.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

11 tháng 9 2015

10 dấu hiệu bạn cần một kỳ nghỉ

Americans use only 10 of their average 14 days of vacation a year (anyaberkut/iStock)
Người Mỹ chỉ sử dụng 10 trong số trung bình 14 ngày nghỉ hàng năm của họ.
Người Mỹ đang dùng ngày nghỉ ít hơn họ từng làm cách đây 15 năm, họ thường không sử dụng hết các ngày nghỉ của mình, theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Du lịch Mỹ. Quyết định đặt công việc lên trên gia đình và bạn bè có thể phá vỡ các mối quan hệ cá nhân, và những mối quan hệ ấy rất có thể sẽ làm cho cuộc sống của bạn phong phú trong tương lai.
Các khảo sát cho thấy bảy trong số mười người được hỏi bỏ qua các hoạt động ngoại khóa, các bữa tiệc sinh nhật, và kỳ nghỉ của các con trong lúc mải mê công việc. Trong khi đó, nghịch lý thay, 73% nói rằng việc dành thời gian với gia đình làm cho cuộc sống của họ phong phú hơn và có ý nghĩa hơn.
Một khảo sát khác cho thấy, một năm người Mỹ chỉ sử dụng 10 trong số trung bình 14 ngày nghỉ của họ, trong khi khoảng một phần ba người Mỹ cho biết họ cảm thấy căng thẳng trong công việc nhưng không vì thế mà tăng thêm ngày nghỉ.
Trong thời gian ngắn, nhiều người Mỹ cảm thấy khó khăn để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, để họ cùng lúc có thể trả các hóa đơn, đảm bảo được tài chính, trong khi vẫn có thời gian dành cho gia đình và thời gian tự do cho những sở thích cá nhân.
Nếu bạn đã trải qua một thời gian dài kể từ khi có kỳ nghỉ cuối cùng, bạn có thể bắt đầu cảm nhận lại nó. Thiếu thời gian nghỉ có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu như danh sách dưới đây, được biên soạn bởi TIME.

10 dấu hiệu bạn cần một kỳ nghỉ

(mihtiander/iStock)
Một dấu hiệu nghiêm trọng hơn của sự kiệt sức là không hiểu tại sao bạn đang làm việc. (mihtiander / iStock)
  1. Những vấn đề nhỏ dường như lớn hơn
Khi bạn đang ở trong trạng thái tinh thần và cảm xúc tốt, bạn có thể xử lý những chuyện rắc rối hàng ngày một cách dễ dàng và tốn rất ít sức lực. Nhưng nếu bạn đang quá căng thẳng, hãy quên điều đó đi. Ngay cả phiền toái nhỏ cũng có thể gây áp lực lên bạn và khiến bạn cáu gắt với đồng nghiệp hoặc khách hàng một cách không cần thiết.
  1. Đồng nghiệp hỏi liệu bạn có ổn không?
Bạn thường dành nhiều thời gian cho các đồng nghiệp xung quanh, và họ có thể là một trong những người đầu tiên nhận ra sự bất thường trong hành động của bạn. Rất có thể bạn đang cáu kỉnh một cách bất thường, lầm lỳ, hoặc mệt mỏi thay vì tự mình thư giãn.
Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn cần một kỳ nghỉ dài vào cuối tuần (nếu bạn không thể có một kỳ nghỉ dài hơn, ít nhất hãy cố gắng thu xếp thời gian nghỉ giải lao trong  ngày của bạn bằng cách đi bộ ngoài trời khoảng 5 hay 10 phút).
  1. Bạn thường xuyên mắc lỗi
Những sai sót phát sinh tại nơi làm việc thường là kết quả của sự căng thẳng mãn tính. Nó có thể trở thành vấn đề đối với uy tín của bạn, hoặc tùy thuộc vào đặc thù công việc mà bạn còn có thể gây tử vong cho những người xung quanh (chẳng hạn như nếu bạn làm việc trong lĩnh vực y tế). Nếu bạn nhận thấy rằng mình đang gây ra những sai sót bất thường, hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi để giúp đầu óc tập trung lại.
  1. Bạn trở nên tiêu cực
Những người thành công nhất tại nơi làm việc thường có khoảng sáu kinh nghiệm tích cực cho mỗi một kinh nghiệm tiêu cực. Tỷ lệ 3:1 (3 tích cực : 1 tiêu cực) là mức tối thiểu bạn cần có để cảm thấy thoải mái tại nơi làm việc. Nếu tỷ lệ đó đảo ngược lại thì tức là công việc của bạn đang không hoàn thành, bạn cảm thấy bực bội mà không có bất kỳ điều tích cực nào hết, đó có thể là do bạn sắp kiệt sức.
  1. Bạn đang trong trạng thái phản tác khi làm việc
Tranh cãi với đồng nghiệp, lấy thêm thời gian ăn trưa hoặc nghỉ, hoặc “mượn” vật tư văn phòng là những ví dụ của “hành vi công việc phản tác dụng” hay còn gọi là CWBs. Những hành vi này có liên quan đến mức độ căng thẳng tại nơi làm việc, và biểu hiện ra vài tuần hoặc vài tháng sau giai đoạn căng thẳng nhất (chẳng hạn như một kỳ làm việc bận rộn). Nghỉ ngơi có thể là một giải pháp dễ chịu (và thậm chí có thể cung cấp cho bạn thời gian để tìm kiếm những cơ hội khác).
  1. Cơ thể đau nhức
Căng thẳng tại nơi làm việc, đặc biệt là khối lượng công việc nặng nề, môi trường làm việc tiêu cực, và những trở ngại ngăn cản bạn hoàn thành công việc có liên quan đến sự đau nhức của cơ thể. Căng thẳng cũng thúc đẩy tình trạng nhạy cảm của viêm và đau, đó là lý do tại sao đau lưng, đau đầu, mỏi mắt tái phát, và sự đau nhức chính là dấu hiệu cho thấy đã quá lâu rồi bạn không tận hưởng một kỳ nghỉ dài.
  1. Đau dạ dày
Đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác cũng có thể là biểu hiện của tình trạng làm việc quá sức và căng thẳng. Nó thậm chí có thể dẫn đến sự thay đổi vi khuẩn trong đường ruột của bạn, khiến bạn dễ bị các vấn đề liên quan đến dạ dày.
  1. Khó ngủ
Làm việc căng thẳng quá mức và kiệt sức có thể làm tăng nguy cơ của các vấn đề về giấc ngủ, bao gồm khó ngủ và duy trì giấc ngủ. Những người đang làm việc quá sức có nhiều khó khăn khi nghỉ ngơi vào cuối ngày và cũng có nhiều khả năng bị buồn ngủ vào ban ngày.
  1. Bạn kết thúc một ngày với một cốc rượu
Thường xuyên sử dụng rượu như một cơ chế đối phó có thể là kết quả của quá nhiều căng thẳng trong công việc. Những người bị căng thẳng mãn tính và kiệt sức có thể dễ bị tổn thương hơn, họ có xu hướng sử dụng rượu và thức ăn như một cách để giảm bớt căng thẳng chứ không dùng cách lành mạnh hơn như luyện tập thể thao.
  1. Bạn mất đi mục đích làm việc
Một dấu hiệu nghiêm trọng hơn của sự kiệt sức là bạn không hiểu được lý do tại sao bạn lại làm việc. Bạn không nhìn thấy bất kỳ lợi ích gì, trong khi thực tế công việc của bạn mang lại lợi ích cho cộng đồng, quốc gia, hoặc gia đình của bạn. Nếu bạn không thể nhớ tại sao bạn muốn làm công việc này, hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi sớm.

Bạn sẽ nhận được gì khi đi nghỉ?

Bạn đã nhìn thấy những tác hại nếu bạn không nghỉ ngơi, nhưng những gì có thể xảy ra nếu bạn có một kỳ nghỉ thì sao? Theo nghiên cứu của Đại học Calgary, đi nghỉ (hoặc thậm chí tham gia vào các hoạt động giải trí) thực sự có thể làm giảm trầm cảm.
Một nghiên cứu khác cho thấy chia sẻ kỳ nghỉ với những người thân yêu của bạn là sẽ góp phần tăng thêm gắn kết gia đình, hay việc tìm hiểu một nền văn hóa khác cũng có thể thúc đẩy tư duy sáng tạo và cải thiện tình hình. Một nghiên cứu khác của nhà nghiên cứu người Anh Scott McCabe đã chỉ ra những lợi ích sau đây của kỳ nghỉ:
Screen Shot 2015-08-21 at 2.01.16 PM
Theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: (1) Nghỉ ngơi và hồi phục sau công việc; (2) Phát triển cá nhân và xã hội; (3) Chủ động trở nên tốt hơn; (4) Mang đến những kinh nghiệm mới, mở rộng chân trời và cơ hội học hỏi, giao tiếp với những nền văn hóa khác; (5) Thăm bạn bè và người thân; (6) Khuyến khích hòa bình và sự hiểu biết; (7) Hành hương tôn giáo và lợi ích sức khỏe.
Theo như báo cáo khảo sát:
“McCabe tin rằng những lợi ích tích cực [của kỳ nghỉ] rất to lớn, vì vậy ông đề nghị các gia đình nên được hỗ trợ tài chính nếu họ không đủ khả năng chi trả cho kỳ nghỉ của riêng mình”.
Tất nhiên, không phải mỗi kỳ nghỉ đều để lại cho bạn cảm giác sảng khoái và thư giãn. Nói chung, một số yếu tố phổ quát có thể có tác dụng tích cực khi bạn nghỉ, và nếu bạn đang căng thẳng kinh niên, hãy chắc chắn rằng kỳ nghỉ của bạn có ít nhất một vài trong số các tiêu chí sau đây:
  • Có thời gian riêng dành cho chính mình.
  • Ở nơi ấm áp và có nhiều ánh nắng hơn.
  • Có giấc ngủ ngon.
  • Có thêm người quen mới.
  • Tập thể dục trong kỳ nghỉ.
(BrianAJackson/iStock
Nghiên cứu cho thấy người ta cảm thấy hạnh phúc nhất trong giai đoạn lập kế hoạch cho các kỳ nghỉ của họ (BrianAJackson/iStock)

Thậm chí lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của bạn…

Chắc chắn rằng sẽ rất thú vị nếu có điều kiện để đi du lịch khắp thế giới và thăm những thành phố, tiểu bang hoặc quốc gia mới… nhưng một kỳ nghỉ không nhất thiết cần phải phức tạp để mang lại lợi ích và trở nên thú vị. Đơn giản chỉ cần lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ cũng có thể thúc đẩy tâm trạng của bạn, ngay cả khi bạn không thực hiện tất cả.
Nghiên cứu cho thấy người ta cảm thấy hạnh phúc nhất là trong giai đoạn lập kế hoạch cho kỳ nghỉ của mình, khi đó cảm xúc của họ lên đến đỉnh điểm. Sau khi kỳ nghỉ kết thúc, mức độ hạnh phúc nhanh chóng trở lại bình thường.
“Nghỉ tại chỗ” cũng đã trở nên phổ biến đối với những người tìm kiếm một khoảng thời gian nghỉ ngơi mà không ảnh hưởng tới ngân sách. Bạn có thể nghỉ ngơi tại một khách sạn trong phạm vi gần hoặc một nhà trọ đơn giản trong một hoặc hai đêm, và hoàn toàn thoát khỏi công việc hàng ngày của bạn. Hoặc bạn có thể lập kế hoạch đi đâu đó một tuần – tham quan bảo tàng, vườn thú, công viên quốc gia, các công viên theo chủ đề, hoặc các điểm hấp dẫn khác ở địa phương – và trở về nhà để ngủ mỗi đêm.
Điều quan trọng không phải là đi được nhiều nơi, mà chỉ đơn giản là dành thời gian với những người bạn yêu quý, khám phá môi trường xung quanh, và tự nuôi dưỡng tâm hồn mình. Hãy dành thời gian để làm những điều bạn không được làm mỗi ngày – như kéo dài thời gian thưởng thức một tách cà phê và có thể tự do làm bất cứ điều gì bạn muốn, bất cứ khi nào bạn muốn.
Cho dù kỳ nghỉ của bạn chỉ là bước xuống đường hay rong ruổi khắp thế giới, bạn sẽ được hưởng nhiều lợi ích sức khỏe tinh thần và thể chất của chuyến đi và sau khi trở về. Khá ngạc nhiên là mặc dù nhiều người Mỹ bỏ qua kỳ nghỉ hàng năm của họ, 24% tin rằng một kỳ nghỉ là một đặc quyền… Sau đây là những lợi ích bạn sẽ được hưởng khi thực hiện một kỳ nghỉ, theo Hiệp hội Du lịch Mỹ:
  • Tăng cường sức khỏe: Khách du lịch đánh giá sức khỏe của họ tăng lên (trên thang điểm 1-5) trong khi đi nghỉ.
  • Giấc ngủ sâu: Các du khách nói họ có được giấc ngủ sâu hơn gấp ba lần trong khi đi nghỉ, cũng như thêm được 20 phút trong giấc ngủ một đêm sau kỳ nghỉ của họ.
  • Sự hài lòng của cuộc sống: Cảm giác hài lòng về cuộc sống gia tăng trong kỳ nghỉ và tiếp tục duy trì ở mức cao sau khi trở về nhà.
  • Cải thiện công việc: Các kỳ nghỉ có thể nâng cao năng suất và thành tích kinh doanh của bạn tại nơi làm việc, do đó bạn sẽ trở lại làm việc đầy tươi mới và sẵn sàng đảm nhận những thách thức mới.

Bài viết này được thực hiện bởi tiến sĩ Mercola, tác giả ăn khách nhất của New York Times. Để xem thêm các bài viết hữu ích hơn, vui lòng truy cập vào Mercola.com.

7 loại hoa được sử dụng trong y học cổ truyền

(China Photos/Getty Images)
(China Photos/Getty Images)
Tác giả Cathy Margolin, bác sĩ Đông y, bác sĩ châm cứu , người sáng lậpPacific Herbs.
Thực vật có hoa thật tài tình. Chúng biết làm thế nào để chiếm được sự chú ý của chúng ta và thu hút các loài côn trùng. Chúng cố ý khoe ra giới tính của mình. Và điều đó là hoàn toàn hợp lý vì nhiệm vụ của những bông hoa là đảm nhiệm chức năng sinh sản của cây. Thực vật sản sinh ra những cánh hoa xinh đẹp có màu sắc và hình dáng đa dạng với bộ phận sinh sản được ẩn giấu tài tình ở bên trong. Những bông hoa tỏa ra mùi hương kích thích mạnh mẽ, khuyến khích các loài côn trùng bay đến. Mật hoa và phấn hoa là phần thưởng cho côn trùng, ngược lại thực vật cũng thu được lợi ích từ côn trùng khi chúng giúp các loài hoa thụ phấn bằng cách mang theo phấn hoa của cây này sang cây khác. Loài hoa thông minh hơn bạn tưởng, và chúng còn có rất nhiều công dụng.
Nhờ có hoa mà chúng ta có được các loại thực phẩm, chẳng hạn như gạo, lúa mì, ngô. Hoa còn cho chúng ta các vật liệu may mặc như bông và nguyên liệu dùng trong y học, liên tục trong hàng ngàn năm nay. Từ rất lâu trước khi thuốc tây y xuất hiện, các loại hoa đã được sử dụng để làm thảo dược trị bệnh và việc sử dụng chúng đã được ghi chép từ 500 năm sau công nguyên. Y học cổ truyền đã dùng hoa làm thảo dược trị bệnh để chữa trị rất nhiều các chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ:
3048891_938a4901
Hoa kim ngân (Wikimedia Commons)
Hoa kim ngân (Kim ngân hoa) đã được sử dụng trong các nền văn hóa châu Á để trị cảm lạnh, cảm cúm và viêm họng. Gần đây, nó là một trong bốn loại thảo mộc được đưa vào công thức của một loại thuốc chống lại bệnh cúm lợn và đã chứng tỏ được đặc tính diệt khuẩn mạnh mẽ của mình.

Viola_reichenbachiana_001
Hoa Viola (Wikimedia Commons)
Hoa Viola (Tử hoa địa đinh) là loại hoa có màu tím. Loại hoa/thảo dược này có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt, vì thế nó có khả năng điều trị sốt và nhiễm trùng do vi khuẩn. Nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc thảo dược để trị rắn cắn vì tác dụng làm giảm sưng và tiêu độc hiệu quả.
3911615361_0634f5b7f7_z
Hoa chùa (Tatters/ Flickr / CC BY)
Hoa chùa hoặc hoa hòe (Hòe hoa) được sử dụng để cầm máu. Y học cổ truyền thường sử dụng loại hoa/thảo mộc này trong điều trị bệnh trĩ và chứng đa kinh ở phụ nữ.

Chinese Chrysanthemum Flower
Hoa cúc (amnachphoto / iStock)
Hoa cúc (Cúc hoa) Loại thảo dược phổ biến này có tới hơn 30 loại khác nhau và là một phương pháp tự nhiên điều trị các bệnh về mắt như chứng khô mắt và đau mắt nói chung. Nó cũng thường được sử dụng cho bệnh cao huyết áp, đau đầu và một số bệnh khác trong y học cổ truyền.

(Anest/iStock)
Hoa rum (Anest / iStock)
Hoa rum (Hồng hoa) là loại hoa có màu đỏ, thường được dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt. Nó giúp điều hòa và làm tan các cục máu đông. Hoa rum đã được nghiên cứu rộng rãi và chứng tỏ hiệu quả trên những bệnh nhân bị bệnh tim và đau khớp. Loài hoa này cũng có tác dụng cao trong điều trị mụn cơm.

(Wikimedia Commons)
Hoa mộc lan (Wikimedia Commons)
Hoa mộc lan (Ngọc lan hoa) Bạn nghĩ sao khi một bông hoa sẽ giúp bạn trị nghẹt mũi? Loài hoa này là một trong những biện pháp thảo dược hữu hiệu nhất đẻ trị nghẹt mũi và viêm xoang mãn tính.

A lotus flower reaches full bloom at the newly restored lotus beds at Echo Park in Los Angeles on Tuesday, July 15, 2014. (AP Photo/Nick Ut)
Hoa sen (AP Photo / Nick Ut)
  • Hoa sen (Liên tử tâm) Sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến một trong những loài hoa nổi tiếng nhất trong y học cổ truyền, hoa sen. Tám bộ phận của cây sen đều được sử dụng và có các đặc tính dược liệu khác nhau. Hoa sen có tác dụng điều trị rối loạn chảy máu (ví dụ chảy máu cam) và thường được sử dụng trong chứng sốt cao và các hội chứng kích thích khác. Nhị của hoa sen cũng có khả năng làm lành vết thương. Một tác dụng nữa của hoa sen trong y học cổ truyền là giúp ngủ ngon và chữa mê sảng.
Hoa thật sự có những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời và làm thay đổi thế giới của chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng tượng. Y học cổ truyền nắm bắt và sử dụng được những lợi ích chữa bệnh của hoa chứ không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp bề ngoài của chúng. Còn có rất nhiều loại hoa được sử dụng trong y học cổ truyền, nhiều hơn những gì mà tôi đề cập đến trong khuôn khổ bài viết này.
Cảm ơn các thực vật có hoa trong mùa hè này vì đã cho chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa dạng của chúng. Những bông hoa không chỉ đẹp mắt, mà còn cung cấp cho chúng ta một nguồn dược liệu phong phú và quý giá.
Jennifer Dubowsky, là một bác sĩ châm cứu đã được cấp chứng chỉ hành nghề ở trung tâm thành phố Chicago, Illinois, kể từ năm 2002. Dubowsky có trong tay bằng Cử nhân Khoa học về Y học vận động từ trường Đại học Illinois ở Chicago và bằng Thạc sĩ Khoa học về Đông y từ trường Cao đẳng Châm cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado. Trong quá trình học tập, bà đã hoàn thành xong một khóa thực tập bác sĩ nội trú tại Bệnh viện hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Dubowsky đã nghiên cứu và có các bài viết về y học cổ truyền và tổ chức các buổi tọa đàm về chủ đề này. Bà duy trì một trang blog nổi tiếng về sức khỏe và y học cổ truyền tại Acupuncture Blog Chicago.Adventures in Chinese Medicine (Những cuộc phiêu lưu trong Y học cổ truyền) là cuốn sách đầu tay của bà. Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về tác giả tại website: www.tcm007.com.

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.