Phát hiện kim tự tháp 1.500 năm xây bằng vật liệu phun ra từ núi lửa.
Người Maya đã xây kim tự tháp Campana bằng chính thứ vật liệu chết chóc từng đe dọa nền văn minh của họ.
Theo Live Science, các nhà khoa học phát hiện ra người Maya xây dựng kim tự tháp Campana cách đây khoảng 1.500 năm từ những mảnh đá núi lửa văng ra trong một vụ phun trào.
Kim tự tháp đồ sộ cao 22m, nằm trong thung lũng Zapotitán, gần làng cổ San Andrés. Ngôi làng cổ này đã bị chôn vùi bởi lớp tro dày và vật liệu đá nóng sau vụ phun trào năm 539 sau Công Nguyên, nơi vốn chỉ cách núi lửa 40km. Dù không bị dung nham trực tiếp thiêu rụi nhưng ngôi làng không tránh khỏi cơn mưa tro bụi từ siêu núi lửa.
Vụ phun trào có tên Tierra Blanca Joven (TBJ), được coi là sự kiện núi lửa lớn nhất Trung Mỹ trong 10.000 năm qua. Ngọn núi tạo ra những dòng dung nham dài hàng chục km, phun lượng tro bụi khổng lồ khiến khí hậu Bắc bán cầu lạnh đi. Do sức mạnh hủy diệt của núi lửa, các nhà khoa học từng cho rằng nhiều khu định cư của người Maya trong vùng có thể trở thành miền đất chết hàng thế kỷ.
Tuy nhiên, người Maya quay trở lại sớm hơn nhiều so với dự tính của họ. Nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư khảo cổ học Akira Ichikawa từ Đại học Colorado (Mỹ) cho biết người Maya đã bắt đầu khởi công kim tự tháp trong khoảng 5-30 năm sau vụ phun trào.
Phân tích mới cũng hé lộ, người Maya sử dụng chính tro và đá nguội từ núi lửa, trộn với đất để xây nên nền móng vững chắc cho kim tự tháp được đặt tên là Campana. Điều này có thể phản ánh ý nghĩa tâm linh của núi lửa trong văn hóa Maya, theo Ichikawa.
Hình ảnh thực về các cấu trúc còn nguyên vẹn bên trong và bản đồ 3D của kim tự tháp. Ảnh: Đại học Colorado.
Kim tự tháp Campana cao khoảng 13m, được xây trên đỉnh của một bệ cao 6m, dài 80m và rộng 55m. Bệ này cũng có 4 bậc thềm rộng và một cầu thang lớn ở trung tâm. Đây là công trình công cộng đầu tiên mọc lên ở San Andrés sau vụ phun trào TBJ. Các cuộc kiểm tra sâu hơn bên dưới tro bụi núi lửa càng khẳng định nó chỉ mới được xây sau thảm họa bởi trước khi siêu núi lửa phun trào, ở đây không có cấu trúc xây dựng nào.
Đến năm 620, núi lửa Loma cách đó 6km phun trào, kim tự tháp tiếp tục được "nâng cấp" và trở nên đồ sộ. Dưới bóng kim tự tháp, dân làng dần quay trở lại thung lũng và sinh sống ở đó cho đến khi nền văn minh của họ sụp đổ.
Minh Hoa(t/h)
Câu chuyện về Chợ Bến Thành – Bí ẩn về cái tên của chợ Bến Thành.
Không có một bức ảnh, bưu thiếp hay văи bản nào ngày xưa của người Pháp ghi tên Chợ Bến Thành trên ngôi chợ ở vị trí hiện nay lẫn ngôi chợ cũ trên đường Nguyễn Huệ.
Một bưu ảnh Chợ Bến Thành cũ nằm trên đại lộ Charner(nay là Nguyễn Huệ) cuối thể kỷ 19. Lúc này kênh Lấp (kênh Charner) đã bị lấp vào năm 1887 và thay thế bằng đường ray xe điện. Nhìn phía xa là trụ sở UBND TP. HCM hiện nay còn góc phải là nhà thờ Đức Bà có hai tháp chuông nhọn.
Ban đầu Chợ Bến Thành có vị trí nằm trên đường Nguyễn Huệ hiện nay, người Pháp gọi đây là chợ cнíɴн, chợ trung tâm thậm chí chỉ gọi là chợ chứ chưa đặt cái tên cнíɴн thức nào cả.
Bức ảnh được thực hiện vào năm 1908 tức là chỉ sau 2-3 năm chợ đã dẹp sau gần 50 năm hoạt động (bắt đầu từ 1860). Tuy nhiên trên góc bức ảnh νẫи chỉ ghi trống không tiếng pháp Près du marché nghĩa là khu vực gần chợ.
Nhưng νẫи có một vài tấm ảnh ghi đây là chợ Sài Gòn như tấm ảnh dưới đây khi chỉ ít lâu chợ bị dẹp để chuyển sang một vị trí mới là vị trí của chợ Bến Thành Hiện nay.
Kỳ lạ hơn là ngay từ khi mở chợ năm 1914 đến 1954 thời thuộc Pháp, chưa bao giờ trước cửa chợ Bến Thành hiện nay lẫn ngôi chợ cũ trên đường Nguyễn Huệ có bảng ghi tên chợ, trừ một giai đoạn ngắn sau năm 1963 có bảng ghi tên chợ Quách Thị Trang (!).
Việc do dự càng rõ khi mới mở chợ Bến Thành hiện nay (1914), có bưu ảnh ngôi chợ mang tên rất chung chung: tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales), có khi là chợ lớn (grand marché – không viết hoa kiểu tên riêng).
Nhưng đa số ghi cẩn thận một cách… chung chung: Marché Central (chợ trung tâm, hay chợ cнíɴн).
Bưu ảnh chợ Bến Thành năm 1921 νẫи ghi Tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales)
Bưu ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 ghi “Sài Gòn, một ngày ở Chợ Lớn ” (A Saigon, un jour de grand marché)
Càng kỳ lạ hơn sau khi tiếp quản ngôi chợ Bến Thành từ tay người Pháp, Chính quyền Saigon cho đến năm 1975 νẫи không hề treo bảng tên ngay cổng chợ.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi ʟậт đổ cнíɴн Quʏềɴ Ngô Đình Diệm, cнíɴн quyền Sài Gòn lúc ấy đặt các bảng hiệu tạm bốn cạnh của đông, tây, nam bắc chợ Bến Thành với tên chợ là Quách Thị Trang để ghi nhận cô nữ sinh Quách Thị Trang đã ngã xuống trong ᴘнoɴԍ тʀào cнốɴԍ cнế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Nhưng rồi bảng tên chợ Quách Thị Trang bị lặng lẽ gỡ đi lúc nào không rõ… Và ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn này lại tiếp tục không có bảng tên chợ như hồi nó mới khai thị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét