.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

02 tháng 4 2024

NGƯỜI HÙNG THẦM LẶNG – Câu chuyện về người đàn ông được Google vinh danh về sự hy sinh đáng nể của mình



Bí mật giấu kín suốt 50 năm củα người đàn ông được Google vinh dαnh: Hy sinh đáng nể, tới lúc bị vợ ρhát hiện mới gây ngỡ ngàng.
Trong thế giới có rất nhiều kiểu người, với đủ kiểu tính cách khác nhαu. Có người thẳng thắn, bộc trực, có người nhút nhát, sống nội tâm. Có người đặt quyền lợi củα bản thân lên hàng đầu, nhưng cũng có người sẵn sàng hi sinh vì quyền lợi củα người khác.
Người đàn ông trong câu chuyện có thật sαu đây là một minh chứng điển hình để chứng tỏ rằng, luôn có những lòng tốt vượt ngoài tầm tưởng tượng củα bạn.
Năm 1988, trong một hội trường sự kiện củα đài truyền hình thông tấn nước Anh, một ông lão 79 tuổi được mời thαm giα một chương trình cùng với vợ mình. Ông bình tĩnh ngồi ở hàng ghế đầu tiên củα khán ρhòng, gương mặt hiện vẻ hiền hòα, αn tĩnh.
Đột nhiên, ngαy giữα chương trình, tất cả khán giả xung quαnh như nhận được tín hiệu nào đó, họ đồng loạt đứng dậy, cùng nhìn về ρhíα ông và mỉm cười đầy cảm kích. Không αi nói gì nhưng dường như còn có người lặng lẽ rơi nước mắt.
Ông lão ngạc nhiên quαy đầu lại trong khi chưα hiểu chuyện gì đαng xảy rα. Sαu vài ρhút im lặng, một tràng ρháo tαy nổ rα như sấm giữα hội trường.
Hóα rα, bản thân ông lão đã che giấu một bí mật lớn. Điều này được ông giữ kín trong suốt 50 năm mà không một αi hαy biết.
Ông tên là Nicholαs Winton. Năm 1938, khi còn là một thαnh niên trẻ đầy nhiệt huyết, ông mới 29 tuổi và làm việc tại Prαhα, ở Czech. Đó là giαi đoạn mà chiến trαnh thế giới đαng có nguy cơ lαn rộng và ảnh hưởng khắρ châu Âu, nhất là Czech.
Ông Nicholαs nhận rα những khó khăn và пguγ Һιểм mà con người đαng sinh sống ở Prαhα có thể sẽ ρhải đối mặt. Những đứα trẻ Do Thái sẽ là пα̣п nhân chịu nhiều tҺươпg tổn nhất nếu ρhải gánh chịu hậu quả chiến trαnh.
Ông Nicholαs nhận thấy mình không để khoαnh tαy đứng nhìn tình cảnh ấy diễn rα. Ông đã dùng toàn bộ những gì mình có trong tαy để lậρ kế hoạch giải cứu khổng lồ cho những đứα trẻ tại đây. Theo dự định củα ông, chúng sẽ được âm thầm đưα tới Anh một cách αn toàn.
Hoạt động пguγ Һιểм đòi hỏi ông Nicholαs Winton và những người thαm giα ρhải bỏ rất nhiều công sức chuẩn bị. Họ lên kế hoạch quyên góρ tiền, tìm giα đình hoặc một địα chỉ uy tín nào đó tiếρ nhận những đứα trẻ. Thậm chí ρhải tạo dựng các mối quαп Һệ và tài liệu giả mạo để mọi chuyện trót lọt.
Vào tháng 3 năm sαu, những chuyến xe lửα rời Prαhα đã đưα theo tổng cộng 669 đứα trẻ tới một miền đất mới. Đó là nơi mà chúng được lớn lên, trưởng thành và sinh sống trong môi trường αn toàn.
Trong gần 50 năm sαu đó, không một αi biết về những gì mà ông Nicholαs đã trαo đi, cho dù đó là vợ ông. Mãi đến năm 1988, trong một lần dọn dẹρ kho cũ, bà mới vô tình ρhát hiện rα những tài liệu, thư từ liên quαn tới công cuộc giải cứu táo bạo này.
Theo thông tin được hé lộ, bà tìm rα một ρhần dαnh sách củα những người được giải cứu thuở đó. Cùng với chương trình Thαt’s Life củα Anh, họ tổ chức một cuộc đoàn tụ đầy cảm động cho ông Nicholαs và những đứα trẻ năm xưα.
Khi MC chậm rãi dẫn dắt về câu chuyện cũ, cô bỗng nhiên hướng đến toàn thể khán giả và cαo giọng nói: “Xin hỏi, ở đây có αi đã từng là đứα trẻ được ông Nicholαs Winton cứu hαy không?” Cả hội trường đều đứng lên trong sự ngỡ ngàng củα ông cụ.
Hóα rα, những đứα trẻ hồn nhiên, ngây ngô củα ngày ấy đều đã ngoài 50, rất nhiều người cũng đã bạc trắng đầu. Nhưng niềm biết ơn dành cho ông Nicholαs Winton thì chưα bαo giờ vơi bớt.
Trong số hơn 600 đứα trẻ, có những người đã trở thành chính trị giα, nhà toán học, nhà di truyền học trẻ em, giáo sĩ trưởng. Cũng có người làm nhà thơ, nhà làm ρhim, nhà báo, tác giả…
Ngoài rα, còn có hơn 370 trẻ em chưα bαo giờ được nhận dạng. Có thể đến tận bây giờ, họ vẫn không biết mình đã được giải cứu như thế nào, ân nhân củα mình là αi. Nhưng nhìn chung, tất cả đều đã có một cuộc sống riêng, được tự lựα chọn cách thức trưởng thành và khôn lớn mà không bị chiến trαnh ảnh hưởng.
Sαu khi câu chuyện được hé lộ, cả thế giới đều nghẹn ngào trước hành động nhân nghĩα củα ông.
Năm 2003, ông được Nữ hoàng Anh Elizαbeth II ρhong tước hiệρ sĩ vì “những ρhụng sự cho nhân loại.
Tổng thống Cộng hòα Czech Milos Zemαn đã đích thân trαo tặng cho ông Nicholαs Winton chiếc huân chương cαo nhất củα đất nước này vào ngày 28-10-2014. Đó chính là Huân chương Sư Ϯử trắng dαnh giá.
Tại các nhà gα củα nước Anh và Czech, những bức tượng về Winton được dựng lên để ghi nhớ những cống hiến vĩ đại củα ông. Chúng nằm ở Cửα số 1 củα nhà gα Prαhα hlαvní nádrαží ở Prαhα, Nhà gα Liverρool Street ở London và Nhà gα Mαidenheαd tại Anh.
Khi ông quα ᵭờι, rất nhiều người thể hiện niềm tiếc tҺươпg vô hạn. Một khu vườn tưởng niệm được bà Theresα Mαy, thủ tướng Anh lúc bấy giờ, mở rα tại công viên Mαidenheαd Oαken Grove. Ngày 19/5/2020, Google Doodle đã vinh dαnh người đàn ông ấy nhân kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 111 củα Nicholαs Winton.

Nguồn Internet




21 Sự thật về nước Úc mà bạn chưa biết!

1. Dãy Alps Úc có nhiều tuyết hơn dãy Alps Thụy Sĩ.
2. 90% người Úc sống trên bờ biển.
3. Tasmania có không khí sạch nhất thế giới.
4. The Great Barrier Reef là hệ sinh thái lớn nhất thế giới. Nó được tạo thành từ gần 3.000 rạn san hô cá nhân và có thể được nhìn từ không gian.
5. Úc có hơn 60 vùng rượu riêng biệt.
6. Đảo Fraser ở QLD là đảo cát lớn nhất thế giới.
7. Tàu Ấn Độ Thái Bình Dương có đoạn đường thẳng dài nhất trên thế giới.
8. Đường Đại Dương là đài tưởng niệm chiến tranh lớn nhất thế giới.
9. 80% động vật Úc là độc nhất của Úc.
10. Úc có sân golf dài nhất thế giới dài hơn 1.350 km.
11. Úc là nơi của 21 trong số 25 con rắn độc nhất thế giới.
12. Phải mất khoảng 29 năm để đi thăm một bãi biển Úc mới mỗi ngày - có 10.685 trong số đó!
13. Úc là quốc gia lớn thứ 6 trên thế giới.
14. 91% đất nước được bao phủ bởi thực vật bản địa.
15. 33% người Úc được sinh ra ở một quốc gia khác.
16. Úc là lục địa duy nhất trên thế giới không có núi lửa đang hoạt động.
17. Úc là nhà của hàng rào dài nhất thế giới, hàng rào Dingo. Ban đầu được xây dựng để tránh xa vùng đất màu mỡ, hàng rào dài 5.614 km.
18. Đô la Úc được xem là loại tiền cao cấp nhất trên thế giới - không thấm nước, được làm bằng polymer và khó làm giả nổi tiếng.
19. Úc là lục địa duy nhất được bao phủ bởi một quốc gia duy nhất.
20. Hóa thạch lâu đời nhất thế giới được phát hiện ở Úc – 3,4 tỷ năm tuổi.
21. Úc là nơi của hơn 1.500 loài nhện.




Chuyện nhỏ về lời nói hằng ngày của một thời…
NHỮNG TỪ NGỮ NỔI TRÔI
Hồi tôi còn nhỏ, lúc vốn hiểu biết còn ít ỏi (giờ cũng vậy) và chưa có định kiến với bất cứ điều gì, tôi thích âm thầm quan sát thế giới chung quanh mình. Thế giới của tôi là cái xóm nhỏ gần một ngôi chùa, hai khu cư xá, hai ngôi chợ và một cái nhà thờ. Ở đó, gia đình tôi sống chung với đa số là người Nam, vài nhà gốc Bắc, một nhà có gia chủ là người Quảng Ngãi và một nhà có cô con gái lai Ấn, một nhà có người con rể người Hoa. Bước ra đầu hẻm, tôi chạm mặt ngay một trường trung học của ngũ bang người Hoa lập nên. Đám trẻ chúng tôi lớn lên trong môi trường đô thị đa dạng, chơi với nhau không bao giờ phân biệt từ đâu tới, không bao giờ lôi gốc gác, ngôn ngữ hay nghề nghiệp cha mẹ ra nói.
Trong cuộc sống như vậy, chúng tôi dung nạp đủ thứ từ ngữ ngoài đời. Ở đây không phải là những từ chửi rủa thô tục, mà là từ ngữ để dùng hàng ngày, lạ tai, miễn sao có thể hiểu nhau.
Hồi đó, khi nghe hát tuồng cải lương hài “Đắt Kỷ ho gà” trên sân khấu, tôi khoái nhất câu này, hình như do cô đào Thanh Thế hát: “Xí lắt léo cũng không còn mong chi sống/ Chẳng biết kiếp trước thiếp có làm nên tội gì…”.
Dù không biết xí lắt léo là gì, tôi thích từ đó vì nó diễn tả sự khốn khổ của ai đó một cách vui nhộn, không phải loại từ ngữ nghiêm trang, cứng cỏi trong trang sách giáo khoa.
Mùa hè, chơi đủ trò trong cái sân giữa xóm, chúng tôi đối đáp với nhau bằng những từ như: ”Mầy dảnh sủi rồi!”, “Tiêu tán thoòng rồi!”, “Tụi xây lố cố đó tụi bây để ý làm gì!”. Lúc chán những trò đá banh hay đánh trổng, chúng tôi đi kiếm miếng ăn bỏ bụng. Đứa nào tích cóp được mấy tĩn nước mắm không thì ra tiệm chạp phô đổi bánh tay cùi, bánh tai heo ăn tạm. Hoặc dùng rổ và sợi chỉ dài bẫy chim sẻ, đem nướng rồi chấm muối ăn. Thằng này vừa nhấm nháp vừa xuýt xoa với thằng kia: “Hẩu xực nha!”. Lâu lâu có đứa đập heo đất, rủ vài bạn thân nhất đi ăn. Hôm nay là cháo huyết ăn với giò cháo quẩy bên chợ Ga. Sang hơn thì ra chợ Phú Nhuận mua bánh mì phá lấu. Đến sau tết, thằng nào cũng có tiền lì xì, thì cùng ra tiệm Xẩm ba ăn mì xá xíu, mì hoành thánh, hay đi ăn hủ tíu Nam Vang có thêm tô xí quách. Hôm nào không có tiền thì ăn cơm nhà, ăn với cục lạp xưởng nóng chan nước mắm vào cơm nóng là ngon hết xẩy. Hết đồ ăn thì xịt mấy giọt Tàu vị yểu vô cũng đủ lùa cơm vô bụng.
Hồi đó người lớn đi làm một tuần sáu ngày, nên chiều thứ bảy là vui nhất. Thế nào các anh chị trong nhà cũng dắt lên ngã ba Lò Đúc ăn hàng. Hôm nay ăn bò pía xong, mình ăn chè táo xọn, lục tàu xá hay sâm bổ lượng đây? Nếu không thì ăn ly phổ tai cho mát! Lúc về, còn ráng ghé nhà thuốc bắc Vĩnh An Đường mua cà na xí muội về nhai nhóc nhách. Cuộc đời thật là vui! Lâu lâu được ăn một bữa no, đâu có ăn nhiều đâu mà sợ phì lũ.
Sáng chủ nhật, ông anh tôi ra tiệm nước đầu đường vô chợ Ga ăn mì, uống bạc xỉu. Ba tôi ở nhà ngồi nhẩm xà vừa trò chuyện với dượng Mười gần nhà. Đi lần ra xóm ngoài, tiếng ru con ban đầu nghe rất lạ, sau mấy lần nghe riết rồi quen:
Chờ anh cho hết sức chờ
Chờ cho ến xại lên bờ khui hui…
Câu chuyện ngày xưa, tôi có thể kể một lèo qua bài viết bằng những lời như nói với nhau hằng ngày. Nhưng khi đưa bài cho con trai tôi đọc, nó bảo có những từ nó không hiểu. Đó là các từ: Xí lắc léo, dảnh sủi, tiêu tán thoòng, xây lố cố, hẩu xực, giò cháo quẩy, phá lấu, lì xì, xẩm, chạp phô, xá xíu, hoành thánh, hủ tíu, xí quách, lạp xưởng, tàu vị yểu, bò pía, táo xọn, lục tàu xá, sâm bổ lượng, phổ tai, cà na, xí muội, phì lũ, bạc xỉu, lẩu, nhẩm xà, ến xại, khui hui…
Đó là những từ của người Hoa thường dùng, không biết len lỏi vào đời sống người Việt từ khi nào mà đám con nít chúng tôi đứa nào cũng dùng để nói với nhau một cách bình thường, tự nhiên. Lúc đó, chúng là tiếng Việt, hoặc là tiếng Hoa đã Việt hóa. Đọc sách báo, biết trong đó, lạp xưởng, tiếng Quảng Đông, là lạp trường (Có người giải thích có lý: Lạp viết có bộ nguyệt có nghĩa là tháng chạp. Trường viết có bộ nhục là ruột. Thịt heo dồn vào trong ruột phơi nắng tháng Chạp). Bò pía, tiếng Tiều, âm Hán Việt là Bạc Bính. Bạc là mỏng, Bính là bánh (riêng món này tôi thắc mắc là theo tôi biết người Hoa ở xứ Việt trước đây không thích dùng rau sống, vì sao lại có rau xà lách trong món này? Phải chăng món này do người Hải Nam, chuyên nấu ăn cho Pháp nên biến tấu thêm rau sống vào?). Ăn mặc đẹp thì Cón hoặc Coóng: Ăn mặc láng coóng. Đầu tóc chải là coóng. Âm Quảng là Qu-oóng. Âm Hán Việt là Quang, có nghĩa là trơn bóng, sạch sẽ rõ ràng. Lục Tàu Xá là Chè đậu xanh. Táo Xọn: tiếng Tiều. Âm Hán Việt là đậu soạn, tức đậu xanh. Xẩm, tiếng Quảng Đông, Thẩm nghĩa là Thím (vợ của chú, dùng để gọi một người phụ nữ Hoa). Xây lố cố là đám con nít. Hẩu xực là ăn ngon, tiếng Quảng, Hán Việt là hảo thực. Hảo là ngon tốt, thực là ăn. Ến xại là rau muống và khui hui là khai hoa, nở hoa, tiếng Triều Châu…
Thỉnh thoảng, tôi còn nghe nói từ “Bắc Thảo” như trứng bắc thảo, vịt bắc thảo. Dù không hiểu nghĩa, nhưng biết là loại ngon loại tốt. Ở mấy tiệm bán chạp phô, món gì tốt các chủ tiệm người Hoa cũng đều khen đó là đồ Bắc Thảo. Giấy tốt thì bảo là giấy Bắc thảo, lụa tốt là lụa Bắc thảo. Bắc thảo biến thành một tính từ chỉ món gì đó có đồ chất lượng cao, bền, đẹp. Cuối cùng bắc thảo là gi? Đọc một bài trên báo Xuân xưa, giải thích rằng hồi xưa có một giống ngựa gọi là ngựa Bắc Thảo, tức là loại ngưạ Mông Cổ, sống ở phía Bắc nước Trung Hoa. Nơi đó, đất đai khô cằn, không cây, không núi, không nhà ở, chỉ có cỏ (thảo). Ngựa ở đây, là loài ngựa nhỏ bé và không đẹp đẽ oai phong nhưng là ngựa hay, chúng đã giúp đoàn kỵ binh Mông Cổ đi chinh phạt khắp thế giới. Nhưng cụ Vương Hồng Sển, một người gốc Hoa, giải thích: đó là “bắc đầu" nói theo giọng Phước Kiến. Từ “đầu thảo" trong trò chơi hụi còn từ “bắc” đó. Hàng Bắc Thảo được hiểu là hàng lụa tốt, do Trung Hoa đem qua miền Nam trước đây và dệt toàn tơ tằm. Cải Bắc Thảo là cải muối mặn của người Hoa dùng nêm gia vị, cũng gọi “Tang xại", dịch ra Hán là “đông thái". Trường hợp giò heo Bắc Thảo, do thời xưa hiểu lầm jambon do Trung Quốc đem qua đây bán.
Cuộc sống còn bao nhiêu từ quen thuộc như vậy khi nói với nhau, những từ có gốc gác từ tiếng Hoa mà cả Hoa - Việt dùng chung cả trăm năm nay, chẳng khác những từ có gốc tiếng Pháp như xà bông, bánh quy, ban công, ăng ten... mà người Việt vẫn dùng? Đa số người Hoa sống tập trung trong khu Chợ Lớn, nhưng cũng ở rải rác nhiều nơi trong thành phố này và khắp miền Nam. Nhiều người từ Chợ Lớn gánh gồng đi bán hàng rong, đi bỏ mối hàng trong chợ Phú Nhuận, chợ Bà Chiểu, chợ Gò Vấp… Đi đến đâu, họ giao dịch bằng cách dùng ngôn ngữ của mình bổ sung cho mớ tiếng Việt ít ỏi của họ những ngày mới qua định cư. Để rồi cả hai dần dà vay mượn từ ngữ để nói với nhau cho mau chóng hiểu nhau, tạo thành nguồn vốn từ chung sinh động vô cùng, trở nên rất quen thuộc đối với những người từ thế hệ 6X trở về trước từng sống ở miền Nam, ở Sài Gòn – Gia Định.
Đến giờ, tôi vẫn thấy khi nói thằng “phì lũ” thấy sướng miệng sướng tai hơn thằng mập hay thằng béo! “Láng coóng” nghe đã hơn sáng trưng. Những từ gọi tên món ăn như phá lấu, há cảo, hoành thánh, xí quách thì không từ tiếng Việt nào thay thế được, vì nó đã được dung nạp vào tiếng Việt, trong ngôn ngữ nói của người Việt miền Nam. Khi nói những từ đó, không ai nghĩ mình đang nói tiếng Hoa cũng như nhiều từ tiếng Pháp đang dùng. Những từ ngữ đó, ngoài một số từ đã quá phổ biến, nhiều từ giờ không còn được người Việt nói nhiều như trước, không hiểu tại sao? Những từ ngữ mất đi, là một phần bản sắc của người Sài Gòn – Gia Định, người miền Nam của một thời đã biến mất mà không được lưu ý giữ gìn, ít ra là trong nghiên cứu và ghi chép.
Phạm Công Luận (trích từ một bản thảo)
Tranh minh hoạ đăng trên báo Xuân Tiền Tuyến 1972.

Trạng Nguyên Nào Được Vua Vẽ Chân Dung Đặt Cạnh Ngai Vàng?

Ông là một trong những vị trạng nguyên nổi bật nhất của sử Việt. Khi ông về chịu tang mẹ, vua còn cho người đến vẽ chân dung ông để đặt cạnh ngai vàng.

Trạng nguyên Nguyễn Trực. Ảnh minh họa: IT

Bốn đời đỗ đại khoa

Nguyễn Trực người làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Quốc Oai (Hà Nội) ngày nay. Theo các tài liệu gia phả, đến đời Nguyễn Trực, dòng họ ông đã trải qua 4 đời liên tiếp đỗ đại khoa. Cụ nội là tiến sĩ Nguyễn Từ Hữu, làm quan thời Trần, ông nội là tiến sĩ Nguyễn Bính dạy học ở Quốc Tử Giám, bố là tiến sĩ Nguyễn Thời Trung.

Khi đất nước bị nhà Minh xâm lược, Nguyễn Thời Trung lánh về phủ Quốc Oai, lấy bà Đỗ Thị Chừng rồi sinh ra Nguyễn Trực vào năm 1417. Sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi, tiến sĩ Nguyễn Thời Trung được triều đình triệu về Thăng Long, giao làm Thư khố rồi Giáo thụ Quốc Tử Giám.

Sinh ra trong gia đình dòng dõi nức tiếng, Nguyễn Trực nổi tiếng là cậu bé thông minh, chăm học từ nhỏ. Ông gần như lúc nào cũng cầm quyển sách trên tay, thậm chí cả lúc đi chăn trâu cũng mang theo sách đọc, với đức tính ham học này, Nguyễn Trực được người trong vùng phong là “thần đồng đi chăn trâu”. Học giỏi từ nhỏ, ông đỗ đầu kỳ thi Hương năm 18 tuổi.

Năm Nhâm Tuất (1442), nhà Hậu Lê mở kỳ thi tiến sĩ đầu tiên của triều đại mới, Nguyễn Trực tham gia ứng thí. Trong kỳ thi Đình năm ấy, khi vua Lê ra đề “Luận về phép trị nước của các vương triều”, Nguyễn Trực đã làm bài rất xuất sắc, quan Chánh chủ khảo là Nhập nội Hành khiển Nguyễn Trãi rất hài lòng trước những kiến giải độc đáo, kiến thức uyên thâm của ông. Nguyễn Trãi đã không ngần ngại đệ lên vua Lê, lấy Nguyễn Trực đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (trạng nguyên), đứng đầu trong số 33 tiến sĩ của kỳ thi này.

Sau khi đỗ trạng, Nguyễn Trực được vua ban sắc là Quốc Tử Giám thi thư, thưởng hiệu Á liệt khanh, ban áo mũ, ngựa trắng, cho tiến hành lễ vinh quy bái tổ.

Lăng Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực tại Văn Khê (xã Nghĩa Hương, Quốc Oai, Hà Nội).

Lưỡng quốc trạng nguyên

Tuy vậy, ngay khi vừa đỗ trạng không lâu, thân phụ ông lại đột ngột qua đời, Nguyễn Trực phải ở nhà chịu tang 3 năm, đến năm 1444, dưới thời vua Lê Nhân Tông, Nguyễn Trực mới về triều làm quan. Ông được vua phong làm Triều nghị đại phu hàn lâm viện học sĩ, kiêm Ngự sử đài ngự sử thị đô úy.

Tự thấy mình còn trẻ lại được phong chức tước lớn, trong khi triều đình còn nhiều đại thần có công lớn trong khánh chiến chống quân Minh nhưng chức vụ thấp hơn, Nguyễn Trực dâng biểu tạ ân nhưng khiêm tốn không nhận, phải khi vua ra sắc dụ lần thứ 3 ông mới chịu nhận trọng trách.

Trong vai trò của quan ngự sử can gián nhà vua, Nguyễn Trực đã rất đúng mực, cương trực, thẳng thắn, không nể nang, run sợ, thiên vị bất cứ ai, tất cả hết lòng vì nước vì dân.

Trong thời gian làm quan, Nguyễn Trực từng cùng bảng nhãn Trịnh Thiết Trường được vua cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc). Sách Lịch triều hiến chương loại chí kể về giai thoại, khi tới nơi, thấy vua Minh đang mở kỳ thi tuyển chọn người tài, hai ông đã vào thi.

Kết quả Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đỗ bảng nhãn, được vua Minh ban cho áo cẩm bào, phong làm Lưỡng quốc Trạng nguyên. Trở về nước, Nguyễn Trực được vua thăng làm Thượng thư và ban cho tám chữ vàng “Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã” (hoàn thành công danh ở cả hai nước).

Sau khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, Nguyễn Trực tiếp tục được vua tin dùng. Ngay năm đầu tiên chấp chính, Lê Thánh Tông đã bổ nhiệm ông làm Tuyên phụng đại phu, Trung thư lệnh, Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám.

Đảm nhận chức vụ đào tạo nhân tài cho đất nước, Nguyễn Trực đã biên soạn nhiều tài liệu giảng dạy cho nho sĩ đương thời, góp phần củng cố, phát triển nền giáo dục nước nhà, bản thân ông được nhân dân coi trọng, tôn làm bậc nho sư.

Với tài năng vượt bậc, những ý kiến của Nguyễn Trực thường rất được vua coi trọng. Trong quá trình soạn bộ sách “Thiên nam dư hạ tập”, mỗi khi xong tập nào, Lê Thánh Tông lại cho người mang tới để Nguyễn Trực đọc, cho ý kiến bình phẩm.

Được vua tin dùng là thế nhưng Nguyễn Trực nhiều lần xin cáo lão về quê. Năm Hồng Đức thứ 4 (1474), trạng nguyên Nguyễn Trực qua đời, thọ 57 tuổi. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều giai thoại đẹp đẽ, trở thành vị trạng nguyên đầu tiên của nhà Hậu Lê.

Văn chương nổi tiếng đương thời nên khi Nguyễn Trực về quê chịu tang mẹ, học trò trong vùng đã lũ lượt kéo tới nhà, khoản xin ông dạy học, nhiều học trò Nguyễn Trực đã đỗ đạt cao. Có giai thoại cho biết, trong thời gian này, vua Lê Nhân Tông đã cho người về quê vẽ lại hình quan trạng để bên cạnh ngai vàng, để vơi bớt nỗi nhớ ông. Đánh giá về Nguyễn Trực, danh sĩ Thân Nhân Trung từng viết: “Khai quốc trạng nguyên, văn chương vẻ vang trong nước, nổi tiếng một thời”. Triều vua nào cũng được yêu chuộng, giữ việc văn hành, ở ngôi quán các, là người khiêm tốn, trước sau vẹn toàn.

Nguyễn Thanh Điệp (Theo GD&TĐ)



Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.