Điều khó thay đổi nhất là thói quen
Sưu tầm
HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ TRIẾT LÝ KINH DOANH BẬC THẦY CỦA NGƯỜI BÁN CHÁO?
Bạn hãy đọc câu chuyện sau:
Một phóng viên nọ đến gặp một chủ quán cháo người Hoa để thực hiện một cuộc phỏng vấn khảo sát về mô hình kinh doanh.
Phóng viên: Thưa ông, trước khi mở quán cháo này thì ông làm gì?
Chủ quán: Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
Phóng viên: Vậy quán cháo này đã mở được bao nhiêu năm?
Chủ quán: Quán cháo này không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ, ông nội ngộ, cha ngộ, ngộ đều bán cháo. Con trai ngộ…
Phóng viên: Không có gì khác sao ạ?
Chủ quán: Khác nhiều chứ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
Phóng viên: Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm ông này bà kia, còn ông?
Chủ quán: Ngộ có thành công thì vẫn cho con làm chủ quán cháo.
Phóng viên: Ông không muốn con mình đi học sao?
Chủ quán: Tôi muốn chứ, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm.
Phóng viên: Ở trong bếp à?
Chủ quán: Ở Đại học Havard, Mỹ.
Phóng viên: Học xong chúng nó về làm gì?
Chủ quán: Về lại nhà này, thành người rửa bát cho ngộ.
Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
Chủ quán: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
Phóng viên: Nhiều người kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không ạ?
Chủ quán: Không phải đâu, những ngày đầu tiên làm gì có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
Phóng viên: Cũng dư dả sao ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
Chủ quán: Người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ quán cũng giống như họ.
Phóng viên: Vì sao người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?
Chủ quán: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
Phóng viên: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
Chủ quán: Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
Phóng viên: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
Chủ quán: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
Phóng viên: Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
Chủ quán: Không cần phải là ngày mai đâu, 20 năm sau trả cũng được.
Phóng viên: Nhưng lúc ấy lãi suất tính thế nào đây ạ?
Chủ quán: Dạ, cái lãi lớn nhất là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này.
20 năm sau, phóng viên quay lại quán cháo, gặp ông chủ quán lúc này đã trên tuổi 70.
Phóng viên: Chào cụ, tôi đến trả tiền bát cháo 20 năm về trước.Cụ còn nhớ tôi không?
Chủ quán: Ngộ nhớ. Cám ơn cậu đã quay lại.
Phóng viên: Cụ vẫn nhớ thật sao?
Chủ quán: Làm cho khách nhớ mình đã khó, mình phải nhớ khách bội phần khó hơn. Nhưng bản quán làm được điều đó.
Phóng viên: Quán của cụ vẫn không có gì thay đổi.
Chủ quán: Không có gì thay đổi cả.
Phóng viên: Các quán khác ở Mỹ, ở Úc… vẫn không có gì thay đổi chứ.
Chủ quán: Nếu còn thì cũng không thay đổi.
Phóng viên: Tại sao lại là nếu còn ạ?
Chủ quán: Không có ai trong nhà này nấu cháo ở những nơi đó nữa.
Phóng viên: Các con cụ đâu?
Chủ quán: Ngộ yếu rồi, các con ngộ phải về đây nấu cháo thay ngộ.
Phóng viên: Cụ từng nói rằng: cụ, ông, cha của cụ và cụ đều nấu cháo, con cụ làm tiến sĩ cũng nấu cháo, vậy các cháu cụ thì sao?
Chủ quán: Các cháu ngộ không nấu cháo nữa.
Phóng viên: Các cháu cụ làm gì khác ư?
Chủ quán: Chúng thành lập tập đoàn và thuê người nấu cháo.
Các cháu ngộ sản xuất cháo ăn liền với hơn 100 nhãn hiệu khác nhau. Đứa phụ trách một loạt các nhà máy sơ chế nguyên liệu, đứa khác quản lý hàng loạt nhà máy bao bì, đứa thì chuyên công đoạn thành phẩm, đứa chuyên phụ gia, đứa chuyên truyền thông, đứa chuyên phân phối sản phẩm trên toàn thế giới…
Phóng viên: Nhưng trước đây cụ nói…
Chủ quán: Ngày xưa nấu mỗi bát cháo nấu mất nửa giờ, lãi 1 đô. Các cháu ngộ chúng nó nói chúng cũng nấu cháo. Chúng nó “nấu cháo điện thoại”, mỗi lần nấu mất 1 giờ, lãi tỉ đô.
Phóng viên: Vậy bây giờ cụ có thèm lấy tiền bát cháo 20 năm trước của tôi không?
Chủ quán: Ngộ vẫn xin nhận. Cháu ngộ có cách kiếm tiền của cháu ngộ. Ngộ và các con ngộ vẫn giữ cách kiếm tiền của mình.
Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN:
1. Muốn làm gì thì phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất.
2. Muốn đi khắp 5 châu thì phải làm tốt từ 1 nơi.
3. Không ai thành công mà không học nhiều hiểu rộng.
4. Đứng vào vị trí khách hàng để hiểu tâm lý họ đang gặp là gì.
5. Đừng chạy theo nhu cầu của của đời hãy tập trung vào khả năng của chính mình.
6. Chức danh không có nghĩa lý gì cả, cái mà bạn làm được sẽ cho biết bạn là ai.
7. Có tiền chưa chắc thành công, có trí tuệ mới thành công.
8. Người ta có thể cho ta cá, nhưng không ai cho cần câu, ta phải tự kiếm.
9. Cách giữ khách hàng là làm cho họ tin rằng mình tin tưởng họ tuyệt đối.
Theo alphabooks/Tapchidoanhnhan
Những Điều Để Tâm Hồn Hạnh Phúc....
Những Điều Để Tâm Hồn Hạnh Phúc, Thăng Hoa ..
1, Giữ cho tâm tình đơn giản
Càng suy nghĩ quá nhiều, càng làm cuộc sống thêm phức tạp, tâm tình "đơn giản" thật ra chính là một ân phước do chính mình ban bố cho bản thân. Dừng lại những suy nghĩ lăng xăng, là biết cách làm mới tâm hồn mình với những niềm vui đơn giản.
2. Sống với nội tâm bình thản
Đến độ tuổi nào đó, tự nhiên con người chúng ta không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Mặc kệ là đời sống vật chất dư dả hay bần cùng, chỉ cần nội tâm bình thản, chính là sống một cuộc đời hạnh phúc.
3. Nhận biết chính mình
Bất đồng ý kiến với bạn bè, đồng nghiệp, nói chuyện mâu thuẫn với mọi người, tranh cãi với người yêu. Những điều này xét cho cùng cũng chẳng sao, vì mâu thuẩn vốn là bản chất của đời sống. Điều quan trọng là nhận biết cá tính ưa '' ăn thua đủ '' trong chính mình mà có lúc cần buông xuống, đừng nghĩ cúi người xuống nói lời xin lỗi là chấp nhận mình thua thiệt, bởi vì ngay lúc ''thua thiệt'' đó mình đã thắng được chính mình, mà thắng được chính mình mới là người có nội lực thực thụ.
4, Hối lỗi và thứ tha
Làm người, biết hối hận những lầm lỡ mình đã tạo gây chính là người sống có lương tri, tỉnh thức. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngược thời gian trở về quá khứ để bôi xóa đi lầm lỡ. Hãy nhìn vào lỗi lầm, rút ra bài học cho tương lai. Biết tha thứ lầm lỗi của người để con tim mở rộng nhưng cũng nên biết thứ tha lỗi lầm của mình để..''trời quang mây tạnh'' tâm hồn..
5. Học hỏi chung quanh
Quan sát cuộc sống để thấy trường đời là một bài học lớn, người tốt dạy ta đã đành, mà người xấu cũng dạy mình sống sao đừng giống họ. Biết học từ sự quan sát sẽ mang lại niềm vui ở hiện tại và mang lại cuộc sống hạnh phúc, thanh thản ở tương lai.
6. Cần Biết hờ hững ...
Có những chuyện, cần hờ hững thì hờ hững, điều gì không làm rõ được thì không cần làm rõ, người nào cần lướt qua thì cứ lướt qua. Nếu như chỉ biết nhớ không biết quên, chỉ biết tính toán mà không biết cho qua, chỉ biết khôn khéo mà lại không biết vụng về… sẽ chỉ làm cuộc sống của chúng ta luôn nặng nề, phiền não.
7. Dành những khoảng trống, buông xả bản thân
Có câu thơ của vị một thiền sư:
''Chẳng biết rong chơi miền Tịnh Độ
Làm người một kiếp cũng như không''
Ai cũng biết cuộc đời rất ngắn mà vẫn lu bu với những tham vọng rất dài, người sống như thế thường nghĩ mình thông mình nhưng kì thực là không phải. Đôi khi, ngồi nhìn mây nước, hư không, không làm chi cả mà.. sống được rất nhiều. Sống không bó buộc trong không gian và thời gian, chính là Người Biết Sống.
8. Chúc phúc cho tha nhân
Khi soi gương nếu ta cười, ta khóc thì hình ảnh phản chiếu trong gương như vậy. Chúng ta đối đãi với người khác thế nào, họ cũng sẽ đối đãi với ta như thế. Thời điểm bạn làm cho người khác vui vẻ, bạn sẽ nhận ra rằng mình còn được nhân đôi niềm vui.
- Niềm vui chia sẻ cho người
Nghe chừng hạnh phúc lên ngôi giữa lòng
Nổi buồn, nếu được cảm thông
Nguôi ngoai hết cả bão giông tâm hồn...
Như Nhiên
TTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét