.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

07 tháng 4 2024

NGỤY BIỆN

 


Socrates, một triết gia người Hy Lạp, được mệnh danh là bậc thầy về lý luận, truy vấn. Một hôm, ông được các đệ tử đặt câu hỏi:
- Thưa thầy, thầy có thể lấy ví dụ để nói rõ ngụy biện là gì?
Socrates suy nghĩ một lúc rồi hỏi lại:
- Giả sử có hai người, một người sạch sẽ tươm tất, còn người kia bẩn thỉu xuề xòa. Nếu mời hai người này đi tắm, các em thử nghĩ xem, hai người họ ai sẽ đi tắm trước?
Một đệ tử lớn tiếng nói:
- Tất nhiên là người bẩn thỉu rồi.
Socrates phản bác nói:
- Sai rồi, là người sạch sẽ. Bởi vì người sạch sẽ kia đã có thói quen thích tắm gội. Còn người bẩn thỉu lại cho rằng không cần phải tắm.
Nói rồi ông hỏi lại lần nữa:
- Hãy nghĩ thử đi, rốt cuộc ai sẽ di tắm trước?
Hai đệ tử đồng thanh:
- Là người sạch sẽ.
Socrates lại phản bác nói:
- Không đúng, là người bẩn thỉu . Bởi vì người bẩn thỉu càng cần phải tắm gội hơn người sạch sẽ.
Sau đó, Socrates lại hỏi thêm lần nữa:
- Vậy trong hai người rốt cuộc ai sẽ đi tắm trước?
Ba đệ tử lớn tiếng trả lời như lần thứ nhất:
- Là người bẩn thỉu.
Một lần nữa Socrates lại nói:
- Lại sai nữa rồi, dĩ nhiên là cả hai người đều sẽ đi tắm. Bởi người sạch sẽ có thói quen tắm gội, còn người bẩn thỉu cần phải đi tắm. Thế nào, rốt cuộc ai sẽ là người đi tắm trước đây?
Lần này bốn đệ tử lưỡng lự trả lời:
- Thế thì xem ra hai người đều sẽ đi tắm.
Socrates giải thích:
- Không đúng, cả hai đều sẽ không tắm. Bởi vì người bẩn thỉu không có thói quen tắm gội, còn người sạch sẽ kia thì vốn không cần phải tắm.
Lần này các đệ tử nhôn nhao nói:
- Mỗi lần thầy nói đều khác nhau, nhưng lại đều đúng, chúng tôi rốt cuộc nên hiểu thế nào đây?
Socrates nói:
- Đúng vậy, về hình thức là dùng thủ đoạn suy luận chính xác nhưng thực tế lại trái với quy luật khách quan. Đưa ra kết luận nghe thấy đúng nhưng lại là sai, đấy chính là ngụy biện!
Các đệ tử lại đặt câu hỏi:
- Thưa thầy, ngụy biện có phải là cố ý luận chứng cho lý lẽ sai nào đó và sai lầm khách quan trong đó thật không dễ phát hiện. Vậy làm sao để nhìn thấy sai lầm khách quan trong nguỵ biện đó?
Socrates suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Có hai người cùng nhau chui vào sửa ống khói. Khi họ chui từ ống khói ra, một người thì rất sạch sẽ, còn một người thì muội than nhem nhuốc khắp người. Tôi hỏi ai sẽ đi tắm trước đây?
Tất cả đệ tử ngập ngừng trả lời:
- Đương nhiên là người bị lấm bẩn khắp người sẽ đi tắm trước.
Socrates nói:
- Thật vậy ư? Các ngươi hãy chú ý, người sạch sẽ thấy người kia lấm bẩn khắp người anh ta nghĩ rằng từ ống khói chui ra sẽ rất bẩn. Còn người kia nhìn sang thấy người trước mặt rất sạch sẽ thì lại nghĩ rằng bản thân mình cũng rất sạch sẽ. Bây giờ tôi hỏi lại, ai sẽ là người đi tắm trước?
Hai đệ tử phấn khích tranh nhau:
- Ồ, tôi biết rồi ! Vậy nhất định là người sạch sẽ chạy đi tắm gội trước.
Cuối cùng Socrates chậm rãi nói:
- Những câu trả lời đó đều không đúng. Hai người đều cùng chui từ ống khói đó ra, làm sao người này thì sạch sẽ, người kia thì nhem nhuốc bẩn thỉu được. Đây gọi là trái với quy luật khách quan, dẫn tới sai lầm khách quan trong ngụy biện.
Socrates nói tiếp:
- Kẻ giỏi nói không bằng người biết phân tích lắng nghe.
- Ngụy biện nhìn ngoài thì hiệu nghiệm thật nhưng không bền vững.
- Xảo trá chi bằng hãy sống chân thành, muôn nghìn diệu kế chẳng bằng sống đúng đạo làm người.
Ảnh : Socrates and Alcibiades
Từ fb Jimmy Nguyen


HAI CHIẾC NHẪN
Ai đó nói rằng : "Sự lương thiện tuy làm cho ta phải chịu nhiều thua thiệt nhưng cuối cùng những kẻ thiện lương sẽ nhận được sự đền đáp của luật nhân quả”
Câu chuyện sau đây nói về một anh tài xế và một bà cụ nghễnh ngãng đi xe. Bà đề quyết rằng mình đã bỏ rơi chiếc nhẫn trên xe- chiếc nhẫn di vật của con gái – là nguồn sống của bà. Dù biết rằng không phải nhưng anh tài xế - muốn tạo niềm tin để sống cho bà cụ - đã bỏ tiền dành dụm để mua một chiếc nhẫn y hệt để trao cho bà cụ - giúp cho bà cụ sống những ngày cuối hạnh phúc. Và kết cục kẻ có lòng nhân ái bao giờ cũng được đền đáp.
Khi bà đến bệnh viện, cô con gái yếu ớt chỉ nói được với mẹ vài câu: "Mẹ ơi, con gái không thể ở cạnh mẹ nữa, mẹ phải sống cho thật tốt. Chiếc nhẫn này con rất thích, để nó ở cạnh mẹ thay con nhé…" Bà tuyệt vọng muốn đi theo con gái, nhưng nhớ tới lời con mình nói trước lúc ra đi, bà lựa chọn sống thật kiên cường, sống cho cả hai người. Kể từ đó về sau, chiếc nhẫn là vật bất ly thân an ủi trái tim của bà.
***
Nguyện vọng lớn nhất của tài xế taxi Adams đó là tích góp đủ tiền để đón con gái ở dưới quê lên New York. Nhưng đã vài năm trôi qua, tài khoản tiết kiệm vẫn cứ chẳng được bao nhiêu. Tệ hơn nữa, nó còn vì một bà lão mà ngày càng ít đi…
Hôm đó, Adams nhận được một cuộc gọi đặt xe. Khi anh tới nơi, một bà lão đang ngồi trước sảnh chung cư để đợi. Adams cẩn thận dìu bà vào xe rồi hỏi bà muốn đi đâu. Bà lão im lặng một lúc rồi trả lời: "Bác sĩ nói tôi không còn nhiều thời gian nữa. Tôi muốn tới Viện dưỡng lão Paradise một chút. Tôi không có người thân, may mà còn có nó ở cạnh tôi". Nói xong, đôi bàn tay gầy gò đưa lên sờ thứ gì đó ở trên ngực. Đôi mắt bà ngấn ướt lệ. Lúc này, Adams mới nhìn lên cổ bà, phát hiện ra bà đang đeo một chiếc nhẫn vàng khảm kim cương và đá quý, chỉ là nó rất nhỏ, có lẽ là chiếc nhẫn cho trẻ con. Trực giác mách bảo anh rằng chiếc nhẫn này rất quan trọng với bà lão, nhưng anh không tiện hỏi nhiều.
Sau khi tới viện dưỡng lão, bà lão lấy tiền ra trả cho Adams nhưng anh đã từ chối. Dù rất cần tiền, nhưng giây phút nghe thấy câu "tôi không còn nhiều thời gian nữa", Adams đã quyết định sẽ chở bà lão miễn phí. Adams nhìn bà lão và chiếc nhẫn trên cổ bà, nắm chặt tay rồi tạm biệt bà lão.
Vài ngày sau, Adams lại nhận được điện thoại của bà lão. Nhưng khi anh tới, bà lão không hề đợi dưới sảnh mà lại mời anh lên nhà. Sau khi vào nhà, cảnh tượng đập vào mắt Adams là mọi đồ đạc trong nhà đều rất lộn xộn. Dưới chân bà lão là một chiếc hộp, ở phía trên là một vài tấm ảnh đã sờn cũ… Khuôn mặt bà hốc hác đầy thất vọng, đôi mắt đục ngầu lo lắng như đang tìm kiếm thứ gì đó. Trông thấy Adams, bà lão bật khóc: "Không thấy chiếc nhẫn đó nữa. Tôi đã tìm mọi nơi nhưng vẫn không tìm thấy, chắc chắn là rơi ở trên xe của cậu rồi."
Bị vu oan, Adams có chút tức giận. Anh nhớ rất rõ ngày hôm đó khi chia tay bà cụ, chiếc nhẫn vẫn đang ở trên cổ bà. Anh muốn nói ra sự thật, nhưng trông bộ dạng đau lòng của bà lão, anh lại khựng lại. Thấy Adams không nói gì, bà lão lại càng chắc chắn hơn phán đoán của mình.
Vì muốn Adams trả lại chiếc nhẫn cho mình, bà bắt đầu liên miên kể lại: Rất nhiều năm trước sau khi ly hôn chồng, bà và con gái sống nương tựa vào nhau. Dù bận rộn mỗi ngày, nhưng có cô con gái ngoan ngoãn ở cạnh, bà quên hết mọi mệt mỏi, cuộc sống cũng dần dần khởi sắc. Vào sinh nhật 9 tuổi của con gái, bà mua một chiếc nhẫn vàng tặng con bé làm quà sinh nhật. Nhưng vài tháng sau, cô con gái gặp tai nạn. Khi bà đến bệnh viện, cô con gái yếu ớt chỉ nói được với mẹ vài câu: "Mẹ ơi, con gái không thể ở cạnh mẹ nữa, mẹ phải sống cho thật tốt. Chiếc nhẫn này con rất thích, để nó ở cạnh mẹ thay con nhé…" Bà tuyệt vọng muốn đi theo con gái, nhưng nhớ tới lời con mình nói trước lúc ra đi, bà lựa chọn sống thật kiên cường, sống cho cả hai người. Kể từ đó về sau, chiếc nhẫn là vật bất ly thân an ủi trái tim của bà.
Nước mắt của Adams tự nhiên rơi xuống, anh hiểu rằng chiếc nhẫn là thứ giúp bà sống tới tận ngày hôm nay. Anh quyết định nhận cái tội này, cố gắng trong thời gian ngắn nhất "trả lại" cho bà lão chiếc nhẫn y hệt. Anh anh ủi: "Chiếc nhẫn của bà chắc chắn là đã rơi trên xe của tôi, sau khi tìm được tôi sẽ lập tức trả lại cho bà. Nhưng mà tôi không nhớ rõ hình dạng của nó, bà có bức ảnh nào không?". Bà lão tìm một hồi, lấy ra một bức ảnh cũ, trong ảnh là một cô bé với khuôn mặt rạng rỡ, trên tay là chiếc nhẫn đó.
Adams trấn an bà lão, cầm bức ảnh đến cửa hàng trang sức lớn nhất ở Manhattan. Sau khi nghe anh giải thích câu chuyện, người bán hàng lấy một chiếc kính lúp xem kỹ một hồi rồi nói: "Đây là chiếc nhẫn cũ từ nhiều thập kỷ trước. Nó sớm đã hết hàng, chỉ có thể đặt làm. Nhưng những viên đá quý được khảm từ Hungary, còn những viên kim cương thì từ Ấn Độ, lại còn phải làm cũ nên sớm nhất cũng phải mất 3 ngày. Hơn nữa giá cũng sẽ rất cao, khoảng 20.000 đô la Mỹ." Lúc này Adams chỉ nghĩ về khuôn mặt tiều tụy, thất vọng của bà lão, không màng đến tiền bạc, anh ngay lập tức đồng ý.
3 ngày sau, Adams tới lấy nhẫn rồi lập tức mang tới trả bà lão. Bà lão cầm chiếc nhẫn, quan sát nó một cách tỉ mẩn, trên mặt lộ vẻ khó tả. Bà ôm chầm lấy Adams, khóc không thành tiếng. Adams dùng nửa năm tích góp của mình để đổi lấy những giọt nước mắt vui vẻ của bà lão, anh thở dài nhẹ nhõm. Với anh, tiền có thể kiếm, nhưng đánh mất sự tử tế mới là điều đáng sợ.
Anh tiếp tục làm việc chăm chỉ hơn, tiếp tục giấc mơ đón con gái đoàn tụ với mình. Một năm sau, một luật sư bất ngờ tìm tới Adams, trao cho anh một phần tài sản và một bức thư:
"Adams thân mến, ta là Joey, bà lão đeo chiếc nhẫn trên cổ. Giây phút cầm chiếc nhẫn mà anh mang tới cho mình, ta đã biết nó không phải chiếc nhẫn của con gái ta. Anh đã bỏ lỡ mất một chi tiết đó là trên chiếc nhẫn ấy có khắc tên của con gái ta… Nhưng điều đó không quan trọng. Tất cả những gì anh làm cho một bà lão như ta, ngoài sự tử tế thì chắc chắn không có lý do gì khác.
Anh giúp ta cảm nhận được sự ấm áp từ một người lạ trong những năm cuối của cuộc đời mình. Khi anh đọc được bức thư này, ta đã ra đi. Luật sư sẽ đem tất cả tài sản của ta, bao gồm cả căn hộ anh từng tới và một biệt thự ở ngoại ô trao cho anh. Ngoài ra, còn có hai chiếc nhẫn, một chiếc anh đặt làm, một chiếc của con gái mà ta tìm được trong hòm đựng ảnh…"
Vài tháng sau, Adams đưa con gái đến mộ phần của bà Joey. Hai cha con kính cẩn cúi đầu. Trên cổ hai người đeo hai chiếc nhẫn vàng giống hệt nhau.
Sống ở đời, rất nhiều khi, sự tử tế còn đáng quý hơn cả sự thông minh. Thông minh là một tài năng thiên phú, nhưng tử tế lại là một sự lựa chọn. Hy vọng rằng dù bạn là ai cũng hãy giữ cho mình sự tử tế, tốt bụng với mọi người xung quanh.

Nguồn Cafebiz
(Từ Fb Nguyễn Phúc Nguyên
Fb Le Dung Ngoc)


Trong viện dưỡng lão, bầu không khí im lặng bao trùm, chỉ có tiếng kim đồng hồ chậm rãi điểm từng giây phút. Nắng chiều len lỏi qua ô cửa sổ, nhuộm vàng lên những khuôn mặt già nua đang hướng về phía cổng.

Họ là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, đành nương náu nơi đây để được chăm sóc. Nỗi buồn và sự cô đơn hằn sâu trên từng nếp nhăn, ánh mắt đượm buồn dõi theo từng bóng người qua lại, hy vọng mong manh về một lần gặp gỡ con cháu.

Có cụ bà tóc đã bạc phơ, khuôn mặt hiền hậu, đang ôm khư khư chiếc áo len mỏng. Bà bảo đó là món quà con gái tặng bà năm ngoái, bà trân quý và giữ gìn cẩn thận. Ánh mắt bà luôn hướng về phía cổng, hy vọng con gái bận rộn sẽ sắp xếp thời gian đến thăm.

Bên cạnh bà là cụ ông với mái tóc trắng như cước, đang lúi húi đan len. Cụ bảo đan len để giết thời gian, cũng để vơi đi nỗi nhớ con cháu. Cụ nhớ tiếng cười giòn tan của lũ trẻ, nhớ những bữa cơm gia đình đầm ấm.

Nỗi buồn và sự cô đơn của các cụ già hiện rõ trong từng cử chỉ, lời nói. Họ khao khát được yêu thương, được gần gũi con cháu. Chỉ một lời hỏi han, một cái ôm ấm áp cũng đủ để xoa dịu tâm hồn họ.

Hình ảnh những cụ già neo đơn trong viện dưỡng lão là lời nhắc nhở cho mỗi người về trách nhiệm với gia đình, với cha mẹ. Hãy dành thời gian quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi còn có thể, bởi tình yêu thương và sự hiện diện của con cháu là món quà vô giá nhất đối với họ.



4 NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI
(Tặng quý phụ huynh có con đang đi học)

- NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT: Nguyên tắc bể cá
Cá vàng vùng nhiệt đới được nuôi trong bể thì tối đa chỉ dài khoảng 30cm, dù có nuôi lâu thế nào cũng không thể lớn hơn. Nhưng nếu đem loại cá này mà thả xuống ao thì chỉ hai tháng sau con cá ban đầu 30cm có thể dài đến 34cm.
Giáo dục trẻ nhỏ cũng giống như vậy, trẻ nhỏ muốn phát triển thì cần có không gian tự do. Cha mẹ mà quá bao bọc giữ gìn thì chẳng khác nào nhốt con vào “bể cá”, đứa trẻ lớn lên trong “bể cá” thì vĩnh viễn không thể thành con cá lớn.
Nếu muốn trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh rắn rỏi, nhất định phải cho chúng không gian hoạt động tự do, chứ đừng để chúng loanh quanh trong cái “bể cá” mà cha mẹ xây nên. Thuận theo tiến bộ xã hội, kiến thức đời sống cũng gia tăng hàng ngày, người làm cha mẹ cần phải hạn chế áp đặt những tác động và ý kiến cá nhân của mình, và cung cấp cho đứa trẻ không gian tự do để phát triển.
- NGUYÊN TẮC THỨ HAI: Nguyên tắc con sói
Sói là loài động vật có tính hiếu kỳ mạnh nhất trong giới tự nhiên, chúng không bao giờ coi bất cứ điều gì là đương nhiên, mà có khuynh hướng tự mình khám phá và thể nghiệm, thế giới tự nhiên mê hoặc và mới mẻ sẽ mãi mãi khiến chúng ngạc nhiên sửng sốt. Con sói luôn có hứng thú với hoàn cảnh xung quanh, chúng có thể liên tục phát hiện thức ăn, đoán biết được nguy hiểm, nhờ thế mà có khả năng sinh tồn mạnh mẽ.
Vì vậy, muốn bồi dưỡng năng lực học tập mạnh mẽ cho trẻ nhỏ, nhất định phải khơi gợi tính hiếu kỳ và ưa khám phá của chúng. Hãy hướng cho chúng quan sát cuộc sống một cách tỉ mỉ, lấy hứng thú làm mục đích của học tập. Đứa trẻ được giáo dục như vậy trên đường đời sau này sẽ trở thành một ngôi sao sáng, trong công việc có thể đưa ra những sáng kiến và suy nghĩ mới mẻ.
NGUYÊN TẮC THỨ BA: Hiệu ứng gió Nam
Giữa gió Nam và gió Bắc thì thử hỏi bên nào mạnh hơn? Nhìn xem bên nào có thể thổi bay áo khoác của người đi đường là biết ngay! Gió Bắc bất kể là mãnh liệt thế nào cũng chỉ khiến người đi đường buộc chặt quần áo hơn, trong khi gió Nam chỉ khe khẽ lung lay lại khiến người ta nới rộng áo khoác.
Hiệu ứng gió Nam đã nói cho chúng ta một điều, khoan dung là một loại lực lượng có tính uốn nắn mạnh mẽ. Giáo dục trẻ nhỏ cũng tương tự như thế, những phụ huynh một mực phê bình con cái cuối cùng sẽ phát hiện ra rằng con cái họ càng ngày càng không chịu nghe lời.
Đứa trẻ nào cũng có thể phạm sai lầm, cha mẹ cần phải khoan dung với khuyết điểm của con mình, phải biết xử lý các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày một cách khách quan, lý trí và khoa học; đồng thời thông cảm cho chúng; tự mình bắt tay vào làm tốt mọi việc như vậy mới có thể giáo dục con cái tốt hơn.
NGUYÊN TẮC THỨ TƯ: Hiệu ứng Robert Rosenthal
Robert Rosenthal là một nhà tâm lý học người Mỹ, năm 1966 ông làm một thí nghiệm thú vị về thành tích kỳ vọng đối với các học sinh. Ông đến một lớp học bất kỳ và chọn ra vài cái tên ngẫu nhiên trong danh sách lớp, sau đó ông giao cho giáo viên chủ nhiệm bản danh sách “Những học sinh có triển vọng nhất” này. 8 tháng sau Rosenthal cùng người trợ lý quay lại lớp học kia, và kỳ tích đã xảy ra, tất cả những em có tên trong danh sách đều trở thành những học sinh xuất sắc của lớp.
Bí quyết nâng cao thành tích học tập của các em học sinh kia thật ra rất đơn giản, đó là vì chúng đã được thầy giáo quan tâm và đánh giá cao hơn.
Mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành một thiên tài, nhưng điều đó có thể thực hiện được hay không phụ thuộc vào việc cha mẹ và thầy giáo có thể đối đãi với chúng như một thiên tài hay không, có thể kỳ vọng và quý trọng chúng hay không. Phương hướng phát triển của trẻ nhỏ được quyết định bởi kỳ vọng của thầy giáo và cha mẹ chúng; nói một cách đơn giản, bạn kỳ vọng con mình trở thành một người thế nào thì con bạn sẽ có khả năng trở thành một người như thế.
Theo Sound of Hope | Dịch giả: Minh Nữ



ĐỌC CHO TỈNH NGỘ

1. Lòng tin là thứ mà một khi ta đã mất thì khó có thể trở lại như ban đầu. Vì vậy, hãy sống đúng ngay từ đầu bởi trường học có bút xóa nhưng trường đời thì không.

2. Đừng nghĩ mãi về quá khứ nếu nó chỉ mang tới những giọt nước mắt. Đừng nghĩ nhiều về tương lai, nó chỉ mang lại sự lo sợ. Sống ở hiện tại với nụ cười trên môi như trẻ thơ. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn.

3. Cuộc đời vốn chẳng có thứ gì hoàn hảo nhưng mỗi người đều có nét đẹp riêng, thiên tài ở chỗ là mỗi người tìm ra được nét đẹp của chính mình và hoàn thiện nó.

4. Cuộc sống có 3 cái đừng:
– Đừng hiền quá để người ta bắt nạt
– Đừng ngốc quá để người ta đùa giỡn
– Đừng tin tưởng quá để người ta lừa dối.

5. Cuộc đời ngắn lắm nên đừng lãng phí thời gian của mình với những người không có thời gian dành cho bạn.

6. Con người tạo ra để được yêu thương . Vật chất tạo ra là để sử dụng. Nhưng vì một lí do nào đó, vật chất lại được yêu thương. Còn con người thì lại bị lợi dụng.

7. Đá còn có thể mòn huống chi là lòng người. Thay đổi trước sau âu cũng là chuyện thường tình. Duyên là do người giữ. Hết thương rồi có cố mãi cũng bằng không.

8. Đồng xu tuy có 2 mặt nhưng chỉ có 1 mệnh giá. Con người chỉ có 1 mặt cớ sao lại sống 2 lòng.

9. Làm người nhất định phải có lương tâm! Nhất định không được quên người đã từng giúp đỡ bạn, nếu không bạn sẽ ngày càng ít bạn bè, đường đi sẽ ngày càng hẹp.

10. Ngay cả ngõ cụt cũng là điểm xuất phát, nếu bạn biết quay lưng.

11. Có những người họ quên những lần ta giúp đỡ họ, nhưng sẽ nhớ mãi một lần ta từ chối họ.

12. Quan tâm nhiều quá đồng nghĩa với làm phiền. Yêu thương nhiều quá, người ta lại không biết trân trọng!

13. Dựa núi, núi hóa thành vôi,
Dựa nước, nước chảy ra ngoài biển Đông.
Dựa người, người đổi thay lòng,
Chỗ dựa chắc chắn chỉ trong chính mình.


CÀNG TỪNG TRẢI CÀNG THẤU HIỂU....

1. Khi còn khỏe mạnh, ai cũng nghĩ rằng ngày tháng còn dài, cơ hội gặp lại nhau không thiếu. Nhưng ai biết chăng đời người nguyên là một phép trừ, gặp nhau một lần cũng chính là trừ bớt đi một lần.
2. Thời còn nghèo khổ, hãy ít ở nhà mà ra ngoài nhiều hơn. Còn khi giàu sang rồi lại nên ở nhà nhiều hơn ở bên ngoài. Đây chính là nghệ thuật của cuộc sống.
3. Đừng buông lời làm tổn thương người khác khi bạn đang tức giận. Chớ lý giải, đánh giá người khác chỉ với đôi tai.
4. Càng là lúc nghèo khổ càng nhất định phải phóng khoáng. Nghèo đừng oán trách, giàu cũng đừng khoe khoang. Sống đơn giản hơn, bình lặng nhưng thiết thực, làm việc thiện nhiều hơn tâm sẽ tự bình yên.
5. Cơ hội ít khi xuất hiện hai lần cũng như không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Có những chuyện một khi trôi qua là trôi mãi, chẳng có lần sau. Có những điều không nói ra sẽ mãi mãi là bí mật, sống để dạ chết mang đi. Hãy thành thực, hồn hậu sống tùy duyên, không lo ngày mưa, chẳng sợ ngày nắng, ung dung như cơn gió phiêu bồng.
6. Tha thứ cho người nào đó nhưng trong tâm vẫn không thể vui vẻ lên, vẫn còn oán hận. Ấy là vì bạn đã quên mất một điều: Tha thứ cho chính mình.
7. Tuổi trẻ là tài sản lớn nhất vậy nên hãy biết trân quý thời gian. Nghèo khổ không phải là bi kịch, mất đi lòng yêu sự sống mới là thất bại lớn nhất đời người.
8. Những thứ không cần đến dù có tốt đến mấy cũng chỉ là thừa thãi.
9. Một ngày kia bạn sẽ hiểu được rằng, lương thiện khó đạt được hơn thông minh. Thông minh là trời phú, còn lương thiện là một loại chọn lựa. Ở đời, đối đãi ta chọn thiện lương, xử sự ta chọn chân thành, đối với người thì khoan dung, đối với mình thì nghiêm cẩn. Được thế chẳng phải đã được sống một đời ung dung, tự tại nhất đó rồi sao?
10. Quen biết bao nhiêu người không nói lên được bạn tài giỏi bao nhiêu. Chính là trong lúc hoạn nạn, khó khăn có được bao nhiêu người “quen biết” bạn?
11. Trên đời có những việc không cần giải thích, có những điều hôm qua còn là tranh chấp thiệt hơn ngày mai đã thành mây thành khói. Nếu không làm sai, bạn không cần giải thích, biện minh. Nếu đã làm sai, giải thích cỡ nào cũng chẳng ai tin bạn.
12. Lúc người nghèo khổ chớ so đo, miệt thị. Người nghèo nhưng chí không nghèo, hãy đối đãi với họ bằng cả tấm lòng thiện lành, trân quý. Khi người giàu có cũng chớ cầu cạnh, nịnh hót xun xoe. Giàu tiền không bằng giàu đức, nhà rộng ba gian không bằng lòng người rộng rãi.
13. Trên đời, chuyện không như ý thường chiếm đến 8, 9 phần. Có một số việc, đến lúc cần chấm dứt thì hãy chấm dứt. Có một số người, đến lúc phải quên thì hãy quên đi.
14. Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi. Mục đích của đời là trưởng thành. Bản tính của đời là thay đổi. Thách thức của đời là vượt qua. Tinh túy của đời là quan tâm. Cơ hội của đời là phụng sự. Bí mật của đời là dám làm. Hương vị của đời là giúp đỡ. Vẻ đẹp của đời là cho đi. 

Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.