Năm 2003, xác ướp công chúa Tân Cương có niên đại 4000 năm đã gây chấn động lớn trong giới khảo cổ học khi được khai quật tại khu di chỉ Tiểu Hà, Lop Nur thuộc vùng tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Được biết, dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng xác ướp này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp "như tranh vẽ" của mình.
Những đường nét sắc sảo của vị công chúa sắc nước hương trời.
Trên thực tế, nghĩa trang nơi chôn cất công chúa Tiểu Hà được khai quật lần đầu tiên vào những năm 1920. Tuy nhiên, do công nghệ khảo cổ vào thời điểm đó chưa được phát triển nên hoạt động khảo cổ tại khu vực này phải dừng lại giữa chừng. Cho đến khoảng 60 năm sau, công cuộc khảo cổ tại vùng đất này mới được tiếp tục trở lại.
Khi tìm thấy lăng mộ của nàng công chúa Tân Cương xinh đẹp tuyệt trần, ai nấy đều cũng sửng sốt khi nhìn thấy cô lần đầu tiên. Sau 4000 năm, thi thể của vị công chúa này vẫn không hề cho thấy dấu hiệu phân hủy. Thậm chí, cả làn da trên cơ thể vẫn giữ được độ đàn hồi. Bên cạnh đó, các đường nét sắc sảo như chiếc mũi rất cao, đôi môi rất thon và khuôn mặt trái xoan rất xinh đẹp vẫn được giữ nguyên vẹn
Cận cảnh khuôn mặt công chúa Tiểu Hà.
“Nàng mặc trang phục đẹp đẽ, đội chiếc mũ đặc biệt hình tháp nhọn, mái tóc đen dài được thắt bằng một cái dây ruy băng màu hồng, buông xuống dưới chiếc mũ. Hai mắt nàng khẽ nhắm, mơ màng như đang ngủ, mũi xinh xắn, môi khẽ nhếch, để lại người đời sau nụ cười vĩnh cửu”- Nhà khảo cổ học người Thụy Điển miêu tả vẻ đẹp của Công chúa Tân Cương.
Phân tích cho thấy vị công chúa này mang 2 dòng máu Á-Âu.
Tuy nhiên, điều khiến các nhà khảo cổ học ngạc nhiên hơn cả là mã gen của vị công chúa này. Theo đó, sau khi thực hiện giám định ADN, nhiều người đã vô cùng sửng sốt khi biết rằng nàng công chúa này là một bông hồng lai giữa hai chủng tộc Á và Âu. Theo phân tích, Công chúa Tiểu Hà còn có dòng dõi từ châu Âu.
Sau khi xem xét toàn bộ khu nghĩa trang này, các nhà khảo cổ xác định rằng nơi đây chứa khoảng 330 mộ, nhưng hơn 160 ngôi mộ đã bị phá hủy theo thời gian.
Khu di chỉ Tiểu Hà chứa đựng khoảng hơn 300 thi thể.
Theo Thanh Tâm/Báo Tổ quốc
Phát hiện 33 viên ngọc lạ giúp "quay ngược thời gian" Trái Đất
33 tinh thể zircon quý giá, trông như những viên hồng ngọc cực kỳ sẫm màu, chính là "viên nang thời gian" giúp hé lộ những gì xảy ra trên Trái Đất 3,3 đến 4,15 tỉ năm trước.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chất Nadja Drabon từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết đó là những tinh thể khoáng chất cực hiếm, được hình thành trong điều kiện hút chìm - khi mép của một mảng kiến tạo trượt xuống bên dưới mép của mảng bên cạnh.
Mảng kiến tạo có thể hiểu nôm na là những mảnh vỏ của Trái Đất. Các mảng này liên tục di chuyển, trượt lên nhau, khiến các lục địa và đại dương chúng cõng trên lưng cũng liên tục thay đổi hình dạng. Chính quá trình kiến tạo mảng đã khiến Trái Đất nhiều lần xuất hiện siêu lục địa, rồi lại tan rã thành nhiều châu lục như ngày nay.
Một tinh thể zircon lớn được gắn vào "đế" làm bằng canxit - Ảnh: SCIENCE ALERT
Kiến tạo mảng và các hoạt động địa chất khác có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện phù hợp với sự sống trên Trái Đất, làm thay đổi thành phần đại dương và khí quyển, nên việc hiểu rõ thời điểm và cách thức kiến tạo mảng được khởi động có thể giúp tìm câu trả lời cho vất đề lớn: điều gì khiến Trái Đất sống được.
Theo Science Alert, vệc phân tích những hạt zircon này có thể đem lại điều mong đợi đó. Các đồng vị hafnium kim loại và các nguyên tố vi lượng trong chúng có thể được sử dụng để suy luận ra loại đá mà từ đó chúng kết tinh, được đánh dấu bằng những mốc thời gian cụ thể.
Những tinh thể này gần như "bất tử", nguyên vẹn từ khi chúng ra đời, nhưng chỉ có thể được khai quật tại 12 địa điểm trên khắp địa cầu.
Kho báu này được khai quật ở Vành đai Barberton Greenstone ở Nam Phi, sẽ mang đến cơ hội hiếm có để "quay ngược thời gian" đến tận Liên đại Hỏa Thành (Thái Viễn Cổ, từ khi Trái Đất hình thành đến 3,8 tỉ năm trước) và vài trăm triệu năm đầu của Liên Đại Thái Cổ.
Những hạt cổ xưa nhất còn giúp gợi ý về thành phần của lớp vỏ "Trái Đất địa ngục" trong giả thuyết. Các nhà khoa học luôn tin rằng trong Liên đại Hỏa Thành, toàn bộ lớp ngoài hành tinh là quả cầu lửa nóng bỏng với biển dung nham, nhưng bằng chứng xác thực về thành phần của lớp vỏ sơ khai này thì cực kỳ hiếm hoi.
Nghiên cứu vừa công bố trên AGU Advances.
Pháo đài khổng lồ ở sa mạc: Kỳ quan đáng kinh ngạc được con người tạo nên.
Tàn tích này là một dấu ấn nổi tiếng của Bahawalpur, nằm kiêu hãnh giữa sa mạc Cholistan.
Địa điểmn này nằm cách thành phố nổi tiếng Bahawalpur (thuộc Punjab, Pakistan) khoảng 130 km. Một trong những điểm nổi bật chính ở vị trí của pháo đài là nằm ngay cạnh một lòng sông khô cạn. Nơi đây còn có hàng trăm địa điểm khảo cổ khác, những di tích bí ẩn của nền văn minh Thung lũng Indus.
(Ảnh: aeiou._.xyz)
Để đến được pháo đài từ Thành phố Bahawalpur, người ta phải mất hàng giờ để di chuyển trên đoạn đường đầy bụi, thế nhưng với cảnh quan tuyệt đẹp ở sa mạc Cholistan làm bạn đồng hành và pháo đài kỳ vĩ là đích đến, chuyến hành trình này thật sự đáng giá.
Những năm gần đây, việc cắm trại ở Cholistan cũng là một trải nghiệm phổ biến đối với những người thích phiêu lưu, mang lại cho pháo đài một sức sống mới. Đến đây, không chỉ được ngủ dưới bầu trời đầy sao, gần các bức tường của pháo đài Derawar trong chuyến tham quan, khách du lịch còn có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa và ẩm thực đặc sắc của địa phương.
Cersei(Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét