Nguy cơ ngộ độc từ trái cây ngâm hóa chất, trái cây Trung Quốc trà trộn vào thị trường hoa quả nhập khẩu khiến người tiêu dùng hoang mang, nhất là những mẹ có con nhỏ.
Có một số cách đơn giản giúp việc chọn được loại trái cây an toàn trở nên dễ dàng hơn, mẹ tham khảo nhé!
Để có thể mua được những loại trái cây ngon, đảm bảo chất lượng cũng như giá cả, người tiêu dùng nên mua tại các cửa hàng uy tín. Người mua cần lưu ý đến thời gian thu hoạch của từng loại và ăn trái cây theo mùa là tốt nhất. Một số đặc điểm để nhận biết trái cây Trung Quốc với trái cây sạch:
Nhìn bề ngoài, trái cây Trung Quốc thường có màu nhạt hơn trái cây cùng loại được nhập khẩu từ Úc, Mỹ, Canada… Trái to nhưng không nặng tay, vỏ thường bóng láng, hơi khô (do được nhúng hóa chất để bảo quản trong môi trường tự nhiên mà không bị héo, thối và côn trùng xâm nhập). Ăn có thể ngọt nhưng không thơm và thường có vị chua hơi úng (kể cả những loại trái cây như lê, táo, cherry…). Với hầu hết loại trái cây không sử dụng hóa chất bảo quản, nếu để ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 1 ngày thường sẽ bị héo nhưng trái cây Trung Quốc được bày bán ở các sạp để hằng ngày, tuần, thậm chí cả tháng mà vẫn tươi rói.
Có thể phân biệt một số loại cụ thể như sau:
Cam: Cam Mỹ, Úc, Nam Phi… thường có màu vàng đậm, vỏ hơi dày, cầm lên thấy nặng, mát tay, khi bổ ra múi cũng có màu vàng đậm như mật ong, mọng nước; cam Trung Quốc trái to, có màu vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, múi có mùi úng.
Quýt: Quýt Trung Quốc trái đặc biệt không đều nhau (rất to hoặc rất nhỏ), màu vỏ vàng nhạt, thường có cả cành, lá xanh tươi rói; múi không đều nhau, khi ăn có vị chua úng. Quýt Úc, Mỹ trái to, tròn đều, màu vàng đỏ múi đều, ăn rất giòn, ngọt và thơm.
Nho: Nho Trung Quốc to tròn hơn nho Úc, Mỹ, vỏ thường có màu nhạt và đặc biệt là bóng láng đen như cườm (đây là lớp hóa chất do nho được nhúng vào hóa chất bảo quản), khi ăn có vị chua úng, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ, Úc, Newzealand… vỏ sậm hơn, có một lớp phấn màu bạc, hình dáng trái thuôn dài, vị ngọt, không có hạt.
Táo: Táo Trung Quốc quả tròn, bọc trong lưới xốp, màu hồng nhạt, khi cầm lên thấy nhẹ, hơi khô và có hạt mịn như phấn bám trên vỏ (do hóa chất bảo quản bị bay hơi). Táo New Zealand, Mỹ, Úc thường có màu đỏ đậm, cầm lên thấy mát và nặng tay, ăn có vị thơm, ngọt thanh.
Lê: Lê Trung Quốc trái to, tròn, màu vàng nhạt, khi bổ ra hơi cứng, đặc biệt, khi ăn thì không có bất kỳ hương vị nào. Lê Nam Phi, Chile có hình dáng giống như trái bầu hồ lô (trên to dưới nhỏ) và thường có 2 hoặc 3 màu xanh - đỏ - vàng xen kẽ; khi ăn rất giòn và mềm, vị thơm thoang thoảng và mát lạnh.
Cherry: Cherry Trung Quốc thường có màu đỏ tươi, vỏ láng bóng, trái mềm, được bày bán ở chợ mà không cần bảo quản lạnh, khi ăn vị hơi chua úng. Cherry Mỹ, Úc, Canada… thường có màu đỏ đậm đến đen, vỏ không láng, khi ăn giòn, ngọt, thơm và vị chua nhẹ thanh mát.
Nho: Nho Trung Quốc thường được "phù phép" thành nho Mỹ, nho đỏ hay nho xanh Ninh Thuận và dưới đây là cách để phân biệt:
Nho Trung Quốc (phải) và nho Mỹ (trái).
- Nho Trung Quốc to, tròn, ăn có vị chua và khá mềm. Trong khi đó, nho Mỹ dài, thuôn, ăn ngọt và giòn.
- Nho đỏ Ninh thuận hình cầu, trái to khoảng đầu ngón tay cái, vỏ nho rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hòa với vị chua nhẹ. Chùm nho thon dài và các trái gần như khít nhau trên 1 chùm, ít rời rạc. Trong khi đó, nho đỏ Trung Quốc trái to gấp đôi nho Ninh Thuận, quả chín có màu đỏ nhạt, có lốm đốm trắng trên vỏ, vị ngọt gắt. Các trái nho trên cùng 1 chùm rời rạc nhau, 1 chùm nho cân nặng khoảng 500g-700g/chùm.
- Nho xanh Ninh Thuận vỏ quả dày, vỏ quả có màu xanh vàng nhạt, thịt quả trong, hơi mềm, có vị ngọt đậm đà, chua rất nhẹ, ít chát. Trọng lượng từ 200g-500g/chùm, trái nho khít gần nhau, dùng tay ấn vào sẽ thấy quả săn chắc, không bị nhão. Còn nho xanh Trung Quốc vỏ quả mỏng, không có hạt, có vị ngọt gắt, ấn tay vào thấy trái nho mềm và mọng nước. Trái nho rời rạc trên 1 chùm.
(Theo TGPN, DSPL)
Bí ẩn về khả năng chống cháy của cây Bách Địa Trung Hải
Các nhà thực vật học đã phát hiện ra những đặc tính tuyệt vời của cây bách (cây cho nhựa thuộc họ cây lá kim), chúng không bị ảnh hưởng ngay cả khi khu rừng bị tàn phá bởi các đám cháy dữ dội. Trong ba năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng tìm lời giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này.
Vào năm 2012, một đám cháy dữ dội đã thiêu rụi toàn bộ khu rừng ở tỉnh Valencia của Tây Ban Nha, nhưng những khu vực trồng cây bách thì hầu như còn nguyên vẹn. Sau khi dập tắt đám cháy, người ta thấy rằng tất cả các cây sồi, bách xù và thông đã bị cháy hoàn toàn. Tuy nhiên, chỉ có 1,27% những cây bách Địa Trung Hải bị ảnh hưởng, điều này đã thu hút được mối quan tâm rất lớn từ các nhà thực vật học.
Trong suốt ba năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những cây này có khả năng lưu trữ một lượng nước lớn trong thân. Ngoài ra, cây bách có thể duy trì độ ẩm cao ngay cả trong thời gian nắng cháy hoặc hạn hán, nó có một lớp biểu bì rất dày và các lỗ khí nằm ở phía bên trong của lá, giúp ngăn chặn sự bốc hơi nhanh chóng của nước. Kết quả là, cây bách có khả năng chống cháy nhiều hơn gấp 5-7 lần so với các giống cây Địa Trung Hải khác.
Khả năng chống cháy tốt của những cây bách này cũng là do lớp thảm dày của lá rụng trên mặt đất, chúng hoạt động như một miếng bọt biển ẩm ướt, ngăn ngừa sự lây lan của lửa.
Sau khi nghiên cứu đặc tính tuyệt vời của cây bách, các nhà thực vật học đã quyết định trồng một hàng rào sống của loại cây này trong các khu rừng ở Valencia, Tây Ban Nha và ở thành phố Siena của Ý.
Các nhà khoa học dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực này để tìm ra những bí mật hữu ích ẩn giấu trong loại cây tuyệt vời này
Tác giả: Epoch Times Romania | Dịch giả: Kim Xuân
Nguồn: animalworld
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét