Hiếm thành phố nào có thể gợi lên những ảo tưởng lãng mạn như Venice, nơi có những con kênh đào ngoằn ngoèo, những tòa kiến trúc đẹp như tranh vẽ và nước hồ sóng sánh ánh mặt trời làm say lòng bao du khách trong nhiều niên kỷ. Một vị trí địa lý với 118 hòn đảo được kết nối bởi một mạng lưới hơn 400 cây cầu — khiến nơi đây trở nên khác biệt so với đất liền Ý về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Xét về mặt nghệ thuật, sự tách biệt về địa lý này đã tạo cơ hội cho thời kỳ Phục hưng Venice thịnh vượng một cách khác biệt so với những phát triển thường được chứng kiến ở Florence, Rome và các thành phố lớn khác của Ý. Vào cuối thời Trung cổ, Venice đã tự khẳng định mình là thủ đô thương mại trên toàn thế giới của Âu châu, nhờ vị trí chiến lược trên biển Adriatic và tầng lớp thương gia hùng mạnh ở nơi này. Ngay cả khi Cộng hòa Venice rơi vào thế suy tàn vào đầu thế kỷ 16, nghệ thuật vẫn được bảo tồn về mặt chính trị, duy trì ý nghĩa văn hóa của thành phố đối với con người tương lai.
Hầu hết các họa sĩ của thời kỳ Phục hưng Venice (khoảng năm 1440 đến 1580) đã chọn chủ đề phổ biến ở khắp Âu châu và các biểu tượng truyền thống của Cơ đốc giáo có thể được tìm thấy cùng với những câu chuyện về truyền thuyết Hy Lạp và La Mã mới được phổ biến trong công chúng. Tuy nhiên, các họa sĩ bậc thầy của Venice đã khắc họa những chủ đề này theo cách nguyên bản, tạo ra một phong cách tuyệt đẹp, đầy sắc màu, mang năng lượng tích cực. Họ đã chú tâm đến những chi tiết hoa văn và bề mặt được thể hiện, cùng hiệu ứng của ánh sáng thú vị. Nhiều bức tranh được khen ngợi nhất ở Tây phương đã được tạo ra trong thời kỳ thịnh vượng này ở Venice.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng của thành phố được anh em nhà Bellini, Giovanni và Gentile sáng tác. Bức tranh được vẽ từ năm 1490 của Giovanni Bellini “Đức mẹ và chúa Hài đồng cùng thánh John the Baptist và Saint Elizabeth,” là một ví dụ điển hình. Người xem sẽ thấy rằng bối cảnh quen thuộc trong Kinh thánh được mô tả theo cách sống động như thật, không gian ba chiều là một điểm nhấn cơ bản của phong trào Phục hưng.
Tuy nhiên, lớp áo choàng của phụ nữ có một màu xanh lam ấn tượng; lớp sơn có chứa bột mài của ngọc lưu ly quý giá, một loại đá quý được các thương nhân Venice nhập khẩu từ Trung Đông. (Ultramarine là tên được đặt cho nó khi được nghiền thành chất bột màu.) Tương tự, bộ trang phục màu xanh ô liu của Thánh John phản chiếu ánh sáng óng ả. Bức tranh tôn giáo đơn giản nhưng phát quang này là một trong những họa phẩm tạo tiếng vang về cách sử dụng màu sắc rực rỡ ở Venice thời đó.
“Đức mẹ, chúa Hài Đồng cùng thánh John the Baptist và thánh Saint Elizabeth” của Giovanni Bellini, 1490-1500. Sơn dầu và màu keo trên gỗ cây dương. Städelsches Kunstinstitut und Städtische Galerie, Frankfurt.
Bức tranh năm 1514 của danh họa Giovanni Bellini “Lễ hội của các vị Thần,” cũng thể hiện khả năng phối màu bậc thầy của họa sĩ. Bức tranh được ủy thác bởi Alfonso I d’Este, Công tước xứ Ferrara, cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của tầng lớp quý tộc đối với các truyền thuyết cổ điển của Hy Lạp và La Mã. Bức tranh của Bellini, dựa trên một tác phẩm của nhà thơ La Mã cổ đại Ovid, là một trong những bức vẽ đầu tiên hồi sinh khung cảnh Lễ hội. Đặc biệt là chủ đề này đã trở nên dần phổ biến nhất ở Âu châu trong 200 năm tiếp theo.
Phiên bản tranh của Bellini khắc họa tình tiết giữa vị thần Lotis và Priapus, trong khi một số phiên bản tượng trưng cho lễ cưới của thần Cupid và Psyche hoặc Peleus và Thetis. Sự biến đổi linh hoạt này cho phép các họa sĩ nắm bắt được bối cảnh tạo nên sự rung động nhất đối với những nhà bảo trợ của họ. Câu chuyện của nhà thơ Lovid về thần Lotis và Priapus được ra mắt lần đầu tiên bằng tiếng Ý tại Venice, vào năm 1497, khiến cho những bức vẽ của Bellini trở nên quen thuộc với khán giả. Năm 1529, Titian, một họa sĩ lừng danh của thời kỳ Phục hưng đã hoạ thêm những rặng cây thanh bình tự nhiên và bầu trời trong xanh vào khung cảnh. Cách chỉnh sửa cảnh quan của Titian đã trở thành hình mẫu cho các họa sĩ sau này. Cả hai vị nghệ thuật gia đều liên kết các chủ đề thần thoại với các yếu tố đương đại để tạo ra hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời.
Họa sĩ Gentile Bellini cũng vẽ đan xen nhiều thời đại và địa phương khác nhau trong tác phẩm “Thuyết giảng của Thánh Mark ở Alexandria.” Danh họa đã pha trộn các tòa kiến trúc của Venice và Mamluk (Ai Cập) với bối cảnh miền núi không thuộc vùng đất đó. Hình ảnh này cũng dệt nên các sự kiện cổ xưa và đương thời, ngụ ý về bản chất vĩnh hằng mà cảnh tượng mở ra. Họa sĩ Bellini khắc họa Thánh Mark the Evangelist đang thuyết giảng cho đám đông theo đạo Thiên chúa và đạo Hồi. Người ta tin rằng Thánh Mark đã thành lập nhà thờ Alexandria, một trong những giáo phận giám mục quan trọng nhất trong Kitô giáo cổ đại.
Các cấu trúc ở dọc hai bên gợi nhớ đến lối kiến trúc ở Mamluk, mà Bellini rất có thể đã nhìn thấy trong chuyến đi đến Constantinople và Jerusalem. Tòa nhà trung tâm giống với Vương cung thánh đường của Thánh Mark, nơi mà người dân Venice có thể dễ dàng nhận thấy. Thánh Mark là vị thánh bảo hộ của thành phố, và thánh tích của ông đã được di chuyển từ Alexandria, Ai Cập đến Venice vào thế kỷ thứ chín CN. Nền tổng thể của bức tranh mang nét tươi sáng. Bellini cũng như những tín hữu Cơ đốc đồng môn của ông trên khắp nước Ý, đã hy vọng có thể dịch chuyển những người Hồi giáo ở Alexandria sang Cơ đốc giáo.
Mối quan hệ giữa Venice và thế giới Hồi giáo, đặc biệt là Đế chế Ottoman, được xác định phần lớn về mặt chính trị trong thế kỷ 15 và 16. Năm 1453, đức vua Ottoman Mehmed II chiếm đóng Constantinople, địa danh này từng là thủ đô của Đế chế Byzantine trong hơn 1,000 năm. Byzantium nằm ở nửa phía Đông của Đế chế La Mã cổ đại và từ lâu đã là một pháo đài của Cơ đốc giáo trong suốt thời gian này.
Ngoài việc đưa Hồi giáo đến Constantinople, nhà vua Mehmed II đã tìm kiếm các họa sĩ tài năng của Venice. Vào năm 1479 sau đó, Gentile Bellini đã có một cơ hội hiếm hoi khi được viếng thăm dinh thự của quốc vương, và ông đã vẽ nên tác phẩm “Chân dung của Sultan Mehmed II với một chức sắc trẻ.” Mehmed II chắc hẳn đã ủy thác những bức chân dung để lưu truyền hình ảnh của mình trên khắp vương quốc. Và việc mà ngài tìm kiếm những người vẽ chân dung ở Ý đã cho thấy tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của những họa sĩ như Bellini.
Khi khắc họa đức vua, Gentile Bellini đã chiếu theo quy ước mà các họa sĩ thường sử dụng để khắc họa các tổng trấn của Venice (những vị lãnh chúa được bầu chọn). “Chân dung của lãnh chúa Leonardo Loredan” của Giovanni Bellini là một ví dụ. Trong cả hai bức tranh, người cai trị được mô tả nửa phần ngực trở lên, giống như một bức tượng bán thân điêu khắc của người La Mã. Thay vì thể hiện bất kỳ chi tiết thẩm mỹ thị giác cổ xưa nào, mỗi người đều vận những trang phục hiện tại phù hợp với chức trách của họ. Bức tranh của vị lãnh chúa đáng chú ý ở chỗ nắm bắt được cả cái thần và khí chất của người cai trị. Điều đó cho thấy cách mà Venice đã bắt đầu xác định và khẳng định vị thế phong cách nghệ thuật của mình trong suốt thời kỳ Phục hưng.
Bản sắc của Venice cũng được biểu hiện thông qua hình ảnh thần thoại, trở nên ngày càng thời thượng. “Thần Bacchus, Venus và Ariadne” của họa sĩ Tintoretto là một bức tranh ngụ ngôn được sáng tác cho Cung điện Doge, nơi vẫn còn lưu giữ bức tranh đến ngày hôm nay. Khung cảnh mô tả công chúa Ariadne, người nhân cách hóa Venice, chấp nhận lời cầu hôn từ vị thần Bacchus. Nữ thần Venus đại diện cho cả tình yêu và chiến thắng bay lượn trên đầu, ban cho Ariadne chiếc vương miện đầy sao. Câu chuyện đó đường như tôn vinh Venice; cuộc hôn nhân tượng trưng cho sự liên kết của Venice với biển cả, là một sự kết hợp được thánh hóa bởi các vị thần. Đúng như phong cách của Venice vốn có, bố cục bức tranh đã toát lên nguồn năng lượng mạnh mẽ.
Danh họa Paolo Veronese đã tạo ra những bức tranh ngụ ngôn bằng cách phỏng theo những câu chuyện thần thoại nổi tiếng. Trong “Câu chuyện ngụ ngôn về sự thông thái và sức mạnh” và “Câu chuyện về đức hạnh và sự suy đồi,” người họa sĩ đã khắc họa Hercules để truyền tải những giáo huấn về đạo đức. Trong phần đầu, hình tượng phụ nữ ngước nhìn trời cao tượng trưng cho trí huệ thần thánh, trong khi Hercules quan sát những viên ngọc bên dưới, dường như bận lòng với thế gian. Trong phần sau đó, Hercules buộc phải lựa chọn giữa đức hạnh và suy đồi, được nhân cách hóa bởi hai người phụ nữ kéo chàng theo hai hướng ngược nhau. Cuối cùng, đức hạnh đã chiến thắng trong cuộc giằng co, nhắc nhở người xem rằng đức hạnh phải luôn chiến thắng. Trong khi các bức tranh ngụ ngôn phổ biến ở Âu châu trong suốt thế kỷ 16, Veronese vẫn rất chú ý đến chất liệu và họa tiết của trang phục mà các nhân vật của mình mặc.
Biểu hiện nổi tiếng nhất của triết lý thẩm mỹ thời Phục hưng Venice là kiệt tác năm 1563 của Veronese, “Tiệc cưới tại Cana.” Bức tranh khổng lồ miêu tả Chúa Giê-su biến nước thành rượu một cách kỳ diệu trong Hôn lễ theo Kinh thánh tại Cana. Bữa tiệc gợi nhớ đến khung cảnh tiệc tùng xa hoa quen thuộc được người Venice yêu thích vào thời kỳ này, nơi Veronese lồng ghép sự kiện diễn ra với lối kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Bầu không khí trở nên sống động nhờ âm nhạc hoan ca, thức ăn ngon và rượu vang, được rất nhiều người tham gia thưởng thức. Bảng màu của Veronese tươi sáng và bão hòa, nhờ sử dụng bột màu xanh ngọc lưu ly và các loại sắc tố phổ biến khác. Dù cho xuất hiện vô số nhân vật, Chúa Giê-su vẫn là tâm điểm, và ánh quang huy thần thánh của Ngài thu hút người xem. Trong cách tiếp cận này, người họa sĩ luôn trung thực với các quy tắc về bố cục trong thời đại của mình đồng thời sử dụng hiệu ứng của ánh sáng để tăng tính thẩm mỹ và tôn giáo.
Trong khi các bậc thầy hội họa thời Phục hưng Florentine và La Mã như Leonardo, Michelangelo và Raphael xứng đáng làm say lòng bao người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới, thì những đồng sự cùng thời ở Venice cũng đã tạo nên một phong cách độc nhất theo đúng nghĩa của họ. Các bảng màu rực rỡ, tỏa năng lượng giàu sức sống và các chi tiết chất liệu đã tạo nên nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ ngày nay không ngừng học hỏi. Khi những người thưởng lãm ngày nay tiếp tục khám phá nghệ thuật Âu châu thế kỷ 15 và 16, thì những anh em nhà Bellini, Tintoretto và Veronese, cùng với những họa sĩ tài năng khác của Venice, đã trình diễn sự khởi đầu hấp dẫn bằng một phong cách không gì sánh được.
Tiến sĩ Kara Blakley _ Thanh Ân
Loài cây đẹp nhưng cực độc.
Bí quyết thành công của nền giáo dục Phần Lan.
Phần lớn thành công của đất nước Phần Lan đều đến từ sự dũng cảm để trở nên khác biệt. Trong khi các quốc gia khác theo đuổi thành tích cá nhân, Phần Lan lại tìm kiếm sự quân bình và cùng có lợi. Ví dụ gần đây là cách Phần Lan ứng phó với đại dịch Covid-19 toàn cầu khiến các trường học phải đóng cửa và người dân buộc phải ở trong nhà.
Hầu hết người dân Phần Lan đều đã tiếp thu lời khuyên từ các cơ quan y tế và chính phủ để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Dù có thiệt hại to lớn về kinh tế và hy sinh lợi ích cá nhân, người dân Phần Lan vẫn thực hiện các bước cần thiết để cứu đất nước khỏi sự sụp đổ hoàn toàn. Người dân Phần Lan trước đây đã từng làm như vậy, và họ biết rằng cách tốt nhất để sống sót sau khủng hoảng là tin tưởng lẫn nhau và tìm kiếm lợi ích công.
So với đa số các quốc gia khác, giáo viên và công việc giảng dạy ở Phần Lan cũng được nhìn nhận là có sự khác biệt. Tại nhiều quốc gia, ai cũng có thể dễ dàng trở thành giáo viên, nhưng các trường học ở Phần Lan lại có yêu cầu rất cao về tính chuyên nghiệp của giáo viên. Trong khi các quốc gia khác đầu tư số tiền khổng lồ vào việc phát triển hệ thống quản lý dữ liệu giáo dục, thì người Phần Lan lại tập trung vào giảng dạy, hơn nữa đã xây dựng một văn hóa đánh giá giảng dạy theo định hướng tiến bộ rất độc đáo.
Vào đầu những năm 1990, khi hầu hết các cơ cấu quốc gia và tổ chức hành chính trải qua quá trình phân cấp triệt để, thì cải cách giáo dục ở Phần Lan lại tập trung vào việc nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp cho những người làm giáo dục, và khuyến khích sự học hỏi lẫn nhau giữa các trường học và giáo viên. Họ không chọn dùng bất kỳ chính sách quan liêu nào như chính sách trách nhiệm giải trình hiệu suất từ trên xuống dưới. Thay vào đó là các cuộc khảo sát lấy mẫu, đánh giá khóa học dựa trên chủ đề, tự đánh giá phản ánh và nhấn mạnh mô hình học tập sáng tạo, từ đó đã tạo ra một nền văn hóa tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau trong hệ thống giáo dục Phần Lan.
Hệ thống giáo dục Phần Lan không thực hiện bất kỳ bài kiểm tra rủi ro cao nào cho đến khi kết thúc giáo dục trung học. Phần Lan cũng không đánh giá giáo viên, và chỉ sử dụng các tiêu chuẩn ngoài giảng dạy rất rộng mở để hướng dẫn các trường học. Các chính sách như vậy cho phép giáo viên tập trung vào việc giảng dạy của mình, thay vì phải đối phó với thành quả học tập được tiêu chuẩn hóa, các bài kiểm tra thường xuyên và vất vả theo đuổi bảng xếp hạng trong trường.
Vào giữa những năm 1990, các nhà hoạch định chính sách đã dự đoán rằng Phần Lan sẽ chuyển sang hệ thống giải trình hiệu suất đang phổ biến ở rất nhiều quốc gia Âu Châu. Thế nhưng 10 năm sau đó, các chính sách phát triển giáo dục của Phần Lan thậm chí còn chưa từng đề cập đến hệ thống trách nhiệm giải trình hiệu suất theo định hướng kiểm tra (Laukkanen, 2008).
Các quốc gia Bắc Âu khác đã áp dụng các chính sách tương tự như phong trào cải cách giáo dục toàn cầu, họ không chỉ dần dần tách khỏi nước láng giềng phía đông – Phần Lan, mà còn tách khỏi truyền thống Bắc Âu về văn hóa tín nhiệm và bầu không khí trường học khuyến khích sự hợp tác.
Thật không dễ dàng để giải thích chính sách giáo dục của một quốc gia hoặc trường học đạt được thành công như thế nào. Mọi người thường nói rằng Phần Lan có đội ngũ giáo viên được chuẩn bị tốt, chương trình học được thiết kế theo phương pháp sư phạm, lãnh đạo hiệu trưởng ưu tú, hệ thống giáo dục quốc gia đa dạng và hòa nhập, chú trọng đến nhu cầu của giáo dục đặc biệt v.v. Những đặc điểm này mặc dù độc lập, nhưng đã cùng nhau tạo ra hiệu quả giáo dục chất lượng cao ở Phần Lan (Hautamäki et al., 2008、Kasvio, 2011、Matti, 2009、Rautopuro & Juuti, 2018、Simola, 2015、Välijärvi et al., 2007).
Các nhà phê bình cho rằng, bởi vì Phần Lan là một quốc gia nhỏ với một nhóm dân tộc duy nhất và không phức tạp như các quốc gia khác, cho nên đất nước này có thể đạt được thành tích tốt hơn trong ngành giáo dục. Cũng có người cho rằng tỷ lệ trẻ em nghèo rất thấp và một xã hội khá gắn kết có thể là lời giải thích cho thành tích giáo dục chất lượng cao của học sinh Phần Lan.
Nhưng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân là vì Phần Lan đã khiến “trường học” trở thành nơi giáo dục và chăm sóc trẻ em thực sự, để giáo viên có thể tập trung vào những gì quan trọng nhất đối với sự phát triển và hạnh phúc của tất cả trẻ em. Đây cũng là điều mà họ làm tốt nhất, chính là trợ giúp trẻ em học tập. Giáo viên Phần Lan không bị làm phiền bởi các bài kiểm tra thường xuyên, không phải khổ sở vì phải cạnh tranh với các trường học khác, hay phải đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của cấp trên, v.v.
Kể từ những năm 1990, các cơ quan quản lý giáo dục Phần Lan đã bắt đầu khuyến khích các trường học phát triển các khái niệm học tập độc đáo một cách có hệ thống, cũng như các phương pháp sư phạm phù hợp với lý thuyết và thực hành, đồng thời tạo ra một môi trường giáo dục đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh. Đây là lý do tại sao học sinh tất cả các trường học ở Phần Lan đều có thể thu hoạch được thành công.
Phần Lan là một quốc gia có rất nhiều các tổ chức phi chính phủ, với tổng số 135,000 tổ chức hoặc đoàn thể xã hội đã đăng ký, trong đó có 70,000 tổ chức hoạt động khá tích cực. Tổng số thành viên của các tổ chức phi chính phủ là 15 triệu người, nghĩa là trung bình mỗi người dân Phần Lan tham gia vào 3 hiệp hội hoặc đoàn thể.
Thanh niên Phần Lan cũng tích cực tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc hiệp hội thanh niên. Các tổ chức này thường có mục tiêu giáo dục và nguyên tắc khá rõ ràng. Khi tham gia các hoạt động đó, thanh niên có thể học các kỹ năng xã hội, giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, v.v. Người Phần Lan tin rằng các hiệp hội và đoàn thể này cung cấp một giá trị tích cực đối với việc học chính thức ở trường.
Cách tiếp cận của Phần Lan để cải thiện việc học cho tất cả học sinh rất khác so với cách tiếp cận được áp dụng ở nhiều quốc gia khác, bao gồm:
· Bảo đảm rằng mỗi cá nhân đều có cơ hội bình đẳng để nhận được một nền giáo dục công lập tốt.
· Củng cố tính chuyên nghiệp và lòng tin của giáo viên.
· Để giáo viên và hiệu trưởng tham gia vào tất cả các khía cạnh của giáo dục, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá chương trình giảng dạy và chính sách, v.v.
Thúc đẩy hợp tác giữa các trường học, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương để phát triển các cải cách giáo dục theo hướng cộng đồng.
Một trong những điểm chính của cuốn sách này*, đó là giáo dục trong môi trường định hướng cạnh tranh có thể khiến các trường học rơi vào một hoàn cảnh giáo dục khó khăn. Con đường của tương lai đòi hỏi sự can đảm và tư duy mới mẻ khi đối mặt với giáo dục. Văn hóa hiện tại về trách nhiệm giải trình trong khu vực công ở Anh, Bắc Mỹ và trên toàn thế giới đang đe dọa các trường học, khiến cho cộng đồng không thể xây dựng nguồn vốn xã hội, hơn nữa sẽ chỉ phá hủy chứ không thúc đẩy sự tín nhiệm. (Sahlberg & Walker, 2021).
Như cuốn sách Onora O’Neill (2002) từng nhận xét, trách nhiệm giải trình về hiệu suất chỉ có thể dẫn đến “nguy cơ nghi ngờ”, khiến giáo viên và hiệu trưởng không được tín nhiệm. Mặc dù việc theo đuổi tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý trường học có thể mang lại nhiều thông tin hơn cho phụ huynh và các chính trị gia, nhưng cũng mang đến sự hoài nghi, thậm chí đẩy ngành giáo dục vào hoàn cảnh chất vấn lẫn nhau.
*Bài viết này được trích từ cuốn sách “Bài học Phần Lan: Thế giới có thể học được gì từ sự thay đổi giáo dục ở Phần Lan?” (Finnish Lessons: What Can the World Learn from Educational Change in Finland?), Nhà xuất bản Thương Chu, Đài Loan, cung cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét