Đền chùa Nikko là tên gọi chung của quần thể đền, chùa cổ nổi tiếng ở thành phố Nikko - Nhật Bản, được dân địa phương gọi là "hai đền một chùa".
T.B (tổng hợp)
Đền chùa Nikko là tên gọi chung của quần thể đền, chùa cổ nổi tiếng ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Dân địa phương thường gọi quần thể này là "hai đền một chùa" bởi vì quần thể gồm hai đền thờ Thần đạo Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và một ngôi chùa Phật giáo là chùa Rinno. Ảnh: Toàn cảnh đền
Nikko Tosho-gu.
Nikko Tosho-gu.
Trong ba công trình này, nổi bật nhất là Đền Nikko Tosho-gu. Đây là Đền thờ Tokugawa Ieyasu, một Shogun đầu thời kỳ Edo và là người sáng lập Mạc phủ Tokugawa được thần thành hóa thành một vị thần của đạo Shinto.
Trong hệ thống đền Toshogu ở Nhật Bản, đền Toshogu ở Nikko là đền chính, và để phân biệt với các Toshogu khác, nó được gọi là Nikko Toshogu. Đền được Tokugawa Hidetaka, con trai của Ieyasu xây vào năm 1617. Sau đó, Tokugawa Iemitsu mở rộng thêm.
Năm kiến trúc của đền Nikko Toshogu đã được Nhật Bản xếp vào hàng quốc bảo và ba kiến trúc khác là tài sản văn hóa trọng yếu.
Đền Futarasan được nhà tu hành huyền thoại Shodo Shonin cho xây vào năm 767.
Ngôi đền này thờ ba vị thần của Thần đạo Nhật Bản là Okuninushi, Tagorihime và Ajisukitakahikone.
Nhiều kiến trúc của đền Futarasan được công nhận là tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản, trong đó đáng chú ý nhất là Cây Cầu Thần bắc qua sông Daiya dẫn vào đền.
Chùa Rinno là một tu viện của phái Phật giáo Thiên thai tông được xây từ thế kỷ 8 trong thời kỳ Nara, và được các lãnh chúa nhà Tokugawa mở rộng.
Quần thể chùa chiền này nằm trên trên núi Nikko, vùng núi thiêng theo quan niệm truyền thống của người Nhật Bản.
Năm 1999, UNESCO đã công nhận quần thể đền chùa Nikkolà Di sản văn hóa thế giới.
Đền chùa Nikko là tên gọi chung của quần thể đền, chùa cổ nổi tiếng ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Dân địa phương thường gọi quần thể này là "hai đền một chùa" bởi vì quần thể gồm hai đền thờ Thần đạo Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và một ngôi chùa Phật giáo là chùa Rinno. Ảnh: Toàn cảnh đền
Nikko Tosho-gu.
Nikko Tosho-gu.
Trong ba công trình này, nổi bật nhất là Đền Nikko Tosho-gu. Đây là Đền thờ Tokugawa Ieyasu, một Shogun đầu thời kỳ Edo và là người sáng lập Mạc phủ Tokugawa được thần thành hóa thành một vị thần của đạo Shinto.
Trong hệ thống đền Toshogu ở Nhật Bản, đền Toshogu ở Nikko là đền chính, và để phân biệt với các Toshogu khác, nó được gọi là Nikko Toshogu. Đền được Tokugawa Hidetaka, con trai của Ieyasu xây vào năm 1617. Sau đó, Tokugawa Iemitsu mở rộng thêm.
Năm kiến trúc của đền Nikko Toshogu đã được Nhật Bản xếp vào hàng quốc bảo và ba kiến trúc khác là tài sản văn hóa trọng yếu.
Đền Futarasan được nhà tu hành huyền thoại Shodo Shonin cho xây vào năm 767.
Ngôi đền này thờ ba vị thần của Thần đạo Nhật Bản là Okuninushi, Tagorihime và Ajisukitakahikone.
Nhiều kiến trúc của đền Futarasan được công nhận là tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản, trong đó đáng chú ý nhất là Cây Cầu Thần bắc qua sông Daiya dẫn vào đền.
Chùa Rinno là một tu viện của phái Phật giáo Thiên thai tông được xây từ thế kỷ 8 trong thời kỳ Nara, và được các lãnh chúa nhà Tokugawa mở rộng.
Quần thể chùa chiền này nằm trên trên núi Nikko, vùng núi thiêng theo quan niệm truyền thống của người Nhật Bản.
Năm 1999, UNESCO đã công nhận quần thể đền chùa Nikkolà Di sản văn hóa thế giới.
Phong cảnh tuyệt đẹp trên núi Võ Đang
Ai yêu thích tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung đều muốn được đến thăm núi Võ Đang, để trực tiếp thưỡng ngoạn vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ của vùng đất này.
Núi Võ Đang, còn có tên là Thái Hòa, là một địa danh quen thuộc với những ai thích tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Đây là một ngọn núi nên thơ, hùng vĩ. |
Núi nằm ở phía nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc. Nơi đây là một trong những cái nôi võ thuật của Đạo giáo, Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng của Trung Quốc. |
Ngọn núi chính của quần thể du lịch này là Hải Bạt - cao 1.612m, chu vi hơn 800 dặm. Đây là khu phong cảnh rất nổi tiếng, được coi là đất thánh của võ thuật Đạo giáo. |
Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có 32 đền thờ Đạo giáo, chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc triều Nguyên, Minh, Thanh. |
Cung điện nổi tiếng nhất và cũng là lớn nhất trên núi Võ Đang là cung Tử Tiêu, được xây dựng vào năm 1413. Quần thể kiến trúc này hiện có 29 tòa nhà được bố trí trên một sân thượng tầng năm rộng 6.854 m2. |
Võ Đang còn có cung Nanyan nằm ở một trong những khu vực đẹp nhất trên dãy núi. |
Nanyan cũng được xây dựng vào năm 1413, với nhiều tòa nhà gỗ bám vào sườn núi. Nhiều kiến trúc ban đầu của cung điện đã bị sập hoặc phá hủy, những gì còn lại nay gắn chặt vào mặt đá rất hấp dẫn du khách tham quan. |
Ngoài ý nghĩa văn hóa sâu xa, núi Võ Đang còn hấp dẫn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên nên thơ. Ai đặt chân tới đây cũng có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. |
Sự u tịch, nét hoang sơ và những đám sương mờ ảo như lúc nào cũng quấn quyện bao bọc quanh núi không rời. |
Khi mặt trời mọc, hoàng hôn buông, khi xuân tới, thu về, khung cảnh núi Võ Đang đều khiến du khách mê đắm. |
Với những nét đặc sắc riêng có, núi Võ Đang rất thích hợp để những người tu hành tu luyện và sống cuộc sống ẩn dật. Vì vậy, du khách tới đây sẽ có cơ hội trực tiếp thưởng lãm những màn võ thuật cao siêu, đẹp mắt của phái Võ Đang. |
Ảnh: Wudangshan Wang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét