Thử điểm mặt qua những thứ món thuốc mà người Việt chúng ta tự bày cho nhau (cũng đôi khi bắtchước người Mỹ hoặc người Tàu mà bày thuốc cho nhau):
Nhìn chung thì hầu như mọi thứ thực phẩm quanh ta đều được email và webpage người Việt ca tụng là “thần dược” trị ung thư và bá bịnh.
Nhiều người vang bóng một thời, người bày ra món này đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi.
Tiếp theo thì ngàn hoa đua nở: hết dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi tới mãng cầu. Đầu tiên là mãng cầu Mễ (bán nhiều tại Mỹ) sau chê phải là mãng cầu Xiêm loại trồng ở Việt Nam.
Hai thứ sau này đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô rồi.
Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC suýt chết vì dầu dừa hai năm trước, vị này ở Hố Nai chạy xuống Bến tre mua dầu dừa ép lạnh về uống hai ba tháng đi hết nổi. May mà đọc thấy email MTC lúc đó về dầu dừa mới tỉnh ra mà ngưng uống, nhưng tức quá gởi email la làng cho hả giận.
Hiện giờ thì trái Sung, cây Bồ Công Anh, trước đó thì Kim Thất Tai (sao hiện giờ ít nghe ai nhắc nói tới, chắc nó âm thầm dẹp tiệm rồi). Hiện giờ cũng còn đang hoành hành sức khỏe bà con ta là Cây Lượt Vàng, trước đây là cây Cần Tây, nay thì Cây Cần Tây cũng lặn mất rồi. Vài năm trước thì là Trà Xanh là thần dược, Trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bịnh hiện nằm nhà thương hay ra vào nhà thương (tôi nói ẩu) cũng bộn nên hết hơi sức để vuốt đuôi ca ngợi theo gian thương Trung Cộng. Nay thì được biết người ta hơi né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó, kể cả trà ướp xác chết cũng được bán ta cho bà con ghiền thưởng thức (chuyện này nói thật, có thật, không nói ẩu đâu, có "chạy Nhật Trình" mà).
Sau khi chê Trà thì bà con ta sang ca ngợi Cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó để ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi tuần thì mau chết hơn những vị không ăn).
Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư” (chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?). Trước đó một chút và ngay hiện giớ chanh được ca tụng là giết tếbào ung thư 10000 lần mạnh hơn "chimo". Trước nước chanh trị ung thư thì có Giấm Táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và Bột Quế, mới đây thì phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.
Nói chung thì: Bất cứ rau trái nào trước mặt các bạn đều cũng đều được người Việt ca tụng là thần dược trị ung thư hay trị được những thứ bịnh mà Tây Y còn đang vật lộn!
Quên nữa còn gạo đen (dân Gò Công gọi: “gạo nhum”) cũng trị ung thư và nhiều bịnh ngặt, trước đó gạo lức được tâng lên làm thần dược, nay thì gạo lức rang pha nước uống là “thần” dược. Gạo lức được dân BBC gọi là gạo nâu đó nghe bà con. Nói thêm theo thống kê hiện giờ thì gạo lức chứa nhiều kim loại nặng có hại hơn là gạo giả trắng. Hai món sống dai là củ tỏi và gạo lức, không biết có bao nhiều người theo và bao nhiêu người khỏi bịnh. hiện giờ củ tỏi hầu hết 75% là do Trung Cộng trồng.
Gạo lức bị Mỹ điểm mặt năm trước, năm nay tỏi Trung Cộng cũng bị Mỹ điểm mặt.
Các bạn đọc chán chưa, còn nữa mấy mươi năm nay người ta ca ngợi Đậu Hũ đậu nành trị ung thư, thế mà mấy mươi năm nay cũng chưa thấy ai nhờ nó mà sống thêm. Quên nữa CâySả hiện được bà con ta nói trị ung thư mạnh hơn 10000 lần "chimo" (con số nghe quen quen). Các bạn còn nhớ lá đu đủ một thời là khắc tinh bịnh ung thư, sau đó thấy không hiệu nghiệm bèn bày ra Lá Đu Đủ Đực mới hiệu nghiệm. Nhiều người cũng tốn tiền mua lá đu đủ khô hay viên về uống. Còn hết? Thưa còn thí dụ: "Măng tây ai mà ngờ" (tôi thêm: ai mà ngờ vô dụng). Mới vài tuần nay thì khoai môn Trung Cộng được ba con ta ca ngợi ăn nó không bị ung thư nữa. Nên lưu ý, cái gì mà Trung Cộng sản xuất cũng đều mang mầm bịnh, bà con biết rồi mà.
Còn hết? Thưa còn dài dài, hiện đang bày nhau: xay cam, bôm, cà chua, cabbage, cà rốt, Lô Hội và bỏ thêm 1 muỗng Mật Ong.. hằm bà lằn, uống hàng ngày để ngừa ung thư. Thôi nghe, kể hoài còn hoài.
Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào KHÔNG phải là thần dược hay không.
***
“…Chẳng hạn như tôi nói với nàng là có người mách cho một bài thuốc rất đơn giản, chỉ cần gạo đem rang rồi nấu nước uống hằng ngày như uống trà thì có công hiệu rất tốt cho cơ thể như ngủ ngon, giảm huyết áp, giảm mỡ vv… thì nàng hỏi lại tôi bộ miracle hả? Gạo rang hay không rang cũng là gạo, tại sao nấu cơm ăn hằng ngày thì chỉ chữa bệnh đói còn đem đi rang, cho qua lửa luyện tội lại trở thành “dược phẩm” là sao, vô lý quá vậy. Ấy vậy mà tôi cũng đòi nàng phải rang gạo nấu nước “thánh” cho tôi hết một thời gian hai ba tháng. Nàng bực mình lắm, tuy chìu ý tôi nhưng trong lòng không phục cho là what a silly vớ vẩn!
Có một thời gian, người ta đua nhau đi kiếm mua rau má đỏ con mắt, nói là rau này chữa được bệnh thấp khớp làm tôi cũng ráng đi tìm cho được (vì là mùa đông nên khó kiếm chớ mùa hè thì loại rau này mọc đầy dãy trong vườn nhổ không kịp) thì nàng bảo rau cỏ nào mà không có dược tính. Theo nàng biết thì rau má có tác dụng giải nhiệt, khi nào nóng trong người uống vô sẽ hạ hỏa nhưng nếu lạm dụng nó thì sẽ sinh hàn. Mà thấp khớp thì kỵ hàn. Uống riết chắc đi không nổi phải bò luôn.
Rồi còn nhiều phương thuốc khác nữa như Lô hội, trái Nhào, đậu nành, canh dưỡng sinh gì đó lung tung, thứ nào cũng chữa bá bệnh như là thần dược.
Tôi thì thứ nào cũng muốn thử coi có hiệu nghiệm không chớ nàng thì nhứt định giữ vững lập trường không là không. Nàng nói thời buổi y học tân tiến này, có biết bao là thuốc hay thầy giỏi, bệnh gì thuốc đó, chữa còn không được, ở đó mà nghe người ta bày.
Muốn bào chế một viên thuốc, người ta phải nghiên cứu dung hòa bao nhiêu chất trong đó chớ đâu phải đơn giản một thứ một mà được. Phàm cái gì cũng vậy, phải có chừng mức, cứ một thứ mà tống vào cho cố xác thì có hại chớ sao. Có thể nó chữa được bệnh này nhưng lại phản ứng sinh bệnh khác, hễ có hợp thì có khắc, có lành tính thì cũng có ác tính. Vì vậy trung dung là thượng sách hơn cả, rủi ai phát giác ra là có hại thế nào đó thì mình cũng không đến đỗi nào, còn trở tay kịp.
Cụ thể như một lọai cải có tên là Phi Long (English spinach) mà tất cả các giống dân âu, á, trung đông gì cũng rất ưa chuộng (nhất là Lebanese, mua một lần cả trolley) vì nó có rất nhiều chất sắt làm tăng cường sinh lực đến đổi có một phim cartoon muốn khuyến khích trẻ con ăn vegies đã bịa ra chuyện một nhân vật tên Popye.
Anh Popye này nhờ ăn thật nhiều spinach nên mới có đủ sức mạnh để đấu lại mấy thằng baddies. Đó là nói về mặt lợi ích của lọai cải này, nhưng đồng thời nó cũng có tác hại gây bệnh gout (thống phong) nếu ăn nhiều (không biết nhiều là bao nhiêu) vì nó cũng chứa hàm lượng uric acid rất cao.
Như vậy thì tốt nhất là đừng nghe ai cả mà hãy nghe chính mình. Mỗi tuần nấu canh họặc xào ăn hai ba lần là đủ liều rồi, cứ coi đó là thức ăn thôi, còn muốn làm thuốc thì để cho pharmacist họ làm, đâu có tới phiên mình.
Cũng như rượu, mỗi ngày một ly nhỏ cho máu lưu thông điều hòa thì có ích cho tim mạch nhưng nếu cứ uống cạn ly đầy, rót đầy ly cạn thì sơ gan đứng tim luôn là cái chắc.”
Huỳnh Chiếu Đẳng (Quán ven đường)
Nước đá không chỉ gây béo mà còn tổn hại cơ thể !........
Mùa hè nóng nực nếu uống ly nước đá lạnh thì quả thực rất đã khát, nhưng nếu như uống trong một thời gian dài, thì sẽ dẫn đến tổn thương cho cơ thể. Đá lạnh cho dù đã tan ra, thì mức độ tổn thương cơ thể của nó vẫn nặng hơn nước lạnh chưa đông đá.
Đá viên dù tan thành nước thì vẫn mang hàn tính
Trong cuốn “Y Phương Tập Giải – Lý Trung Thang” [tác giả Uông Ngang, danh y thời Minh mạt Thanh sơ] có đoạn ghi chép rằng:
“Hoàng đế Tống Huy Tông ăn đá lạnh quá nhiều, tỳ (lá lách) bị bệnh, các ngự y chữa trị không hiệu quả, bèn triệu mời lương y Dương Giới vào thăm bệnh. Dương Giới trình lên bài thuốc “Đại lý trung hoàn”. Hoàng đế nói: Trẫm dùng thuốc này nhiều lần rồi. Dương Giới nói: Bệnh là do ăn đá lạnh gây nên, thần đã dùng nước đá lạnh để sắc thuốc này, sẽ trị được căn nguyên gây ra bệnh. Bệnh sẽ hết”
Thầy giáo của bác sĩ Diệp Khải Dân (Ye Qimin, bác sĩ tại Phòng khám Liên hợp Trung Y Minh Y tại Đài Loan) trước đây khi giảng về đoạn này, đã cho rằng đây là lời vô căn cứ, vậy nên đều giảng lướt qua. Cho đến khi có một người phụ nữ lúc còn trẻ ăn quá nhiều đá lạnh, đã dùng thuốc bổ ôn điều dưỡng suốt một năm nhưng không có hiệu quả. Bác sĩ đành phải thử dùng nước đá lạnh sắc thuốc “Phụ tử lý trung thang” để cho cô ấy uống, kết quả là uống chưa hết 3 thang thì bệnh đã khỏi.
Bác sĩ Diệp Khải Dân giải thích, các loại bệnh do ăn nhiều đá lạnh gây ra, thì nên dùng nước đá lạnh làm thuốc dẫn, bởi vì ăn đá lạnh và uống nước lạnh sẽ gây ra những tổn thương cho cơ thể với mức độ khác nhau. Ăn quá nhiều đá lạnh sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng hơn đối với cơ thể, khí lạnh của đá lạnh là không thể dùng các loại thuốc ôn nhiệt thông thường để hóa giải.
Tương tự, uống nước có cho thêm đá viên sẽ có hại cơ thể hơn so với nước lạnh để trong tủ lạnh, ngay cả khi cả hai đều đều không còn đá hoặc thậm chí có cùng nhiệt độ. Bác sĩ Diệp nói: “Khi cho thêm đá lạnh vào nước lạnh, mặc dù cuối cùng đá đã tan ra , nhưng hàn tính của nó vẫn loại bỏ hàn tính của nó, chỉ có thể lấy nước đó nấu sôi lên.
Thường xuyên uống nước đá sẽ tổn thương tỳ vị, dễ gây béo phì, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc
Cho dù là nước đá hay nước lạnh thì đều không thể uống thường xuyên. Bởi vì tỳ vị tưa ấm, nếu như hay ăn đồ lạnh, thì sẽ dẫn đến các chứng bệnh với các mức độ khác nhau:
· Bệnh trạng mức độ nhẹ: Càng uống càng khát. Bởi vì nhiệt độ của cơ thể là ổn định, khi có hàn khí tiến nhập vào cơ thể, dạ dày sẽ sinh ra nhiệt để chống lại hàn khí. Vậy nên, xuất hiện trường hợp là vào những ngày nắng nóng, bạn không ngừng uống nước đá lạnh nhưng vẫn thấy nóng và khát.
· Bệnh trạng mức độ trung bình: Hàn khí dồn ép lên đầu, làm đau ở vùng huyệt thái dương.
· Bệnh trạng mức độ tương đối nặng: Khiến cho cơ thể “uống nước cũng béo”. Lượng lớn hàn khí làm cho dạ dày sợ lạnh, sau khi tỳ vị bị thương tổn thì tiêu hóa và hấp thu thức ăn không thuận lợi. Điều này khiến cho dạ dày và đường ruột hấp thu nước, nhưng lại không hấp thu và vận chuyển tốt chất dinh dưỡng, dẫn đến dễ tăng cân, thực chất là bị phù thũng.
Khi tỳ vị bị thương tổn, sẽ kéo theo rất nhiều bệnh tật khác:
· Dễ gây nôn ói, tiêu chảy: Dạ dày sinh nhiệt khí kháng hàn khí, khi trong cơ thể có hai loại khí cùng tồn tại và tương tác lẫn nhau thì sẽ dễ gây ra tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đặc biệt là khi uống nhiều nước đá lạnh trong thời gian ngắn. Bác sĩ Diệp Khải Dân nói rằng, thông thường mọi người sẽ nghĩ rằng ăn thức ăn bị hỏng nên mới bị nôn ói tiêu chảy, nhưng trên thực tế nó có thể liên quan đến việc ăn quá nhiều đồ ăn lạnh.
· Dễ bị cảm mạo. Tỳ vị là nơi nguyên khí hậu thiên lưu trú, tỳ vị bị tổn thương sẽ làm khả năng miễn dịch suy giảm.
· Dễ mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ. Một chức năng quan trọng của tỳ vị là chuyển hóa thấp khí. Khi chức năng của tỳ vị bị suy kém, thường không thể đạt được hiệu quả trong việc tiêu trừ thấp khí. Thấp khí tích tụ gây ra hiện tượng váng đầu, chóng mặt, ngủ không ngon. Vào mùa hè có người xuất hiện tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn không đủ, càng ngủ càng mệt.
Bác sĩ Diệp Khải Dân cho biết, nước chỉ cần cho thêm đá lạnh vào thì sẽ có hàn khí, kể cả khi độ lạnh đã giảm xuống. Tuy nhiên, mức độ giảm lạnh của nước đá sẽ ảnh hưởng đến mức độ gây tổn thương nhiều hay ít của hàn khí đối với cơ thể. Khi hàn khí làm tổn thương càng sâu, sẽ xuất hiện hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.
Nếu như ăn đá lạnh và uống nước đá lượng lớn trong thời gian dài, lâu ngày dễ gây ra hiện tượng yếu tinh trùng ở nam giới, u nang buồng trứng và u xơ tử cung ở nữ giới do khí huyết ứ tắc. Khí hàn thấp nếu tích lũy lâu ngày, một số người lớn tuổi sẽ dễ bị sán khí (thoát vị bẹn, sưng đau tinh hoàn).
Cho dù ngậm nước đá lạnh trong miệng rồi từ từ nuốt xuống, thì vẫn sẽ làm tổn thương cơ thể. Đông y cho rằng “tâm khai khiếu vu thiệt” (tâm khai khiếu ra lưỡi), khí lạnh trong miệng sẽ tổn thương đến thượng tiêu tâm phế (tim và phổi), trực tiếp uống vào bụng thì tổn thương đến trung – hạ tiêu tràng vị.
[Theo Đông y, thượng tiêu là tim phổi, thực quản, có công năng hô hấp và tuần hoàn; trung tiêu là từ tâm vị dạ dày đến môn vị có tạng tỳ và phủ vị, có công năng là tiêu hóa và chưng lọc tinh hoa dinh dưỡng đưa lên thượng tiêu đi nuôi cơ thể; hạ tiêu là từ môn vị dạ dày xuống tiền âm, hậu âm, bao gồm cả bộ phận bụng dưới: gan, thận, đại tiểu trường, bàng quang… có chức năng hấp thu và bài tiết].
Vì vậy, ngậm nước đá lạnh trong miệng sau khi làm cho nước ấm lại rồi nuốt xuống, mặc dù không ảnh hưởng tới dạ dày, nhưng người mắc bệnh tim và hen suyễn không nên làm như vậy.
Nói chung, với những người mà sau khi ăn đá lạnh, thân thể lập tức phản ứng khiến người khó chịu, điều này chứng minh rằng thể chất của họ không thể ăn đá lạnh, cần phải hết sức chú ý. Bác sĩ Diệp Khải Dân nói: “Điều các bác sĩ Trung y sợ nhất chính là, có một số người không ngừng nói rằng bản thân mình ăn đá lạnh thế nào cũng sẽ không việc gì, nhưng thực tế thể chất của những người này đã rất hàn rồi”.
Hiện tượng thể chất kiểu này thường gặp ở nam giới, họ có thói quen hút thuốc và uống rượu, ăn cau trầu… Khi đưa ngày càng nhiều những thứ hỗn tạp vào cơ thể, thì khả năng phản ứng của cơ thể đối với những thứ không tốt đó càng yếu, thể chất kiểu này lại càng khó điều dưỡng hơn.
Mặt khác, khi luôn cảm thấy trong người nóng không chịu nổi, muốn uống một ly nước đá lạnh để giải nhiệt, thì có thể là một tín hiệu không tốt từ cơ thể.
Khi khí huyết toàn thân vận chuyển thông thuận, mồ hôi lưu thông, thì cơ thể có thể bài xuất lượng nhiệt dư thừa ra ngoài, sẽ không có cảm giác muốn ăn hay uống đá lạnh. Ngược lại, nếu khí huyết bị tắc nghẽn, thì dễ cảm thấy buồn bực, khát nước, muốn ăn uống đồ có đá lạnh. Lúc này có thể cân nhắc tìm bác sĩ Trung y để điều trị. Trung y thường dùng bài thuốc “Thanh Thử Ích Khí Thang” để giúp người bệnh bổ khí và thanh nhiệt vào mùa hè.
4 thời điểm không nên uống nước đá lạnh.
Rất khó tránh việc hoàn toàn không ăn đá lạnh, không uống nước lạnh, nhưng có một số thời điểm nhất định phải tránh:
· Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: Đá lạnh có tính ngưng tụ khí hàn, nếu phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt uống nước đá, ăn đá lạnh thì dễ dẫn đến chứng đau bụng kinh, tắc kinh. Với người bị chứng đau bụng kinh, thì dù không trong kỳ kinh nguyệt cũng nên hạn chế uống nước đá lạnh.
· Khi bị cảm mạo: Khi bị cảm mạo không thể uống nước đá lạnh, ngoài ra người thường dễ bị cảm mạo cũng hạn chế uống nước đá lạnh.
· Vừa mới vận động xong: Lúc này các mạch máu ngoại vi đang giãn nở, chỉ có thể uống nước với nhiệt độ thường hoặc nước ấm. Khi cơ thể đã tâm bình khí hòa, mồ hôi đã thoát ra xong, mới có thể uống một ít nước lạnh.
· Sau khi ăn lẩu hoặc ăn mì ăn liền: Khi toàn bộ tỳ vị đang tiến hành tiêu hóa thì không nên ăn đá lạnh, uống nước đá. Có một số nhà hàng lẩu sẽ dùng các món ăn có đá lạnh làm món ăn phụ, tuy nhiên, sau khi ăn lẩu lại tiếp tục ăn đá lạnh sẽ làm cho trong dạ dày có hiện tượng “nóng lạnh tương phản”, rất có hại cho dạ dày.
Có thể cầm viên đá lạnh trên tay được bao lâu quyết định cho mức độ có thể ăn đá lạnh của bạn
Nếu cần giải nhiệt, nên dùng nước lạnh, đồ uống ướp lạnh thay cho nước đá. Nhưng nếu không nhịn được mà uống đồ uống có đá, thì cũng có phương pháp thực liệu để bổ cứu:
· Trà táo gừng: gừng già, táo đỏ thêm nước nấu thành đồ uống, gừng già có hiệu quả làm ấm dạ dày hơn gừng tươi non.
· Ăn món ăn có hồ tiêu, hoa tiêu: Loại hương liệu có vị cay này có thể lưu lại tương đối lâu trong dạ dày, có tác dụng làm ấm dạ dày.
Ngoài ra còn có một phương pháp đơn giản để nhận biết cơ thể của mình có thể chịu được lượng đá lạnh bao nhiêu, đó là: Dùng tay nắm chắc cục đá lạnh hoặc ly đồ uống lạnh, xem thử bạn có thể không đổi tay trong 1 phút mà tay không đau hay không.
Bác sĩ Diệp Khải Dân cho biết, nếu như chưa tới 1 phút mà đã muốn đổi tay khác, điều này cho thấy nhiệt độ này nếu trực tiếp đi vào dạ dày sẽ làm ngưng kết khí huyết, chỉ là do phản ứng thần kinh nội tạng không nhạy cảm bằng phản ứng thần kinh của bề mặt da. Nhưng dạ dày không có phản ứng, thì không có nghĩa là nó có thể chịu đựng được.
Bằng cách kiểm tra này, có thể thấy rằng lượng nước đá mà một người có thể chịu được trên thực tế là có giới hạn, đối với những người dễ bị lạnh tay chân thậm chí còn hạn chế hơn.
Bài tập bàn tay để trị bệnh.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét