Michael Faraday, Thomas Edison... là những thiên tài nổi tiếng thế giới với trí tuệ uyên bác và tài năng phi thường. Họ có nhiều công trình khoa học, sáng chế góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại.
Mì Tàu là mì của mấy ông người Tàu bán, phần đông là trên
những chiếc xe rất lớn mà chiếc xe đó dù nhà cao cửa rộng, mặt tiền linh
đình cũng phải để nó trước mặt cho khách thấy, cái nồi nước lèo sôi sùng sục bốc
khói luôn nằm trên chiếc xe
Nhớ tiệm mì Tàu là nhớ chiếc xe vì nó đập vô mắt mình đầu
tiên.
Chiếc xe cũ cũ, có nhiều cái hộc đựng mì và những cái ghế
cũng cũ cũ, xe có tranh kiếng. Mì Tàu phải có tranh kiếng mới vui và ngon
Tranh kiếng vẻ tích Tàu, từ trên cao là tên tiệm mì, sẽ
có chữ “Ký”, thí dụ Toàn Ký, Minh Ký, Hải Ký Mì Gia, Lương Ký Mì Gia, Thiệu Ký
Mì Gia. Chữ “ký” là một dấu hiệu thương mại của ngành nghề mì, cũng như chữ “đường”
trong nghề thuốc bắc, nó là “Trademark”
Tranh kiếng vẽ Quan Công, Triệu Tử Long cưỡi ngựa múa
thương,múa đao. Võ Tòng đánh cọp ở núi Cảnh Dương, Thủy Hử, Tề Thiên…
Về Sài Gòn, Chợ Lớn mà không ăn mì Tàu là bỏ sót, nó là
đam mê cái thói quen ăn uống sành điệu của người Miền Nam chúng ta.
Tiệm mì Tàu với sợi mì dẻo, thơm, tươi rói trứ danh, với
công thức làm sợi mì bí truyền cùng với nồi nước lèo ngọt ngay nhức nách cũng
bí mật.
Người ta thích ngồi húp mì ở những cái kệ kéo dài ra trước
xe mì, thích cái nồi nước lèo luôn sôi sùng sục cùng tiếng lửa khò khè, tiếng
lách cách lụp bụp của cái vợt tổ chảng trụng mì của ông chủ.
Mì Tàu có ông chủ không mua mì vắt hay mì gói làm sẵn,
ngày xưa người chủ xe mì phải tự làm, làm tại chỗ, hoặc làm ở nhà và giữ thành
từng vắt một và để ngay ngắn thành sấp trong một cái ngăn kéo, toàn mì tươi.
Người Tàu làm kỹ lắm, trụng mì cũng hai ba công đoạn, trụng
nước sôi xong lắc,lắc xong trụng nước sôi lại, rồi lại trụng nước lạnh, rồi lại
lắc, đập đập cái vá cùm cụp.
Mì tính vắt, kéo ghế kêu “Ông chủ cho tô mì 3 vắt”. Ông
chủ bụng phệ chạy lắc lư như Ông Địa vừa mở hộc tủ lấy mì, trụng mì, lắc mì vừa
nói “Dòi, dòi, nị ăn ba dắc”
Ăn mì Tàu phải nghe người Tàu xí xa xí xồ mới vui, nhiều
khi nghe không hiểu gì mà vẫn thích nghe.
Một tô mì Tàu đúng nghĩa truyền thống chỉ có thịt xá xíu,
chút thịt xay, hành hẹ, và một cái bánh chiên với con tôm nhỏ nhỏ.
Mì Tàu truyền thống lúc nào cũng phải có cải tam sại, màu
đỏ như màu tôm và tóp mỡ dòn tan, cắn nghe rau ráu dưới răng mới khoái.
Mì Tàu lúc nào cũng có thêm chút dầu hào cho ngọt. Mì Tàu
lúc nào cũng có mỡ heo và cải xanh.
Tàu mà, phải có hoành thánh nữa, có thể kêu hủ tíu mì
hoành thánh hoặc mì hoành thánh, hủ tíu mềm nha, cọng rất to.
Mì Tàu sau này còn có đủ loại,mì sườn, mì vịt tiềm, mì sủi
cảo, sườn, gan, tôm luộc, mực, cua xé nhỏ, tim cật…
Những ngày đầu năm nên ăn mì sủi cảo, người Tàu quan niệm
ăn mì sủi cảo đầu năm mới sẽ đem lại may mắn cả năm.
Gắp vài miếng ớt ngâm, thêm chút dấm Tàu, húp miếng nước
lèo, gắp một đũa mì đưa lên miệng….
Cha mẹ ơi….chết điếng!
NGUYỄN GIA VIỆT
Phục dựng xác ướp công chúa Trung Hoa 4.000 năm tuổi, các nhà khoa học ngỡ ngàng vì nhan sắc "lai Tây" quá đỗi khác lạ.
Đây là một người da trắng, mắt tròn, mí mắt hoàn hảo, tóc dài và có những nét giống người châu Âu hơn là người Trung Quốc.
Vào năm 1939, nhà khảo cổ người Thụy Điển Bergman Folke đã có một phát hiện đáng chú ý ở khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc). Đó là một tập hợp rất nhiều ngôi mộ cổ xưa có niên đại khoảng 4.000 năm và được gọi chung là lăng mộ Xiaohe. Tuy nhiên, trong suốt 60 năm sau đó, những ngôi mộ ấy gần như đã bị lãng quên vì chẳng có nhà khảo cổ học hay nhà nghiên cứu lịch sử nào "hỏi thăm". Mãi cho đến năm 2000, khi một nhà nghiên cứu, người đứng đầu Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ Tân Cương, tìm lại những ngôi mộ thì công cuộc khai quật mới chính thức được bắt đầu. Đến năm 2005, cuộc khai quật chính thức hoàn tất.
Phát hiện chưa từng thấy trong lịch sử
Sau khi đào được hết tất cả các ngôi mộ lên, người ta mới nhận ra, quy mô của khu mộ này thực sự rộng lớn, có thể nói là chưa từng có trong lịch sử.
Tổng cộng có 330 ngôi mộ được tìm thấy ở nhiều tầng khác nhau. Các ngôi mộ bao gồm người lớn và trẻ em, trong đó 15 xác ướp còn nguyên vẹn. Khoảng một nửa số ngôi mộ đã bị cướp phá bởi những kẻ trộm mộ. Các nhà khảo cổ học còn khẳng định, đó là lần đầu tiên có nhiều xác ướp được tìm thấy ở cùng một địa điểm trên Trái đất.
Hình ảnh khu nghĩa trang Xiaohe
Những chiếc quan tài đều được làm bằng gỗ và có hình dạng giống như những chiếc thuyền, được chôn ngược, tương tự như quan niệm của người Ai Cập về chiếc thuyền đưa các vị Pharaoh đến vùng đất của các vị thần.
Quần áo và đồ trang sức cũng được đặt trong những chiếc giỏ nhỏ và chôn cùng với người chết. Các thi thể được bọc trong quần áo len, còn quan tài thì được bọc bằng da bò, chúng được làm công phu, hoàn hảo đến mức không một hạt cát nào có thể lọt vào bên trong. Vật liệu dùng làm giỏ đựng quần áo và đồ trang sức vẫn tươi dù chúng có tuổi đời hàng nghìn năm.
Ngoài những chiếc quan tài bằng gỗ, có 4 chiếc quan tài được phủ đất sét cũng được tìm thấy. Chúng có hình chữ nhật được bao phủ bởi một lớp đất sét dày và được bao quanh bởi 6-8 chiếc cọc gỗ. Có 6 chiếc quan tài được tìm thấy chứa các thi thể làm bằng gỗ thay vì xác thật. Các thân gỗ có hình dạng giống nhau, giống hình nam giới và có dấu X màu đỏ khắc trên đó. Cũng như các xác ướp người thật, 6 người giả này cũng được chôn cùng nhiều di vật khác, bao gồm mặt nạ bằng gỗ và các hình chạm khắc.
Vẻ đẹp hoàn mỹ của một xác ướp mang gen lai Tây
Một trong những xác ướp được tìm thấy năm đó đã trở nên vô cùng nổi tiếng vì mức độ nguyên vẹn đáng kinh ngạc và vì vẻ đẹp của xác ướp này mà người ta gọi đó là xác ướp công chúa Tiêu Hà (hay xác ướp công chúa Tân Cương).
Theo nghiên cứu, đánh giá, xác ướp này có niên đại khoảng 3.800 năm. Xác ướp được đội mũ trùm đầu, hàng lông mi dài và cong vút gần như nguyên vẹn, đôi mắt nhắm hờ như thể đang ngủ một giấc dài, đường nét cho thấy lúc sinh thời bà là một mỹ nhân.
“Nàng mặc trang phục đẹp, đội chiếc mũ đặc biệt hình tháp nhọn, mái tóc đen dài được thắt bằng một cái dây ruy băng màu hồng, buông xuống dưới chiếc mũ. Đôi mắt khẽ nhắm, mơ màng như đang ngủ, mũi xinh xắn, môi khẽ nhếch, để lại cho người đời sau nụ cười vĩnh cửu”, đó là những cảm xúc của nhà khảo cổ Bergman Folke khi lần đầu tiên được chiêm ngưỡng xác ướp công chúa Tiêu Hà.
Ngoài nhan sắc của xác ướp công chúa xinh đẹp, quyến rũ, chiếc quan tài cũng thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ bởi 2 bên cạnh quan tài được làm bằng thân cây hồ dương, úp vào nhau, nắp được ghép từ những mảnh gỗ nhỏ cắt đều, mài phẳng. Bên cạnh thi thể còn được đặt vô vàn vàng bạc, châu báu. Qua đó có thể thấy được vị thế quan trọng của người nằm bên trong quan tài với xã hội thời bấy giờ.
Công chúa Tiêu Hà mang nét đẹp "lai Tây" khiến nhiều người ngỡ ngàng
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là kết quả phân tích ADN các xác ướp cho thấy họ sở hữu bộ gene di truyền lai giữa người phương Đông và phương Tây.
Bên cạnh đó, các xác ướp nam giới được tìm thấy có nhiễm sắc thể thường được tìm thấy ở Bắc và Đông Âu, ADN được tìm thấy ở Siberia.
Giờ đây, có một vài sự thật kỳ lạ khi phát hiện ra những ngôi mộ ở Tân Cương. Các nhà khảo cổ đã tìm kiếm hàng trăm km xung quanh khu lăng mộ và họ không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các xác ướp này có liên quan đến người Xiaohe hay phong cách sống của người Xiaohe. Điều này chứng tỏ các xác ướp là của những người đến từ một nơi rất xa nào đó, không phải ở Tân Cương.
Và cho đến nay, những câu hỏi như chuyện gì xảy ra với các xác ướp được chôn cùng công chúa Tiêu Hà? Họ đến từ đâu và vì sao họ biến mất? Tất cả đều chưa có lời giải đáp.
Nguồn: Ancient Origins
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét