Đồng bằng Nam bộ sông nước chằng chịt, ngày xưa phương tiện đi lại chủ yếu bằng đò ghe, cho đến thập niên ba mươi, người Pháp thành lập vài hãng xe chở khách đi miền Tây. Thời ấy đường bộ chưa phát triển, xe đến bến khách phải chuyển tiếp bằng đò ghe nên người ta gọi là xe đò cho tiện.
“…Tiền xe từ Rạch Giá đến Cần Thơ là một đồng hai (120km) nhưng nhỏ tuổi như tôi chỉ tốn có 6 cắc. Tôi lên xe ngồi để người phụ xế sắp đặt chỗ ngồi cho gọn, khép nép, chung quanh xe là nhiều người rao hàng để hành khách ăn buổi sáng vì buổi trưa mới đến bến Cần Thơ. Tôi còn nhỏ, ba tôi cho riêng tôi 2 cắc, rất tủi thân vì trong khi ấy gia đình khá giả dám trả 1 đồng hai (hai chỗ dành cho trẻ con rộng rãi hơn) lại dành cho con một cái bánh bao to để ăn dọc đường. Xe khách bóp kèn inh ỏi, chạy vòng quanh để tìm kiếm khách…”.
Nhưng điều thú vị nhất là ông kể hồi thời kỳ đầu xe đò do người Pháp làm chủ toàn là loại xe nhỏ chở khách chừng hơn hai mươi người. Nhưng chỉ một thập niên sau, người Việt mình giàu có tham gia mở công ty lập hãng, nhập cảng máy, khung gầm từ châu Âu châu Mỹ, đóng thùng thành xe đò loại lớn chở hơn năm chục hành khách, cạnh tranh ác liệt trong giai đoạn đường bộ được mở rộng và phát triển ở các tỉnh miền Tây và Ðông Nam Bộ.
Giao thông kết nối khắp nơi, nhu cầu đi lại của người dân càng nhiều, tạo thành thời vàng son của xe đò. Chiến tranh Ðông Dương nổ ra, Nhật vào chiếm miền Nam, xăng dầu khan hiếm, bị giám sát chặt chẽ, ngành xe đò suy giảm, một số hãng xe hoạt động cầm chừng và phải thay đổi nhiên liệu cho xe hoạt động.
Hình ảnh chiếc xe đò nhỏ chạy bằng than đốt trong cái thùng phía sau xe được lặp lại từ năm 1975 đến 1985, chắc người Sài Gòn tuổi trung niên trở lên đều biết rõ. Tôi từng đi loại xe sử dụng nhiên liệu này, mỗi lần chui vào cửa xe phía sau là đều phải cẩn thận với cái thùng than cháy nóng được treo dính ở đuôi xe. Thường thì người ta chỉ cải tiến xe đò lỡ – tức là loại xe Renault cũ xì từ giữa thập niên 50.
Tuy giới lái xe gọi đó là xe đò hỏa tiễn nhưng nó chạy chậm hơn xe chạy xăng hoặc dầu. Có lúc xe chạy ì à ì ạch khi than cháy không hết, lơ xe phải dùng thanh sắt mở lò đốt cời than. Hoặc thỉnh thoảng gặp đường vồng xóc, than văng ra khỏi cửa thông không khí, rớt xuống đường cháy đỏ rực. Vô phúc cho chiếc xe đạp nào chạy phía sau tránh không kịp, cán phải cháy lốp xe.
Xe đò hỏa tiễn chạy những đường ngắn như Sài Gòn – Long Khánh, Chợ Lớn – Cần Giuộc – Gò Công, Sài Gòn – Long An, còn xe đò dài vẫn chạy bằng xăng dầu, nhưng không còn nhiều như trước.
Trên mui phía đầu xe thường có thùng phuy nước dùng để làm nguội máy, kế tiếp là nơi chở hàng hóa, xe gắn máy, xe đạp cho khách buôn chuyến và khách đi tỉnh xa.
Tôi còn nhớ mãi lần đầu được đi xe lô về quê bên ngoại ở Càn Long, Trà Vinh. Năm đó tôi chín tuổi, đi cùng với người anh bà con. Xe lô có bãi xe ở Bến Bạch Ðằng và Bến Chương Dương. Bãi xe lô hay nhiều bãi bến xe đò khác khắp nơi trong thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn đều nằm hai dãy dọc theo đường phố. Phòng vé là một cái quầy hay cái bàn gắn tấm biển to đề tên từng hãng xe, chạy lộ trình nào. Riêng xe lô không cần bán vé, khách đến bãi xe còn chỗ trống cứ lên, đủ người thì bác tài chạy. Loại xe này gọi đúng tên là “Location”, sơn màu đen, kiểu xe ô tô chở chừng bảy tám người nhưng bác tài cố nhét thêm hành khách.
Nói là đi xe lô thì hành khách không cần xuống bộ qua cầu tạm, chứ lần đó tôi vẫn phải xuống cuốc bộ như bao chuyến xe đò khác. Tôi mới ca cẩm, xe lô cái nỗi gì, có mà “lô ca chân” theo lời hát của một tuồng cải lương trên truyền hình. Sau năm 1968, cuộc chiến ngày càng ác liệt, cầu đường nhiều nơi bị “mấy ổng” gài mìn phá hủy, có nơi phải dựng cầu tạm, đầu cầu có đặt trạm kiểm soát của quân cảnh hay cảnh sát.
Ðường về Trà Vinh chỉ hơn 160 cây số mà qua mấy chục cây cầu, lại phải chờ phà Mỹ Thuận. Ði xe lô cho được nhanh mà về đến nơi phải mất năm sáu tiếng đồng hồ, huống hồ chi hành khách đi miệt Hậu Giang, Cà Mau xuống ở bến xe còn phải đón đò về nhà ở vùng U Minh, Miệt Thứ mất cả ngày đường. Chỉ có xe thư tức là xe đò làm nhiệm vụ giao nhận thư từ bưu phẩm chuyển cho bưu điện tỉnh mới được ưu tiên, không phải lụy phà hay bị cảnh sát xét hỏi.
Còn bến Miền Ðông dành cho xe đi các tỉnh miền Trung và phía Bắc trên đường Petrus Ký trước kia thì gộp lại với hai bến xe nhỏ là Nguyễn Cư Trinh đi lộ trình cao nguyên và Nguyễn Thái Học đi Long Hải – Vũng Tàu – Phan Thiết, rồi sau đó vài năm chuyển về bến xe Văn Thánh, và cuối cùng yên vị tại Bến xe miền Ðông trên đường Ðinh Bộ Lĩnh hiện nay.
Nhưng nghe đâu hai bến xe này sẽ phải dời ra xã Tân Túc huyện Bình Chánh và Suối Tiên Q. 9 để có diện tích rộng hơn, đáp ứng được cho nhu cầu ngày càng tăng. Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến Bến xe An Sương, bến này đúng ra có xe đi Tây Ninh – Bình Phước – Bù Ðăng, 9 Xe do 6Bù Ðốp vùng Tây Trường Sơn, nhưng cũng có xe đi vài tỉnh thành của cả ba miền, do hai bến xe miền Ðông và miền Tây nhỏ hẹp.
Ai cũng có kỷ niệm lần đầu đi xe đò. Mỗi chuyến xe chuyên chở nỗi niềm hoài niệm. Có người nhớ chuyện tiền vé như nhà văn Sơn Nam. Có người lòng phơi phới nhìn thấy phong cảnh đồng lúa xanh tươi chạy dài bên quốc lộ như tôi. Cũng có người nhớ mùi mồ hôi, mùi xăng dầu giữa nắng gió miền Trung. Nhớ bến bãi ồn ào í ới ngày xưa. Và cũng có người tuổi đời chồng chất, nhớ cảnh xuống xe qua cầu xe lửa Bến Lức, Tân An thuở xa lắc xa lơ. ./.
Sưu Tầm
Top 10 con sông dài nhất thế giới.
- Sông Hoàng Hà – 5,464 km, Trung Quốc
Con sông dài thứ hai của Trung Quốc và dài thứ sáu trên thế giới, sông Hoàng Hà có chiều dài ước tính là 5.464 km. Sông bắt nguồn từ vùng núi phía Tây tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc và chảy về phía đông ra biển Bột Hải.
Lưu vực sông Hoàng Hà là nơi sản sinh ra nền văn minh Trung Quốc cổ đại và trong một thời gian dài là khu vực thịnh vượng nhất của đất nước. Trong nhiều thế kỷ đã xảy ra một số thảm họa thiên nhiên quy mô lớn dọc theo sông, với một số kỷ lục về lũ lụt làm chết hơn một triệu người và dịch chuyển lớn trên dòng sông. Các con đập hiện đại đã giúp loại bỏ lũ lụt nghiêm trọng trên sông.
- Sông Yenisei – 5,539 km, ( Nga – Mông Cổ )
Yenisey là con sông dài thứ năm trên thế giới và là con sông lớn nhất đổ ra Bắc Cực. Với nguồn từ Mông Cổ, Yenisei chảy một phần lớn vùng trung tâm Siberia khi nó chảy về phía bắc đến Biển Kara.
Nhiều bộ lạc du mục, chẳng hạn như người Ket và người Yug đã sống dọc theo bờ sông kể từ khi hồ sơ bắt đầu được ghi chép và Yenisey là nơi trú ngụ của Taimyr, đàn tuần lộc lớn nhất trên thế giới, để chăn thả vào mùa đông. Yenisey buồn bã vì ô nhiễm do phóng xạ từ một nhà máy plutonium ở thành phố Zheleznogorsk ngày nay.
- Sông Mississippi – 5,970 km, ( Hoa Kỳ – Canada )
Khi đo từ nguồn truyền thống của nó tại Hồ Itasca, sông Mississippi có chiều dài 3.730 km, nhưng được đo từ Montana – nguồn xa biển nhất của Mississippi, thì sông thực sự có chiều dài 5.970 km. Điều này chính thức làm cho sông Mississippi trở thành con sông dài thứ tư trên thế giới.
Con sông và vùng ngập lũ của nó là nơi sinh sống của nhiều loại động vật hoang dã, khoảng 260 loài cá, 40% loài chim nước di cư của Hoa Kỳ, và hơn 145 loài lưỡng cư và bò sát.
- Sông Dương Tử – 6.300 km, Trung Quốc
Đứng thứ ba trong danh sách này là sông Dương Tử của Trung Quốc – con sông dài nhất châu Á, và dài nhất chỉ chảy hoàn toàn trong một quốc gia. Ở Trung Quốc, Dương Tử được gọi là Trường Giang (“Sông dài”), nhưng còn được gọi là Đà Giang (“Sông lớn”) và đơn giản là Giang (“Sông”).
Từ đầu nguồn trên Cao nguyên Tây Tạng đến cửa biển Hoa Đông, sông chảy dài 6.300 km qua Trung Quốc, với hơn 3/4 chiều dài uốn lượn qua các dãy núi. Dương Tử là tuyến đường thủy chính ở Trung Quốc, với ⅓ dân số Trung Quốc sống trong lưu vực sông Dương Tử.
- Sông Amazon – 6,575 km, ( Brazil, Peru, Bolivia, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guyana )
Con sông dài thứ hai trên thế giới là sông Amazon, bắt đầu cao trên dãy núi Andes ở Đông Nam Mỹ, chảy qua khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, qua 7 quốc gia trên đường đi và đổ ra Nam Đại Tây Dương.
Mặc dù nó có thể không phải là con sông dài nhất hành tinh, nhưng nó không hề thách thức con sông lớn nhất thế giới, với chiều rộng lên tới 190km vào mùa mưa và đổ khoảng 209.000 mét khối nước vào Đại Tây Dương mỗi giây. Đó là một lượng nước khổng lồ.
- Sông Nile – 6.650 km
Sông Nile – được mệnh danh là “cha đẻ của các dòng sông châu Phi” là con sông dài nhất ở châu Phi và của cả thế giới. Nó chảy theo hướng bắc qua 11 quốc gia từ Trung đến Đông Bắc Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải với tốc độ 2.800 mét khối mỗi giây.
Sông Nile có hai nguồn: sông Nile trắng và sông Nile xanh.
Nguồn nước sẵn có quanh năm từ sông Nile kết hợp với nhiệt độ nhiệt đới và cận nhiệt đới ấm áp dọc theo dòng chảy của nó có nghĩa là sông có thể hỗ trợ canh tác thâm canh dọc theo bờ của nó. Sông cũng là một tuyến đường thủy quan trọng cho giao thông, đặc biệt là trong mùa lũ khi các tuyến đường bộ thường xuyên không hoạt động trong thời gian dài.
Sưu Tầm
Phát hiện thành phố ma dưới nước, giữa miệng núi lửa 84.000 năm.
Giữa "hồ núi lửa" Atitlán sâu nhất Trung Mỹ, các cấu trúc bí ẩn của một thành phố ma đã được tìm thấy sau hàng ngàn năm mất tích.
Thành phố ma dưới đáy hồ núi lửa Atitlán được xác định là Samabaj của người Maya - Ảnh: INAH
Theo nhóm nghiên cứu từ Mexico, Guatemala, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp và Argentina, dẫn đầu bởi Bảo tàng Lịch sử và nhân chủng học quốc gia Mexico (INAH), họ đã khám phá và lập được bản đồ thành phố Maya cổ đại này nhờ nhiều cuộc lặn từ năm 2017 tới nay.
Ngoài ra, họ còn sử dụng công nghệ viễn thám để đo đạc chính xác thành phố.
Thành phố Samabaj được xây dựng từ năm 400 trước Công Nguyên và tồn tại cho đến năm 250 sau Công Nguyên, là một khu định cư phồn thịnh, chứa tất cả các cấu trúc đặc trưng cho nền văn hóa tâm linh đặc sắc của người Maya.
Nhóm nghiên cứu chuẩn bị cho một chuyến lặn thám hiểm - Ảnh: INAH
Những tàn tích còn lại của thành phố ma bao gồm đền thờ, quảng trường, bia đá, tượng đài và nhiều nhà ở.
Samabaj không nằm dọc theo bờ hồ trên một đảo nhỏ lọt thỏm giữa Atitlán cổ đại. Thật không may cho thành phố, một sự kiện núi lửa dưới nước, bắt đầu khoảng 2.000 năm trước, diễn ra âm ỉ vài thế kỷ, đã gây nên những xáo trộn khu vực đáy hồ.
Hậu quả là đến một ngày, mực nước bỗng dâng đột ngột khiến hàng nghìn người dân phải sơ tán nhanh chóng.
Hiện nay hồ Atitlán có diện tích bề mặt là 130 km vuông và sâu 340 mét.
Theo Thu Anh
4 địa điểm ở Trung Quốc khiến du khách "sởn gai ốc"
Trung Quốc có rất nhiều địa điểm khác thường được tạo ra bí ẩn bởi chính thiên nhiên. Những truyền thuyết được mọi người kể lại sau đó đã thêm một số chi tiết đáng sợ vào đó khiến chúng trở nên đáng sợ.
Trái đất có rất nhiều địa điểm đẹp đến kinh ngạc nhưng sự bí ẩn luôn thu hút mọi sự chú ý của khách du lịch. Núi Kailash, nằm ở phía nam của Cao nguyên Tây Tạng và là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, chắc chắn là một trong những địa điểm như vậy. Được dịch từ tiếng Tây Tạng, từ “Kailash” có nghĩa là “Đá quý của tuyết”.
Ngọn núi Kailash cao khoảng 6.638 mét, thuộc dãy Himalaya. Núi Kailash có sườn là nguồn của bốn con sông lớn nhất của Ấn Độ. Đó là Indus, phụ lưu của nó Sutlej, và hai phụ lưu sông Hằng có tên là Brahmaputra và Karnali.
Việc khám phá Kailash rất phức tạp do sự xa xôi và độ cao của nó. Những con dốc ẩn chứa nhiều bí mật chưa được xác thực và những điều kỳ diệu bất ngờ đang chờ một ai đó đủ dũng cảm và may mắn khám phá và nghiên cứu chúng.
Các nhà thám hiểm đã có rất nhiều nỗ lực để lên đến đỉnh núi, nhưng tất cả đều thất bại. Các lý do khác nhau, nhưng gốc rễ của tất cả các thất bại đều giống nhau: các cuộc thám hiểm không được Liên Hợp Quốc, các quan chức Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho phép hoặc những người hành hương địa phương tạo ra những chướng ngại vật trực tiếp cho du khách.
Ngoài ra, hình ảnh của núi trông thực sự bí ẩn. Các cạnh dốc của núi Kailash hướng về bốn điểm chính của la bàn, vì vậy một số nhà khoa học cho rằng nó là một kim tự tháp cổ đại được xây dựng bởi bàn tay và trí óc của con người hoặc người ngoài hành tinh. Họ nói rằng những ngọn núi nhỏ hơn tạo ra toàn bộ hệ thống “dưới quyền” Kailash để nó cao như vậy.
Tuy nhiên, các nhà địa chất cho rằng hình dạng của ngọn núi là do sự xói mòn của nước và gió trong vòng nhiều thế kỷ. Họ cũng cho biết đỉnh núi đã từng ở dưới mực nước biển, và sự thay đổi kiến tạo sau đó đã khiến nó đạt đến độ cao hiện tại cùng với các đỉnh Himalaya trẻ khác.
2. Hồ Poyang: “Tam giác quỷ” của Trung Quốc
Hồ Poyang là “kho” chứa nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc. Và người dân địa phương có thể kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện kinh hoàng về nó.
Trong vòng ba thập kỷ qua, có tới hai nghìn người bị chìm ở Poyang. Những người may mắn sống sót sau những vụ đắm tàu đã mất trí sau đó.
Gần đền Laoi ở bờ phía bắc của hồ, 13 chiếc thuyền đánh cá đã bị mất tích vào cùng ngày 3 tháng 8 năm 1985. Không một ngư dân nào còn sống. Các quan chức và đoàn thám hiểm tư nhân đã nhiều lần cố gắng để phát hiện ra các con thuyền hoặc thi thể của ngư dân, nhưng không ai tìm thấy bất cứ điều gì cho đến ngày nay.
Một câu chuyện khác cũ hơn, thuyền quân sự Nhật Bản bị chìm trong hồ vào năm 1945. Hai mươi thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Sau khi các quan chức quân đội cử đội thợ lặn đến xác định vị trí của con thuyền và đưa nó lên khỏi mặt nước, tất cả các thợ lặn đều mất tích, trừ một người. Người đàn ông quay trở lại bờ hồ đó đã trải qua vài ngày bị sốc với nỗi sợ hãi trên khuôn mặt. Ngay sau đó, anh ta bị rối loạn tâm thần.
3. Đỉnh Everest: Đỉnh cao nhất Thế giới
Đỉnh Everest là điểm cao nhất mà con người có thể đi bộ tới trên toàn hành tinh của chúng ta. Ngày nay, đỉnh chính có chiều cao 8.848 mét và nó không ngừng phát triển.
Có tới khoảng 500 người dũng cảm cố gắng lên đến đỉnh núi này mỗi năm. Rất nhiều người trong số họ phải đối mặt với những điều kỳ lạ, thậm chí là thần bí trên con đường đi đến ước mơ của những người đam mê leo núi. Rất nhiều người trong số họ nói rằng họ đã nhìn thấy ma trong các chuyến thám hiểm của họ.
Những người đam mê leo núi nhất định tin vào linh hồn của Everest, và tất cả họ đều ghi nhớ và chân thành tôn vinh những người đã không kịp trở về sau những chuyến leo núi nguy hiểm đó.
Trong lịch sử, hàng nghìn người leo núi đã chết khi cố gắng chinh phục Everest. Phần lớn thi thể của họ đều không được tìm thấy. Không ai có thể biết chính xác có bao nhiêu xác chết lạnh giá nằm dưới lớp tuyết phủ trên các sườn núi của đỉnh Everest.
4. Đường mòn nguy hiểm nhất thế giới
Một trong những nơi đáng sợ nhất trên thế giới nằm ở gần thành phố Huayin. Địa điểm này là con đường mòn bằng ván Mount Hua, xuyên qua độ dốc thẳng đứng của ngọn núi và dẫn du khách trực tiếp lên đỉnh núi. Nếu bạn quyết định đến thăm nơi này, hãy suy nghĩ kỹ: con đường mòn chỉ được làm bằng những tấm ván gỗ dày treo trên các chốt kim loại ở vách núi cao ở toàn bộ bề mặt. Điểm mấu chốt là không có lan can để bám víu trong suốt toàn bộ con đường mòn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét