Hầu hết các nhà khảo cổ và sử học đồng ý rằng nền văn minh của con người chỉ xuất hiện vào khoảng 10.000 đến 12.000 năm trước đây. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã hướng chú ý tới những hiện vật và nhiều bằng chứng khác nhau của nền văn minh tiên tiến trước đó rất xa, thậm chí là hàng triệu năm trước đó.
Trong số đó có tiến sĩ Alexander Koltypin, một nhà địa chất học và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học tự nhiên tại trường Đại học sinh thái và chính trị Quốc tế độc lập Mát-xcơ-va (Natural Science Research Center at Moscow’s International Independent University of Ecology and Politology).
Koltypin đã phân tích nhiều vùng kiến trúc ngầm cổ xưa xuyên suốt Địa Trung Hải và xác định thấy nhiều điểm tương đồng khiến ông tin rằng các vùng đó đã từng kết nối với nhau. Hơn nữa, sự phong hóa của các cơ cấu, thành phần vật chất của chúng, và các đặc điểm địa chất và thay đổi lịch sử trong khu vực, khiến ông tin rằng chúng đã được xây dựng bởi một nền văn minh tiên tiến cách đây hàng ngàn hay hàng triệu năm.
Các nhà khảo cổ đang làm việc trong khu vực thường xác định niên đại của các địa điểm bằng cách xem xét các khu định cư nằm trên đó hoặc gần đó. Nhưng các khu định cư này chỉ đơn giản là đã được xây dựng dựa trên kiến trúc tiền sử hiện có, Koltypin cho biết.
“Khi chúng tôi kiểm tra các công trình xây dựng … không ai trong chúng tôi là chưa từng có một lúc nào đó đã nghi ngờ rằng chúng có niên đại xa xưa hơn nhiều so với những tàn tích của Canaanite, Philistine, Hebraic, La Mã, Byzantine, và các thành phố và các khu định cư khác trên đó và quanh đó, “ông viết trên trang web của mình.
Ông trèo lên một ngọn đồi cao khoảng 1.300 feet (400 mét) gần khu di tích Hurvat Burgin trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Adullam Grove, miền trung Israel. Khi ông nhìn qua các địa điểm, ông nhớ lại một cảm giác tương tự như khi ông trèo lên đỉnh thành phố đá Çavuşin ở Thổ Nhĩ Kỳ.
“Cá nhân tôi tin tưởng một lần nữa … rằng tất cả những vết lõm hình chữ nhật, các kiến trúc nhân tạo dưới lòng đất, và các mảnh vỡ nằm rải rác của đá cự thạch là một phức hợp đá cự thạch dưới lòng đất được lộ ra bởi sự xói mòn đến độ sâu vài trăm mét.”
Xói mòn và sự hình thành của núi
Không phải tất cả các phần của khu phức hợp vẫn nằm dưới lòng đất. Một số đã trồi cao trên mặt đất do sự chuyển dịch địa chất qua lịch sử – thị trấn đá cổ xưa Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ , điểm được Koltypin tính vô trong khu phức hợp.
Một số bộ phận này cũng có thể được tìm thấy dưới biển Địa Trung Hải, như được chỉ ra bởi các kiến trúc dọc theo bờ biển.
Ở miền bắc và miền trung Israel và miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ, Koltypin ước tính các địa điểm đã lộ ra sau khi một đợt xói mòn vào trái đất vài trăm mét (hơn 1.000 feet).
“Theo ước tính của tôi, độ sâu của sự xói mòn … khó có thể được hình thành trong thời gian ít hơn 500.000 đến 1 triệu năm”, ông viết.
Ông đưa ra giả thuyết rằng một phần của khu phức hợp đã bị trồi lên mặt đất như một kết quả của sự kiến tạo sơn (núi hình thành).
Các thành phần của vật liệu xây dựng tại một địa điểm ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, mà Koltypin gọi là “địa điểm Jernokleev”, cũng khoảng 500.000 đến 1 triệu năm tuổi theo ước tính của ông.
Các nhà khảo cổ xác định niên đại các kiến trúc nhân tạo ở Jernokleev là có từ thời Trung Cổ. Song Koltypin cho biết rằng các chất liệu lại cho thấy chúng có một độ tuổi lớn hơn nhiều.
Độ sâu của sự xói mòn lớn như thế… khó có thể được hình thành trong thời gian ít hơn 500.000 đến 1 triệu năm.– Tiến sĩ Alexander Koltypin, Đại học Sinh thái và Chính trị độc lập quốc tế
Những gì ông nhận diện như là “xi măng” hồng bao gồm trong nó những mảnh gốm nhân tạo và đá bazan có nguồn gốc núi lửa bên cạnh các chất liệu khác. Lần cuối mà một ngọn núi lửa hoạt động nổ ra trong khu vực cung cấp đá bazan xảy ra khoảng từ 500.000 đến 1 triệu năm trước.
Dưới nước
Là kết quả của việc chuyển động vỏ Trái đất qua nhiều niên đại xa xưa, nhiều phần của khu phức hợp dưới lòng đất đã bị chìm xuống dưới mực nước biển, Koltypin nói.
“Thực tế trong tất cả các công trình xây dựng dưới lòng đất được nghiên cứu của Israel và trong phần lớn các công trình xây dựng dưới lòng đất của Thổ Nhĩ Kỳ, trầm tích của mỏ đất sét lithified (cứng) và đá vôi được phát triển rộng rãi trên nền của chúng,” ông viết. Bản chất của các cặn lắng gợi ý rằng khu phức hợp đã nằm dưới nước trong một thời gian dài.
Các đá cự thạch tương tự và các cổng vào dưới lòng đất
Các di tích đá cự thạch tương tự ở các địa điểm khác nhau góp phần khiến Koltypin phỏng đoán rằng có một kết nối giữa các địa điểm, hợp nhất trong một khu phức hợp tiền sử khổng lồ.
Các khối cự thạch nặng hàng chục tấn dường như có những thời điểm được gắn trực tiếp vào các công trình dưới lòng đất, ông nói. “Tình huống này đã cho tôi lý do để gọi các kiến trúc ngầm và những di tích các bức tường và tòa nhà khổng lồ có liên quan về mặt địa lý như một khu phức hợp đá cự thạch đơn nhất dưới lòng đất.”
Các công trình đá cự thạch có vẻ vượt qua khả năng công nghệ của các nền văn minh được cho là đã xây dựng chúng, Koltypin nói. Ví dụ, vẫn còn là bí ẩn làm thế nào mà những khối đá cự thạch nặng 800 tấn ở Baalbek, Lebanon, được vận chuyển từ một mỏ đá đến vị trí hiện tại của chúng.
Những viên đá vừa khít với nhau một cách hoàn hảo ở một vài bộ phận mà không cần xi măng, và trần nhà, cột, vòm, cửa, và các yếu tố khác có vẻ ngoài khả năng làm việc của người ta khi dùng đục, Koltypin nói. Các dấu đục thường cho thấy chúng đã được xây dựng trong thời gian gần đây chỉ xảy ra ở một số bộ phận của kiến trúc và dường như đã được khắc ở đó rất lâu sau khi các kiến trúc ban đầu được xây dựng, ông nói.
Ông lưu ý rằng những kiến trúc xây dựng trên hoặc gần các khu vực kia bởi những người La Mã hoặc những nền văn minh khác là tương đối thô sơ.
Đó là dựa vào bối cảnh của những phát hiện khác cho thấy nền văn minh thời tiền sử tiên tiến mà Koltypin đặt ra trong giả thuyết của ông.
Ví dụ, ông đã nghiên cứu những vết bánh xe cổ xưa chồng chéo khắp thung lũng Phrygia của Thổ Nhĩ Kỳ và suy ra rằng chúng là các đường rãnh của “xe chạy trên mọi địa hình của người cổ xưa” đã bị hóa đá từ hàng triệu năm trước đây.
Những huyền thoại cổ tích thường bị coi là chuyện hoang đường ấy cũng đã cho thấy là có những nền văn minh thời tiền sử ở khu vực.
Sức mạnh của thôi miên: Giảm đau và tăng cường trí não
Thôi miên là khía cạnh bị nhiều vu khống và hiểu nhầm của thuật “can thiệp sửa đổi tinh thần”. Nhiều người nghĩ về thôi miên như kiểu một người rơi vào trạng thái bị điều khiển như con gà trên sân khấu sau khi có một chiếc đồng hồ đeo tay lúc lắc trước mắt mình. Lĩnh vực này đâu phải chỉ có như vậy.
Năm 2000, Tờ tin tức Nghiên cứu Não (Brain Research Bulletin) đã công bố một bài viết về các kiểu dạng hoạt động của não bộ (điện não đồ, hay EEG) của những người tình nguyện tham gia thôi miên. Hoạt động EEG cho thấy một sự gia tăng lớn về dải tần sóng Gamma.
Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã bàn về sự tương ứng của hoạt động não bộ sóng Gamma (rung động ở một tần số khoảng 40 hertz) với các giây phút cảm hứng sâu sắc. Hoạt động sóng não khác, như sóng Theta, tương ứng với các trạng thái tinh thần khác (nghỉ ngơi, giải quyết vấn đề tích cực, vv). Các sóng Gamma có tần số tương đối cao, và có thể cao hơn 40 hertz (Hz) rất nhiều, mặc dù tác động của sóng Gamma cực cao vẫn chưa được tìm hiểu thật kỹ lưỡng.
Năm 2004, một nghiên cứu được công bố tại tạp chí Đau (Pain) đã phác họa sự khác biệt trong nhận thức về đau đớn giữa các tình nguyện viên tỉnh táo và các tình nguyên viên trong trạng thái thôi miên. Các nhà nghiên cứu này cũng phát hiện ra các dạng thức của sóng Gamma. Ngoài ra, họ cho biết: “những người rất dễ rơi vào trạng thái thôi miên, so với những người ở mức trung bình và thấp, trải nghiệm sự giảm đau mạnh hơn nhiều nhờ phương pháp giảm đau tập trung (hình dung) trong khi ở trạng thái thôi miên và, hơn nữa, trong điều kiện sau thôi miên.
Thôi miên không chỉ tạo ra được một trạng thái não có lợi cho cảm hứng lớn và năng lực giải quyết vấn đề, mà còn có thể tác dụng như một phương pháp giảm đau rất mạnh.
Năm 2002, một nghiên cứu tại Tạp chí Tâm sinh lý Quốc tế (International Journal ofPsychophysiology) đã bàn về sự thụ cảm đau liên quan tới thôi miên và sóng Gamma 40Hz. Họ phát hiện rằng hoạt động của sóng Gamma báo trước mức độ đau đớn của đối tượng, trong khi không có loại hoạt động não nào khác có tác dụng như vậy.
Dường như các sóng Gamma bí ẩn này lại một lần nữa xuất hiện rõ rệt trong trạng thái thôi miên. Câu hỏi đặt ra là liệu những người tình nguyện thôi miên nghĩ rằng họ cảm thấy ít đau đớn hơn hay họ thực sự cảm thấy ít đau đớn hơn.
Câu hỏi đặt ra là liệu những người tình nguyện thôi miên nghĩ rằng họ cảm thấy ít đau đớn hơn hay họ thực sự cảm thấy ít đau đớn hơn.
Đôi khi, câu hỏi ấy sẽ là…. thế thì sao nhỉ?
Hãy xem vài trường hợp có tính “ngoại hiện” hơn.
Miệng người được cho là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Sự tập trung các đầu mút thần kinh trong miệng dường như khá rộng.
Nói chung, quá trình nhổ một răng hàm đã bám chân đầy đủ khỏi miệng một người đòi hỏi phải dùng tới lực và nếu không sử dụng gây tê cục bộ hay toàn diện sẽ được xem là khá đau đớn. Việc nhổ răng khôn của một người được xem là có bản chất phẫu thuật, đôi khi đòi hỏi gây mê toàn diện (đưa một người vào trạng thái “ngủ” thông qua thuốc an thần) cũng như gây tê cục bộ (làm tê tại khu vực nhổ răng).
Năm 2013, Tạp chí Phẫu thuật Sọ não-hàm mặt (Journal of Cranio-maxillofacial Surgery) đã xuất bản một nghiên cứu trong đó có 24 người tình nguyện tham gia nhổ 2 răng khôn. Ở mỗi bệnh nhân, một răng sẽ được nhổ sử dụng thôi miên như một cách để ngăn đau trong khi răng còn lại sẽ được nhổ dùng gây tê cục bộ.
Kết quả nghiên cứu như sau: “Trong số những đối tượng dùng tới thôi miên, chỉ có hai đối tượng (8,3%) báo cáo đau sau khi thực hiện thôi miên. Trong nhóm gây tê cục bộ, 8 người (33,3%) báo cáo bị đau. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trong nhóm thôi miên chịu ít đau đớn hơn trong vài giờ đầu tiên sau phẫu thuật”.
Năm 1999, Acta Chirurgica Belgica, tạp chí chính thức của Hiệp hội Phẫu thuật Hoàng gia Bỉ (Royal Belgian Society for Surgery), xuất bản một nghiên cứu về thôi miên và tác động của nó đối với phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và cắt cổ tử cung thay cho gây mê toàn diện.
Kết quả nghiên cứu này như sau: “tất cả các bác sỹ phẫu thuật báo cáo có được các điều kiện phẫu thuật tốt hơn cho phẫu thuật cắt cổ tử cung sử dụng thôi miên. Tất cả bệnh nhân được thôi miên đều báo cáo có những trải nghiệm rất dễ chịu và rất ít đau đớn sau phẫu thuật trong khi nhóm này giảm mạnh việc sử dụng thuốc gây mê”.
Nhiều nghiên cứu khác cho thấy kết quả tích cực tương tự khi sử dụng thôi miên thay cho gây mê.
J.C viết blog tại Q4lt.com về nhiều vấn đề liên quan tới tuyến tùng quả trong não, sự sản xuất melatonin, DMT, các hiện tượng liên quan tới giấc ngủ, vv.
Một phiên bản của bài này từng được xuất bản tại Q4lt.com
Hàng triệu người mắc phải chứng đau nhức kinh niên, đó vẫn là bí ẩn đối với y khoa
Trong tất cả những vấn đề y khoa, có lẽ những cơn đau kinh niên không ác tính là bí ẩn nhất – đặc biệt là với những người từng thử chữa trị. Các cơn đau thường có một ý nghĩa sinh học nào đó, nhưng với những bệnh nhân đau kinh niên, các triệu chứng đau vẫn luôn tồn tại mà không có lý do hữu ích nào cả.
Chúng ta biết rằng những người lính có thể làm ngơ các cơn đau trong chiến đấu hay thảm họa. Chúng ta cũng biết rằng có những nền văn hoá xem các cơn đau như là sự yếu đuối, nhiều khi lại chẳng được biết tới ở nền văn hóa khác. Cùng một cơn đau được giải quyết ở một bệnh nhân lại trở thành kinh niên đối với bệnh nhân khác. Cơn đau kinh niên vẫn tồn tại một cách kỳ lạ ở những phần chi cơ thể đã bị cắt bỏ hoặc tê liệt.
Sự việc kỳ lạ và đầy mâu thuẫn này làm căng thẳng mối quan hệ giữa bệnh nhân và giới y bác sĩ bởi vì cả hai bên đều trở nên mệt mỏi khi các liệu pháp chữa trị không thể giải quyết được những cơn đau.
Rõ ràng, các cơn đau cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta. Trong nhiều trường hợp hiếm gặp, nhiều người khi sinh ra đã không có khả năng nhận thức hay xử lý các kích thích có hại trên hệ thần kinh trung ương, do đó phải chịu đựng những hậu quả rất nguy hiểm. Các sách Y Khoa hiện đại có kể về câu chuyện một cô bé Canada tên mà “Cô C”, bẩm sinh vô cảm với cơn đau.
Cô gái này không cho thấy một thay đổi sinh lý nào để phản ứng với các kích thích độc hại. Tương tự, cô chẳng hề hắt hơi hay ho, cơ quan chống mắc nghẹn trong yết hầu có phản ứng cực kỳ yếu, và không có phản ứng chớp mắt khi bị kích thích giác mạc. Khi còn nhỏ, cô C đã từng cắn đứt đầu lưỡi và bị bỏng cấp độ 3 mà không cảm thấy đau.
Khi lớn lên, cô bị thoái hóa và nhiễm trùng nghiêm trọng ở đầu gối, hông, cột sống nên cô không thể trở mình khi ngủ hoặc di chuyển trọng lượng cơ thể.
Rõ ràng là cảm giác đau có thể bị “tắt” trong một số trường hơp. Ở một vài nơi ở Ấn Độ, trong một nghi lễ nông nghiệp cổ xưa vẫn còn lưu truyền tới ngày nay, dân làng thường móc xuyên vào lưng để cầu phúc cho trẻ em và mùa màng, nhưng không biểu hiện sự đau đớn. Ở châu Phi, Ấn Độ, và nhiều nơi khác, vẫn còn thực hành “khoan xương”, là một dạng phẫu thuật não sơ khai và khoan thủng một lỗ trên hộp sọ mà không dùng thuốc giảm đau, dù vậy vẫn không hề có các biểu hiện căng thẳng hay đau đớn từ phía bệnh nhân.
Sự diễn giải của chúng ta đối với cảm giác đau cũng bị tác động bởi những kinh nghiệm trong quá khứ, trạng thái tinh thần, kỳ vọng, văn hóa, gia đình, và “ý nghĩa” gắn liền với cơn đau. Một trong những ví dụ phổ biến nhất là khi sinh con, phụ nữ phải chịu đựng rất nhiều để em bé được sinh ra an toàn. Sinh con cực kỳ đau đớn, có một câu nói vui là nếu người đàn ông phải chịu đựng việc sinh con, có thể loài người đã diệt vong.
Sự diễn giải của chúng ta đối với cảm giác đau cũng bị tác động bởi những kinh nghiệm trong quá khứ, trạng thái tinh thần, kỳ vọng, văn hóa, gia đình, và “ý nghĩa” gắn liền với cơn đau.
Trong nhiều năm làm việc, tôi có cơ hội chứng kiến và tham gia quá trình phục hồi của hơn 10.000 bệnh nhân có cơn đau kinh niên dai dẳng. Hầu hết các bệnh nhân này không có phản ứng gì đối với các loại thuốc, phẫu thuật, can thiệp gây mê, thuốc phiện, và vẫn đang tìm kiếm “phương pháp chữa trị”.
Đáng tiếc là không có phương pháp chữa trị cho các cơn đau kinh niên, nhưng cũng có thể can thiệp và bệnh nhân vẫn có thể có một cuộc sống tốt. Khi bệnh nhân có được phương pháp chữa bệnh đa dạng từ nhiều nguồn như trị liệu, tập thể thao, hỗ trợ tâm lý, và thuốc men khi cần – hầu hết đều trở nên tốt hơn.
Thông qua việc hợp tác tích cực trong quá trình chữa trị cùng thay đổi thái độ, hầu hết các bệnh nhân đều học cách tự chăm sóc, và xoay xở hiệu quả đối với các cơn đau và tiếp tục sống có ý nghĩa.
Năm ngoái, nhóm tư vấn liên bang của cục Quản Lý Thực Phẩm và Tân Dược (FDA), Viện Y Tế Quốc Gia (NIH), Trung Tâm Phòng và Kiểm Dịch Bệnh (CDC), Bộ Quốc Phòng và Cựu Binh, Cơ Quan Nghiên Cứu Chăm Sóc Y Tế và Chất Lượng, đã công bố một kế hoạch về vấn đề đau nhức kinh niên ở Hoa Kỳ. Dự thảo căn cứ trên nhiều phương pháp trị liệu khác nhau, nêu ra các yếu tố về tâm sinh lý, xã hội đằng sau các cơn đau, đây chính là tin tốt cho các bệnh nhân và y bác sĩ đang chữa trị.
Bác sĩ Sridhar Vasudevan, M.D., là giáo sư y khoa lâm sàng và phục hồi tại Trường Y Wisconsin ở Milwaukee. Đây là phần trích trong “Quản lý cơn đau bằng nhiều phương pháp: hướng dẫn thực nghiệm cho các bác sĩ lâm sàng,” do công ty xuất bản toàn cầu Springer.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét