.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

30 tháng 1 2024

VƯỜN TÁO.




 Tôi đã dùng chiếc xe này đi vườn táo, từ Ngã Ba An Trạch qua một cây cầu ván thật cao năm 1973.

 trong hình là vợ tôi hiện nay (đứng giữa mang kiếng) và 2 đứa cháu gọi tôi bằng chú.

Người Thầy Cuối Cùng Dạy Vua Ở Việt Nam: Được Chọn Vì Có Ngoại Hình Khác Người.

 Không chỉ là người thầy cuối cùng dạy vua, ông còn là Tổng tài cuối cùng của Quốc sử quan triều Nguyễn. Điều đặc biệt, người đàn ông này được chọn làm thầy dạy vua là nhờ có ngoại hình chẳng giống ai của mình.

Năm 1916, Phụng Hóa Công lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Khải Định. Con trai ông là Vĩnh Thụy trở thành hoàng tử. Đến năm 1918, Vĩnh Thụy lên 6 tuổi, vua Khải Định bắt đầu chọn thầy dạy học cho con. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến không chỉ tương lai của hoàng tử mà còn là chuyện quốc gia đại sự.

Vua Khải Định khi đó đã cho gọi 4 vị quan nổi tiếng trong triều, có học vấn uyên bác vào cung để lựa chọn. Tất cả đều ăn mặc chỉnh tề, chờ vua ra lệnh. Lúc này đây, Vĩnh Thụy đi ra trình diện. Hoàng tử đi một vòng, nhìn từng người và ánh mắt dừng lại ở một vị quan có vẻ ngoài khác biệt và tỏ ra khá sợ người này. Ông có miệng hơi méo, hai mắt không bằng nhau, quả thực có ngoại hình kém hơn 3 vị quan kia. Người đó chính là Lê Nhữ Lâm, Hành tẩu ở Văn phòng Nội các.


Bốn anh em vua Thành Thái (ngồi chính giữa hàng đầu) chụp ảnh kỷ niệm cùng với các thầy giáo Quốc Tử Giám. Ảnh tư liệu

Vua Khải Định từ đó quyết định chọn Lê Nhữ Lâm làm thầy dạy con mình. Lý do bởi ngoại hình kỳ lạ của ông khiến hoàng tử Vĩnh Thụy kính nể. Chưa kể vị quan này nổi tiếng là người có học vấn uyên thâm, phẩm hạnh tốt.

Sau này Vĩnh Thụy sang Pháp du học, Lê Nhữ Lâm cũng đi theo học trò sang xứ người. Suốt 10 năm ở Pháp, ông vừa dạy Nho học cho Vĩnh Thụy, vừa học thêm tiếng Pháp và văn hóa Pháp.

Năm 1922, Vĩnh Thụy trở thành Hoàng thái tử. Đầu năm 1926, vua Khải Định băng hà, Vĩnh Thụy lên ngôi lấy hiệu là Bảo Đại. Cho đến ngày Bảo Đại bắt đầu nhấp chính vào năm 1932 thì Lê Nhữ Lâm vẫn là người dạy ông học.


Vua Bảo Đại mặc lễ phục trong dịp tấn phong Đông Cung Hoàng Thái Tử. Ảnh tư liệu

Bảo Đại là một vị vua Tây học. Việc đầu tiên ông làm sau khi nắm quyền thật sự là cho 5 vị Thượng thư xuất thân Nho học về quê. 5 người đó là Nguyễn Hữu Bài (Bộ Lại), Tôn Thất Đàn (Bộ Hình), Phạm Liệu (Bộ Binh), Võ Liêm (Bộ Lễ), Vương Tứ Đại (Bộ Công). Tuy nhiên, Lê Nhữ Lâm thì không phải ra đi, thay vào đó còn được cử giữ chức Tổng tài Quốc sử quán kiêm nhiệm Giám đốc Thư viện Bảo Đại (nơi giữ nhiều tư liệu, sách vở viết bằng chữ Hán, chữ Pháp) từ năm 1933 đến năm 1939. Trên cương vị mới này, người thầy dạy vua năm nào đã tham gia tổ chức, điều khiển biên soạn các phần nối tiếp của Đệ lục kỷ Đại Nam thực lục.


Hoàng đế Bảo Đại về nước sau 10 năm du học ở Pháp. Ảnh tư liệu

Nói về Lê Nhữ Lâm, ông sinh năm 1881, là con của Án sát Bình Thuận Lê Trí, người xã Vân Trình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông từng có 11 năm theo học ở Quốc tử giám. Năm 1906, Lê Nhữ Lâm thi Hương và đậu cử nhân, đứng thứ 5 trên 35 người thi đỗ, làm quan dưới thời vua Duy Tân. Ông giữ chức Hành tẩu ở Bộ Hộ và Văn phòng Nội các trước khi được giao nhiệm vụ dạy học cho Vĩnh Thụy.

Lê Nhữ Lâm là người thầy cuối cùng dạy vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông cũng là Tổng tài cuối cùng của Quốc sử quan triều Nguyễn. Năm 1940, vị quan này về hưu với hàm Hiệp tá đại học sĩ, cùng gia đình sống ở xã Vân Trình. Trong thời gian Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp diễn ra, Lê Nhữ Lâm đã vận động con cháu, hàng xóm tham gia cách mạng, đấu tranh vì đất nước.

Nguồn Blog Việt.


NƯỚC PHÁP ĐÃ ĐƯA VĂN MINH ĐẾN VỚI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO!
Người Pháp khi đến Việt Nam họ rất yêu vùng đất này, họ mất nhiều hơn là có được từ vùng đất Việt Nam này, họ đem văn minh cho Việt Nam, Pháp đem đến cho Việt Nam là luật pháp, những cái luật củ dã man và lạc hậu được xóa bỏ, như : Tru di tam tộc, kết tội không có bằng chứng khách quan, phạm húy ....Và chỉ có luật pháp mới được trừng phạt con người, trước đó Vua có quyền giết bầy tôi, chủ có quyền giết tớ, tướng giết lính, cha giết con .v.v...
Pháp giúp Việt Nam xây đường xá, quốc lộ chúng ta đang xài ngày nay phần lớn được làm thời Pháp đó 100 năm vẫn không hư^^, đường ray xe lửa Bắc, Trung, Nam cũng do Pháp làm cho Việt Nam chứ ai, đường ray xe lửa hình răng cưa Tuyến tàu hỏa Đà Lạt - Tháp Chàm đã đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt, khi là một trong hai cung đường sắt thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500 m, có thể coi đường ray này là độc nhất vậy mà bị bán mất tiêu( người Thụy Sỹ mua và họ coi như báu vật). Rồi các kiến trúc tuyệt đẹp như nhà thờ Đức Bà, Tòa đô chánh mà ngày nay là ủy ban nhân dân Sài Gòn(Màu trắng đẹp chứ ngày nay màu thấy gớm)...làm cho Việt Nam ngày nay tự hào và thu hút du khác đến Sài Gòn bởi các kiến trúc cổ ấy! Tiếc là miền Bắc họ bắt trước Cuba phá hủy hết các công trình của Pháp (tiếc ghê). Còn nhiều cái Pháp làm cho Việt Nam lắm, kể sơ sơ để chúng ta thấy họ cho Việt Nam nhiều hơn lấy hé!
DƯỚI ĐÂY LÀ CẢI CÁCH HÔN NHÂN MÀ NGƯỜI PHÁP ĐEM LẠI CHO VIỆT NAM!
Trước khi Pháp vô cai trị toàn cõi An Nam, xứ mình không có luật hôn nhơn rõ ràng, cứ kiểu lớn lên cha mẹ dựng vơ gả chồng rồi ăn đời ở kiếp với nhau, hoặc muốn lấy vợ hai vợ ba cũng chẳng sao, lúc sanh con đẻ cái cũng không cần khai sah gì ráo, nếu nhà nào có gia phả thì miễn là trong gia phả có ghi tiên lại chứng minh đây là con cháu trong gia đình
Tới chừng khi Pháp vô "xâm lược" Việt Nam, Pháp ban hành lại tất cả các luật lệ Pháp quốc hay quốc tế áp đặt lên xứ An Nam, Nam kỳ là nơi ảnh hưởng luật lệ và văn hóa Pháp nhiều nhứt vì đây là xứ "bảo hộ" trực tiếp từ Pháp đứng đầu là Thống đốc Nam kỳ mà triều đình Huế không có quyền can dự và ngược lại...
Trong chỉ dụ ngày 3 Octobre 1883 Pháp quy định lề-luật về sanh, tử và hôn-thú rõ ràng hơn, trong luật công nhận chế độ đa thê và chỉ coi sự phạm gian (tức ngoại tình) là lý do xin để (tức ly dị), nếu người ngoại tình là người vợ , tuy nhiên luật cũng có những quyền lợi nhứt định dành cho phụ nữ.
Theo Luật I/59, nam phải đủ 18 tuổi, nữ phải đủ 15 tuổi mới được phép kết hôn. Do văn hóa người Việt kết hôn sớm và Pháp cũng tôn trọng văn hóa bản địa
Cấm hôn nhơn cùng huyết thống trực hệ
Đa số giới tri thức Tây học thì khi lấy vợ đều làm hôn thú đàng hoàng, hoặc muốn lấy thêm vợ lẽ cũng đặng nhưng cũng phải làm hôn thú chừng sau này pháp luật mới công nhận. Như tui nghe bà cố hồi xưa kể hễ vợ chống lên xin làm hô thú thì phải có người theo làm chứng nếu hai người kết lần đầu thì làm chứng là hai người độc thân thiệt, nhiều khi mấy ông có vợ lớn rồi mà khai gian. (cách thức này vẫn còn được sử dụng tại các quốc gia tư bản ) Còn mà có vợ lớn rồi xin lấy thêm vợ lẽ cũng đặng.
"Trong tiểu thuyết Dòng Đời (HBC) cô Hai Trinh định nương giờ 1 ông đốc phủ giàu có góa vợ bao bọc cô cả đời nên khi ông ngỏ lời ăn đời ở kiếp cô bắt ông phải làm hôn thú, lúc đầu ông do dự vì một khi đã làm hôn thú là sau này khi ông chết phải chia gia tài, nhưng sau thì ông đồng ý"
Sau vợ chồng có con thì đi lam khai sanh, đa số nhà giàu họ hay đi làm đặng nữa chia gia tài cho dễ hoặc đơn giản họ chỉ muốn làm cho hạp thời hoặc muốn tòa chứng nhận đó là con của họ.
"Như trong tiểu thuyết Chị Đào Chị Lý, ông Thái lụm được hai đứa con gái với một bức tâm thư và 5000 Đông Dương, khi cô lớn ông ra tòa làm khai sanh chứng minh là con đẻ, hay trong Vì Nghĩa Vì Tình, cậu Phùng Xuân biết vợ chữa với người khác nhưng vẫn nhận làm con đứng tên cha trong khai sanh đặng mốt ăn gia tài của thằng nhỏ."
Trong thời gian con còn nhỏ dại hay bỏ vợ đang thai nghén mà cha bỏ đi bị phạt từ ba tháng đến một năm tù và phạt tiền từ 5.000 – 100.000 đồng đông dương. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì can phạm có thể được hưởng án treo. Sắc luật ngày 3-12-1942 bổ sung
Rồi khi già yếu họ cũng tuân theo luật mà làm di chúc phân chia tài sản ruộng đất cho gia đình hoặc thân tộc, cứ hễ con ruột dóng lớn vợ cả, hay con trai thì ăn huê lời nhiều hơn chút đỉnh.
"Trong tiểu thuyết Con nhà Nghèo của cụ Hồ Biểu Chánh có nói vợ ông Cả chết , ông tục quyền với bà sau, khi ông gần chết ông để lại di chúc chia hết tài sản cho bà hai ăn mãn đời chết rồi thì các con mới được chia nhau"
Còn giới lao động nông dân không biết tới con chữ, họ cũng không quan tâm chi tới chuyện này, cứ ở với nhau tới mãn đời cũng chẳng hại chi,cứ nghĩ miếng ăn còn không đủ lấy đâu ra chữ nghĩa,
Với nhiều người không muốn vì sợ lôi thôi về tài sản hay lúc muốn để vợ cũng khó (để tức ly hôn/ly dị) lúc đó còn rắc rối hơn là đi xin hôn thú
Vì theo Luật Hộ thuộc về người Annam ban hành năm 1883 có nói rõ rằng vợ chồng ăn ở với nhau chưa đầy 2 năm thì không đặng phép đến Tòa xin để (xin để là xin ly dị), bởi vì luật buộc vợ chồng tự thuận mà xin để thì người vợ phải 21 tuổi sấp lên mới đặng
Trong trường hợp tòa cho để vợ là khi nào người đàn bà có phạm một lỗi trong mấy lỗi như sau:
1) Lấy trai chồng bắt được có đủ bằng cớ; (cái này vợ còn bị tòa phạt khoản)
2) Bỏ nhà chồng mà trốn;
3) Đánh đập cha mẹ chồng hoặc các người trưởng thượng khác bên chồng;
4) Phạm tội bị tòa hình kếu án làm mất danh giá.
Ví như người đàn bà không có phạm một lỗi nào trong mấy lỗi ấy, mà chồng cũng muốn xin để, thì ít nữa phải kiếm bằng cớ chỉ rõ ràng vợ mình hoặc bất kỉnh với công cô, hoặc hay ngồi lê đôi mách, hoặc có tánh gian giảo trộm cắp, hoặc ghen tương làm náo động trong gia đình, hoặc có tật bịnh không thể sanh con nối dòng cho chồng được.
Mà phải nhớ hễ vợ chồng hồi mới cưới nghèo nàn, bây giờ trở nên giàu có, hoặc người vợ đã có chịu tang cho cha mẹ ông bà bên chồng 3 năm, hoặc người vợ không còn cha mẹ bà con mà trở về nương dựa được, thì Tòa không chịu cho để bỏ.
Luật pháp thời đó là vậy chứ không phải đơn giản muốn lấy là lấy bỏ là bỏ ngang xương được
Còn mà ở với vợ mà đánh đập quan tòa mà biết được thì sẽ bị luật hình
"Có thị Xẩm kia tới sở tuần thành mà cáo chồng nó, vì cột chơn nó lại không cho đi đâu, và chơn nó còn sợi dây cột nó, tra hỏi thì chồng nó chịu có cột vợ lại, vì con ấy hay đi hoài bỏ không lo việc nhà cửa, nên làm vậy mà răn dạy nó, chớ không có đánh đập nó hay là làm thế nào khác, làm như vậy cho nó ở nhà mà thôi. Song tên Khách ấy phải tòa phạt tù giam hậu một tháng vì tội ấy."
“Tù giam hậu” đây tức tù treo, chỉ bị ghi vào lý lịch tư pháp, tóm lại chỉ là xử phạt tượng trưng. Nhưng điều quan trọng là pháp luật thuộc địa ở Sài Gòn lúc ấy nghiêm cấm sự bạo hành trong các quan hệ xã hội, một cái lỗi nhỏ trong quan hệ gia đình như thế cũng có thể bị chế tài để không phát triển tới mức phá rối trật tự trị an xã hội.
Nguồn Yêu Sử Việt


Biên giới Canada - Hoa Kỳ dài gần 9000km kéo dài từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương là đường biên giới dài nhất trên thế giới giữa hai quốc gia. Đây cũng là đường biên giới yên bình nhất, đường biên giới này không hề có biên phòng vũ trang cũng chẳng có cột mốc hàng rào thép gai loa phóng thanh gì cả.
Đường biên giới này rộng 6m đi qua các rừng cây, mỗi bên Mỹ và Canada tự trả kinh phí phụ trách 3m cắt cây để lộ một đường thẳng xuyên rừng.
Đường biên giới này đi qua cả sông hồ thác nước, nước thì không kẻ được, Mỹ và Canada kệ nó.
Đường biên giới đi qua cả các con phố, các thị trấn làng mạc, con phố… lúc này đường biên là các vạch kẻ sơn.
Đường biên giới đi qua cả những ngôi nhà, đất đai họ sở hữu tư nhân, nhà họ nằm giữa hai quốc gia kệ họ, ko ai vào được. Có anh chị chủ sở hửu căn nhà có đường biên đi qua, một lần anh chủ nhà người Mỹ đứng trong nhà và đi ra ban công, nhưng ban công anh lại thò sang đất Canada. Khi đó tình cờ có sĩ quan Canada đi qua, anh sĩ quan dừng lại đứng dưới phố nhìn lên ban công và nói :
“ Chào mừng đến với Canada, chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ “
Đường biên giới này đi qua cả những thư viện, họ kẻ vạch khắp sàn nhà thư viện và để người dân hai nước tự do ra vào thư viện và đọc sách miễn phí.
Đường biên giới này đi qua cả các quán bar, thông thường mọi người vào quán bar có kẻ vạch biên giới. Lúc mới vào, người Mỹ ngồi một bên, người Canada ngồi bên phần đất của họ, đến lúc ngà ngà say rồi thì hai bên bắt đầu vượt biên và nhảy múa .
Biên giới giới Mỹ- Canada, là đường biên giới nhiều cảm xúc nhất, yên bình nhất và là đường biên giới nhiều du khách muốn khám phá nhất.
Biên giới Mỹ và Canada chạy giữa một con phố được phân cách bởi một đường kẻ vàng giữa hai làn xe cộ chia đôi con phố này, một nửa thuộc về thành phố Stanstead thuộc Quebec của Canada; nửa còn lại là Beebe Plain, một khu đô thị ở Vermont của Mỹ.
Đoạn đường hơn 500m có tên Canusa Street trên bản đồ Vermont (Mỹ) còn người dân Quebec (Canada) gọi nó là Rue Canusa. Canusa nghe có vẻ trừu tượng nhưng nó chính là cách ghép của Canada và USA, là một trong những đường biên giới kỳ lạ nhất trên thế giới.

Sgpostst


LỢI TỨC YÊU THƯƠNG!

 




Đúng năm giờ bác C tài xế xe taxi phải giao xe, nhìn đồng hồ đã năm giờ rồi, bác tài tắt đèn báo hiệu "tạm thời không đón khách" .
Ngày cuối tuần, học sinh trong ký túc xá của trường trung học N chạy ùa ra. Bác C tài xế nhịn không được thói quen này nên dừng xe lại, nhìn học sinh đi đi lại lại, chúng mặc đồng phục nhà trường, trên mặt tươi cười rạng rỡ.
"Bác tài, con... con muốn ngồi xe của bác." - Một bé gái chân đi khập khiễng, lưng mang cặp sách đi đến, nhìn hai bên phải trái, nói vội vàng.
Bác tài nói phải giao xe, và chỉ có dừng xe chút xíu thôi.
Em bé gái cúi đầu, mấy giây sau nó lại thành khẩn nói: "Con cám ơn bác, bác tài, nếu được con chỉ ngồi trạm tới là xuống thôi."
Hai chữ "Con cám ơn" làm cho bác tài động lòng, bác liếc nhìn thấy em bé gái mặc cái áo giặt trắng tinh, một cái cặp sách cũ không thể cũ hơn được nữa, không đành lòng, ông thở dài nói: "Lên xe."
Em bé gái sung sướng lên xe. Xe đi một đoạn ngắn, bé gái đột nhiên tằng hắng nói: "Bác tài, con chỉ có 3000 đồng thôi, cho nên, đến nửa trạm cho con xuống".
Bác tài nhìn trong kính chiếu hậu thấy em bé gái mặt đỏ gấc, không nói gì. Đây là xe taxi thành phố, giá mỗi đoạn đường lên xuống chỉ có thể là 7000 đồng.
Lái xe đến trạm dừng công cộng thì bác tài dừng xe lại, em bé đứng nơi cửa cúi đầu nói: "Con cám ơn bác".
Bác C tài xế nhận thấy em bé gái dị tật chân, khập khiễng đi về phía trước, đột nhiên trong lòng có chút ái ngại pha thương cảm.
Cũng từ ngày cuối tuần ấy, bác C cứ mỗi ngày cuối tuần đều nhìn thấy em bé gái đứng đợi ở cổng trường, mấy chiếc xe taxi chạy qua, em bé gái nhìn như không nhìn, chỉ đứng chờ. Em bé gái đợi mình? Bác C đoán và trong lòng cảm thấy ấm áp, bác lái xe đến, em bé gái từ đằng xa giơ tay vẫy vẫy, bác C rất đỗi kinh ngạc, xe bác màu da cam giống với các xe taxi khác, em bé gái làm sao có thể nhìn mà biết được chứ? Đây là 3000 đồng, đây là một trạm. Bác tài không hỏi nó tại sao chỉ đứng đợi xe của mình, và cũng không hỏi tại sao chỉ ngồi có một trạm?
Trong lòng em bé gái hẳn có một bí mật nhỏ, bác C tài xế rất hiểu điều này. Một lần, hai lần, ba lần, dần dần bác C tài xế trở thành thói quen. Cuối tuần trước khi giao xe, thì người cuối cùng phải chở nhất định là cô bé có đôi chân dị tật trong trường trung học đó. Bác tài tắt đèn bảng "tạm không chở khách", chuyên tâm đợi trước cổng trường. Em bé gái chỉ mười bốn mười lăm tuổi mà thôi, vừa nhìn thấy ông thì giống như con nai nhỏ cà nhắc cà nhắc chạy qua đường, lớn tiếng nói với bạn học "tạm biệt", bất quá chỉ năm phút đồng hồ là em bé gái xuống xe, câu cuối cùng vẫn là: "Con cảm ơn bác, bác tài."
Hình như chỉ đợi câu nói ấy, cuối tuần bất kể là đi bao xa thì bác C cũng lái xe đến trường. Có lúc giao xe bị phạt, bác ta cũng nhất định chở em bé gái đi một đoạn đường.
Thời gian qua rất nhanh, chớp mắt mùa hè của năm thứ hai đã đến. Nhìn em bé gái mang cặp sách thật nặng nề, bác C đột nhiên cảm thấy như đánh mất cái gì đó. Bác biết em đã tốt nghiệp phổ thông cấp hai, và nó sẽ học cấp ba ở đâu?
- "Bác tài, cám ơn bác, có lẽ đây là lần cuối cùng con được ngồi xe của bác, con quấy rầy bác quá. Con thi đậu trường THPT L, có lẽ nửa năm mới về nhà một lần," em bé gái nói như thế. Bác tài từ trong kính chiếu hậu nhìn cặp mắt em bé gái, trong lòng rất là không yên. Em bé quả nhiên rất ưu tú, trường L là trường điểm của thành phố lớn, thi đậu vào đó thì đã bước một chân vào ngưỡng cửa đại học hay sẽ du học với học bổng toàn phần rồi.
- "Vậy thì bác đưa con về nhà." - Bác tài nói.
Em bé gái lắc đầu nói mình chỉ có ba đồng bạc thôi.
- Lần này không lấy tiền.
Bác tài nói xong thì nhìn đồng hồ, đưa em bé gái về nhà thì nhất định giao xe bị trễ giờ, có thể bị phạt chút tiền, nhưng có quan hệ gì chứ ? Bác muốn ngồi chung với em bé gái thêm chút nữa. Em bé gái nói địa chỉ rất xa, còn thêm bảy trạm nữa, nửa giờ sau, bác tài dừng xe, em bé ôm cặp bước xuống, bác tài lấy một cái hộp trong cốp xe ra, nói: "Đây là món quà bác tặng con".
Em bé gái thảng thốt xúc động đến kinh ngạc tiếp nhận quà, sau đó cúi mình lí nhí chào bác tài, nói: "Con cảm ơn bác, bác tài."
Nhìn em bé gái bị dị tật chân khập khiễng đi vào nhà, bác C tài xế thở dài. Cháu bé, từ nay không còn gặp lại nữa? Bác tài cũng không biết tên em bé là gì !
***
Đã qua mười năm rồi. Bác C tài xế vẫn còn lái xe taxi.
Hôm nay, việc cũng không nhiều, ông đang lái xe và nghe chương trình ca nhạc - thông tin của đài giao thông phát đi : "nhắn tin tìm người, tìm bác tài xế mười năm trước lái xe của công ty AAA số xe là Axxxx."
Bác C tài xế nghe , ngớ người ra, có người tìm mình?. Mười năm trước đây , ông lái chính là chiếc xe này. Tò mò, ông gọi thẳng đến tổng đài, cô nhân viên trực tổng đài nhanh chóng đưa cho bác tài xế số điện thoại lạ hoắc , bác C thắc mắc, là ai nhỉ? Mỗi ngày bận bịu vì kế sinh nhai, ngoại trừ bà vợ ra thì bác tài không quen biết người phụ nữ nào khác.
Khi điện thoại, bác tài nghe âm thanh của một cô gái trẻ, cô ta kinh ngạc vui mừng hỏi: "Là bác sao, bác tài ?"
Bác tài giật mình, âm thanh này, lời nói này rất là quen thuộc, nhưng bác tài không nhớ là ai cả.
-"Con cảm ơn bác, bác tài." Cô gái nói. Bác nhớ ngay, chắc chắn là nó.
Hai người hẹn gặp nhau ở một quán cà phê, khi gặp cô gái ấy, bác C như không tin vào mắt mình, trước mắt là một cô gái thướt tha, là bé gái mười năm trước đi xe chỉ có 3000 đồng đó ư?
Cô gái cúi đầu chào bác tài và nói: "Con cám ơn bác, bác tài."
Uống nước, cô gái kể chuyện ngày trước: Mười hai năm trước, ba của cô cũng là một tài xế lái xe taxi, ông rất thương yêu cô gái, mỗi ngày cuối tuần, dù bận cách mấy ông cũng lái xe đến trường đưa cô về nhà. Tết đến, cả nhà về quê ăn tết, vì để mang được nhiều đồ, ba của cô mượn xe bánh mì của người bạn. Lái xe được nửa đường, đột nhiên đường mưa mù trời, xe ba lái tông vào một chiếc xe hàng, xe bánh mì bị hư toàn bộ, ba của cô chết tại chỗ, từ đó chân của cô bị thương tật nặng. Chôn cất ba xong, mẹ phải bồi thường xe cho người bạn của ba một khoản tiền lớn, và để làm phẫu thuật chân cho cô, nên mẹ làm việc ngày đêm không nghỉ, còn cô, sau khi vết thương lành, cô lập tức đi học, nhất tâm muốn mau lớn. Bản tính cô kiên cường, việc gì cũng có thể chịu đựng, nhưng duy chỉ có một việc là không chấp nhận người khác thương hại mình. Cho nên, cô không nói cho ai biết việc ba và cô bị tai nạn. Tan học về nhà, khi bị bạn học hỏi tại sao bây giờ lại đi xe công cộng? Cô bé nói dối là vì ba đi xa, nói dối được nửa năm, cho đến khi gặp bác C tài xế. Cô bé thấy chiếc xe taxi dừng bên đường không chút động đậy, giống như ba cô bé lái xe đến đợi trước cổng trường.
Cô bé chỉ có 3000 đồng để đi xe công cộng, nhưng cô bé lấy tất cả để ngồi xe taxi, chỉ ngồi một trạm, sau đó đi bộ nửa giờ nữa về nhà, mặc dù đường rất xa, nhưng cô bé vẫn đi, bởi vì cô bé không muốn ai có thể thương hại việc ba của cô bé đã chết.
"Bác chắc không biết, chiếc xe taxi mà bác đang lái đó là chiếc xe mà ba của con đã lái, số xe cứ in hằn trong óc con".
Cô gái nói trong nước mắt: "Cho nên, từ xa xa, chỉ cần nhìn , con nhận ra nó liền".
Bác C tài xế thấy mũi như nghẹt thở, chút xíu nữa thì cũng không kìm được nước mắt.
"Tấm huy chương này con luôn mang trên mình, con không biết, nếu không có nó thì con có thể được như ngày hôm nay không. Hơn nữa, bác trả lại con tiền xe, con vẫn cứ giữ nó. Nhờ số tiền bác trả lại không nhận, con tự tin, cảm thấy vấn đề gì cũng có thể khắc phục được. Mặc dù mất ba , nhưng cháu vẫn có người cha như cũ."
Nói xong, cô gái lấy trong túi ra tấm huy chương mang vào mình. Góc cạnh của tấm huy chương đó đã biến thành màu đen, sau tấm huy chương có viết hàng chữ: "Chúc cuộc sống của con cũng như tấm huy chương này."
Tấm huy chương này là của bác C tài xế làm quà tặng cho cô gái hơn mười năm trước.
Cô gái cầm tay bác C tài xế rời khỏi quán cà phê. Nhìn cô gái lái xe đi rất xa, bác C dừng xe bên đường, để cho nước mắt chảy xuống. Cô gái dị tật chân ấy, bây giờ bác mới biết tên cô ta là Tuyết.
Cô gái và con của bác đã chết cách đây mười năm vì ung thư, thật giống nhau một cách kỳ lạ. Con gái của bác khi còn sống, cứ mỗi ngày cuối tuần thì bác đều lái xe đến trường N đón nó. Con gái trước khi lên xe thì nói: "Con cám ơn ba", xuống xe cũng câu ấy: "Ba, con cám ơn ba", làm cho bác tài cảm được rất nhiều hạnh phúc!
Tấm huy chương ấy là của con gái ông , được ông đặt làm thưởng khi nó đoạt giải kỳ thi Olympic, đã làm cho ông ta rất kiêu hãnh và hy vọng, nhưng con gái ông đột nhiên qua đời, khiến cho ông ta không kịp lấy lại thăng bằng trong cuộc sống. Hễ đến ngày cuối tuần, đi ngang qua trường trung học N, ông đều dừng xe lại, hình như con gái vẫn có thể từ cổng trường chạy ra, lên xe, và lớn tiếng nói: "Ba, con cám ơn ba."
Trên đường trở về nhà, bác C mua một tờ báo, vừa mở báo ra xem thì bác liền thấy ngay hình của cô gái dị tật chân ấy. Cô ta cười tươi với bác C tài xế, trên đề mục có chạy hàng chữ lớn: ... Tuyết – phó tổng giám đốc trẻ nhất của công ty đa quốc gia, niềm kiêu hãnh của thành phố S..." bác C tài xế kinh ngạc , đọc nhanh như nuốt vội, vừa đọc vừa móc túi lấy thuốc ra hút theo thói quen.
Đột nhiên, tay của ông ta chạm phải một phong bì, lấy ra, bên trong phong bì đựng đầy tiền đô la Mỹ dày cộm, bác C ngớ ra, bác ta nghĩ không ra Tuyết bỏ tiền vào túi ông lúc nào? Có phải khi cầm cánh tay mình dẫn đi không?
Giữa xấp tiền mỹ kim ấy còn kẹp một tờ giấy nhỏ: "Bác tài, đây là lợi tức của yêu thương, xin bác nhận lấy. Cái vốn vô giá thì vĩnh viễn ở trong lòng con. Con cám ơn bác, bác tài! Bác, người cha con hằng yêu thương"
Mắt của bác tài lại mờ thêm một lần nữa...

DieuLe__Sưu tầm


Sau 50 năm chung sống, ông chồng nhìn kỹ vợ và nói:
50 năm trước chúng ta có một ngôi nhà nhỏ, một chiếc xe cũ, ngủ trên ghế và xem TV trắng đen. Nhưng đêm nào cũng vậy, tôi được ngủ cùng một giường với một cô gái 19 tuổi xinh đẹp. Bây giờ tôi có một ngôi nhà đắt tiền khổng lồ, nhiều xe hơi đắt tiền, một chiếc giường lớn trong một phòng ngủ sang trọng, TV màn hình rộng, nhưng tôi lại ngủ trên cùng một chiếc giường với một người phụ nữ 69 tuổi. Tôi bắt đầu nghi ngờ hôn nhân của mình.
Vợ tôi là một người phụ nữ rất thông minh. Bà ấy không tỏ ra bị xúc phạm và không nổi cáu. Bà ấy chỉ gợi ý rằng tôi có thể thử tìm cho mình một cô gái 19 tuổi xinh đẹp và bà ấy sẽ đảm bảo rằng tôi sẽ được sống trong một căn nhà nhỏ, ngủ trên chiếc ghế sofa và xem tivi đen trắng một lần nữa.
Chà, phụ nữ mới thông minh làm sao! Họ thực sự biết cách giải quyết mọi vấn đề với chồng!
Sưu tầm
My Lan Phạm


HÃY SỐNG CHO HIỆN TẠI !
Đừng tính toán quá chi li, bởi thời gian còn lại của chúng ta mỗi ngày một ít đi.
Đừng cứ mãi than phiền trách móc, được gặp nhau vốn đã là điều tốt đẹp.
Đừng chỉ biết tranh cãi hơn thua... Biết đâu ngày mai thôi mỗi người đã một hướng.
Không cần so sánh thấp cao với người khác, miễn thấy mình tiến bộ hơn hôm qua là được. Cũng không nhất thiết phải lo lắng quá nhiều, nhiều việc ngoài khả năng, sức người không thay đổi được thì nên tùy duyên, vui sống.
Nhớ đối xử với bản thân mình và người chung quanh tốt một chút, dè sẻn cả đời không dám tiêu xài, ky bo một đời không dám bố thí... Lỡ “ông bà gọi về gấp'', nhắm mắt, xuôi tay thì muốn xài, muốn cho cũng muộn. Đối diện với hiện tại vui vẻ một chút vì cuộc sống vốn đã có rất nhiều chuyện phải âu lo rồi...
- Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng của chúng ta. Tha thứ và yêu thương vô điều kiện, đừng bao giờ ngừng mỉm cười bởi vì... cuộc sống thật sự rất ngắn ngủi.
- Qua một ngày, mất một ngày.
- Sống một ngày, vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày... Hạnh phúc do mình tạo ra. Hạnh phúc, bình an là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy.

Sưu Tầm

Bài viết hay, đáng suy ngẫm!
Anh bạn tôi kể: Vợ tôi không thích đeo nhẫn, có một lần đã đem hai chiếc nhẫn đặt trên bệ cửa sổ, bị dì dọn vệ sinh lau chùi rồi quét vào sọt rác ở kế bên luôn. Ngày hôm sau, vợ tôi đem túi rác đi bỏ.
Qua một tuần mới nhớ đến mấy chiếc nhẫn, hỏi dì dọn vệ sinh, rồi tức tốc chạy đến thùng rác ở tiểu khu lục tìm. Làm sao mà tìm được...
Hai chiếc nhẫn, một chiếc 26 phân, một chiếc 50 phân, tổng giá trị hơn 103 triệu. Vợ tôi lo đến phát cáu, tôi an ủi em:
- Em không thích đeo nhẫn, lỡ làm mất thì thôi...
Cô ngạc nhiên:
- Vì sao anh không giận ?
- Vì sao anh phải giận ?
- Mẹ em nếu làm rơi cái chén, bị bố em mắng. "Đầu óc để ở cái xó nào mà rơi bể cái chén đắt tiền thế hả!"
Tôi bỗng nhiên hiểu được, hóa ra trong mắt cô, đồ vật mà bị thiệt hại thì nhất định sẽ bị mắng. Cô cũng bất ngờ khi tôi chẳng nói gì!
Bởi khi tôi còn nhỏ, trong nhà có đồ gì đó bị phá hư, người trong nhà cũng chưa từng mắng chửi nhau.
Hồi học cấp 2, tôi chơi bóng đá bể kính cửa hàng xóm phải đền tiền, bố mẹ sang xin lỗi cho người sửa mà không mắng tôi một lời.
Mẹ tôi chiên đồ ăn, dầu ăn văng trúng tay mẹ, nóng quá nên lỡ tay làm rơi cái tô vỡ vụn, thức ăn vương vãi khắp nhà, bố tôi không mắng mẹ, chỉ chạy thật nhanh lấy thuốc trị bỏng.
Qua đó nghiệm ra: Kỹ năng thân mật, lòng trắc ẩn và yêu thương gia đình có hay không sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, sự tương tác của bố mẹ tốt hay xấu chính là tấm gương phản chiếu để con cái họ nhìn thấy khắc ghi trong lòng.
Sau khi kết hôn, họ sẽ sử dụng các phương pháp tương tự để hòa hợp với bạn đời và con cái.
Vợ chồng thương yêu nhau, tôn trọng nhau thì mới tu cho con cái tính thân mật cao, sau này trở thành vợ thành chồng của người ta cũng sẽ bao dung lỗi lầm cho nhau, sẽ ân cần quan tâm chăm sóc nhau.
Vợ chồng tính toán chi li, cãi vã suốt ngày sẽ khiến những đứa trẻ con họ có kỹ năng thân mật thấp, trầm cảm, tiếp thu kiến thức chậm và khó thể giỏi hơn với các đứa trẻ khác trong tương lai đầy khắc nghiệt.Và cái vòng tuần hoàn luẩn quẩn lại cứ thế tiếp diễn đến đời kế tiếp...
Một cái màn hình điện thoại bị phá hỏng, chỉ mấy trăm ngàn sửa chữa lại xài được rồi cớ gì mà phải dằn vặt nhau!
Nhưng sẽ mất bao nhiêu tiền và bao nhiêu năm để sửa chữa một mối quan hệ đã bị rạn nứt và vết đau ám ảnh trong lòng nhau.

(Sưu tầm)

29 tháng 1 2024

HÃY TRÂN TRỌNG NHỮNG NGƯỜI BÊN CẠNH.


 Đại Sư dẫn 1 người nam đến trước 1 ngọn núi.

Đại Sư: Con thấy ngọn núi này thế nào?
Người nam: Cao, đẹp, hùng vĩ!
Đại Sư: Đi cùng ta lên núi.

Trên đường đi không ai nói 1 câu, cứ đi và đi, người nam mệt dần, đường núi lại không dễ đi, người nam càng lúc càng cảm thấy khó chịu mệt mỏi. Đợi lên đến đỉnh núi, đại sư hỏi: Ngọn núi mà con nhìn thấy như thế nào?

Người nam: Ngọn núi này không ổn, đường thì toàn đá sỏi, cây cối cũng mọc không được tốt. Nhưng đứng đây có thể nhìn ra xa, con thấy ngọn núi đối diện đẹp hơn nhiều.

Đại Sư cười và nói, khi con quen 1 người, chính là lúc con đứng xa nhìn ngọn núi, trong mắt đầy sự mới lạ và ngưỡng mộ, khi hiểu rõ con người đó rồi, chính là lúc con leo lên núi, con thấy được những thứ chi tiết rõ ràng, nhưng đến đỉnh núi, mắt của con cũng chỉ nhìn thấy ngọn núi khác mà thôi. Núi không có thay đổi, là con tim của con thay đổi. Con tim của con thay đổi, nên con mắt của con cũng không còn như trước.

Không còn sự ngưỡng mộ, núi cũng không còn hùng vĩ nữa. Con oán giận càng nhiều, thương tổn lại càng lớn. Tại sao con có thể đứng trên đỉnh núi nhìn ngọn núi khác? Là bởi vì ngọn núi con đang giẫm lên đã nâng tầm con mắt của con lên mà thôi.

Một người có thể hiểu trân trọng tất cả những thứ đang có hiện tại mới là người thực sự hạnh phúc!

Hãy trân trọng những người đang ở bên cạnh con.

Nguồn: Here & Noơ


TUỔI GIÀ, KHI THIẾU MỘT NGƯỜI BẠN ĐỜI.

Trong cuộc sống, nhất là khi về già, một trong những điều quan trọng nhất, đó là có cho mình một người bạn đời. Nếu người ta không may, vì mộ lý do nào đó, ví dụ như ly hôn, hay một trong hai người kia ra đi quá sớm, mà phải sống cuộc đời còn lại một mình đơn lẻ, thì quả là một điều bất hạnh.
Bởi vì, người bạn đời là một trong những yếu tố quan trọng, để quyết định cho bạn có một cuộc sống trong quãng thời gian còn lại, hạnh phúc và viên mãn kể cả khi bạn nghèo, thậm chí nó còn giúp cho bạn kéo dài thêm tuổi thọ.
Thật vậy, các bạn thử nghĩ xem, khi con người ta bắt đầu bước sang cái tuổi xế chiều, với những năm tháng của cuộc đời, mà phải sống trong cô đơn và im lặng, thì sẽ buồn như thế nào.
Đến bữa ngồi ăn một mình, và tối đến đi ngủ cũng một mình, đêm đêm khi tỉnh giấc, nhìn sang bên cạnh cũng chẳng có ai, sáng sáng tỉnh dậy, cũng vẫn chỉ một mình...thì đó là một điều đáng sợ và buồn tủi.
Cuộc đời này, người sống bên bạn lâu nhất, không phải là bố mẹ và con cái, cũng không phải anh em hay bạn bè, càng không phải là đồng nghiệp hay người yêu, mà chính là người bạn đời. Đấy mới thực sự là người duy nhất chung sống bên bạn suốt đời.
Bạn bè, dù có chân thành đến mấy, cũng không thể ở bên bạn mãi mãi. Bố mẹ, dù có tốt đến mấy, cũng không thể sống với bạn cả đời. Con cái, có thân thương là vậy, cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn, rồi cũng có lúc chúng vỗ cánh bay đi, để có một cuộc sống riêng.
Anh em, dù có là máu mủ ruột thịt thân tình, cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày, cũng không thể chăm sóc bạn những khi "Tối lửa tắt đèn". Chỉ có vợ chồng, người mà ta vẫn thường gọi là bạn đời, mới có thể chung sống và bên bạn lúc sớm chiều.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi nhìn thấy những cụ ông, cụ bà với mái tóc bạc phơ, dắt tay nhau từng bước đi bộ trên đường, tôi rất ngưỡng mộ.
Lúc đó, tôi mới hiểu được rằng, con người ta có được những khoảnh khắc hạnh phúc như vậy, họ đã phải cùng nhau trải qua không biết bao nhiêu những sóng gió gian truân của cuộc đời, để rồi, họ vẫn còn ở bên nhau, tay nắm tay, và cùng nhau đi nốt quãng đời còn lại, cho đến hết cuộc đời của mình.
Đừng vì một điều gì trong cuộc sống, mà đánh mất đi người vợ hay người chồng của mình, người mà hằng ngày vẫn hết mực yêu thương mình nhất. Vì suy cho cùng, họ mới chính là người sẽ ở lại bên bạn, và sống với bạn trong cuộc đời này.
Chính vì thế, hãy thật trân trọng người bạn đời của mình, và trân trọng những gì mình đang có khi còn có thể !!!

DieuLe__Sưu tầm.


Ngày xưa có một ông họa sĩ và ông muốn truyền nghề cho người học trò của mình. Người học trò rất sung sướng nhận lời thầy. Ông nói: "Con hãy vẽ một bức tranh đẹp nhất mang đến đây".

Sau đó người học trò mang tác phẩm của mình đến cho thầy và nói: "Đây là bức tranh con tâm huyết nhất trong cuộc đời này".

Người thầy nói: "Con hãy mang bức tranh này đến treo ở trung tâm thành phố, đặt một cây bút chì và ghi rõ: Nếu ai tìm được điểm sai thì hãy đánh dấu chỉ giúp tôi". Người học trò vui vẻ làm theo lời thầy vì nghĩ rằng bức tranh quá đẹp.

Một tuần sau người học trò nói với thầy: "Thầy ơi con muốn bỏ cuộc vì bức tranh của con có cả nghìn người đánh dấu".

Thầy giáo bảo hãy vẽ lại một bức tranh giống hệt như vậy và đặt lại chỗ cũ nhưng lần này hãy ghi dòng chữ: "Nếu bức tranh bị sai thì hãy sửa lại giúp tôi".

Một tuần sau người học trò đến và nói rằng: "Thầy ơi, lạ thật, sao không có ai sửa cho con cả".

Bấy giờ người thầy mới nói: "Dù việc con làm có hết sức cố gắng đến đâu, giá trị đến đâu, vẫn có hàng triệu người sẵn sàng vạch lá để tìm sâu, để chê bai việc con làm. Nhưng để tìm một người dám dấn thân để hành động thì khó lắm con ạ, vì họ sợ người khác cũng sẽ chê bai họ".

Con người rất hăng say trong việc tìm ra lỗi sai của người khác, nhưng lại ít khi có đủ lòng tốt để sửa những sai sót đó, và càng ít người dũng cảm để bắt tay vào làm những điều mà họ yêu cầu người ta phải làm.

Facebook HERE & NOW


“MỘT CẮC CŨNG KHÔNG CHO”

Đọc câu chuyện này sẽ giúp bạn ngộ ra nhiều điều về thuật đối nhân xử thế ở đời.
Ngày nhỏ, cô bạn tôi có một tuổi thơ tận cùng bất hạnh. Cha bạn nghiện rượu, mẹ bạn bỏ xứ đi biền biệt. Bạn luôn phải chịu cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Những chiều mưa rả rích, tôi luôn bắt gặp hình ảnh cô bé gầy ốm, xanh xao cắp bên nách chiếc rổ nhỏ đi vay gạo khắp xóm.
Một chiều mưa buồn như thường lệ, một người dì từ phương xa đến thăm nhà bạn. Cô bé vui mừng hớn hở ra đón người dì. Bé gái ấy luôn nhớ hình ảnh dì vóc dáng cao ráo, ăn mặc thật thời trang với những bộ vòng vàng đeo kín các ngón tay và cổ tay.
Nhưng khi bước chân vào căn nhà lá rách nát, tồi tàn, người dì ấy thất vọng đến tận cùng. Trên nền đất lạnh lẽo, cảnh người anh rể đang nằm trên manh chiếu cũ rách, tay vẫn còn ôm chặt chai rượu còn miệng luôn lèm bèm chửi rủa. Người dì ấy vội vã quay lưng, rời bước khỏi căn nhà tối tăm, xập xệ ấy thật nhanh. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, người dì đến thăm nhà những đứa cháu nhỏ ấy.
Những đứa trẻ háo hức trông đợi một bữa cơm ăm ắp thức ăn giữa một chiều mưa hết gạo đã hụt hẫng tận cùng. Chúng nhìn theo bước chân cao sang của người dì khuất dần khỏi ngõ với cái bụng trống rỗng.
Sau này, cô bạn ấy xót xa khi nghe người ta kể lại. Dì bạn từng nhiếc mắng cha bạn: “Nhìn đám con nheo nhóc, tui cũng định móc cho ít tiền nhưng trông đến bộ dạng say xỉn của ông ta thì thôi miễn đi. Một cắc cũng không có…”.
Nhiều năm trôi qua, cô bạn tôi cũng trưởng thành, học hành thành đạt. Để rồi một ngày, khi bạn gặp lại người dì năm xưa. Dì rút trong túi ra vài tờ năm trăm ngàn, giúi vào tay cô cháu, thỏ thẻ: “Dì cho con nè!”.
Cô bạn tôi giờ đã có một công việc như mơ, cuộc sống đủ đầy nên đâu còn đói ăn, khát uống như tuổi thơ nữa. Cô ấy thẳng thừng từ chối tiền của dì với câu nói thật chua chát: “Nếu ngày nhỏ, dì cho con số tiền này, có lẽ con mang ơn dì lắm. Anh em con đã có gạo để ăn mà không phải nhịn đói đi học. Nhưng giờ con đã tự lo cho mình được rồi, con không cần tiền của dì nữa đâu…”.
Có một mảnh vỡ nào đó cùng rạn nứt trong đôi mắt của cả hai dì cháu, khi cô bạn tôi thốt ra lời ấy.
Ông bà xưa có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” luôn đúng mọi thời đại phải không các bạn? Hãy chìa tay mình ra giúp ai đó, khi họ lâm vào bước đường cùng, cuộc sống tận cùng khốn khổ và bất hạnh. Còn khi bạn chờ họ bước qua được đoạn đường khó khăn ấy, mọi sự giúp đỡ của bạn dành cho họ đều trở nên vô nghĩa.

Nguyễn Nga



26 tháng 1 2024

QUẦN ƯỚT

 


Cậu Ьé 9 tuổi ᵭαng ngồi tɾong lớρ học thì Ьất chợt xuất hiện vũng nước dưới chân và quần cậu Ьị ướt sũng. Cậu Ьé cảm thấy tιм mình dường ngừng ᵭậρ vì cậu không thể hiểu tại sαo lại vậy. Tɾước ᵭó, chưα từng xảy ɾα chuyện như thế Ьαo giờ và cậu Ьiết ɾằng nếu mấy cậu Ьạn Ьiết ᵭược thì suốt ᵭời vô ρhương cứu vãn…
Còn khi mà Ьọn gáι ρhát hiện ɾα thì, thôi ɾồi ‘lượm ơi’! Chừng nào còn tɾên cõi ᵭời này, chúng nó sẽ chả Ьαo giờ thèm nói chuyện với mình nữα. Cậu tin chắc tιм cậu ᵭã ngừng ᵭậρ; cậu gục ᵭầu xuống Ьàn ɾồi ᵭọc lời cầu nguyện thế này: “Thượng ᵭế kính yêu ơi, căng quá ɾồi ạ! Con cần ᵭược giúρ ᵭỡ ngαy Ьây giờ! Chỉ 5 ρhút nữα thôi thì con chỉ còn là 1 cái ҳάc không hồn ɾồi”. Lúc ngước nhìn lên, cậu thấy cô giáo ᵭαng lại gần, và quα cặρ mắt củα cô giáo, cậu Ьiết cô ᵭã hiểu ɾα chuyện gì ɾồi.
Tɾong lúc cô giáo ᵭi ᵭến chỗ cậu thì Susie, cô Ьé cùng lớρ ᵭαng mαng 1 chiếc Ьình cá vàng ᵭầy nước ᵭi ngαng quα. Susie chợt vấρ ngαy tɾước mặt cô giáo và thật khó hiểu, nước tɾong Ьình vãi ᵭầy vào lòng cậu Ьé.
Giả Ьộ tức giận nhưng cậu tự nhủ tɾong lòng: “Con cám ơn Thượng ᵭế, cám ơn Thượng ᵭế!”
Và thế là Ьỗng nhiên, thαy vì tɾở thành kẻ Ьị giễu cợt, cậu Ьé tɾở thành người ᵭược cả lớρ ᵭồng cảm. Cô giáo vội vàng dẫn cậu xuống cầu thαng và lấy cho cậu Ьộ ᵭồ thể thαo ᵭể mặc tạm tɾong lúc chờ quần khô.
Còn đám trẻ khác thì tỳ cả tay xuống sàn, lau khô xung quanh chỗ ngồi của cậu. Một sự đồng cảm tuyệt diệu làm sao. Nhưng sự đời là vậy, bây giờ sự chế nhạo bắt đầu đổ dồn hết lên đầu người nào khác, mà ở đây chính là cô bé Susie. Cô bé cố gắng giúp đỡ lau sàn, nhưng bọn trẻ khác đuổi ra: “Đủ rồi đấy, cậu đúng là đồ hậu đậu”
Cuối ngày, lúc tan giờ học và mọi người đang đợi xe bus về nhà, cậu bé lại gần chỗ Susie thì thầm với cô bé: “Có phải cậu cố ý làm thế phải không?” Cô bé nhỏ nhẹ đáp lại: “Tớ cũng 1 lần bị như cậu”
Đạo đức: Trong cuộc sống, tất cả chúng ta ai cũng trải qua những chuyện tốt và xui xẻo. Chúng ta cần phải luôn ghi nhớ rằng mình sẽ cảm thấy thế nào khi rơi vào hoàn cảnh của người khác và không nên chế nhạo khi họ bị rơi vào tình huống trớ trêu nào đó. Hãy cố hiểu hoàn cảnh của họ như chính mình đang ở trong hoàn cảnh đó; cố gắng hết sức giúp đỡ họ và cầu mong rằng hôm nay ta có được dịp để giúp đỡ ai đó lúc khó khăn.
Nguồn: MoɾαlStoɾies. oɾg
Sưu tầm
My Lan Phạm




TỘI ÁC CỦA MỘT LỜI HỨA ?
Vào một đêm giá lạnh, thấy ông lão nghèo khổ ngoài trời, người tỷ phú nọ lo lắng:
- Không cảm thấy ngoài trời lạnh lắm hay sao mà ông chẳng có áo ấm gì cả ?
Ông già trả lời:
- Không có áo ấm nhưng tôi đã quen với cái lạnh rồi
Người tỷ phú nói:
- Hãy chờ đợi ! Tôi sẽ về nhà & đem đến một áo ấm cho ông.
Ông già hết sức mừng rỡ:
- Tôi sẽ chờ đợi ông.
Thế nhưng, khi về nhà, do bận rộn nhiều việc quá, nên người tỷ phú nọ quên hẳn ông già đang đợi mình trong đêm giá rét.
Sáng hôm sau, chợt nhớ lại, vị tỷ phú vội vã tìm đến nhưng ông lão đã chết cóng tự bao giờ.
Ông lão để lại lá thư, trong đó ông viết: “Khi không có áo ấm, tôi có sức mạnh tinh thần để chống lại cái lạnh, nhưng khi ông hứa giúp, tôi bám víu vào những gì ông hứa và chính điều đó đã giết chết ý chí & sức mạnh tinh thần của tôi.”
Đừng hứa hẹn với ai cái gì hết nếu bạn cảm thấy khó thực hiện, có thể nó không quan trọng với bạn nhưng rất quan trọng đối với người khác.
Làm người, nếu không giữ lời hứa, bạn chính là người không tôn trọng và cũng không biết cách giữ gìn danh dự.
Khi thất hứa, bạn đã đẩy người ta vào khó khăn, thậm chí có thể đưa họ vào chỗ chết.
Đó chính là tội ác!!!
SƯU TẦM



Hôm đó, như thường lệ, Thành lái chiếc xe Jeep ra khỏi nhà để đi làm. Nông trại cách nhà anh hơn 50km, trên đường đi phải đi qua một đoạn đường núi khá dài. Đoạn đường núi này gập ghềnh khó đi, xung quanh lại không có nhà dân, rất vắng vẻ heo hút. Khi Thành đang lái xe chầm chậm qua đoạn đường khó đi nhất thì điện thoại bỗng đổ chuông.
"Thành, mau về nhà… em, em đau bụng quá, con của chúng ta có khi sẽ phải sinh non mất…"
Nghe tiếng vợ trong điện thoại, người đàn ông thất thần. Nhà của họ ở nơi hẻo lánh, không có lấy một người hàng xóm, cách bệnh viện của thị trấn lại xa, phải làm thế nào đây? Lần trước Mai đi kiểm tra, bác sĩ đoán nhiều khả năng cô sẽ sinh non, không ngờ còn cách ngày dự sinh hơn một tháng mà lời bác sĩ đã ứng nghiệm. Thành biết, nếu không nhanh chóng đưa vợ vào viện, tính mạng vợ con anh đều gặp nguy hiểm.
"Em ơi, đừng lo quá, anh lập tức về nhà đây."
Lúc này, thời gian chính là sinh mạng, Thành gác điện thoại, lập tức quay đầu xe.
Thế nhưng đúng lúc đó, có người bất ngờ từ phía sau vừa chạy lại, vòng lên phía trước chặn đầu xe của anh. Đó là một người đàn ông trung niên, ông ta cầu cứu anh với một nét mặt vô cùng bấn loạn và khổ sở: "Anh à, tôi xin anh, xin anh hãy cứu con trai tôi với!" Người đàn ông này tên là Dũng. Vì hôm nay trời đẹp nên ông đưa vợ con ra vùng ngoại ô chơi, nào ngờ chiếc xe việt dã của ông bị mất phanh, lao xuống vực. Cậu con trai mới 9 tuổi của họ vì không cài dây an toàn nên bị thương rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng trong khi hai vợ chồng họ chỉ bị thương nhẹ.
Thành biết, từ đây đến thị trấn chỉ hơn 20km, nhưng nếu anh về nhà đón vợ lên bệnh viện rồi quay lại thì đường sẽ rất dài, thời gian sẽ rất lâu.
Người đàn ông này nhanh chóng rơi vào hoàn cảnh khó xử, nếu như giúp Dũng, tính mạng của vợ con anh sẽ gặp nguy hiểm. Nhưng nếu về nhà rồi mới quay lại thì con trai Dũng có thể sẽ chết vì không được cấp cứu kịp thời.
Đúng lúc anh đang do dự chưa quyết định thì người đàn ông quỳ rạp xuống trước đầu xe.
Thành muốn nói với Dũng rằng vợ anh cũng đang nguy kịch và đợi anh ở nhà.... nhưng rồi anh vẫn xuống xe và đỡ người đàn ông trung niên dậy: "Con trai ông ở đâu?"
Dũng đưa Thành đến một chỗ gần đó, từ trên đường nhìn xuống dưới, quả nhiên có một chiếc xe việt dã bị lật và một cậu bé đang nằm cạnh đó. Hai người đi xuống, Thành cúi người xuống nhìn, khắp người cậu bé bê bết máu, gương mặt trắng bệch vì đã mất máu quá nhiều, những vết thương hở trên người và đùi vẫn không ngừng chảy máu. Thành không dám nhìn tiếp.
Dũng giọng run run như khóc nói với Thành: "Chúng tôi đã gọi cấp cứu nhưng đợi được xe cứu hộ đến rồi quay về sẽ mất gấp đôi thời gian, đến lúc đó sợ rằng con tôi nguy mất!"
Sau khi xảy ra tai nạn, vợ chồng Dũng đã chia nhau ra đi tìm kiếm sự giúp đỡ, bản thân ông đứng đợi xe qua lại ở đường núi còn vợ ông men theo đường núi chạy về phía thôn làng gần nhất để tìm sự trợ giúp.
Thành nghe xong cảm thấy không ổn. Anh biết rõ ở đây chẳng có người ở, nơi có người ở gần nhất chính là nhà của anh và cũng chỉ có mỗi anh là có một chiếc xe Jeep mà thôi...
"Mau đưa thằng bé lên xe!" Thành nói lớn.
Trải qua một hồi đấu tranh tư tưởng, cuối cùng anh đã ra một quyết định vô cùng khó khăn – cứu con trai của Dũng!
Dũng vội vã ôm con lên xe, Thành khởi động xe lao như bay vào bệnh viện.Vừa lái xe, anh vừa vồ lấy chiếc điện thoại, vội vã gọi điện về nhà, hi vọng Mai nghe điện thoại và cố gắng chịu đựng thêm chút nữa.
- Lần thứ nhất, Mai nghe máy, tiếng rên siết đau đớn của cô như kim đâm vào tim Thành: "Anh ở đâu rồi?"
Thành kìm nén nước mắt, đáp: "Em yêu, anh xin lỗi, em cố gắng thêm một chút nữa thôi."
- Cách vài phút, anh lại gọi điện cho vợ, giọng của Mai trong điện thoại yếu dần. Thành cố cầm nước mắt, liến thoắng thì thầm trong điện thoại: "Em yêu, thứ lỗi cho anh, anh không thể nhìn thấy chết mà không cứu, mong thượng đế phù hộ cho em và con…"
Nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời, con trai của Dũng được các bác sĩ cấp cứu qua cơn nguy kịch. Lúc đó, Thành cũng cảm thấy được an ủi nhưng cảm giác đó không át được nỗi lo lắng về Mai trong lòng anh.
- Lần thứ 3 gọi điện thoại về nhà, không ai bắt máy. Nước mắt anh trào ra. Anh biết, không có ai nghe điện thoại, nhiều khả năng vợ anh đã gặp chuyện chẳng lành.Thành vội vã trở về nhà, Dũng nhất định đòi đi cùng.
* * *
Lái xe như bay về đến cổng, đột nhiên, cả hai nghe thấy tiếng khóc oa oa của trẻ con. Vội vã chạy vào nhà, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt anh đó là Mai đang bình an nằm nghỉ trên giường, trên người đắp một chiếc chăn.
Ngay trên đầu giường cô nằm là con của họ - một em bé đáng yêu vừa ra đời cách đó không lâu và ngồi cạnh giường là một phụ nữ nét mặt mệt mỏi đang nhè nhẹ dỗ dành đứa trẻ.
Thành vừa kinh ngạc vừa vui mừng khôn siết.
Khi đó, Dũng cũng đã bước vào nhà. Dũng tiến đến ôm người phụ nữ, giọng cảm kích:
"Em yêu, chúng ta phải cảm ơn Thành, nhờ cậu ấy giúp mà con chúng ta không sao rồi!"
Thì ra người phụ nữ xuất hiện trong nhà của vợ chồng Thành là Nguyệt, vợ của Dũng – bà vốn là một bác sĩ sản khoa. Sau khi xe của họ gặp nạn, bà đã men theo đường núi định đi tìm người và xe đến giúp. Khi đó, chạy đến nhà Thành, bà nghe thấy tiếng kêu rên khổ sở của Mai nên ngó vào xem và phát hiện ngôi thai không thuận, lại sinh non, nếu không đỡ đẻ ngay, nhất định cả thai phụ và em bé trong bụng sẽ gặp nguy hiểm.
"Xin lỗi Thành", giọng Nguyệt nghẹn ngào nói:
"Khi đó tôi cũng không biết phải lựa chọn thế nào, không biết nên cứu Mai trước hay tiếp tục chạy đi tìm xe, tìm người giúp con trai tôi nữa, thật may là vào phút cuối, tôi đã không chọn sai."
Ánh mắt Thành sáng lên, mặt đỏ ửng:
"Người phải nói xin lỗi là tôi, khi đó Dũng đã nhờ tôi giúp và tôi cũng đã do dự."
"Nhưng cuối cùng thì chúng ta đều đã không đi ngược lại với lương tâm." Dũng chốt lại một câu...
Thành nhìn vợ đang say ngủ, lại nhìn sang em bé đáng yêu của họ, nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má anh !
Sưu tầm
( Không rỏ tác giả)


Em biết có một người đàn bà yêu anh cũng như em !
Sau 21 năm chung sống, một ngày, tự nhiên vợ của Peter nói với ông: “Anh hãy mời một ρhụ nữ khác đi ăn tối, xem ρhim. Em yêu anh, nhưng em biết người đó cũng yêu thươпg anh và muốn dành thời gian ở bên cạnh anh”. Peter thật bất ngờ khi nghe vợ khuyên. Nhưng khi vợ “bật mí” người ấy chính là mẹ ruột của ông thì Peter vui vẻ điện thoại ngay.
Mẹ của Peter góa bụa đã 19 năm và sống một mình. Peter bận rộn công việc, con cái nên rất ít gặρ mẹ. Nhận được điện thoại mời ăn tối của Peter, người mẹ ngạc nhiên: “Có chuyện gì không ổn hả con? Con khỏe không?”. Peter trấn an mẹ: “Mọi chuyện vẫn tốt, đơn giản là con muốn hai mẹ con mình ăn tối với nhau”.
Cuối tuần đó, Peter lái xe đến đón mẹ. Khi Peter vừa đến cửa, mẹ đã đứng đợi.Bà mặc lại bộ váy áo trang trọng của dịρ kỷ niệm ngày cưới lần cuối cùng. Bà không quên uốn tóc và trang điểm nhẹ. Bà cười rạng rỡ: “Mẹ khoe với bạn là con mời đi ăn tối, các bà ấy rất ấn tượng về điều này”. Người mẹ vô cùng tự hào khi khoác tay con trai bước vào một nhà hàng ấm cúng và nổi tiếng với thức ăn ngon.
Lúc Peter xem thực đơn, bà lại mỉm cười: “Nhìn cảnh này, mẹ nhớ lúc con còn bé, mẹ toàn xem thực đơn để chọn món ăn ρhù hợρ với con”. Peter trìu mến: “Bây giờ con sẽ làm thay mẹ”. Họ say sưa trò chuyện suốt bữa tối. Khi Peter tiễn mẹ về đến nhà,người mẹ nói: “Lần sau chúng ta lại ăn tối với nhau nhé, nhưng hãy để mẹ mời con”.
Chưa đầy một tuần sau, mẹ của Peter qua đời vì một cơn đau tim. Ít lâu sau, Peter nhận được một ρhong bì, trong đó có bản sao một hóa đơn trả trước ở chính nhà hàng mà Peter và mẹ mới đến ăn tối. Kèm với hóa đơn là lời nhắn của mẹ: “Con trai thân mến. Mẹ đã trả tiền trước cho hóa đơn này. Mẹ không chắc có thể cùng con trở lại đây lần nữa nhưng mẹ vẫn trả tiền cho hai ρhần ăn – dành cho con và con dâu của mẹ. Chắc con không biết rằng bữa tối hôm ấy có ý nghĩa thế nào với mẹ.
“Thương con nhiều”.

DieuLe__Sưu tầm


BÀ TIÊN

Mẹ ruột chúng tôi mất sau khi sinh em trai út của tôi. Chị Như, chị hai tôi, lúc đó mới lên mười. Tôi, đứa con gái thứ hai, lên tám ốm quặt quẹo. Sau nữa, thằng Thành, năm tuổi, tròn như củ khoai ngơ ngác đi tìm mẹ suốt ngày.
Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là “má”.
Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ, sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng sốt.
Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc. Má lúc đó trẻ quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...
Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết đồ. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi.
Đó là năm 1978. Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.
Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời.
Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa. Thằng út Tài sợ lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá. Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà thành một “dàn đồng ca” rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi mưa tuôn…
Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: “Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con.
Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe”. Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.
Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh nhân chạy vấp vào má. Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái. Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.
Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường Cao Đẳng Sư phạm Cần Thơ. Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê. Má cương quyết không cho. Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn cốt cho chị hai nghe: “Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…”
Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau tôi cũng vào đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng thuốc đỏ, thuốc cảm…
Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại Học Luật và năm sau nữa là thằng Tài vào Đại Học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.
Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó tâm sự rằng hễ đi trực đêm mà nghe tiếng rao “nước sôi đây” là giật mình thảng thốt tưởng như tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực.
Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: “Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…” Má tôi cười: “Lâu quá, ngoại quên mất rồi”.
Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh tôi tìm hơi ấm nơi chân má. Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt.
Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm… Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia xẻ. Má ơi, sự lựa chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy !
Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp…
Một ngày kia con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về “Bà Tiên” của chị em tôi, bà tiên tóc bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài…
Truyện cổ tích má viết cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và bằng cả cuộc đời của má.

LÊ THÚY BẢO NHI (Ephata)
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.