Những thành phố cổ với lịch sử hàng nghìn năm có nhiều thứ dành cho du khách hơn là chỉ có kiến trúc đẹp và cổ vật độc đáo. Mang đậm dấu ấn của các thời đại và nền văn minh cổ xưa, các thành phố hàng nghìn năm tuổi phản ánh sự phát triển của nhân loại - bao gồm cả những sáng tạo và những sự hủy diệt.
Du lịch tới một điểm đến lịch sử luôn mang đến những trải nghiệm khó quên. Tìm hiểu về một thành phố cổ quan trọng về mặt lịch sử giúp du khách hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về các sự kiện và khoảnh khắc đã hình thành và thay đổi nhân loại.
Các thành phố cổ đại dường như tồn tại vượt thời gian. Có những khu định cư lịch sử bị người dân bỏ hoang từ lâu, bị cát vùi lấp theo đúng nghĩa đen, nhưng du khách vẫn dâng trào cảm xúc khi đến thăm...
Những thành phố cổ dưới đây là nơi con người sinh sống lâu đời nhất trên Trái đất.
1. Jericho, Bờ Tây: 11.000 năm tuổi
Thành phố cổ Jericho ở khu Bờ Tây.
Lịch sử của thành phố cổ này thật phức tạp vì nó đã bị phá hủy vào khoảng năm 1.500 trước Công nguyên nhưng không rõ do một trận động đất hay một cuộc xâm lược của người Ai Cập.
Jericho (Palestine) là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới vẫn có người sinh sống, là nơi các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết sinh hoạt của con người từ 9.000 năm trước Công nguyên.
Thành phố này nằm trong Thung lũng Jordan, với sông Jordan ở phía Đông và Jerusalem ở phía Tây. Các cuộc khai quật khảo cổ đã phát hiện dấu vết của những ngôi nhà thậm chí còn lâu đời hơn, khoảng 11.000 năm.
Nằm ở Bờ Tây, Jericho cũng là thành phố thấp nhất thế giới. Độ cao của nó là khoảng - 258m. Ngày nay, có hơn 25.000 cư dân sống ở đây.
2. Damascus, Syria: 11.000 năm tuổi
Thành phố cổ Damascus.
Các nghiên cứu và bằng chứng lịch sử cho biết đây là thành phố có người sinh sống lâu đời nhất trên thế giới.
Được mệnh danh là thủ đô của nền văn hóa Arab vào năm 2008, Damascus có thể đã có người sinh sống từ năm 8.000 đến 10.000 trước Công nguyên.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy đây là một thành phố quan trọng vào thời điểm đó.
Damascus từng là mục tiêu ưa thích của nhiều vị vua và những kẻ chinh phạt. Người Arab định cư tại nơi đây đã xây dựng các hệ thống cung cấp nước hiện đại.
Sau đó, Alexander Đại đế chinh phục Damascus. Sự giàu có của các di tích lịch sử đã khiến thành phố trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng cho đến khi xảy ra tình trạng bất ổn gần đây.
Từ năm 1979, thành phố đã được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.
3. Aleppo, Syria: 8.000 năm tuổi
Thành phố cổ Aleppo ở Syria.
Nằm giữa biển Địa Trung Hải và vùng Lưỡng Hà là thành phố đông dân nhất ở Syria với gần 4,4 triệu công dân.
Aleppo chắc chắn là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới, đã được nhắc đến vào thời Paleo-Babylon dưới cái tên "Halab".
Thành phố cổ xưa này hầu như chưa được các nhà khảo cổ đụng tới. Thành phố nằm dưới quyền kiểm soát của người Hittite (một nhóm người Ấn-Âu cổ đại di cư vào Tiểu Á và thành lập đế chế tại Hattusa ở Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào khoảng năm 1.600 trước Công nguyên) cho đến khoảng năm 800 trước Công nguyên, trước khi lọt qua tay người Assyria, Hy Lạp và Ba Tư.
Sau đó, thành phố bị người La Mã, Byzantine và Arab chiếm đóng, bị quân Thập tự chinh bao vây rồi bị người Mông Cổ và Ottoman chiếm.
Trong vài thế kỷ, đây là thành phố lớn nhất ở khu vực Syria và là thành phố lớn thứ ba trong Đế chế Ottoman.
4. Byblos, Lebanon: 7.000 năm tuổi
Thành phố cổ Byblos có những bãi biển, dãy núi và di tích cổ.
Được người Phoenicia thành lập với tên gọi Gebal, thành phố này được người Hy Lạp đổi tên là Byblos. Trong nhiều thế kỷ, thành phố là nơi xuất khẩu giấy cói chính cho Hy Lạp.
Từ “Kinh thánh” có nguồn gốc từ Byblos. Các điểm tham quan chính của thành phố là các ngôi đền cổ của người Phoenicia, Lâu đài Byblos và Nhà thờ Thánh John Mark, được quân Thập tự chinh xây dựng vào thế kỷ XII, cũng như các bức tường thành phố cổ thời Trung cổ.
Lễ hội âm nhạc quốc tế Byblos là một điểm thu hút hiện đại hơn. Nằm cách thủ đô Beirut 40 km, thành phố thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới với sự pha trộn độc đáo của những bãi biển, dãy núi và di tích cổ.
5. Athens, Hy Lạp: 7.000 năm tuổi
Thành phố cổ Athens nổi tiếng của Hy Lạp.
Là cái nôi của nền văn minh phương Tây và cái nôi của nền dân chủ, di sản của Athens vẫn còn rất rõ ràng.
Athens đã có người sinh sống từ hơn 7.000 năm trước. Các nền văn minh Ottoman, Byzantine và La Mã đã để lại dấu ấn của họ trên diện mạo bên ngoài của thành phố.
Là quê hương của nhiều triết gia, nhà văn, nhà viết kịch và nghệ sĩ lỗi lạc, thành phố đã trải qua những thăng trầm và không phải lúc nào cũng có được tầm quan trọng như ngày nay.
6. Susa, Iran: 6.300 tuổi
Thành cổ Susa ở Iran.
Ngày nay Susa không còn tồn tại nữa, nhưng vẫn còn Shush là một thị trấn nhỏ nằm trên vị trí của thành phố cổ. Do đó, chúng ta có thể thấy một sự tiếp nối nhất định.
Susa có từ năm 8.000 trước Công nguyên, là thủ đô của đế chế Elamite trước khi bị người Assyria đánh chiếm. Sau đó, đế chế Achaemenids của người Hy Lạp chiếm giữ thành phố.
Thành phố hiện đại, Shushan, có dân số khoảng 65.000 người, cũng được nhắc đến trong một số cuốn Kinh thánh.
7. Erbil, Iraqi Kurdistan: 6.000 năm tuổi
Thành phố cổ Erbil ở Kurdistan.
Phía Bắc Kirkuk là Erbil, nơi đã nhiều lần bị người Assyria, Ba Tư, Sassanids, Arab và Ottoman thống trị. Đây là một điểm dừng chân quan trọng trên Con đường tơ lụa, với tòa thành cổ cao 26m nhìn ra đường chân trời.
8. Sidon, Lebanon: 6.000 năm tuổi
Thành phố cổ Sidon ở Lebanon.
Nằm cách Beirut 40 km, Sidon là một trong những thành phố quan trọng nhất, và có lẽ là lâu đời nhất trong số các thành phố của người Phoenicia. Đó là căn cứ mà từ đó đế chế Địa Trung Hải Phoenicia lớn mạnh.
Cả Chúa Jesus và Thánh Paul đều đã đến thăm Sidon, cũng như Alexander Đại đế, người đã chiếm thành phố vào năm 333 trước Công nguyên.
9. Plovdiv, Bulgaria: 6.000 năm tuổi
Thành phố cổ Plovdiv ở Bulgaria.
Thành phố lớn thứ hai ở Bulgaria, Plovdiv ban đầu là một thành phố kiên cố của người Thracia, trước khi trở thành một thành phố La Mã lớn.
Sau đó, Plovdiv rơi vào tay người Byzantine và Ottoman, trước khi hợp nhất vào Bulgaria.
Thành phố là một trung tâm văn hóa, nơi lưu giữ nhiều di tích cổ đại, bao gồm một giảng đường và một kênh dẫn nước La Mã, cũng như các phòng tắm thời Ottoman.
Trong suốt lịch sử, thành phố bị người Byzantine và người Ottoman thống trị cho đến khi người Bulgaria chinh phục nó vào năm 815. Cái tên Plovdiv xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XV.
10. Varanasi, Ấn Độ: 5.000 năm tuổi
Thành phố cổ Varanasi ở Ấn Độ.
Ấn Độ là trung tâm nổi tiếng thế giới về các nền văn minh, tôn giáo và tâm linh cổ đại, đồng thời là cái nôi của những thành phố lâu đời nhất trên thế giới.
Thành phố linh thiêng Varanasi của Ấn Độ, trước đây được gọi là Benares, là một trung tâm tôn giáo và văn hóa trong ít nhất 5.000 năm.
11. Jerusalem, Israel: 5.000 năm tuổi
hành phố cổ Jerusalem.
Jerusalem là một trong những thành phố được cho là có niên đại khoảng 4.000 đến 5.000 năm tuổi.
Thành phố này có vị thế độc đáo trên thế giới nhờ nền văn hóa hỗn hợp của ba tôn giáo. Các nguồn gốc lịch sử của Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo được tìm thấy ở đây.
Jerusalem được coi là thành phố tôn giáo, với một lịch sử đấu tranh lâu dài. Sử gia Eric H. Cline đã viết rằng thành phố đã bị phá hủy ít nhất hai lần, 23 lần bị bao vây, 52 lần bị tấn công và 44 lần bị thất thủ và được chiếm lại.
Theo Indiatimes
3 bí ẩn vĩ đại không lời giải thách thức cả thiên tài.
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu thế giới thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn vĩ đại thách thức nhân loại suốt nhiều năm qua. Dù vậy, nỗ lực của họ vẫn chưa có kết quả khả quan.
Mời độc giả xem video: Nobel Vật lý 2020 vinh danh khám phá về hố đen, vật thể bí ẩn nhất vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Tâm Anh (theo Ancient-origins)
Loài cây đẹp nhưng cực độc - chạm nhẹ cũng khiến bạn "sống-không-bằng-chết" !!!!
Chạm 1 second thôi là nhớ nhau cả đời...
Loài cây đẹp nhưng cực độc - chạm nhẹ cũng khiến bạn "sống-không-bằng-chết"
Nhìn lá màu xanh, hình tim đẹp đến thế nhưng ai ngờ loài cây này chứa 1 chất độc có tính sát thương tinh thần kinh khủng.
Không thể phủ nhận, cây xanh là lá phổi của Trái đất khi có thể đem đến cho ta bầu không khí trong lành, điểm tô cuộc sống vui tươi.
Tuy nhiên, bên cạnh việc nhào nặn ra những loài cây đẹp thì Mẹ thiên nhiên cũng có những "đứa con" đáng sợ mà ai nhìn thấy cũng khiếp vía hay ngoại hình thì đẹp mướt nhưng khả năng hạ gục con người thì chỉ cần cái chạm tay rất nhẹ.
Và loài cây mà chúng ta đang nhắc tới đó chính là cây Gympie-gympie (tên khoa học là Dendrocnide moroides) - sinh trưởng chủ yếu ở vùng Đông Bắc nước Úc và quần đảo Moluccas của Indonesia.
Dendrocnide xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, "déndron" nghĩa là "cây", và knídē mang nghĩa "kim châm". Đúng như vậy, Dendrocnide moroides, với lá hình trái tim đầy lông mềm, được cho là loại cây độc nhất Australia và có biệt danh "cây tự sát". Vẻ ngoài mềm mại của lá cây là do được phủ hàng nghìn lông châm nhỏ, chứa chất độc khủng khiếp đến mức nạn nhân đau đớn vật vã suốt nhiều tuần, thậm chí nhiều năm sau mới hết hẳn.
Chạm 1s thôi là nhớ nhau cả đời...
Mọc gần các khu rừng mưa ở phía đông Australia, từ bán đảo Cape York đến phía bắc New South Wales, đây là một trong 6 loài cây châm chích của xứ sở chuột túi.
Thoạt nhìn, Gympie-gympie chỉ là 1 bụi cây vô hại với chiếc lá màu xanh mát dịu nhẹ nhưng thực chất, nó ẩn chứa 1 chất độc có tính sát thương tinh thần kinh khủng.
Khi zoom kỹ vào, bạn sẽ phát hiện ra Gympie-gympie được bao phủ bởi 1 đám lông mịn, dày giống như mũi kim siêu nhỏ chỉa lên tua tủa.
Những chiếc lông trên lá xâm nhập vào cơ thể, khiến bạn đau đớn tột độ.Những chiếc lông trên lá xâm nhập vào cơ thể, khiến bạn đau đớn tột độ.
Ngỡ "hiền lành" nhưng cứ thử chạm vào xem, bạn sẽ phải hối hận. Vì sao ư?
Đó là bởi những chiếc lông trên lá Gympie-gympie dường như ngay lập tức xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố thần kinh mạnh - moroidin - khiến bạn đau đớn tột độ.
Sự đớn đau này sẽ thực sự hành hạ nạn nhân khi chất độc được phát tán. Cụ thể, trong vòng 30 phút sau khi tiếp xúc, bạn sẽ biết thế nào là sự "tra tấn".
Lá cây có hình trái tim, dài 12-22cm, rộng 11-18cm và rìa lá có răng cưa.Cảm giác bỏng rát bủa vây là điều đầu tiên mà bạn nhận thấy. Nó khiến bạn cảm giác như phần da đó được phủ lên bởi axit nóng và điện giật liên tục vậy.
Cơn đau sẽ dần dần tăng cường ở mức độ cao hơn, đặc biệt là vùng xung quanh khớp và nó vẫn không chịu ngừng lại.
Gympie-gympie còn có khả năng thả các sợi lông của mình ra ngoài môi trường.
Nếu nạn nhân có sức đề kháng yếu, cũng như không được xử lý kịp thời, họ có thể bị sốc thần kinh và tử vong.
Kinh hoàng hơn, tác dụng của độc chất này sẽ kéo dài suốt 2 - 3 năm nếu như bạn không loại bỏ được phần lông dính trên da hoàn toàn.
Quả của Gympie-gympie khá bắt mắt, có vị ngon ngọt.Tuy nhiên, sự nguy hiểm của loài cây chết chóc này chưa dừng lại ở đó. Theo nhà sinh thái học Marina Hurley, Gympie-gympie còn có khả năng thả các sợi lông của mình ra ngoài môi trường.
Chỉ cần lại gần và hít phải lông thôi, bạn cũng sẽ bị hắt hơi, phát ban, dị ứng và chảy máu cam... Và ngay cả khi lá đã khô thì chúng vẫn khiến cho con người, các loài động vật có vú bị "trúng độc".
Dù bạn có tin hay không, cây này có quả. Tất nhiên, quả của chúng cũng phủ đầy lông. Nhưng quả ra đời là để thu hút động vật ăn chúng, trong khi mọi thứ của cây như thể hét lên "tránh xa ra".
Trừ khi bạn là pademelon chân đỏ.
Loài pademelon chân đỏQuả và lá của cây Gympie có thể là thức ăn của các loài khác. (Ảnh: Theconversation).
Trong quá trình nghiên cứu, đôi khi Hurley thấy một cây Gympie đã bị thứ gì đó ăn. Đôi khi, chúng bị gặm nhấm bởi những côn trùng cỡ đủ nhỏ để tránh được lông châm. Nhưng trong một số trường hợp, lá cây rõ ràng đã bị con vật nào đó to lớn hơn cắn.
Hóa ra, đó là pademelon - một loại thú có túi. Chúng đã hình thành miễn dịch với đám lông độc, và thoải mái ăn những chiếc lá giàu dinh dưỡng.
Lỡ chạm phải Gympie-gympie - thật sự "sống-không-bằng-chết"
Có khá nhiều câu chuyện được lưu lại về những trường hợp vô tình chạm phải Gympie-gympie.
Ngay cả phần cành cũng chứa đầy lông độc.
Năm 1994, một nam giới tên Cyril Bromley đã không may rơi vào đám cây này khi đang tập trận. Vào viện, các bác sĩ đã buộc phải trói chặt ông lại trên giường bệnh trong suốt 3 tuần để tránh việc Cyril tự cào cấu vào vết sưng tấy.
Ông được điều trị bằng nhiều phương thuốc nhưng tất cả đều vô hiệu. Chính bởi không thể chịu nổi cơn đau, ông đã ra đi.
Một trường hợp khác được kể lại đó là có 1 sĩ quan vì không biết nên vô tình dùng lá cây Gympie-gympie này thay... giấy vệ sinh và sau đó buộc phải tự sát vì không chịu nổi cơn đau mà nó gây ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét