏi băm nhỏ + thính + tiêu hạt.
- Khi hỗn hợp đã đều, vo lại thành viên to bằng quả tắc, bỏ lên mặt 1 lát tỏi + ớt xắt sợi + lá sung. Lấy lá chuối xếp thành hình chữ thập rồi gói lại bằng dây lát hoặc dây thun. Không có lá chuối thì dùng bọc nylon cũng được (nhưng nylon sẽ không ngon bằng lá chuối)
- Để 5 ngày cho nem chín hẳn là được.
Nem chua miền Tây
Nguyên liệu:
450g thịt thăn bò
200g thịt thăn lợn
200g bì lợn
1 gói gia vị làm nem của Thái (Nam powder seasoning mix)
Muối, đường, hạt tiêu, tỏi, ớt quả.
Cách làm:
- Bì lợn rửa sạch, đun nồi nước sôi, thả bì vào luộc khoảng 7 – 12 phút, đậy kín nắp nồi, để khoảng 5 phút sau đó thả bì vào âu nước đá lạnh để phần bì được dai, vớt ra để ráo nước thái sợi mỏng.
- Thịt bò bạn nên lựa miếng thịt có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò. Thịt lợn nên chọn miếng thịt săn chắc, không nhũn. Dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.
- Thịt bò và thịt lợn đem rửa sạch với nước đun sôi để nguội có pha ít muối, sau đó thái miếng nhỏ. Cho thịt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 3 – 4 tiếng thì lấy ra cho vào máy xay thật nhuyễn và mịn.
- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn, nửa phần tỏi còn lại bạn thái lát mỏng. Ớt quả rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng.
Một gói gia vị làm nem thường gồm 2 gói nhỏ, khi dùng cho một công thức làm nem như trên bạn dùng hết cả 2 gói.
- Hỗn hợp thịt sau khi xay cho vào âu sạch, thêm vào một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối, tỏi băm và khoảng năm thìa nhỏ đường cát trắng dùng thìa gỗ vừa trộn vừa quết để phần thịt được dai.
- Cho tiếp hỗn hợp bì ở bước 1 vào âu thịt, dùng thìa gỗ trộn đều.
- Cho gói gia vị làm nem vào, dùng thìa gỗ trộn đều, vừa trộn vừa quết thêm khoảng 5 – 10 phút, đến khi hỗn hợp thịt không dính ở âu thịt thì dừng tay.
- Chuẩn bị sẵn một khay tròn nhỏ hoặc một đĩa sâu lòng, có lót sẵn một lớp nilon sạch để chống dính, cho hỗn hợp thịt vào khay, tay đeo nilon sạch, ấn chặt phần thịt vừa ấn vừa xoay để phần thịt phía trên bằng phẳng. Phía bên trên bạn lót ớt quả và tỏi thái lát lên bề mặt.
- Dùng màng thực phẩm bọc kín, để nơi thoáng 1 ngày nem đã chua và phần thịt chín hồng có thể dùng được. Sau thời gian 1 ngày bạn có thể để nem vào tủ lạnh để giữ cho nem không bị chua nhiều, khi dùng lấy ra cắt miếng vừa ăn.
Mẹo làm nem chua ngon
- Thịt heo và thịt bò phải chọn loại tươi ngon
- Để có những sợi bì heo được trong, ngon như ý, các bà các mẹ nhớ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì cho tới khi thấy lớp bì trở nên mỏng, trắng tinh trong suốt là được. Bì lợn càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu. Khi thái bì cần thái thành sợi chỉ nhỏ sẽ ngon hơn
Tùng Anh
Những món ăn cho ngày tất niên vừa ngon vừa ý nghĩa
Tất niên là thời điểm để bạn quây quần cùng với bạn bè, người thân tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Nhưng ăn gì vừa ngon và có ý nghĩa đôi lúc cũng gây "đau đầu".
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý món ăn cho ngày tất niên vừa ngon vừa ý nghĩa sau để bữa tiệc thêm ấm cúng.
Các món gỏi
Gỏi là món rất dễ ăn, thích hợp với nhiều người sẽ là món ăn cho ngày tất niên vừa ngon vừa ý nghĩa. Có rất nhiều món gỏi thơm ngon để bạn lựa chọn như: gỏi tôm thịt ngó xen, gỏi xoài, gỏi cá mai, gỏi rau nhút...
Bạn có thể làm món gỏi gà bắp cải vừa ngon miệng, ăn không bị ngấy mà thực hiện cũng đơn giản. Nguyên liệu chuẩn bị gồm đùi gà to (lọc được khoảng 350 – 400 gram thịt), bắp cải, cà rốt, củ hành tây, rau răm, mùi, bạc hà, chanh, gừng. Gia vị mắm, đường, hạt tiêu, ớt. Lạc rang giã nhỏ, hành phi.
Thịt gà luộc với gừng đập dập, để nguội rồi xé miếng vừa ăn. Ướp thịt gà với ít bột gia vị và hạt tiêu cho đậm đà. Hànhtây bổ đôi rồi thái múi cau mỏng trộn với 2 thìa đường và 1 thìa dấm hoặc nước cốt chanh. Để khoảng 15-20 phút cho hành bớt hăng. Bắp cải thái sợi mỏng, rửa sạch. Xóc cho ráo nước rồi bóp với 1 thìa cafe muối. Để khoảng 10 phút thì chắt bỏ hết nước. Cà rốt thái sợi. Các loại rau thơm nhặt rửa sạch, thái nhỏ. Ớt bỏ hột, thái khoanh mỏng. Pha nước mắm cùng chanh, đường, ớt… cho thành vị chua chua, ngọt ngọt và hơi cay.
Cuối cùng cho thịt gà, bắp cải, cà rốt, hành tây vào bát trộn đều với nước chấm vừa pha. Tiếp theo cho rau thơm các loại và hạt tiêu trộn đều. Cuối cùng gắp nộm ra đĩa rắc với hành phi, lạc rang cho thơm. Món này ăn kèm với bánh phồng tôm rất ngon.
Lẩu
Một lồi lẩu nóng sẽ cho bạn và người thân có bữa tất niên được vui vẻ và ấm hơn trong thời tiết lạnh của mùa đông. Bạn có thể chọn một số loại lẩu như lẩu Thái, lẩu hải sản, lẩu cá, lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn...
Trong cái lành lạnh của ngày cuối năm, nồi lẩu gà rượu nếp là một lựa chọn thích hợp cho bạn và gia đình sum họp thật vui. Khác với các loại lấu gà khác, nước lẩu gà rượu nếp được chế thêm rượu và cả rượu nếp cái vào nên có vị chua chua, thanh thanh và thơm của nếp, quyện với vị ngọt của thịt gà.
Nguyên liệu cho nồi lẩu gà bao gồm một con gà ta khoảng 1 đến 1,5 kg, rượu nếp, dấm nếp, gừng, lá chanh, hành khô, sả, nấm hương. Gia vị: sa tế, nước mắm, mỳ chính, bột canh. Cách thực hiện: Gà ta rửa sạch để ráo nước, lọc gà thành 2 phần: xương và cổ cánh đem ninh nhừ, còn lại thái miếng nhỏ ướp cùng 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh hạt tiêu, 1 thìa canh mỳ chính. Gừng, lá chanh, sả, hành rửa sạch, đập dập rùi ướp cùng gà khoảng 15 phút cho ngấm gia vị. Nấm gọt sạch chân và rửa sạch. Sau đó, phần nạc hơn sẽ xào cùng với hành và tỏi khô. Khi phần xương gà đã hầm nhừ, chúng ta sẽ trút phần rượu nếp và dấm nếp vào, đợi khoảng 5 phút và tiếp tục trút phần thịt gà đã xào qua vào nồi rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, cho nấm hương đã rửa sạch và ngâm nở vào nữa nhé.
Rau ăn kèm lẩu gà rượu nếp không phải là ngải cứu như các món lẩu gà khác mà chỉ là rau muống, mùi tàu và cọng trắng của hành.
Các món nướng
Món ăn cho ngày tất niên vừa ngon vừa ý nghĩa tiễn một năm cũ, chào đón năm mới bạn không nên bỏ qua các món nướng trong thực đơn của mình. Trong cái se se lạnh thì những món nướng trên bếp than hồng luôn làm cho bạn cảm thấy ấm áp. Đồ nướng rất hấp dẫn vì hương vị thơm ngon. Để không mất nhiều thời gian chế biến, lại đơn giản dễ làm, bạn có thể chọn món tôm nướng muối ớt cho bàn tiệc của mình. Hoặc có thể chọn món cá nướng cuốn bánh tráng, cá da bò nướng muối ớt xanh để đem lại vị ngon lạ miệng cho các thành viên.
Nguyên liệu làm món cá da bò nướng gồm con cá da bò khoảng 1kg mua tại các siêu thị. Cá làm sạch, dùng dao khứa những đường chéo trên thân cá để dễ thấm gia vị và dễ chín. Gia vị ướp cá cần ớt giã nát với muối, bột nêm, đường ướp đều lên cá. Cho cá lên vỉ và nướng trên bếp than hồng, nhớ trở đều tay để thịt cá chín đều, thơm ngon. Cá da bò nướng chín dọn ra đĩa, ăn kèm với bánh tráng, rau sống và bún tươi tùy theo ý thích của bạn.
Món canh ngon lạ
Dùng cơm bình thường thì canh là món không thể thiếu trong mâm cỗ. Có rất nhiều món canh như canh kim chi nóng hổi, thịt bò nấu dưa chua, canh vịt nấu khoai sọ… là những món ăn cho ngày tất niên vừa ngon vừa ý nghĩa. Bữa tất niên, bạn có thể chế biến món canh khoai tây nấu nấm vừa ngon lại giàu dinh dưỡng. Các thực hiện, khoai tây cắt miếng vừa ăn, cà rốt cắt khoanh tròn cắt nhỏ, nấm xắt mỏng. Ninh nước xương cho kỹ rồi cho khoai tây cùng cà rốt vào, nêm nếm cho vừa ăn. Khoảng 5 phút sau cho nấm vào, nước sôi lại thì tắt bếp, rắc chút hành lá cho thêm đậm đà mùi vị.
Đồ uống
Ngoài các món ăn, thức uống cũng quan trọng không kém trong bữa tất niên của gia đình. Bạn có thể dùng rượu vang, nước ép trái cây hoặc cocktail làm thức uống cho bữa tiệc của mình.
P.T/Báo Gia đình & Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét