Người cổ đại đã sở hữu thứ công nghệ có thể làm mềm tảng đá khổng lồ, rồi ráp khít chúng lại với nhau.
Với những công trình cổ đại được tìm thấy, chúng ta có thể phát hiện rằng người cổ đại phát triển hơn so với chúng ta ngày nay. Dưới đây chúng ta hãy thử tưởng tượng về cách mà người cổ đại “lắp ráp” và di chuyển những khối đá nặng hàng trăm tấn như thế nào, nếu phát hiện ra được và có thể ứng dụng vào thực tế thì công nghệ hiện đại sẽ có bước đột phá lớn.
Nếu bạn ngắm kỹ cấu trúc các công trình và tường làm từ các khối cự thạch ở Nam Mỹ – như khối đá với 12 cạnh ở Cuzco, Peru – ngay lập tức bạn thấy chúng được xếp khớp với nhau rất chính xác.
Theo phương thức chúng ta biết đến thì sẽ “sử dụng” các khối đá nặng hàng trăm tấn như thế nào?
Làm thế nào mà người Inca có thể xây dựng các công trình với một sự chính xác như thành trì Saksaywaman với những khối đá nặng tới 150 tấn, chồng khít vào nhau, trong khi người ta không tìm thấy được “công nghệ” mà họ dùng để xây dựng?
Nhưng ở một xã hội chỉ có các công cụ thô sơ, và không có kỹ thuật tiên tiến, làm thế nào có thể vận chuyển những khối đá nặng 100 tấn qua 30 km đường núi?
Ít ra thì điều này gợi ý rằng dù ai đã xây dựng chúng, họ cũng tiên tiến hơn so với những suy nghĩ của chúng ta về họ.
Như vậy có lẽ công trình này đã được xây dựng không phải bởi người Inca. Chính người Inca cũng tiết lộ cho người Tây Ban Nha rằng các công trình này đã được xây dựng từ trước khi người Inca tới đây sinh sống, do một tộc người khác thực hiện.
Có khả năng người Inca đã xây dựng thêm lên trên nền công trình đã được dựng sẵn từ trước và những nhà biên niên sử Tây Ban Nha đã nhầm lẫn khi cho rằng người Inca đã xây dựng toàn bộ công trình?
Nếu những người xây dựng công trình này thậm chí còn xa xưa hơn tổ tiên của người Inca, thì chẳng phải điều đó trái ngược với hiểu biết về lịch sử của chúng ta, rằng những nền văn minh xa xưa hơn người Inca không thể có được kiến thức và khả năng xây dựng những công trình phức tạp tiên tiến như vậy?
Công nghệ của những nền văn minh cổ đại đi ngược lại với suy nghĩ của chúng ta về họ.
Vì vậy, chúng ta có khả năng đang tìm về một nền văn minh tiên tiến cổ xưa hơn nền văn minh của người Inca, nhưng chúng ta lại không biết tí gì về họ, ngoài trừ việc họ có thể xây dựng các công trình như Saksaywaman.
Những khối đá này được di dời như thế nào vẫn còn là một bí ẩn, và đó cũng là bí ẩn đối với các công trình cự thạch khác, như Kim tự tháp Giza.
Mặc dù ngày nay chúng ta có thể vận chuyển các khối đá lớn như vậy và nâng chúng lên cao, nhưng suy nghĩ của chúng ta về sự tiến bộ công nghệ của người cổ xưa không phải lúc nào cũng phù hợp với các thành tựu mà chúng ta thấy được từ các công trình của họ. Phải chăng cần phải thay đổi cách suy nghĩ về các nền văn minh cổ xưa?
Tuy nhiên, có một vài giả thuyết về cách gia công ra các khối đá như vậy. Nhiều truyền thuyết địa phương nói về một dung dịch của người cổ xưa được chiết xuất từ thực vật, có đặc tính làm mềm đá.
Các nhà thám hiểm như Percy Fawcett huyền thoại, cũng như Hiram Bingham người đã khám phá ra Machu Picchu, đều được nghe về những truyền thuyết tương tự. Bên cạnh đó, Jorge A. Lira, một linh mục Công giáo, năm 1983 đã khẳng định có thể tái chế dung dịch làm mềm đá, nhưng ông lại không thể làm cho đá cứng trở lại.
Bí mật đằng sau 'thị trấn ma' cổ tích của Thổ Nhĩ Kỳ.
'Thị trấn ma' nằm giữa Istanbul và Ankara, nơi đây là một trong những vùng đẹp nhất phía Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đó. Năm 2020, Sarot thoát khỏi tình trạng phá sản, tự tin rằng họ có thể bán số biệt thự đã hoàn thiện để trả nợ và tiếp tục phát triển. Gần đây nhất, toàn bộ dự án đã được mua lại bởi NOVA Group Holdings, một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ. Liệu dự án có được NOVA cứu vãn hay không, đến giờ vẫn là một ẩn số.
Theo Thùy Trang / Báo GT
Có gì bên trong những thành phố cổ xưa nhất thế giới?
Được thành lập từ 4.000 đến 5.000 năm trước, Jerusalem đại diện cho một thành phố độc nhất trong lịch sử nhân loại, vì đây là nơi xuất phát của ba tôn giáo lớn: Cơ đốc giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Nó không chỉ là một điểm đến với đầy đủ các địa điểm tôn giáo đáng chú ý mà còn là nơi đã trải qua nhiều cuộc xung đột trong suốt nhiều năm. Thành phố này cũng từng bị phá hủy ít nhất 2 lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, bị đánh chiếm và tái chiếm 44 lần. Hiện nay nó là thủ đô của Israel và là nơi sinh sống của hơn 900.000 cư dân. Nơi đây đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Sidon, Lebanon
Một trong những thành phố lâu đời nhất trong khu vực là Sidon, được xây dựng từ 4.000 năm trước Công nguyên. Nó có lẽ là thành phố Phoenicia quan trọng nhất và lâu đời nhất. Thành phố đại diện cho căn cứ của đế chế Phoenicia, từ đó nó tiếp tục phát triển trong suốt những năm qua ở Địa Trung Hải. Ngày nay, đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch chính của Lebanon, và Lâu đài Biển được xây dựng vào thế kỷ 13 đại diện cho một phần quan trọng của di sản văn hóa của thành phố. Hiện đây là nơi sinh sống của 200.000 cư dân.
Athens, Hy Lạp
Athens đại diện cho những thành phố lâu đời nhất và có giá trị nhất trong sự phát triển của nền văn minh phương Tây.
Được thành lập vào năm 4.000 trước Công nguyên, Athens đại diện cho những thành phố lâu đời nhất và có giá trị nhất trong sự phát triển của nền văn minh phương Tây. Đến đầu thiên niên kỷ thứ 1 trước Công nguyên, Athens trở thành thành phố quan trọng nhất của Hy Lạp cổ đại. Đây là nơi có nhiều địa điểm đáng kinh ngạc còn sót lại từ thời Antic, bao gồm Parthenon, Erechtheion hay Panathenaic Stadium, sân vận động bằng đá cẩm thạch trắng duy nhất trên thế giới. Hiện nay, nó là thủ đô của Hy Lạp hiện đại với dân số hơn 3 triệu người. Đây là một điểm thu hút khách du lịch khổng lồ, với hơn 5 triệu người đến mỗi năm.
Susa, Iran
Được thành lập vào khoảng năm 4.200 trước Công nguyên, Susa là một trong những thành phố quan trọng nhất và lâu đời nhất ở Cận Đông Cổ đại. Nó nằm ở dãy núi Zagros và từng là một phần của các đế chế Elamite, Ba Tư, Seleucid và Sasanian của Iran. Nơi đây có nhiều đồ tạo tác và công trình cổ đại, chẳng hạn như Cung điện Darius Đại đế, tuy nhiên những di tích này còn lại rất ít. Ngày nay, Susa là nơi sinh sống của khoảng 65.000 cư dân.
Byblos, Lebanon
Được thành lập vào năm 5.000 trước Công nguyên, Byblos được thành lập bởi người Phoenicia như là thành phố đầu tiên của họ dưới tên Gebal. Trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, Byblos đóng vai trò là một trung tâm thương mại quan trọng và là một trong những nhà xuất khẩu tuyết tùng cùng các nguồn tài nguyên quý giá hàng đầu cho Ai Cập. Các điểm thu hút khách du lịch chính là Lâu đài Byblos, các ngôi đền cổ của người Phoenicia cũng như Bức tường Thành thời Trung cổ. Nó được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1984 và hiện là nơi sinh sống của khoảng 100.000 cư dân.
Argos, Hy Lạp
Thành phố Argos đã từng là khu định cư trong khoảng 7.000 năm. Cùng với Athens và Plovdiv, nó được coi là thành phố lâu đời nhất của Lục địa già. Thành phố đã trải qua một thời kỳ hưng thịnh dưới sự cai trị của người La Mã cũng như Đế chế Byzantine. Thành phố cũng là một phần của nhiều huyền thoại lịch sử và người ta tin rằng Perseus, con trai của thần Zeus được sinh ra ở đây. Khu vực này là nơi có nhiều địa điểm quan trọng, chẳng hạn như Lâu đài Bourtzi, Tiryns hay tàn tích của Heraion đồng thời cũng là nơi sinh sống của hơn 20.000 người.
Aleppo, Syria
Được thành lập vào năm 5.000 trước Công nguyên, Aleppo đại diện cho một trong những thành phố lịch sử quan trọng nhất và lâu đời nhất trên hành tinh của chúng ta. Do vị trí chiến lược giữa Biển Địa Trung Hải và Lưỡng Hà cũng như nằm ở cuối Con đường Tơ lụa, nó là một trong những trung tâm của thời cổ đại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố được biết đến nhiều hơn với các sự kiện đau thương, nó là trung tâm của chiến tranh kể từ năm 2012 trong cuộc nội chiến Syria. Các trận chiến đã gây ra những thiệt hại to lớn cho toàn thành phố cũng như khu phố Cổ được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Dân số chính thức của Aleppo ngày nay là hơn 1,8 triệu người, nhưng con số chính xác không được biết nếu xét đến số người thương vong và người tị nạn.
Plovdiv, Bulgaria
Được thành lập từ những năm 6.000 đến 5.000 trước Công nguyên, Plovdiv được coi là thành phố lâu đời nhất ở Châu Âu. Trong suốt lịch sử, nhiều đế chế đã chinh phục khu định cư của người Bulgaria bao gồm cả người Macedonia, người La Mã, Đế chế Byzantine cũng như người Ottoman. Do đó, thành phố có sự đa dạng và di sản văn hóa lớn, chẳng hạn như Nhà hát cổ Philippopolis, Sân vận động La Mã hoặc Đài tưởng niệm Alyosha. Ngày nay, nó là thành phố lớn thứ 2 ở Bulgaria và đón hơn 800.000 khách du lịch mỗi năm.
Damascus, Syria
Một số người coi Damascus là thành phố có người sinh sống lâu đời nhất thế giới, với những hồ sơ có niên đại 10.000 năm trước Công nguyên. Nhờ vị trí chiến lược, nó là một trong những viên ngọc trai của thời cổ đại và là một trung tâm quan trọng. Trong suốt lịch sử của mình, thành phố Syria đã bị chinh phục bởi Alexander Đại đế và sau đó trở thành một phần của Đế chế La Mã và Ottoman. Ngày nay, Damascus là một trong những trung tâm văn hóa của Syria và là điểm thu hút khách du lịch lớn đồng thời là thủ đô của đất nước, là nơi sinh sống của 1,7 triệu dân. Thành phố cũng đã bị ảnh hưởng bởi cuộc nội chiến, mặc dù không nhiều như Aleppo.
Jericho, Bờ Tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét