Bộ não con người là vật chất phi thường và phức tạp nhất trong vũ trụ, dù chỉ nặng một ký rưỡi, nhưng khả năng giải quyết các vấn đề, sáng tạo và phát minh của những mô mềm này vượt xa so với máy tính.
Vậy nên thật ngạc nhiên khi khái niệm về sức khỏe não bộ mới chỉ bắt đầu nổi bật lên thời gian gần đây. Xét tổng quan, nếu cơ thể là một “ngôi đền”, thì chắc chắn bộ não phải là “bàn thờ chính” bởi nó tạo ra tất cả những suy nghĩ, cảm xúc và chuyển động của chúng ta. Thật vậy, nó là nền tảng cho tất cả mọi kinh nghiệm mà chúng ta ý thức được.
Các bệnh về não như Huntington, Alzheimer và các hình thức của chứng mất trí nhớ cho thấy mức độ hủy hoại mà sự thoái hóa của não kéo theo tiến trình suy giảm trí tuệ và nhiều khả năng tuyệt vời khác của con người. Rõ ràng, chúng ta cần nhiều sự chú ý hơn vào bộ phận quan trọng nhất này để cải thiện cả về chất và lượng cho sức khỏe của não bộ trong suốt quãng thời gian nó còn hoạt động tích cực.
Tin vui là có rất nhiều lối sống không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho não bộ. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng các nhân tố khác cũng có thể có lợi ích cụ thể với não bộ. Sau đây là nhựng tóm lược về các nghiên cứu hiện hành về ảnh hưởng của lối sống lên sức khỏe của não bộ.
Thứ nhất: Thường xuyên hoạt động thể chất
Đây là lối sống đáng được khuyến khích, bởi mọi người giờ đây đều biết rằng hoạt động thể chất là tốt cho cơ thể. Nhưng không phải ai cũng nhận ra mức độ tác động của các hoạt động thể chất đến sức khỏe não bộ.
Điều này có thể xảy ra theo nhiều cách, vì não bộ và cơ thể thường xuyên liên lạc 2 chiều một cách tích cực với nhau. Hoạt động thể chất có thể làm cơ bắp giải phóng các phân tử có lợi cho não, cũng như làm tăng lưu thông máu đến não và hình thành các tế bào não mới (nơron) và các kết nối (khớp thần kinh) giữa chúng.
Những người duy trì hoạt động thể chất ở mức độ cao có thể tự bảo vệ mình khỏi các căn bệnh về não như Alzheimer và các hình thức khác của sự thoái hóa não. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất có thể giúp chống lại chứng trầm cảm và các chứng rối loạn khác ở não.
Thứ hai: Giữ trí óc minh mẫn
Hai trong số các nguyên tắc cốt yếu của tính mềm dẻo của não (những thay đổi trong não bộ) có lẽ nên là “sử dụng hoặc mất đi” và “các tế bào thần kinh xung đột với nhau thì kết nối với nhau”. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy những người duy trì hoạt động nhận thức (tinh thần) ở mức độ cao có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các hình thức khác của chứng mất trí.
Cùng với các hoạt động thể chất, sự kích thích nhận thức có thể giúp hình thành “dự trữ não” (brain reserves) để bảo vệ, và bù lại các chức năng khi não lão hóa. Chúng ta không biết chính xác những sự lựa chọn lối sống nào là quan trọng nhất. Nhưng ví dụ, việc dành nhiều thời gian xem truyền hình có thể liên quan đến sự giảm gấp đôi thời gian cho các hoạt động thể chất và trí óc, và có thể là một yếu tố nguy cơ.
Vậy những hoạt động kích thích tinh thần nào bạn nên làm nhiều hơn? Đây là một sự lựa chọn rất cá nhân bởi đó là những thứ bạn cần thực hiện liên tục không chỉ hàng ngày hay hàng tuần mà là hàng tháng, hàng năm để có lợi ích lâu dài.
Thứ ba: Chế độ ăn uống lành mạnh
Tất nhiên bạn sẽ không bất ngờ khi biết điều này là tốt cho cơ thể mình, nhưng bạn đã nhận ra một chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng cũng tốt cho não của bạn chưa?
Hầu hết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm lưu thông qua bộ não của bạn thông qua các mạch máu. Vì vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể trực tiếp cải thiện sức khỏe của các tế bào não và thậm chí có thể làm chậm quá trình lão hóa não.
Hơn nữa, bằng cách cải thiện sức khỏe cơ thể, não có thể được hưởng lợi thông qua tim và hệ tim mạch, hệ thống miễn dịch và các hệ thống sinh lý khác có tác động đến hệ thần kinh.
Thứ tư: Đừng để stress quá mức!
Cơ thể con người, tất nhiên bao gồm cả bộ não, đã trải qua quá trình tiến hóa qua hàng ngàn năm. Khi chúng ta còn sống trong hang động và săn bắn hái lượm, các phản ứng stress cấp (“đánh hay chạy”) đáp ứng một mục đích hữu dụng trong việc tránh những kẻ săn mồi, giành thức ăn và các khía cạnh khác khi sinh tồn.
Nhưng lối sống bận rộn của thế kỷ 21 đồng nghĩa là nhiều người trong chúng ta bị stress mãn tính quá mức. Điều này cuối cùng có thể tạo độc tố cho cơ thể. Nó đặc biệt có hại cho não vì nhiều phần của não bộ đang quá tải hoàn toàn với những “cơ quan thụ cảm stress” (stress receptors) hết sức nhạy cảm.
Hơn nữa, một số người về mặt di truyền dễ bị stress hơn, trong khi một số khác thì chống chọi tốt hơn. Những yếu tố bẩm sinh này cũng ảnh hưởng đến những phản hồi khi căng thẳng của chúng ta.
Nhiều lối sống có thể giúp chúng ta đối phó tốt hơn với căn bệnh stress mãn tính quá mức. Các chiến lược giảm stress như tịnh tâm và thiền đang trở nên ngày càng phổ biến, thường được giảng dạy trong các trường học và được kê đơn bởi các chuyên gia y tế.
Tập thể dục cũng có thể giúp con người đối phó với stress; tất cả mọi người có thể có cách tiếp cận riêng của họ để “giảm stress” và “làm nguội cái đầu đang nóng đi”. Một tác dụng tích cực khác của việc tránh stress quá mức là các mô thức giấc ngủ lành mạnh. Mô thức giấc ngủ đầy đủ và thường xuyên được biết đến là có lợi cho cả não bộ và cơ thể.
Kết luận lại, Woody Allen nổi tiếng với câu nói: “Bộ não là cơ quan yêu thích thứ hai của tôi.” Xét một cách cơ bản nó là tất cả mọi thứ chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động, có lẽ chúng ta nên lưu tâm hơn trong việc chăm sóc cơ quan tuyệt vời nhất của cơ thể này – bộ não con người.
Anthony Hannan, Head of Neural Plasticity , Florey Institute of Neuroscience and Mental Health
Chai tự hứng nước
Có một loại chai tự hứng nước từ không khí: được gọi là Fontus và là một thiết bị được hỗ trợ bởi các tế bào quang điện có khả năng thu được nửa lít nước trong một giờ, ở các khu vực ẩm ướt.
Được nhà sáng chế người Áo Kristof Retezar tạo ra, thiết bị Fontus được thiết kế cho các vận động viên xe đạp – nhờ kích thước và trọng lượng nhỏ, nó có thể gắn một cách dễ dàng trên xe đạp – và để cung cấp nước uống cho 2 tỷ người hiện đang phải sống trong những vùng có nguồn nước ít và khó tiếp cận. Thiết bị sẽ thu các phân tử nước trong không khí, làm ngưng tụ và hứng nước vào một dụng cụ chứa, từ đó người ta có thể uống trực tiếp.
Retezar nhắc lại rằng, trong thực tế, ông không phát minh ra bất cứ điều gì mới: thu hứng nước có trong bầu khí quyển là một thực tế rất phổ biến ở châu Á và Trung Mỹ. Ở đó, người dân địa phương đã làm điều này ít nhất 2.000 năm. Tuy nhiên, mục tiêu của kỹ sư người Áo là cho phép khai thác, một phần, trong số khoảng 13.000 km khối nước uống có trong không khí, với sự trợ giúp của một thiết bị tự động hóa quá trình chưng cất, và thu nước trực tiếp trong một cái chai.
Nhà thiết kế giải thích cách Fontus hoạt động: “Để làm nước ngưng tụ cần làm mát không khí ấm áp và ẩm ướt. Vì lý do này, thiết bị có một hệ thống làm mát chia thành hai phần, riêng rẽ và cách biệt nhau. Khi các tấm năng lượng mặt trời cung cấp điện, phần trên được làm mát, còn phần dưới được làm nóng lên.
Nếu thiết bị được cài đặt trên một chiếc xe đạp, “không khí đi vào phần dưới với tốc độ lớn và làm mát phần này. Sau đó, khi không khí đi qua phần trên thì chúng bị ngưng tụ lại trên thành của phần trên, tốc độ giảm xuống và cho phép phân tách các phân tử nước. Một khi được chiết xuất, những giọt nước sẽ chảy vào chai qua một ống hút”.
Trong điều kiện tối ưu, khi nhiệt độ khoảng 20 độ C và độ ẩm của không khí là 50%, Fontus có khả năng sản xuất nửa lít nước mỗi giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét